Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


thủ trực tiếp Coca Cola là loại đồ uống cổ lỗ sĩ. Với khẩu hiệu hay mang trong mình mục tiêu rõ ràng là đánh vào khách hàng trẻ tuổi, Pepsi đã thu hút được phần đông giới trẻ và vươn vai trở thành một đối thủ đáng gờm của Coca Cola.

Thứ hai là ngắn gọn.

Một khẩu hiệu hay luôn phải là một khẩu hiệu ngắn gọn, dễ hiểu, dễ đọc. Với nhiệm vụ phải đi vào tiềm thức của khách hàng, không ai đi xây dựng một khẩu hiệu dài dằng dặc đầy đủ toàn bộ về tính năng, tác dụng, tính ưu việt của sản phẩm , bởi khách hàng sẽ không ai bỏ công để nhớ một khẩu hiệu dài lõng thõng như vậy. Cà phê Trung Nguyên đã phải thay thế khẩu hiệu cũ: "Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới" bằng "Khơi nguồn sáng tạo". Quả thực khẩu hiệu sau ngắn gọn, ấn tượng và dễ nhớ hơn nhiều.

Thứ ba là phù hợp với văn hóa

Khẩu hiệu phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác cho dù đó chỉ là một bộ phận khách hàng rất nhỏ. Nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh DHL đã từng mắc lỗi này khi đưa ra một khẩu hiệu gây một ấn tượng không tốt: "Đến chậm gậm xương".

Thứ tư, cần nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm.

Khẩu hiệu phải thể hiện được tính năng và lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Ví như: "Kết nối mọi người” của hãng điện thoại di động Nokia hay "Luôn luôn lắng nghe. Luôn luôn thấu hiểu" của hãng bảo hiểm quốc tế Prudential.

Tuy nhiên những điều kiện trên chỉ là những điều kiện cơ bản. Một khẩu hiệu thành công phải mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm của mình. Sản phẩm đồ thể thao của tập đoàn Nike đã cất cánh cùng với một khẩu hiệu được đánh giá là thành công nhất mọi thời đại: "Just Do It!" (Hãy làm điều đó!).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

1.2 Thương hiệu

Để có được một thương hiệu sản phẩm, nhất là một thương hiệu đứng vững trên thị trường là cả một quá trình nghiên cứu, đầu tư và xây dựng lâu dài. Có được thương hiệu đã khó nhưng bảo vệ thương hiệu đang có cũng khó khăn không kém.

Văn hoá doanh nghiệp trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Biết chọn lựa đúng đắn, sáng suốt, thương hiệu sẽ là một trong những yếu tố đem lại thành công cho một sản phẩm hay một dịch vụ của DN. Thương hiệu cho phép khách hàng phân biệt được sản phẩm của công ty bạn với đối thủ cạnh tranh và có khả năng thể hiện một cách gây ấn tượng bền vững, không bị pha trộn, nhầm lẫn, vừa tạo được một nét văn hóa cho DN. Đã từ lâu, thương hiệu nước giải khát Coca Cola được người tiêu dùng trên toàn thế giới biết đến và theo thống kê của tờ báo Business week, trong 100 thương hiệu nổi tiếng trên thế giới Coca Cola là thương hiệu có giá trị cao nhất (70,45 tỷ USD).

1.3 Đồng phục

Trong văn hoá kinh doanh, trang phục phổ biến của nam là những bộ Complet truyền thống với màu xanh hoặc xám đi cùng với áo sơ mi trắng và cà vạt tối màu. Những bộ complet này xuất hiện ngay cả ở những công ty có quy mô vừa và lớn thậm chí ngay cả ở văn phòng chính phủ, tuy nhiên những chiếc áo sơ mi có màu phấn nhẹ ngày nay được ưa chuộng hơn. Trang phục phổ biến cho phụ nữ nơi công sở là quần tây, đồ bộ bó dài đi với giày cao gót, tuỳ thuộc vào công việc họ làm; trong công xưởng họ thường phải mặc đồng phục. Đối với nhân viên làm việc văn phòng thì trong rất nhiều công ty hiện nay nhân viên nữ ăn mặc gần giống những nhân viên nữ ở các nước phương Tây... mặc dù nhiều công ty khác vẫn tiếp tục yêu cầu mặc trang phục kiểu truyền thống, đó là các công ty mang

tính truyền thống và mang đậm bản sắc dân tộc như : Công ty hàng không, Công


ty du lịch... Khi đó, bộ áo dài sẽ trở nên thật duyên dáng với những nhân viên nữ trong công ty, lại tạo được nét văn hóa truyền thống.

1.4 Bài hát truyền thống của công ty

Bài hát của một công ty là nhằm thắt chặt tình đoàn kết trong công ty đó vì một mục đích chung. Từ lâu, đó đã là một nét văn hóa công ty. Nhưng truyền thống tuyển dụng cả đời, thường có ở các công ty lớn, đã mất dần từ 10 năm nay. Có vẻ như truyền thống bài hát công ty cũng sẽ mất đi, nhưng thực tế không hẳn như vậy. Với một công ty vốn cũng bình thường, đang chật vật trong một ngành cạnh tranh gay gắt, bài hát là một sự quảng cáo quí giá, giúp họ trội hơn các đối thủ.

1.5 Logo và thiết kế logo trong kinh doanh

Một logo tốt đưa công ty vượt ra khỏi sự im lặng, nó thể hiện sức mạnh và giá trị của công ty. Một công ty phát đạt luôn quan tâm tới tiếp thị và một công ty quan tâm tới tiếp thị không bao giờ chấp nhận một logo mờ nhạt.

Một logo tốt thường là sự kết hợp giữa tính đơn giản và tính độc đáo. Trong bất kì trường hợp nào, logo cần được thiết kế để có thể gây ấn tượng ở ngay cái nhìn đầu tiên. Mục đích là chỉ sau một vài lần nhìn, người ta có thể cảm thấy quen với logo đó và có thể phân biệt giữa hàng trăm logo khác vẫn thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Logo phải diễn tả được một số đặc trưng của công ty như hình ảnh trụ sở chính, sản phẩm, màu sắc, và những chữ cái xuất phát từ tên của công ty. Thông thường một logo ấn tượng khi nó có khả năng đứng độc lập. Nghĩa là chỉ cần nhìn vào logo, người ta cũng có thể đọc được tên của công ty có logo đó.

Cũng giống như nhãn hiệu, logo là tài sản riêng của công ty. Nhưng logo khác nhãn hiệu là nó dễ bảo vệ hơn. Một logo tốt khiến khách hàng nhớ


đến sản phẩm của công ty nhanh hơn và bền lâu hơn. Con người thông thường ưa thích tiếp nhận thông tin qua mắt hơn, thích tiếp nhận hình ảnh hơn là con chữ. Bên cạnh đó, trong thời buổi hội nhập quốc tế, logo tốt sẽ giúp các công ty đến với khách hàng mà không phải mất quá nhiều thời gian giải quyết trở ngại bất đồng ngôn ngữ. Người ta có thế không biết "shell" có nghĩa là gì, nhưng logo hình vỏ sò nổi tiếng của công ty này được biết tới ở khắp nơi trên thế giới. Ở Việt Nam, công ty Biti’s đã có một logo tuyệt vời ở tầm quốc tế, hệ thống cửa hàng ăn nhanh Mcdonald’s có một lôgô với chữ M cong rất độc đáo.

1.6 Giá trị của truyền thống công ty, huyền thoại về các nhân vật anh hùng của DN

Việc định hình nên các giá trị, niềm tin, huyền thoại, quy tắc... và việc truyền đạt chúng là cả một quá trình lâu dài, nó đòi hỏi sự nhẫn nại cao độ của nhà lãnh đạo. Những lời phát biểu suông tại các cuộc họp, những lời huấn thị từ văn phòng điều hành sẽ không thuyết phục bằng chính hành động của nhà lãnh đạo và sự tiếp xúc thường xuyên với các nhân viên tại chính các phân xưởng. Điều này không chỉ giúp nhà lãnh đạo giám sát công việc của cấp dưới, mà còn để truyền đạt thông tin, làm cho nhân viên cảm thấy gần gũi và tin tưởng vào nhà lãnh đạo của mình. Chính trong quá trình truyền đạt này, hệ thống giá trị, niềm tin, quy tắc của nhà lãnh đạo sẽ được kiểm nghiệm và công nhận, trở thành “hệ thống dẫn đạo” chung cho toàn DN.

Các chuyện kể, huyền thoại, truyền thuyết được sử dụng như một phương thức huyền diệu để truyền đạt và nuôi dưỡng những giá trị, quy tắc... chung. Chúng thổi sinh khí vào mọi hành động, ý nghĩ của nhân viên, làm cho nhân viên thực sự hãnh diện về công ty của mình, coi công ty là môi trường thân thuộc để cống hiến và phát huy mọi năng lực. Để các chuyện kể, huyền


thoại và truyền thuyết vừa tạo ấn tượng sâu đậm, vừa phục vụ cho mục tiêu của công ty thì chúng không nên chỉ nhằm đả kích, lôi kéo hay vận động, hoặc chỉ xuất hiện trong các bài phát biểu vào dịp lễ hội. Nhà lãnh đạo có kinh nghiệm trong quản lý hệ thống giá trị của DN thường biết gắn kết chúng với hoạt động thường ngày của DN, làm cho chúng thấm dần một cách tự nhiên vào cách ứng xử, hành vi của mọi thành viên trong xí nghiệp.

Các lễ hội, lễ kỉ niệm, buổi gặp mặt, biểu tượng, phù hiệu... cũng đóng vai trò rất lớn trong việc truyền đạt hệ thống giá trị, niềm tin, quy tắc...góp phần tạo ra những nét đặc thù riêng của từng DN. Giống như khi nhắc đến Toyota người ta nghĩ ngay đến biểu tượng ba hình elip đan nhau, Mercedes Benz với biểu tượng chiếc vô lăng, Mitsubishi với biểu tượng ba hình thoi chung đỉnh cách đều nhau...

1.7 Lịch sử công ty

Đối với một người ngoài cuộc, để đánh giá đầy đủ hiện trạng và triển vọng trong tương lai của một tổ chức thì cần phải biết tổ chức đã và đang vận hành như thế nào.

Việc lý giải những hoạt động và quyết định trước đây của DN có thể giúp gợi ý những phương pháp hoạt động, năng lực quản lý và triển vọng bán hàng trong tương lai, v.v...và có thể là một yếu tố quan trọng cho việc dự đoán khả năng thành công của DN hay ý tưởng kinh doanh dự kiến. Các thông tin cụ thể là rất quan trọng để hiểu đầy đủ về lịch sử phát triển của một tổ chức.

Công ty được thành lập như thế nào và tại sao được thành lập. Rất nhiều công ty được thành lập ngẫu nhiên. Khi nhận thấy cơ hội thì bất cứ ai ở đúng vị trí và đúng thời điểm đều có thể trở thành một phần của tổ chức mới. Cho dù nhiều công ty thành công đã được thành lập theo cách này, nhưng tốt hơn cả là


vẫn phải chỉ ra rằng công ty, các thành viên chủ chốt và địa điểm của nó v.v... đã được hình thành theo một kế hoạch được tính toán kỹ.

Khi tìm hiểu lịch sử công ty người ta cũng quan tâm đến sản phẩm chính hay dịch vụ đầu tiên của công ty, nó đã đáp ứng những nhu cầu và những điều kiện của thị trường như thế nào.

Tại sao công ty được đặt tên như thế? Tên của công ty được khách hàng, nhân viên chấp nhận ra sao? v.v... Tên của nhiều công ty thường dựa trên ý tưởng của người thành lập hơn là dựa trên một mục đích kinh doanh rõ ràng. Ví dụ như, nếu một công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, nó có thể có các khách hàng mới dễ dàng hơn nếu như từ “xây dựng” có trong tên của công ty. Tất nhiên là một số công ty rất thành công lại có những cái tên không tường minh hoặc thậm chí gây hiểu lầm. Điều quan trọng ở đây là sự chấp nhận tên công ty từ phía khách hàng, nhân viên công ty, từ những người bán hàng hay công chúng.

Hình thức pháp lý nào được lựa chọn và tại sao: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, DN tư nhân/hộ gia đình hay hợp tác xã. Hình thức pháp lý thường xác định khi cân nhắc các điều kiện góp vốn ban đầu hoặc các trách nhiệm pháp lý phát sinh khi bước vào hoạt động.

Những nguồn lực nào cần phải có và làm sao để có chúng. Công ty lấy vốn từ đâu để xây dựng nhà xưởng, mua thiết bị và hình thành tài sản lưu động. Các mối quan hệ giữa ngân hàng và nhà đầu tư cũng được đề cập ở đây. Tác dụng của vấn đề này là thiết lập các nguồn lực làm cho công ty “cất cánh”.

Công ty đã có và phát triển các mối quan hệ đặc biệt với công ty khác cũng như với các đại lý bán lẻ hay khách hàng chưa. Một Công ty mới thường dựa vào một khách hàng chính ban đầu. Hoặc có thể một nhà cung ứng là hữu ích trong việc đưa Công ty phát triển, nhờ đó doanh thu có thể tăng lên.


2. Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp

Là ý tưởng, tôn chỉ, phương châm hành động làm cho DN đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Triết lý kinh doanh vạch ra mục tiêu, phương thức thực hiện và các giá trị đạo đức cho mọi thành viên nên nó là cốt lõi của phong cách DN, là hạt nhân và là trụ cột của VHDN.

“Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, và khái quát hoá của các chủ thể kinh doanh.” [1,Tr.200]. Theo khái niệm này thì con đường chung hình thành triết lý kinh doanh là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học về kinh doanh. Tác giả của triết lý kinh doanh thường là người hoạt động kinh doanh. Các triết lý kinh doanh đều có tính nghề nghiệp cao, chính vì thế không thể lầm tưởng triết lý kinh doanh với các quy luật hay các nguyên tắc triết học.

Một nhà kinh doanh có thể vận dụng triết lý kinh doanh khi họ hoạt động ở quy mô cá thể, vào tổ chức DN của mình khi người đó đã trưởng thành, đã hoạt động với tư cách là nhà quản lý DN, ví dụ triết lý “khách hàng là thượng đế” hay “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”...Vì triết lý kinh doanh là sự phản ánh có mục đích phục vụ cho chủ thể kinh doanh nên sự khác nhau về quy mô, tính chuyên ngành của nó mang tính khách quan, biểu hiện những nét đặc thù của hoạt động kinh doanh. Triết lý kinh doanh chỉ có giá trị phổ quát khi nó áp dụng được trong các DN. Khi đó triết lý kinh doanh được gọi là triết lý DN. Nói cách khác nó là triết lý kinh doanh chung của tất cả các thành viên trong một DN cụ thể.

Triết lý DN có thể được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh của người sáng lập và lãnh đạo DN hoặc theo kế hoạch của ban lãnh đạo. Nhưng nhìn chung thì dù hình thành như thế nào, mỗi DN khi xây dựng triết lý kinh


doanh đều có một mục đích: nó sẽ là một thông điệp giúp nhân viên toàn DN hoặc nhắc nhở họ về những thái độ cần có và những hành động cần làm.

Triết lý kinh doanh đã trở thành một từ thông dụng. Việc sử dụng nó trong các cuộc đối thoại, thảo luận đã trở thành “mốt”, thành một trong những tiêu chuẩn cơ bản chứng tỏ “đẳng cấp văn hoá” của nhà kinh doanh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối với đa số, thường thường, sự thừa nhận đó mang tính hình thức hơn là nội dung và giá trị thực tiễn. Triết lý kinh doanh là một thuật ngữ quá cao siêu, trừu tượng, không định hướng, cón mối liên hệ giữa nó với các hoạt động thường ngày cụ thể, trần tục, và đầy toan tính lại quá mông lung, khó nắm bắt và do đó, khó vận dụng được vào các hành động thực tiễn một cách thiết thực và hiệu quả.

Nhưng vượt ra ngoài giá trị “trưng diện”, giờ đây, xuất phát từ kinh nghiệm và bằng chứng thực tế, chắc không mấy ai không thừa nhận sự cần thiết của triết lý kinh doanh. Đúng là kinh doanh phải có triết lý. Nhà kinh doanh phải dựa vào và tuân theo một triết lý nào đó, coi đó là kim chỉ nam cho hành động của mình. Có thể tóm tắt vai trò của triết lý kinh doanh trong một số điểm sau :

- Triết lý kinh doanh là cốt lõi của VHDN, tạo ra phương thức phát triển kinh doanh bền vững.

VHDN bao gồm nhiều yếu tố cấu thành, trong đó, hạt nhân của nó là các triết lý và hệ giá trị.

Mỗi yếu tố cấu thành của VHDN có một vị trí, vai trò khác nhau trong hệ thống chung. Triết lý DN vạch ra sứ mạng - mục tiêu, là một hệ các giá trị có tính pháp lý, chủ yếu là giá trị đạo đức của DN, từ đó tạo nên một phong thái văn hoá đặc thù của DN. Nói gọn hơn, triết lý DN là cốt lõi của phong cách - phong thái của DN đó.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022