trọng các quyền của hiệp hội, lắng nghe và giải quyết đúng đắn pháp luật những kiến nghị của hiệp hội doanh nghiệp.
1.2. Nâng cao nhận thức về văn hóa của doanh nghiệp.
Việc nhận thức không đầy đủ và sai lệch về khái niệm và vai trò của văn hóa doanh nghiệp của giới doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam còn khá phổ biến. Nhà nước cần đẩy mạnh các họat động nghiên cứu và tuyên truyền về vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Hay phải tạo ra một cuộc “đổi mới tư duy kinh tế tại Việt Nam”. Trong công cuộc ngày nay khi mà công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông khác đóng một vai trò quan trọng thì sự xuất hiện của các bài báo, các công trình nghiên cứu với những cách nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn ở các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp nâng cao trình độ nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về văn hóa doanh nghiệp.
Để chú trọng và quan tâm hơn nữa đến việc tạo dựng văn hóa doanh nghiệp, Nhà nước ta luôn đưa ra những nghị quyết trong các đại hội Đảng- những nghị quyết này được coi như sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình phát triển của văn hóa doanh nghiệp ở nước ta.
1.3. Xây dựng các trung tâm tư vấn và hỗ trợ quản trị doanh nghiệp.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, khi nhận thức của đội ngũ quản lí còn thấp thì các nhà tư vấn tài chính là những người giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò của văn hóa doanh nghiệp định hướng cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Hiện nay, Việt Nam đã có các trung tâm tư vấn kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ, pháp luật...nhưng các trung tâm tư vấn quản lý còn chưa phổ biến, đặc biệt là tư vấn về vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Hơn nữa, hiện nay hoạt động tư vấn tại Việt Nam đang phát triển một cách tự phát, không định hướng, người hành nghề cũng ít được đào tạo bài bản, công tác quản lí chưa
chặt chẽ... nên hiệu quả hoạt động còn thấp, chưa gây được sự tín nhiệm với khách hàng. Bước đầu, các tổ chức như VCCI, hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam...có thể đứng ra tổ chức một số trung tâm tư vấn quản lý giúp đỡ các doanh nghiệp trong bước đầu xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tư đó nhân rộng mô hình này ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Nét Văn Hóa Điển Hình Của Văn Hóa Doanh Nghiệp Việt Nam Trong Giai Đoạn Hiện Nay.
- Bài Học Kinh Nghiệm Từ Một Số Mô Hình Văn Hóa Doanh Nghiệp Điển Hình Trên Thế Giới.
- Một Số Định Hướng Xây Dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp Ở Việt Nam.
- Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 13
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần có chính sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tư vấn hoạt động, như tạo ra một hành lang pháp lý (luật, văn bản hướng dẫn ...) cho hoạt động tư vấn, thành lập hiệp hội các nhà tư vấn để các thành viên có điều kiện học hỏi và nâng cao trình độ ....
Nhà nước cần đặc biệt phát huy vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp. Đó là những tổ chức xã hội nghề nghiệp nhằm khai thác mọi nguồn lực của xã hội, kể cả thu hút nguồn tài trợ từ bên ngoài để phát triển các hoạt động trợ giúp một cách trực tiếp, có hiệu quả thiết thực và khắc phục những yếu kém của doanh nghiệp. Các hiệp hội doanh nghiệp có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ đa dạng cho hội viên (cung cấp thông tin, tư vấn, đào tạo), cùng nhau thương thảo, giải quyết những vấn đề cụ thể mà từng doanh nghiệp riêng lẻ không tự giải quyết được để đảm bảo lơi ích của mỗi ngành nghề, bảo đảm văn hóa doanh nghiệp, khắc phục những khiếm khuyết của thị trường. Đương nhiên lợi ích của doanh nghiệp phải gắn bó hài hòa với lợi ích của cộng