Văn hóa doanh nghiệp tại công ty tem Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 2

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP‌‌


I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


1. Văn hóa


Edgar H. Schein, một nhà quản trị nổi tiếng người Mỹ đã nói: “Văn hoá doanh nghiệp gắn với văn hoá xã hội, là một bước tiến của văn hoá xã hội, là tầng sâu nhất của văn hoá xã hội”. Vì vậy để có thể hiểu được thế nào là văn hoá doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất, trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm về văn hoá xã hội.

Văn hoá xã hội (văn hoá) gắn liền với sự ra đời của nhân loại và là một vấn đề đa dạng, phức tạp đã được các nhà nhân chủng học, các nhà xã hội học, các nhà lịch sử học và các triết gia thảo luận từ hàng nghìn năm nay, cho đến nay đã có rất nhiều định nghĩa được thừa nhận một cách rộng rãi như là:

Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội”1; Định nghĩa này nêu lên khá đầy đủ các khía cạnh của văn hóa tinh thần, nhưng lại ít quan tâm đến văn hóa vật chất, một bộ phận khá phong phú trong kho tàng văn hóa nhân loại.

Có một định nghĩa khác dễ hiểu hơn và sát hơn với bản chất của văn hóa, ngày nay nhiều người tán thành với định nghĩa của Ferderico Mayor, nguyên tổng giám đốc UNESCO: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

1 Edward. Tylor 1920[1871]. Primitive Culture. New York: J.P> Putnam‟s Sons. Pp1( Bản tiếng việt của Huyền Giang (2000), tạp chí văn hóa nghệ thuật. tr 13

tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”[1] Định nghĩa này đã được cộng đồng văn quốc tế chấp nhận tại hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa năm 1970 tại Venise.

Văn hóa doanh nghiệp tại công ty tem Việt Nam - thực trạng và giải pháp - 2


2. Văn hóa doanh nghiệp


Khái niệm về văn hoá trong một doanh nghiệp cũng tương tự như khái niệm về văn hoá trong xã hội, và cũng rất đa dạng, phong phú. Sau đây là một số khái niệm về văn hoá doanh nghiệp mang tính phổ biến:

Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO – International Labour Organization: “Văn hoá doanh nghiệp là một tập hợp các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết” [2].

Theo Denison (1990): “Văn hoá đề cập đến những niềm tin, giá trị, nguyên tắc ngầm định tạo thành cơ sở cho việc quản lý một tổ chức cũng như cho tập hợp các hành động quản lý, hành vi quản lý, cả hai điều đó làm gương điển hình và tăng cường các nguyên tắc cơ bản ấy”[3].

Theo Georges de Saite Marie, chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ: “Văn hoá doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”[2].

Tóm lại, văn hoá doanh nghiệp hay văn hoá tổ chức được hiểu là một hệ thống hữu cơ các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do các thành viên trong doanh nghiệp đó sáng tạo và tích luỹ trong quá trình tương tác với môi trường bên ngoài và hội nhập bên trong tổ chức, nó đã có hiệu lực và được coi là đúng đắn, do đó, được chia sẻ và phổ biến rộng rãi giữa các thế hệ thành viên như một phương pháp chuẩn mực để nhận thức, tư duy và cảm nhận trong mối quan hệ với các vấn đề mà họ phải đối mặt [7].

Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống những ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên. Đó là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh nghiệp học được trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn đề với môi trường xung quanh. Những khái niệm trên có sự khác nhau nhất định về cách diễn đạt và phạm vi biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp. Song điểm chung nhất, các khái niệm đều khẳng định Văn hóa doanh nghiệp thuộc phạm trù tinh thần, thể hiện sự phát triển ở bậc cao hơn của doanh nghiệp.‌


II. CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Văn hóa doanh nghiệp có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vị trí quan trọng đó là do những chức năng vốn có của nó quyết định. Đó là năm chức năng sau đây:


1. Chức năng chỉ đạo

Văn hóa doanh nghiệp được hình thành trong một quá trình, do chủ doanh nghiệp chủ trì, do đó nó phát huy tác dụng đối với hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp tự trở thành hệ thống quy phạm và giá trị tiêu chuẩn mà không cá nhân nào trong doanh nghiệp dám đi ngược lại. Đến lượt nó, khi đã hình thành, Văn hóa doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp có hướng phát triển phù hợp với mục tiêu đã định. Chức năng chỉ đạo của Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ, nó có tác dụng chỉ đạo đối với hành động và tư tưởng của từng cá nhân trong doanh nghiệp [18].

2. Chức năng ràng buộc‌

Văn hóa doanh nghiệp có chức năng ràng buộc bởi lẽ nó phát huy tác dụng đối với tư tưởng, tâm lý và hành động của từng thành viên trong doanh nghiệp. Chức năng ràng buộc của Văn hóa doanh nghiệp không mang tính pháp lệnh như các quy định hành chính mà nó là cơ chế mềm, dựa trên tính tự giác. Chức năng ràng buộc của Văn hóa doanh nghiệp thể hiện ở chỗ, những nội dung văn hóa tinh thần như ý thức của tập thể; dư luận xã hội; phong tục, tập quán của cộng đồng trong doanh nghiệp… tạo nên áp lực và động lực mạnh mẽ đối với tâm lý và hành động của từng cá thể và tập thể doanh nghiệp.


3. Chức năng liên kết

Văn hóa doanh nghiệp có chức năng liên kết vì, sau khi được cộng đồng trong doanh nghiệp tự giác chấp nhận, Văn hóa doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra khối đoàn kết nhất trí trong doanh nghiệp. Nó trở thành động lực giúp từng cá nhân tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp… Trên thực tế, Văn hóa doanh nghiệp là ý thức tập thể được tạo nên bởi sự sáng tạo của toàn bộ thành viên trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp đã đặt ra lý tưởng, hy vọng và yêu cầu đối với các thành viên trong doanh nghiệp. Nó cũng liên quan chặt chẽ tới vận mệnh và tương lai của từng thành viên trong doanh nghiệp. Chính vì vậy, Văn hóa doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra động lực giúp mọi thành viên trong doanh nghiệp tham gia vào các nhiệm vụ của doanh nghiệp, phát huy trí tuệ và trí thông minh của từng thành viên trong việc cống hiến cho doanh nghiệp.


4. Chức năng khuyến khích

Văn hóa doanh nghiệp có chức năng khuyến khích là vì, coi trọng người tài, coi công việc quản lý là trọng điểm là nội dung trọng tâm của Văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ là động lực thúc đẩy bên ngoài mà

còn là nội lực mạnh mẽ để khuyến khích nhân viên. Điều đó, giúp cho nhân viên có tinh thần tự giác, chí tiến thủ; đáp ứng được nhiều nhu cầu và có khả năng điều chỉnh những nhu cầu không hợp lý của nhân viên.‌


5. Chức năng lan truyền

Văn hóa doanh nghiệp có chức năng lan truyền vì: Khi một doanh nghiệp đã hình thành một nền văn hoá của mình, nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng tới xã hội qua nhiều kênh giao tiếp khác nhau, nhưng chủ yếu được chia thành hai loại: một là, tận dụng tuyên truyền bằng phương tiện thông tin đại chúng và hai là, bằng các mối quan hệ giao tiếp cá nhân. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các quan hệ cá nhân, Văn hóa doanh nghiệp được truyền bá rộng rãi, là nhân tố quan trọng để xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Các chức năng của Văn hóa doanh nghiệp như đã trình bày trên cũng tồn tại một cách khách quan. Nhiệm vụ của các nhà quản trị doanh nghiệp là phải biết phát huy tác dụng đồng bộ của các chức năng nêu trên để cho Văn hóa doanh nghiệp thực sự trở thành một trong những công cụ quản lý có hiệu quả trong doanh nghiệp.‌


III. CẤP ĐỘ VÀ CẤU TRÚC CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP


Theo Edgar H. Schein, văn hoá doanh nghiệp có ba tầng giá trị: các giá trị hữu hình, các giá trị được chấp nhận và các giá trị/quan niệm nền tảng. Khái niệm “tầng” ở đây được hiểu là mức độ cảm nhận được các giá trị văn hoá trong tổ chức, hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn hoá đó.

1. Các giá trị hữu hình

Đó là những quá trình, những yếu tố đầu tiên bắt gặp khi một người nhìn, nghe và cảm thấy được khi tiếp xúc với một tổ chức có nền văn hóa như kiến trúc môi trường làm việc, ngôn ngữ, công nghệ, hoặc các chuẩn mực hành vi. Lớp này cũng bao gồm cả những hành vi ứng xử của nhân viên và các nhóm trong tổ chức. Đặc trưng cơ bản của tầng bề mặt này là rất dễ nhận thấy nhưng lại khó phán đoán được ý nghĩa đích thực của nó. Các giá trị hữu hình này không tác động nhiều đến tư duy, hành vi của nhân viên và hiệu quả hoạt động kinh doanh.


a) Logo và bài ca truyền thống của doanh nghiệp


Logo là biểu tượng của doanh nghiệp, phô trương sức mạnh và giá trị của doanh nghiệp vượt qua cả rào cản ngôn ngữ. Logo là một tín hiệu thị giác hay là cách tạo hình tên một công ty, một tổ chức với những thuộc tính đặc trưng nhất, một hình ảnh tinh lọc đơn giản nhất để dễ nhận biết về một đơn vị, một cơ quan, một tổ chức xã hội nào đó khẳng định bản quyền của đơn vị, cơ quan tổ chức xã hội đối với sản phẩm biểu trưng của mình. Logo hay những tấm danh thiếp chính là những điểm tiếp xúc quan trọng của bạn với khách hàng hoặc đối tác, giúp bạn xây dựng những ấn tượng đầu tiên với họ. Do đó, nếu logo hay danh thiếp của bạn được thiết kế thiếu tính chuyên nghiệp khách hàng và đối tác sẽ không tin tưởng vào doanh nghiệp. Bài ca truyền thống của doanh nghiệp có thể do chính cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp đó sáng tác dựa trên những tình cảm, cảm xúc của mình dành cho doanh nghiệp đó. Bài ca truyền thống cũng là một nét văn hóa của công ty, nhằm thắt chặt tình đoàn kết giữa các nhân viên.

b) Khẩu hiệu thương mại


Khẩu hiệu thương mại luôn được coi là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu vô cùng quan trọng. Nó là một tài sản vô hình song lại có giá trị rất lớn được bồi đắp qua thời gian. Nó không chỉ nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của doanh nghiệp, thúc đẩy khách hàng mua sản phẩm mà còn trở thành tôn chỉ hoạt động của doanh nghiệp.


c) Nội quy, quy tắc, đồng phục


Khi vào một doanh nghiệp, ta thường có cảm những cảm giác khác nhau: trang nghiêm, ấm cúng, vui vẻ hay nghiêm nghị….những cảm giác này thể hiện sức mạnh của nghững biểu tượng vật chất trong việc tạo tính cách của doanh nghiệp. Ví dụ như bảng nội quy, quy tắc của doanh nghiệp, cách ăn mặc của nhân viên (mặc đồng phục hay không)


d) Kiến trúc của doanh nghiệp


Đó là mặt bằng, cây cối, bàn ghế….tất cả được sử dụng nhằm tạo cảm giác thân quen với khách hàng, với nhân viên cũng như tạo một môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên. Kiến trúc trở thành biểu tượng cho sự phát triển của doanh nghiệp, là ngôi nhà chung của toàn thể cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp.


e) Các hành vi giao tiếp


Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới: Văn hóa ứng xử của cấp trên đối với cấp dưới là hết sức quan trọng. nó quyết dịnh tính chất mối quan hệ giữa nhân viên với lãnh đạo: nếu xây dựng được mối quan hệ khăng khít, bền chặt thì sự hợp tác giữa hai bên là vô cùng thuận lợi; ngược lại nếu lãnh đạo chưa tạo được quan hệ bền vững với nhân viên thì sẽ tạo nên những rào cản trong

công việc ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp. Chính vì thế, lãnh đạo nên tôn trọng những nguyên tắc làm việc sau: Thứ nhất, người lãnh đạo dùng người đúng chỗ đúng việc sẽ phát huy được tài năng của họ tạo cho họ niềm say mê trong công việc. Thứ hai, chế độ thưởng phạt công minh. Khen thưởng sẽ tạo động lực làm việc cho nhân viên song cần dựa trên lợi ích chung, coi trọng công bằng. Khi khiển trách cũng nên dựa trên lợi ích chung làm như vậy cấp dưới sẽ nể phục, không chống đối và vui vẻ tiếp thu. Thứ ba, thu phục nhân viên dưới quyền, điều này đòi hỏi người lãnh đạo cần có “nghệ thuật” quản lý, am hiểu tâm lý con người. Thứ tư, lắng nghe phản hồi từ phía nhân viên, nếu lãnh đạo không lắng nghe phản hồi từ nhân viên sẽ tạo ra sự oán hận, tinh thần làm việc kém có thể dẫn đến bỏ việc.


Văn hóa ứng xử của cấp dưới với cấp trên: cấp dưới cần thể hiện sự tôn trọng và cư xử đúng mực với cấp trên. Ngoài ra, nhân viên cần nỗ lực, nhiệt tình thực hiện tốt công việc được giao, thể hiện thái độ hợp tác với lãnh đạo.


Văn hóa ứng xử giữa các đồng nghiệp Doanh nghiệp không chỉ là môi trường làm việc tốt mà còn là môi trường sống cho người lao động. Trong đó mối quan hệ giữa các thành viên cần hết sức cởi mở, thân thiện, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mối quan hệ tốt đẹp dần hình thành hệ thống tập quán, nề nếp, thói quen, chuẩn mực trong ứng xử trong công việc hàng ngày của nhân viên.


Chăm sóc khách hàng: Theo nghĩa khái quát nhất, đó là tất cả những chuỗi hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng. Chăm sóc khách phải bắt rễ từ văn hóa và niềm tin của doanh nghiệp, trong đó hình tượng khách hàng là trung tâm để mỗi nhân viên cần hướng tới chăm sóc. Nét văn hóa này thể hiện trong mọi hoạt động như thông tin, giao dịch, đàm phán thái độ phục vụ…..và cần được thống nhất trong toàn bộ đội ngũ nhân viên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/09/2022