Văn Hóa Doanh Nghiệp Có Thể Là Yếu Tố Kìm Hãm Sự Phát Triển Của Doanh Nghiệp


đang làm với thiết bị có hay không có liên hệ trực tiếp với dự án họ đang tiến hành, họ sẽ học hỏi - và qua đó củng cố sự cam kết gắn bó của công ty đối với quá trình đổi mới và sáng chế.

4. Văn hóa doanh nghiệp có thể là yếu tố kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp

VHDN, với tư cách là nền “tiểu văn hoá” (subcultures) của nền văn hoá dân tộc, cũng có những tác động đến DN giống như tác động của nền văn hoá dân tộc đối với một quốc gia. Văn hoá dân tộc có thể là yếu tố kìm hãm sự phát triển của bất cứ quốc gia nào đặc biệt là khi nền văn hoá đó chứa đựng những giá trị mang tính lạc hậu, bảo thủ, đi ngược lại xu thế chung của thế giới. Tương tự, VHDN cũng có thể kìm hãm DN đổi mới, mở rộng cho phù hợp với những thay đổi của thị trường trong và ngoài nước.

Con người nhìn chung rất khó thay đổi phong cách sống, những thói quen, thông lệ và nhất là quan niệm đã ăn sâu vào tâm trí họ, đặc điểm đó khiến họ khó chấp nhận và hoà nhập với những thay đổi của môi trường xung quanh. Khi DN muốn thay đổi chiến lược, muốn mở rộng thị trường, nhưng các thành viên lại không chấp nhận (nói cách khác là không làm quen được) chiến lược mới và cố bám lấy những giá trị, niềm tin, truyền thống...vốn là nền tảng của VHDN cũ, điều này nhất định sẽ gây khó dễ cho hoạt động kinh doanh, thậm chí còn là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại hay suy yếu của DN. Nhưng cho dù có khó khăn, khi những giá trị văn hoá cũ đã trở nên lỗi thời thì việc thay đổi chúng cho thích ứng hơn với tình hình mới là một vấn đề sống còn đối với DN.


CHƯƠNG II‌‌


VĂN HOÁ DOANH NGHIP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MI VÀ THC TRNG VIT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

1. Khái niệm ngân hàng thương mại

Các tổ chức trung gian tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường, có chức năng dẫn vốn từ người có khả năng cung ứng vốn tới những người có nhu cầu về vốn nhằm tạo điều kiện vốn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Trong các trung gian tài chính thì ngân hàng thương mại (NHTM) là một tổ chức quan trọng nhất, nó nắm giữ khoảng 2/3 tài sản Có trong hệ thống ngân hàng.

Để đưa ra một định nghĩa về NHTM, người ta thường phải dựa vào tính chất mục đích hoạt động của nó trên thị trường tài chính và đôi khi còn kết hợp tính chất, mục đích và đối tượng hoạt động.

Luật ngân hàng của Pháp năm 1941 định nghĩa: “ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác số tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính”. Hay như Luật ngân hàng của Ấn Độ 1950, được bổ sung 1959 đã nêu: “ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợ, đầu tư”. Những định nghĩa đại loại như vậy là căn cứ vào tính chất và mục đích hoạt động.

Một loạt định nghĩa khác lại căn cứ vào sự kết hợp với đối tượng hoạt động. Ví dụ như Luật ngân hàng của Đan Mạch năm 1930 định nghĩa: “những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán


vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm v.v...”

Mặc dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, nhưng phân tích, khai thác nội dung của các định nghĩa đó, người ta dễ dàng nhận thấy các NHTM đều có chung một tính chất, đó là việc nhận tiền ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của ngân hàng.

2. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Sản phẩm ngân hàng được thể hiện dưới dạng dịch vụ nên nó có những đặc điểm sau :

2.1 Tính vô hình

Tính vô hình là đặc điểm chính để phân biệt sản phẩm dịch vụ ngân hàng với các sản phẩm của các ngành sản xuất vật chất khác trong nền kinh tế quốc dân. Sản phẩm ngân hàng thường thực hiện theo một quy trình chứ không phải là các vật thể cụ thể có thể quan sát, nắm giữ được. Vì vậy, khách hàng của ngân hàng thường gặp khó khăn trong việc ra quyết định lựa chọn, sử dụng sản phẩm dịch vụ. Họ chỉ có thể kiểm tra và xác định chất lượng sản phẩm dịch vụ trong và sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao và độ tin tưởng tuyệt đối như gửi tiền, chuyển tiền, vay tiền. Các yêu cầu này làm cho việc đánh giá chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng càng trở nên khó khăn, thậm chí ngay cả khi khách hàng đang sử dụng chúng.

