Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 2


2. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp

Qua những khái niệm khác nhau về văn hóa, chúng ta có thể thấy văn hóa là một phạm trù rộng lớn và chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Văn hóa là dấu ấn của cả một cộng đồng lên mọi hiện tượng tinh thần, vật chất, mọi sản phẩm từ tín ngưỡng, tập quán ... đến những sản phẩm tinh vi nhất được bán ra thị trường.

Tuy nhiên văn hóa mang nhiều cấp độ khác nhau bao gồm như: văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa hội nhập, văn hóa gia đình, văn hóa doanh nghiệp. Các cấp độ văn hóa khác nhau thể hiện các giá trị khác nhau và phản ánh các đặc trưng khác nhau của các nhóm xã hội - người ta gọi đó là những nhóm tiểu văn hóa.

Xuất phát từ sự thành công của các công ty Nhật Bản và ngay sau đó là các công ty của Mỹ, từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã chú ý tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp (hay là văn hóa công ty), và tác động của nó tới sự phát triển của một doanh nghiệp. Cho tới nay, có rất nhiều định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp được đưa ra như định nghĩa của một nhà xã hội học người Pháp: “Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các quan niệm, những biểu tượng, những giá trị, và những khuôn mẫu hành vi được tất cả các thành viên trong doanh nghiệp nhận thức và thực hiện theo”. Điều đó có nghĩa là trong doanh nghiệp, tất cả các thành viên đều gắn bó với nhau bởi những tiêu chí chung trong hoạt động kinh doanh. Chức năng chủ yếu của văn hóa doanh nghiệp là tạo nên sự thống nhất của mọi thành viên trong công ty. Ngoài ra văn hóa doanh nghiệp còn đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của tập thể và lợi ích cá nhân và giúp cho mỗi thành viên thực hiện vai trò của mình theo đúng định hướng chung của doanh nghiệp. Nhìn chung, văn hóa doanh nghiệp động viên nghị lực và ý chí của các thành viên trong công ty và hướng tinh thần đó vào việc phấn đấu cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Có một số định nghĩa khác về văn hóa doanh nghiệp như sau:


Văn hóa doanh nghiệp là phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.) [8]

Văn hóa doanh nghiệp thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.) [8]

Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. & Walters, M.) [8]

Nếu ta so sánh doanh nghiệp như một máy vi tính thì văn hóa doanh nghiệp là hệ điều hành, cái mà ta không nhìn thấy nhưng lại quyết định toàn bộ hoạt động của hệ thống.

Một định nghĩa khác của nhà xã hội học người Mỹ- E.N. Schein đưa ra: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết những vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên, những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vẫn cấp thiết trong hiện tại. Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khơi nguồn trong việc các nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích hợp. Các thành viên của tổ chức doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý nghĩa của những quy tắc và thủ pháp ấy, mà coi chúng đúng đắn ngay từ đầu”. [19]

Đây là khái niệm chi phối và nền tảng xuyên suốt trong đề tài này.

Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những yếu tố vật chất cũng nhu tinh thần của một doanh nghiệp, nó bao gồm những giá trị mà chúng ta có thể nhìn thấy được như biểu tượng, đồng phục... đến những giá trị ngầm định như: niềm tin của nhân viên, uy tín với khách hàng hay đối tác...

Văn hóa doanh nghiệp là phạm trù gắn liền với doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh của một quốc gia, một nền kinh tế, là hệ thống các giá trị tinh thần là cái hồn của doanh nghiệp, là các chuẩn mực do doanh nghiệp tạo nên


và nó chi phối mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như là cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp.

3. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ dễ nhận biết đến qua cái nhìn đầu tiên đến tiềm thức sâu của tập thể mà sống cùng một thời gian dài ta mới hình dung ra được. Có hai cách nhận biết về văn hóa doanh nhiệp như sau :

3.1. Những nét chính của văn hóa doanh nghiệp.


3.1.1. Phần nổi có thể nhìn thấy:


Thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế, phim... hoặc công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng... hoặc ngôn ngữ: truyện cười, truyền thuyết, khẩu hiệu... hoặc các chuẩn mực hành vi: nghi thức, lễ nghi, liên hoan... hoặc các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương trình...

3.1.2.Các giá trị được thể hiện:

Giá trị là thước đo các hành xử, xác định những gì mình nghĩ là phải làm, nó xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Ví dụ, có doanh nghiệp cho tính sáng tạo là giá trị cao nhất, có doanh nghiệp lại cho tình yêu thương là quan trọng hơn cả. Giá trị được phân chia làm 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị đã tồn tại trong doanh nghiệp hình thành theo lịch sử, có thể do rèn luyện có chủ đích, có thể hình thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mới mà lãnh đạo mong muốn doanh nghiệp mình có để đáp ứng với tình hình mới và phải xây dựng từng bước trong thời gian dài.

3.1.3.Các ngầm định nền tảng:

Đó là các niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm đã ăn sâu trong tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định nền tảng này được coi là đương nhiên, là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành


viên. Ví dụ ngầm định nền tảng của Công ty Tâm Việt là tình yêu thương. Như vậy những giá trị, đặc biệt là ngầm định nền tảng là khó thấy nhưng nó lại là nền tảng cho mỗi hành động.