đồng, của toàn xã hội, không nên chỉ đơn thuần coi trọng lợi ích của doanh nghiệp cùng ngành nghề trở thành lợi ích của phường hội. Đồng thời hiệp hội doanh nghiệp cũng được tạo điều kiện tốt vai trò cầu nối giữa hội viên với cơ quan của Chính phủ, đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, nhất là trong việc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường mở cửa ngày nay, rõ ràng văn hóa doanh nghiệp là một vũ khí vô cùng lợi hại. Trước đây tâm lý của các doanh nghiệp cho rằng giá cả là yếu tố cạnh tranh tốt nhất nhưng hiện nay, điều này không còn đúng nữa. Trước hết vì tâm lý của người tiêu dùng hiện nay có xu hướng chọn những sản phẩm có giá cả cao hơn một chút nhưng chất lượng đảm bảo hoặc lựa chọn một dịch vụ đắt hơn nhưng thái độ phục vụ của các nhân viên dễ chịu, có văn hóa và có nét đặc sắc riêng của hãng đó. Các phụ kiện phá giá lớn nhỏ của các doanh nghiệp Việt Nam khi chập chững bước vào thị trường thế giới là minh chứng cho quan niệm sai lầm về cạnh tranh bằng giá. Chính những lúc đó, doanh nghiệp càng phải nhận thức rõ ràng hơn về vai trò của văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu khi làm ăn với những đối tác lớn như các tập đoàn ở Châu Âu, của Mỹ... Cạnh tranh hiện nay đang diễn ra dưới nhiều hình thức nhưng có một yếu tố không bao giờ thay đổi đó là uy tín của doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của họ. Những yếu tố này là một phần trong văn hóa doanh nghiệp của chính doanh nghiệp đó.
Văn hóa doanh nghiệp là một phần của văn hóa dân tộc, nhiệm vụ của mỗi người Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa là cần phải giữ gìn và bồi đắp và lưu truyền những giá trị văn hóa truyền thống qua thế hệ này sang thế hệ khác. Trong thời đại mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nền văn hóa doanh nghiệp nước ta tiếp thu những tinh hóa văn hóa trong kinh doanh của cha ông, vận dụng những truyền thống đó một cách phù hợp với đặc điểm của xã hội ngày nay. Chỉ có như vậy mới tận dụng được những ưu điểm của truyền thống và hiện đại, kết hợp một cách có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành nền văn hóa doanh nghiệp mang những nét đặc sắc của Việt Nam.
2.1. Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
Ngay từ khi xuất hiện, các doanh nghiệp đã hình thành văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, một nền văn hóa doanh nghiệp hình thành tự phát có thể tiềm ẩn những yếu tố tích cực cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp, đồng thời lãnh đạo và các nhân viên của doanh nghiệp khó có thể ý thức được hết những ưu thế của văn hóa doanh nghiệp cho sự phát triển của doanh nghiệp mình. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu và thiết lập cho chính doanh nghiệp mình nền văn hóa doanh nghiệp đặc trưng làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Về mặt cơ cấu tổ chức, doanh nghiệp cần xác định rõ nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, phòng ban, cần có phân biệt về tính chất các công việc của các phòng ban để tránh sự chông chéo và đảm bảo sự hoạt động ăn khớp nhịp nhàng của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Về mặt hình thức, doanh nghiệp nên tạo ra một môi trường làm việc
tích
cực sao cho nhân viên cảm thấy mình đang làm việc trong một môi trường văn hóa ví dụ như đồng phục công sở của nhiều các doanh nghiệp như Kinh Đô, Sacombank, việc dùng card ngày càng trở lên phổ biến....Việc này có tác động không nhỏ đến ý thức của từng nhân viên và để lại ấn tượng tốt trong lòng khách hàng cũng như là đối tác.
Môi trường văn phòng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cảm nhận và tinh thần làm việc của nhân viên. Một không gian làm việc thoải mái và sạch sẽ sẽ tạo cho nhân viên cảm giác vui vẻ và hứng thú trong công việc vì họ cảm giác được quan tâm và chăm sóc.