2.2 Tính không thể tách biệt


Sự khác biệt rõ nét của sản phẩm dịch vụ ngân hàng so với sản phẩm dịch vụ của các lĩnh vực khác là tính không thể tách biệt, tính thống nhất. Do quá trình cung cấp và quá trình tiêu dùng sản phẩm dịch vụ ngân hàng xảy ra đồng thời, đặc biệt là có sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ. Mặt khác, quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thường được tiến hành theo những quy trình nhất định không thể chia cắt ra thành các loại thành phẩm khác nhau như quy trình thẩm định, quy trình cho vay, quy trình chuyển tiền... Điều đó làm cho ngân hàng không có sản phẩm dở dang, dự trữ lưu kho, mà sản phẩm được cung ứng trực tiếp cho người tiêu dùng khi và chỉ khi khách hàng có nhu cầu; quá trình cung ứng diễn ra đồng thời với quá trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

2.3 Tính không ổn định và khó xác định

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng được cấu thành bởi nhiều yếu tố khác nhau như trình độ đội ngũ nhân viên, kỹ thuật công nghệ và khách hàng. Đồng thời sản phẩm dịch vụ ngân hàng còn được thực hiện ở không gian khác nhau nên đã tạo nên tính không đồng nhất về thời gian, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện. Các yếu tố này đan xen chi phối tới chất lượng sản phẩm dịch vụ, nhưng lại thường xuyên biến động; đặc biệt là đội ngũ nhân viên giao dịch trực tiếp là yếu tố quyết định và tạo ra sự không ổn định và khó xác định về chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

3. Phân loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng rất đa dạng, có nhiều chủng loại khác nhau. Người ta có thể dựa vào các tiêu thức khác nhau để phân loại :

Dựa vào nhu cầu của khách hàng, có thể phân thành sáu nhóm :

- Nhóm sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu về tiền như các khoản cho vay.


- Nhóm sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu thu nhập như tiền gửi tiết kiệm, dịch vụ đầu tư.

- Nhóm sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu về thanh toán và chuyển tiền như séc, thẻ...

- Nhóm sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu quản lý như bảo hiểm, ký thác, bảo quản tài sản.

- Nhóm sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu về thông tin như dịch vụ thông tin thị trường, luật pháp, bảo lãnh...

- Nhóm sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu về chuyên môn sâu như tư vấn về thuế, dự án và tư vấn đầu tư.

Dựa vào bảng cần đối tài sản

Dựa vào bảng cân đối tài sản, có thể phân thành hai nhóm sản phẩm dịch vụ :

- Các sản phẩm dịch vụ nội bảng như nhận tiền gửi, cho vay và đầu tư chứng khoán.

- Các sản phẩm dịch vụ ngoại bảng như các dịch vụ tư vấn, mua bán ngoại hối, quyền mua - quyền bán, bảo lãnh.

Như vậy, danh mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng hết sức đa dạng, phong phú. Đặc biệt những năm gần đây, nhiều loại hình tín dụng, tài khoản mới đang phát triển ; các kênh giao dịch mới như Internet, thẻ thông minh (Smart card) đang được mở rộng để thoả mãn các nhu cầu dịch vụ tài chính cho khách hàng. Việc tăng cường các sản phẩm dịch vụ mới đang trở thành xu hướng của hoạt động ngân hàng hiện đại.

4. Khách hàng của ngân hàng

Khách hàng là thành phần có vị trí hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá


trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vừa trực tiếp sử dụng, hưởng thụ sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định cả về số lượng, kết cấu, chất lượng sản phẩm dịch vụ và kết quả hoạt động của ngân hàng.

Khách hàng của ngân hàng là những cá nhân và tổ chức có nhu cầu về các sản phẩm tài chính. Họ sẵn lòng và có khả năng tham gia trao đổi với ngân hàng để thoả mãn các nhu cầu đó. Khách hàng được chia thành hai loại chính :

- Khách hàng cá nhân: tập hợp các khách hàng giao dịch là các cá nhân, hộ gia đình (thị trường bán lẻ)

- Khách hàng công ty: tập hợp các khách hàng là các công ty hay doanh nghiệp (thị trường bán buôn)

Các khách hàng khác nhau với loại hình hoạt động và đặc điểm khác nhau sẽ có những nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, dù là khách hàng cá nhân hay tổ chức, họ đều tìm kiếm các dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu căn bản sau :

- Tìm kiếm thu nhập (sinh lợi các thặng dư tài chính)

- Quản lý rủi ro (cất giữ an toàn một khoản tiền)

- Bổ sung các nguồn tài chính thiếu hụt (tín dụng)

- Di chuyển tiền tệ

- Tư vấn chuyên môn

- Thông tin

Qua các nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện, có thể thấy ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt mà ở đó yêu cầu về năng lực nhân sự và đặc biệt là yêu cầu về quan hệ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong thành công của mỗi ngân hàng. Vì vậy, xây dựng VHDN trong ngân hàng là nhu cầu cấp thiết.


II. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI‌

Các NHTM cũng là các DN, được đặc trưng bởi hoạt động kinh doanh các sản phẩm dịch vụ. Đối với các DN sản xuất, việc xây dựng VHDN quan trọng như thế nào thì đối với các NHTM, VHDN cũng không kém phần quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn bởi các NHTM thường xuyên tiếp xúc với khách hàng. VHDN trong một ngân hàng, chi nhánh ngân hàng được hiểu là phong cách giao dịch, nét đặc trưng và sự biểu hiện trong mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, giữa ngân hàng và công chúng. Đó cũng là những ấn tượng tốt đẹp của khách hàng, của đối tác, của công chúng về nghệ thuật kinh doanh của ngân hàng. Đó cũng là tính đặc thù trong phong cách làm việc trong nội bộ ngân hàng.

1. Văn hoá nội bộ ngân hàng

Văn hóa nội bộ ngân hàng là tập hợp các qui tắc, tác phong sinh hoạt nơi làm việc. Nó được tạo dựng nên bởi các thành viên trong ngân hàng, từ các cấp lãnh đạo đến các nhân viên cấp dưới, thậm chí thể hiện ở những nhân viên hợp đồng (người bảo vệ, tạp vụ…). Nó tạo nên truyền thống quản lý, sinh hoạt, tuyển dụng,…trong ngân hàng.

Văn hóa nội bộ ngân hàng bao gồm :

- Văn hóa nhà lãnh đạo

- Văn hóa trong mối quan hệ công việc giữa các thành viên


1.1 Văn hoá của nhà lãnh đạo

Văn hoá lãnh đạo, quản lý là nhân tố then chốt, trực tiếp quyết định khả năng phát triển của ngân hàng nói riêng và nền kinh tế - xã hội nói chung. Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường và mở rộng hợp tác quốc tế, nhà lãnh đạo phải là người có tài, có đức, có tâm huyết và đặc biệt phải mang


trong mình quyền uy của trí tuệ và đạo đức để mọi nhân viên đều lấy đó làm gương và yêu mến, kính phục. Bên cạnh đó, hình ảnh của nhà lãnh đạo tài ba, được mọi thành viên kính nể cũng sẽ để lại những giai thoại mà người khác biết đến doanh nghiệp như là một biểu trưng văn hoá - văn hoá doanh nhân của tổ chức.

1.2 Văn hóa trong mối quan hệ công việc

Trong một môi trường làm việc căng thẳng và cạnh tranh cao như ngày nay, một quan hệ tốt đẹp, hợp tác với nhau giữa các nhân viên; tình thân thiện, quan tâm, khuyến khích của cấp trên dành cho cấp dưới sẽ tạo thành sức mạnh tinh thần biến môi trường đó thành thân thiện như một gia đình mà mọi thành viên đều thấy yêu quý và gắn bó. Như vậy, xây dựng được mối quan hệ công việc lành mạnh và hiệu quả sẽ góp phần không nhỏ vào việc hình thành môi trường văn hoá trong mỗi một NHTM.

Ngân hàng muốn phát triển bền vững phải không ngừng tuyển mộ người tài đồng thời có những biện pháp để khai thác tốt nguồn nhân lực, để họ phát huy hết khả năng của mình cống hiến cho thành công chung của tập thể. Song song với quá trình trên, ngân hàng cũng cần có những cách thức mang tính nghệ thuật để giữ chân người tài. Có thể nói, văn hoá ngân hàng vững mạnh là điều kiện then chốt giúp ngân hàng thực hiện được mục đích trên.

Văn hóa trong mối quan hệ công việc được thể hiện ở các mặt sau:

- Hệ thống giá trị thống nhất giữa nhân viên và ngân hàng

Mỗi ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một hệ thống giá trị nhất định. Sự phồn vinh ngắn ngủi của một ngân hàng có thể có được qua nhiều cách nhưng sức mạnh tăng trưởng liên tục của ngân hàng thì lại chỉ có thể có được nhờ giá trị được hình thành từ hàng ngàn năm hoạt động của nó (truyền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022