3.2. Văn hóa doanh nghiệp thông qua hoạt động: 3.2.1.Phong cách ứng xử hàng ngày

Đó là cách các thành viên ứng xử hàng ngày. Phong cách có thể niềm nở hay nghiêm túc, vui đùa xuề xòa hay công thức, trang trọng, giữ khoảng cách hay thân mật, ăn nói thoải mái có phần bỗ bã hay hình thức trang trọng.

3.2.2. Phương pháp truyền thông


Thông tin ý kiến được truyền đạt như thế nào, qua thư điện tử e-mail, hay trực tiếp, thông tin hai chiều hay chỉ một chiều. Các thông tin nội bộ được phổ biến rộng rãi hay đèn nhà ai nhà nấy tỏ. Phân cấp khắt khe hay ai cần cũng có thể được cung cấp.

3.2.3.Phương pháp ra quyết định


Ra quyết định tập thể cùng bàn bạc tập trung dân chủ hay độc đoán; Có các công cụ hỗ trợ bài bản hay ngẫu hứng; dám làm dám chịu hay né tránh trách nhiệm, đùn đẩy.

3.2.4.Phong cách làm việc

Làm việc vì đam mê, yêu thích hay vì đồng tiền, bát gạo. Làm cho xong chuyện tránh sai lầm hay tìm kiếm sự tuyệt hảo, đam mê sáng tạo, chấp nhận rủi ro; làm việc là sống có ích nhất hay chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ chờ giờ nghỉ. Làm việc với tinh thần đồng đội cao, hay là ganh đua, đố kị. Điều quan trọng ảnh hưởng nhất đến thành quả của doanh nghiệp, quyết định sự trường tồn, phát triển đó là thái độ và phong cách làm việc. Tuy vậy, nhiều


người khi nói đến văn hóa chỉ chú trọng đến cách ứng xử, đến bề nổi, quan hệ bên ngoài.

Để thấu hiểu cấp độ của văn hoá doanh nghiệp thì ta cùng xem xét mô hình dưới đây. Bên phải mô hình là văn hoá doanh nghiệp dưới dạng quan sát “thấy” được. Còn bên trái là các “hành vi” để văn hoá doanh nghiệp thể hiện ra ngoài. Bây giờ ta cùng xem xét từng mối quan hệ và cách thức đưa một giá trị mong muốn vào thực tế.



(1) ảnh hưởng

(3) Các giá trị mà lãnh đạo muốn đưa vào

phải đưa vào

Các giá trị

được thể hiện

(5) Các giá trị chấp nhận được

Các ngầm định

nền tảng

(6) Quyết định


Vật thể hữu hình


(2) ảnh hưởng


(4) Các giá trị không phù hợp

và dần trở thành ngầm định


Phong cách ứng xử








Truyền thống





Ra quyết định








Phong cách làm việc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 2


(1). Các vật thể hữu hình (như văn phòng, bàn ghế, tài liệu...) là môi trường mà nhân viên làm việc. Chúng là nhân tố duy trì và có ảnh hưởng trực tiếp lên phong cách làm việc, cách ra quyết định, phong cách giao tiếp và đối xử với nhau. Ví dụ: điều kiện làm việc tốt hơn thì việc giao tiếp cũng sẽ thuận lợi hơn...


(2). Ngược lại phong cách làm việc, ra quyết định, giao tiếp và đối xử có ảnh hưởng trở lại đối với những vật thể hữu hình đó. Phong cách làm việc chuyên nghiệp cần thiết phải được trang bị những công cụ làm việc hiện đại phù hợp. Giao tiếp chủ yếu bằng e-mail thì cần một hệ thống máy vi tính nối mạng...


(3). Các giá trị được thể hiện được chia thành hai thành phần. Thành phần thứ nhất là các giá trị đã tồn tại một cách tự giác hoặc tự phát. Một số trong các giá trị đó được coi là đương nhiên chúng ta gọi đó là các ngầm định. Thành phần thứ hai là các giá trị chưa được coi là đương nhiên và các giá trị mà lãnh đạo mong muốn đưa vào doanh nghiệp mình. Những giá trị được các thành viên chấp nhận thì sẽ tiếp tục được duy trì theo thời gian và dần dần trở thành đương nhiên. Sau một thời gian đủ lớn thì các giá trị này trở thành các ngầm định theo mối quan hệ 5.

(4). Tuy nhiên, các nhân viên rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường làm việc và các giá trị mà lãnh đạo đưa vào. Thông thường sự thay đổi này thường bị từ chối. Các giá trị không được nhân viên thực hiện sẽ phải thay đổi hoặc loại bỏ khỏi danh sách các giá trị cần đưa vào.

(5). Một khi các giá trị được kiểm nghiệm qua phong cách làm việc, quyết định, truyền thông, ứng xử nếu các giá trị đó là phù hợp và từng bước dần dần được coi là đương nhiên thì nó sẽ trở thành ngầm định. Và đến đây việc đưa một giá trị mong muốn vào doanh nghiệp thành công.