Các hoạt động giải trí khác cũng không kém phần quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa các cấp trên với nhân viên và giữa các thành viên với nhau, đó là yếu tố tạo nên nền tảng để đạt được sức mạnh thống nhất trong kinh doanh. Công ty nên tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho cán
bộ nhân viên trong công ty như vào các ngày lễ 8/3, 20/10...hay các hoạt động như nghỉ mát, văn hóa thể thao hay giải trí nhằm mục đích tạo ra không khí lành mạnh và thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Các họat động thăm hỏi và giúp đỡ nhau những lúc khó khăn ...gây dựng niềm tự hào cho các thành viên và nâng cao tinh thần văn hóa dân tộc giúp cho người lao động gắn bó hơn với công ty không chỉ vì các giá trị vật chất mà còn vì các giá trị tinh thần.
Về triết lý kinh doanh, trên thế giới và cả ở Việt Nam, có nhiều công ty thành công với những triết lý kinh doanh nổi tiếng như: Prudential với “Luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, Trung Nguyên “Khơi nguồn cho sự sáng tạo”....Tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn cho “triết lý kinh doanh đơn giản chỉ là những khẩu hiệu mà doanh nghiệp vẫn thường đem nó ra hô háo trong các cuộc họp công ty”.
Tuy nhiên để có được một triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp đòi hỏi phải cả một quá trình tìm tòi, đòi hỏi những kinh nghiệm của nhà lãnh đạo cũng như sự đóng góp của toàn bộ nhân viên trong công ty.
Triết lý kinh doanh là công cụ tốt để thống nhất hoạt động của các thành viên trong doanh nghiệp, nó phản ánh hình ảnh của doanh nghiệp. Một trong những nhu cầu cấp thiết của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong việc xây dựng triết lý kinh doanh là biết kết hợp giữa tinh thần tập thể và sự tôn trọng tính cá nhân. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của văn hóa dân tộc, chúng ta thường quá đề cao vai trò của tập thể mà coi nhẹ nhu cầu của cá nhân. Do vậy mà vai trò của cá nhân không được coi trọng, người lao động không có động lực phát huy tính sáng tạo của mình. Kinh nghiệm từ hai tập đoàn lớn trên thế giới đã rất thành công: Microsoft và Sony là: một trong những thành công xuất phát từ hai nền văn hóa khác nhau này chính là biết kết hợp hài hòa giữa tinh thần tập thể và động lực cá nhân. Qua kinh nghiệm của các công ty, khi xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp, các nhà quản lý cần chú
trọng đến việc kết hợp tính tập thể và tính cá nhân để có thể thu hút người tài nói riêng và người lao động nói chung, tạo nền tảng cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp có thể xây dựng kĩ càng và cung cấp cho người một nếp truyền thống nhờ đó họ có thể luôn ghi nhớ và đương nhiên để tồn tại lâu dài và được các thành viên công ty chấp nhận, triết lý kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không thể tách rời những nhân tố văn hóa và đạo đức.
2.2. Văn hóa thương hiệu.
Mỗi doanh nghiệp phải gìn giữ những nét chung của văn hóa doanh nghiệp Việt nam và tạo lập một số nét riêng không trộn lẫn được với đối thủ khác. Chúng ta đang nhấn mạnh việc tạo dựng và bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp Việt nam. Bởi lẽ thương hiệu là một bộ phận không thể thiếu của văn hoá doanh nghiệp, thể hiện uy tín của doanh nghiệp đó, thể hiện chất lượng và đẳng cấp của sản phẩm. Thương hiệu là tài sản được đầu tư công sức của toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp để xây dựng, tích tụ, vun đắp một cách có ý thức trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Thương hiệu là tài sản vô giá, là niềm tự hào của doanh nghiệp, mang đến cho người tiêu dùng niềm tin đối với chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Các bước để xây dựng một thương hiệu đã được nhiều tài liệu và giáo trình bàn tới. Tuy nhiên ở đây, chúng ta cần lưu ý tới một khía cạnh của thương hiệu, đó là văn hóa thương hiệu [10]. Văn hóa thương hiệu chính là những giá trị triết lý của thương hiệu, giúp phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác một cách sâu sắc nhất. Những giá trị vô hình này được xã hội chấp nhận sẽ quyết định sự thành công để thu hút và hằn sâu nhận thức tích cực trong tâm trí người tiêu dùng. Nếu như tính năng của sản phẩm cần
phải được nghiên cứu và phát triển theo thời gian, thì văn hóa thương hiệu lại ít thay đổi. Sự phát triển của sản phẩm không làm triệt tiêu những giá trị văn hóa của thương hiệu, mà ngược lại, văn hóa thương hiệu giúp cho thương hiệu và sản phẩm thể hiện được những giá trị xã hội tích cực. Và những giá trị này đến lượt nó sẽ cổ vũ cho niềm tin của người mua về những triết lý mà họ đang hướng đến. Đôi khi, trên phạm vi một quốc gia, những giá trị xã hội này không được nhận thức một cách rõ nét, nhưng trên phạm vi quốc tế, người tiêu dùng nước ngoài luôn coi trọng những giá trị văn hóa được thể hiện mà người Việt nam muốn giới thiệu ra thế giới.
Biti’s với slogan “nâng niu bàn chân Viêt” đã đưa hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ với trăm người con, những bước chân lên rừng, những bước chân xuống biển để nhắc lại một truyền thống đẹp của dân tộc Việt nam; qua đó ngầm thể hiện rằng những giá trị văn hóa dân gian đã được đưa vào theo từng bước dép xăng đan. Hoặc thương hiệu Vietnam Airlines với hình ảnh của đầm sen, đình chùa cổ kính, cậu bé thả cánh diều bay vào bầu trời bao la, với logo bông sen vàng đã mang lại cho bạn bè thế giới những hình ảnh tuyệt đẹp của đất nước và con người Việt nam. Những câu chuyện dân gian, những giá trị ngàn năm truyền thống được sử dụng để nâng cao giá trị văn hóa của thương hiệu, làm cho thương hiệu trở nên đẹp hơn và hướng thiện hơn trong tâm trí người tiêu dùng.
Đối với một quốc gia, hội nhập càng sâu sắc thì càng phải thể hiện bẳn sắc riêng của mình, nếu không sẽ bi hòa tan. Chính vì vậy, môt xu hướng cần được phát huy là các doanh nghiệp nên tìm đến những giá trị văn hóa cổ, những giá trị truyền thống, rồi học hỏi từ đó và tìm ra một phong cách riêng cho mình. Càng hội nhập với cộng đồng thế giới, con người càng phải tìm những giá trị cá nhân để giữ lại hình ảnh của mình và giá trị của một dân tộc.
Ngoài việc xây dựng thương hiệu, còn một vấn đề khác không kém phần quan trọng đối với các doanh nghiệp là bảo vệ thương hiệu. Nhất là khi
Việt nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới. Thực tế có nhiều thương hiệu đã bị nước ngoài đánh cắp. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp hầu như chưa có ý thức tự bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách đăng kí sở hữu quyền thương hiệu với cục sở hữu trí tuệ. Vì vậy các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa trong vấn đề đăng kí thương hiệu trước hết là bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý và là điều kiện tất yếu để cạnh tranh trên thị trường hội nhập toàn cầu như ngày nay.
2.3. Nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Việt Nam tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là chúng ta đã trở thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) có nghĩa là các doanh nghiệp Việt Nam bước vào sân chơi chung, với những luật chơi khắt khe hơn. Vì vậy, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng phải gắn liền và chịu sự chi phối của quá trình hội nhập này.Vấn đề xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp chất lượng và có đạo đức kinh doanh là một điều hết sức cần thiết với các doanh nghiệp Việt Nam để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Gần đây khi chúng ta tham gia vào sân chơi quốc tế, một số mặt hàng của chúng ta khi xuất sang thị trường của các nước như Mỹ, Châu Âu đòi hỏi phải đảm bảo đủ các hệ thống quản lý phù hợp như ISO 9000, ISO 14000.... Một số doanh nghiệp đã thành công trong vấn đề xây dựng chất lượng cho chính bản thân doanh nghiệp mình để vững tin bước vào thị trường quốc tế nhưng cũng có những doanh nghiệp đã không nhận thức được vấn đề này, cụ thể như vụ nước tương ChinSu có chứa 3MCPD làm gây xôn xao dư luận trong nước cũng như quốc tế. Điều này đã làm giảm lòng tin của khách hàng về chất lượng cũng như thương hiệu của công ty này . Vì vậy, vấn đề áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng trở thành một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc áp dụng