(6). Các ngầm định thường khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến phong cách làm việc, quyết định, giao tiếp và đối xử. Sự ảnh hưởng của các ngầm định còn lớn hơn rất nhiều so với sự ảnh hưởng của các giá trị được thể hiện.

Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn tất cả nhân viên của mình đều làm việc đúng giờ. Ban đầu có thể sẽ có một số người phản đối. Các biện pháp khuyến khích, ép buộc được thực hiện một cách thích hợp sẽ tạo ra một nề nếp (mặc dù có đôi chút ép buộc). Theo thời gian, việc làm việc đúng giờ dần trở thành thói quen. Cho đến khi nó trở thành thói quen và mọi người cảm thấy hãnh diện vì điều đó. Lúc đó giá trị này đã trở thành ngầm định. Các nhân viên mới vào doanh nghiệp cũng thấy ngay phong cách làm việc đúng giờ, hòa mình theo để thể hiện mình là thành viên của doanh nghiệp.


Qua mô hình này ta đã có thể hình dung ra ngay cách xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Tất nhiên đây là một quá trình đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía lãnh đạo mà phải từ tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một quá trình tổng thể chứ không phải chỉ là việc đưa một giá trị một cách đơn lẻ rời rạc.

4. Phân biệt giữa văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh.

Thuật ngữ văn hóa kinh doanh (business culture) xuất hiện vào khoảng thập kỉ 90 của thế kỉ trước và xuất hiện trước thuật ngữ văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên bây giờ vẫn còn tồn tại sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ sự phân biệt không rõ ràng về cấp độ của văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp.

Một số nhà nghiên cứu coi chủ thể của văn hóa kinh doanh chính là các doanh nghiệp, do đó văn hóa kinh doanh chính là văn hóa doanh nghiệp, cách hiểu này bắt nguồn từ khía cạnh coi kinh doanh là hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách hiểu này có phần hạn chế vì doanh nghiệp là chủ thể chính của mọi hoạt động kinh doanh nhưng kinh doanh là hoạt động phổ biến, liên quan mật thiết đến mọi thành viên trong xã hội. Nếu thiếu sự tham gia của các thành viên xã hội khác, sự quản lí của nhà nước, sự hưởng ứng của người tiêu dùng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng khó có thể thành công.

Xuất phát từ quan niệm trên, ta có thể thấy văn hóa kinh doanh là những giá trị gắn liền với hoạt động kinh doanh (mua bán, khâu gạch nối liền giữa sản xuất và tiêu dùng) một món hàng hóa (một sản phẩm hay một dịch vụ) cụ thể trong hoàn cảnh mọi mối quan hệ văn hóa xã hội của nó. Đó là hai mặt mâu thuẫn (văn hóa: giá trị và kinh doanh: lợi nhuận) nhưng nó lại thống nhất: giá trị văn hóa thể hiện trong hình thức mẫu mã, chất lượng sản phẩm,


thông tin quảng cáo về sản phẩm, phong cách giao tiếp ứng xử giữa người bán với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng mà rộng ra là trong cả quá trình tổ chức, sản xuất kinh doanh với toàn bộ các khâu, các điều kiện liên quan của nó... nhằm tạo ra chất lượng - hiệu quả kinh doanh nhất định.

Xét về bản chất, kinh doanh không chỉ gói gọn trong khâu lưu thông, phân phối các chiến lược “thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp đối với các sản phẩm của mình mà nó còn phải bao quát các khâu có quan hệ hữu cơ từ sản xuất cho tới tiêu dùng. Có nghĩa là xây dựng nền văn hóa kinh doanh là việc làm thực tế mà mục tiêu là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh - yếu tố đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất của doanh nghiệp ngày càng mang tính văn hóa cao.

Văn hóa kinh doanh là định nghĩa mang tính bao trùm và ở phạm trù quốc gia trong đó văn hóa doanh nghiệp có thể xem là bộ phận có vai trò, vị trí quan trọng và mang tính quyết định và là đầu mối trung tâm của quá trình xây dựng nền văn hóa kinh doanh hiện nay. Doanh nghiệp là nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối có thể tạo ra lực điều tiết, tác động (tích cực, tiêu cực) đối với các yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau cả ở tầng vi mô và vĩ mô nhằm góp phần hình thành nên một môi trường sản xuất kinh doanh (thương trường) phát triển theo một chiều hướng nhất định. Hay xây dựng nền văn hóa kinh doanh thực chất chính là thực hiện các điều kiện khách quan và chủ quan trên cơ sở phát huy các nhân tố tích cực, tự giác nhằm đẩy nhanh quá trình văn hóa hóa trong toàn bộ mọi yếu tố cấu thành nền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trước hết tập trung lấy phát triển văn hóa doanh nghiệp làm điểm tựa đầu tiên. Trong phạm vi đề tài này, chúng ta sẽ chấp nhận cách hiểu thứ hai tức là coi văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh là hai khái niệm tách biệt nhau trong đó văn hóa doanh nghiệp được coi là một bộ phận của văn hóa kinh doanh.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 21/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí