Indovina | ||||
2 | Vinasiam | |||
D | NHTM 100% vốn nước ngoài | 1 | 5 | 20% |
1 | ShinhanVina | |||
E | Công ty tài chính | 2 | 18 | 11% |
1 | EVNFinance | |||
2 | PVFC | |||
F | Tổ chức tín dụng của chính phủ | 1 | 2 | 50% |
1 | VDB | |||
G | TCTD nước ngoài | 6 | 99 | 6% |
1 | Cathay United | |||
2 | Citi Bank | |||
3 | Credit Agricole | |||
4 | HSBC | |||
5 | Lào Việt | |||
6 | Sumitomo |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Khoản Ttda Tiêu Biểu Ở Việt Nam Từ Năm 2002 – 2012
- Những Kết Quả Mới Đạt Được Trong Nghiên Cứu
- Cấu Trúc Đồng Tài Trợ Với Ngân Hàng Thế Giới Và Các Tổ Chức Đa Quốc Gia
- Tỷ Trọng Vốn Đầu Tư Theo Phương Thức Tài Trợ Dự Án Còn Thấp So Với Vốn Đầu Tư Toàn Xã Hội Và So Với Tổng Sản Phẩm Nội Địa
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 36
- Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 37
Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.3.2. Phân tích thực trạng mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Bảng 2.2: Tình hình mở rộng TTDA tại các TCTD ở Việt Nam
Đơn vị: tỷ đồng
Số lượng DAĐT | Tỷ lệ tăng giảm số lượng DAĐT | Mức cho vay | Tỷ lệ tăng giảm mức cho vay | |
2002 | 1 | - | 5.128,56 | - |
2003 | 1 | 0% | 628,96 | -88% |
2005 | 1 | 0% | 180,63 | -71% |
2006 | 1 | 0% | 1.264,56 | 600% |
2007 | 4 | 300% | 2.060,10 | 63% |
2008 | 2 | -50% | 1.890,00 | -8% |
2009 | 9 | 350% | 9.901,38 | 424% |
2010 | 12 | 33% | 22.785,70 | 130% |
2011 | 6 | -50% | 43.994,84 | 93% |
2012 | 1 | -83% | 1.338,57 | -97% |
Cộng | 38 | 89.173,30 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.3.3. Phân tích chung thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 2002-2012
2.3.3.1. Về ngành nghề được tài trợ
Bảng 2.3: Các ngành nghề được tài trợ
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành | Số lượng DAĐT | Tổng mức đầu tư | Mức cho vay | Tỷ lệ cho vay (%) | |
1 | Điện | 15 | 98.330,36 | 61.091,63 | 62,13 |
2 | Khách sạn | 4 | 4.590,00 | 2.209,10 | 48,13 |
3 | Xi măng | 3 | 4.549,00 | 2.140,63 | 47,06 |
4 | Trung tâm thương mại, Văn phòng | 3 | 9.046,14 | 4.248,68 | 46,97 |
5 | Thực phẩm | 3 | 20.208,10 | 3.640,93 | 18,02 |
6 | Cầu đường | 3 | 6.603,52 | 4.692,56 | 71,06 |
8 | Thép | 3 | 7.819,20 | 2.977,00 | 38,07 |
7 | Xăng dầu | 2 | 8.977,00 | 5.701,81 | 63,52 |
9 | Bất động sản | 1 | 1.500,00 | 846,00 | 56,40 |
10 | Nguyên liệu | 1 | 2.286,00 | 1.624,97 | 71,08 |
Cộng | 38 | 163.909,31 | 89.173,30 | 54,40 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.3.3.2. Về phương thức tài trợ
Bảng 2.4: Các phương thức TTDA được các TCTD thực hiện
Đơn vị: tỷ đồng
Phương thức TTDA | Số lượng (DAĐT) | Tổng mức đầu tư | Mức cho vay | Tỷ lệ cho vay (%) | |
A | 1 TCTD tài trợ | 15 | 48.083,70 | 17.405,73 | 36 |
1 | NHTM Nhà nước | 9 | 18.704,70 | 8.449,00 | 45 |
2 | VDB | 4 | 27.080,00 | 7.931,63 | 29 |
3 | NHTM cổ phần | 2 | 2.299,00 | 1.025,10 | 45 |
B | Đồng tài trợ | 23 | 115.825,61 | 71.767,57 | 62 |
1 | 100% vốn nước ngoài | 6 | 74.419,06 | 50.200,93 | 67 |
2 | NHTM nhà nước & NHTM cổ phần | 5 | 20.541,14 | 8.323,68 | 41 |
3 | Các NHTM Nhà nước | 3 | 3.890,00 | 2.468,93 | 63 |
4 | Các NHTM Cổ phần | 3 | 1.968,10 | 997,00 | 51 |
5 | NHTM & CTyTC | 2 | 4.092,52 | 2.889,53 | 71 |
6 | NHLD & NHTM & CTyTC & 100% nước ngoài | 2 | 8.084,00 | 5.156,71 | 64 |
7 | NHTM & 100% nước ngoài | 1 | 1.470,00 | 570,00 | 39 |
8 | VDB & NHTM | 1 | 1.360,80 | 1.160,80 | 85 |
Cộng | 38 | 163.909,31 | 89.173,30 | 54 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.3.3.3. Loại hình doanh nghiệp dự án được tài trợ
Bảng 2.5: Loại hình DNDA được tài trợ
Đơn vị: tỷ đồng
Loại hình DNDA | Số lượng DAĐT | Tổng mức đầu tư | Mức cho vay | Tỷ lệ cho vay (%) | |
1 | Công ty cổ phần | 27 | 91.573,65 | 43.384,20 | 47 |
- 100% vốn trong nước | 24 | 85.074,66 | 40.093,09 | 47 | |
- 100% vốn nước ngoài | 1 | 3.000,00 | 1.600,00 | 53 | |
- Liên doanh | 2 | 3.499,00 | 1.691,10 | 48 | |
2 | Công ty TNHH | 11 | 72.335,65 | 45.789,11 | 63 |
- 100% vốn trong nước | 3 | 1.916,00 | 1.171,00 | 61 | |
- 100% vốn nước ngoài | 3 | 54.362,46 | 36.188,30 | 67 | |
- Liên doanh | 5 | 16.057,20 | 8.429,81 | 52 | |
Cộng | 38 | 163.909,31 | 89.173,30 | 54 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.3.4. Những vận dụng điển hình của phương thức tài trợ dự án ở Việt Nam
2.3.4.1. Dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2
Bảng 2.6. Tổng vốn đầu tư của dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2
Vốn vay | Khoản vay có bảo lãnh của IDA | 75 |
Khoản vay có bảo lãnh của ADB | 25 | |
Khoản vay từ ADB | 50 | |
Khoản vay từ JBIC | 150 | |
Khoản vay từ Propaco | 40 | |
Vốn chủ sở hữu | 140 | |
Tổng vốn đầu tư | 480 |
21
EDFI TEPCI
Sumitomo
56,25%
15,625%
28,125%
Hình 2.1. Cấu trúc dự án Phú Mỹ .
Hỗ trợ kỹ thuật
Góp vốn cổ phần
EDF & TEPCO
EDF
JBIC
Propaco ADB
150 tr USD
40 tr
USD
140 tr USD
Công ty TNHH Năng Lượng
Mê Kông - MECO
Các cam kết HĐ
Thiết kế & xây dựng
Cung cấp thiết bị
COFIVA,
Sumitomo
Dịch vụ kỹ thuật
Vay thương mại
50 tr USD
Vay nợ
340 tr USD
Ltd.
HĐ mua Chia sẻ
Cung cấp khí đốt
General Electric
(SG, ANZ,
Sumitomo Mitsui)
100 tr USD
điện
CS HT
Đất và nước
Petro Việt Nam
UBND BR - VT
75 tr USD
25 tr USD
Bảo lãnh rủi ro
Tổng Công ty
Điện lực
Bảo đảm hoán đổi
WB ADB
chính trị
Việt Nam (EVN)
tiền tệ
NHNNVN
Nguồn: Project finance and Guarantees
Đánh giá những thành công của khoản tài trợ cho dự án Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ . .
Thứ nhất là việc lựa chọn cấu trúc sở hữu DNDA
Từ hình vẽ 2.1. trên đây cho thấy, DNDA là Công ty TNHH Năng lượng MêKông được thành lập từ vốn góp của 3 chủ sở hữu là Công ty Điện lực Quốc tế Pháp (EDF) góp 56,25% vốn, Công ty Điện lực Quốc tế ToKyo của Nhật Bản (TEPCO) góp 15,625% vốn và Công ty Sumitomo thuộc Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản góp 18,125% vốn. Đây là những công ty điện lực và tập đoàn nổi tiếng trên thế giới đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng và vận hành các nhà máy điện ở các nước sở tại;
Thứ hai là việc lựa chọn cấu trúc tài trợ cho Dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2
Dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 là cấu trúc đồng tài trợ giữa các tổ chức phát triển với các NHTM giúp các NHTM an tâm về rủi ro chính trị và vấn đề thúc ép trả nợ các ngân hàng phát triển. Mặt khác, các ngân hàng phát triển cũng là những tổ chức nổi tiếng và có nhiều kinh nghiệm trong việc dàn xếp tài trợ cho nhiều dự án ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Thứ ba là vấn đề cấu trúc các hợp đồng
Để đảm bảo cho sự thành công của quá trình xây dựng và vận hành dự án đòi hỏi các bên tham gia phải ký kết hàng loạt các hợp đồng đầu vào và đầu ra cho dự án bao gồm: Hợp đồng xây dựng ký kết giữa MECO và TEPCO và Hợp đồng cung cấp thiết bị với EDF, Hợp đồng cung cấp khí đốt cho dự án từ PV, Hợp đồng cho thuê đất dài hạn và cung cấp nước sạch từ các cơ quan thuộc UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Hợp đồng bao tiêu điện từ EVN, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ kỹ thuật (sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng, thay thế phụ tùng, v.v) từ các tập đoàn và các công ty mẹ của những người khởi xướng dự án. Có thể nói rằng, đây là những hợp đồng cần thiết và quan trọng để đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố đầu vào cho quá trình xây dựng và vận hành dự án. Mặt khác, EVN cũng đảm bảo bao tiêu toàn bộ sản lượng điện để đảm bảo dự án sinh ra đủ dòng tiền để trả nợ các ngân hàng tài trợ;
Thứ tư là vấn đề bảo đảm cho các ngân hàng tài trợ
Để cung cấp các đảm bảo cần thiết cho nhà đầu tư (chủ sở hữu của DNDA), Chính phủ Việt Nam bảo lãnh trách nhiệm và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký của các đối tác Việt Nam với MECO gồm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng BOT, PPA, GSA, WSA và LLA. Chính phủ cũng bảo lãnh nguồn cung ứng ngoại hối cho dự án, cho phép dự án mở tài khoản ở nước ngoài. Các khoản cho vay thương mại của các NHTM được bảo lãnh rủi ro chính trị bởi IDA thuộc WB và ADB bao gồm việc chính phủ vi phạm nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng BOT và bảo lãnh của chính phủ liên quan đến việc bao tiêu nguồn điện của EVN, việc cung cấp khí đốt của PV, cam kết ngoại hối, thay đổi luật ở Việt Nam gây ảnh hưởng bất lợi đến dự án và việc quốc hữu hoá. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam phải ký kết với IDA hợp đồng bồi thường bất kỳ khoản thanh toán nào được IDA thực hiện theo hợp đồng bảo lãnh với các NHTM.
2.3.4.2. Dự án BOT cầu Phú Mỹ
Dự án BOT cầu Phú Mỹ là dự án cầu dây văng có kiến trúc tương tự như cầu Mỹ Thuận với chiều dài 2.031m, chiều rộng mặt cắt ngang 27,5m bao gồm 4 là xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ và 2 và lề bộ hành hai bên dành cho người đi bộ. Dự án do Công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ làm chủ đầu tư xây dựng, sở hữu và vận hành. Công ty BOT cầu Phú Mỹ là công ty được thành lập bởi các thành viên góp vốn bao gồm: Tổng công ty xây dựng Hà Nội góp 36%; Công ty Đầu tư và phát triển xây dựng góp 18%; Công ty cổ phần bê tông 620 Châu Thới góp 18%; Công ty TNHH Xây dựng & Thương mại Thanh Danh góp 18% và Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng kỹ thuật (CII) góp 10%. Tổng vốn điều lệ ban đầu của công ty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ là 500 tỷ đồng.
Dự án sẽ hoạt động trong thời gian là 26 năm theo hợp đồng BOT giữa nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân (UBND) TPHCM.
Cấu trúc tài chính
- Vốn tự có (30% tổng mức đầu tư dự án): 524.956 triệu đồng (# 34,8 triệu USD);
- Vốn vay (70% tổng mức đầu tư): bao gồm:
o Vay ngân hàng Pháp (Societe General: SG): 50 triệu USD (#778.000 triệu VND);
o Vay các ngân hàng trong nước: 486.564 triệu VND.
Các ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước:
- Chủ đầu tư được hưởng các khoản ưu đãi theo quy định hiện hành;
- Chính sách về điều chỉnh giao thông được UBND TPHCM cam kết điều chỉnh cho phù hợp với dự án;
- UBND TPHCM cam kết mua lại dự án trước hạn định nếu các công trình giao thông kết nối dự án như đường vành đai phía Đông không được đầu tư xong (tối đa 3 năm sau khi hoàn thành cầu Phú Mỹ).
Nguyên nhân của sự thất bại trong khoản TTDA cho Dự án BOT cầu Phú Mỹ:
Sau hơn 1 năm đưa vào khai thác nhưng không hiệu quả, tháng 2/2012 vừa qua, UBND TPHCM đã quyết định chủ trương nhận lại dự án cầu Phú Mỹ vì lý do chí phí đầu tư tăng từ 1.800 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu kém, khoản phí thu được quá thấp so với phương án tài chính ban đầu một mặt do biểu phí thấp hơn quy định của Bộ Tài chính. Mặt khác, UBND TPHCM cũng chưa kết nối được hạ tầng giữa cầu Phú Mỹ với các tuyến đường khác như đường vành đai phía Đông TPHCM, đường cao tốc Sài gòn – Dầu Giây. Đây được xem là một trong những kinh nghiệm quý giá mà các nhà đầu tư và các TCTD tài trợ cần hết sức lưu ý vấn đề đồng bộ về hạ tầng, dự báo lưu lượng giao thông cũng như là mức phí giao thông để bảo đảm tính hiệu quả và khả năng triển khai thành công của dự án.
2.4. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ TRONG VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM
2.4.1. Những kết quả đạt được
2.4.1.1. Tài trợ dự án là một trong những phương thức cấp tín dụng góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng do các tổ chức tín dụng ở Việt Nam cung cấp
Với việc thực hiện cấp tín dụng cho các DAĐT bằng phương thức TTDA (tổng cộng 38 DAĐT từ năm 2002 – 2012) đã góp phần làm phong phú thêm các sản phẩm tín dụng của các TCTD ở Việt Nam cung cấp cho khách hàng doanh nghiệp
2.4.1.2. Tài trợ dự án giúp cho các tổ chức tín dụng có điều kiện học hỏi kinh nghiệm tài trợ, tham gia chia sẻ rủi ro và lợi nhuận với nhau
Cụ thể là có đến 23 DAĐT được các TCTD tham gia đồng tài trợ (chiếm tỷ trọng 60,53% về mặt số lượng), trong đó có 5 DAĐT được các NHTM nhà nước và các NHTM cổ phần đồng tài trợ với nhau, có 3 DAĐT được đồng tài trợ bởi các TCTD trong nước với các TCTD nước ngoài.
2.4.1.3. Đáp ứng được nhu cầu huy động vốn và thực hiện chiến lược kinh doanh đa ngành của các nhà đầu tư
Cụ thể là có gần 90 Tập đoàn, tổng công ty, công ty trong và ngoài nước góp vốn để thành lập 38 DNDA thực hiện các DAĐT theo phương thức TTDA ở Việt Nam với tổng số vốn huy động lên đến 163.909 nghìn tỷ đồng.
2.4.1.4. Góp phần cải tạo và phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cho nền kinh tế Việt Nam
Cụ thể là các TCTD đã tài trợ được 15 DAĐT ngành điện và 2 DAĐT thuộc lĩnh vực cầu đường bộ và các dự án CSHT dịch vụ (trung tâm thương mại và cao ốc văn phòng cho thuê). Ngoài ra, TTDA còn được các TCTD sử dụng để tài trợ cho các DAĐT xây dựng cơ sở vật chất sản xuất nguyên nhiên vật liệu và thực phẩm (xi măng, sắt thép, xăng dầu, chế biến sữa, v.v).
2.4.2. Những hạn chế trong hoạt động tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
2.4.2.1. Số lượng các dự án đầu tư được các tổ chức tín dụng ở Việt Nam tài trợ theo phương thức tài trợ dự án không nhiều
Bảng 2.7: Tình tình cấp tín dụng cho các DAĐT tại các TCTD ở Việt Nam.
Số lượng DAĐT | |||
Cho vay theo DAĐT | Cho vay hợp vốn | Tài trợ dự án | |
2008 | 3 | 4 | 2 |
2009 | 14 | 19 | 9 |
2010 | 15 | 12 | 12 |
2011 | 17 | 6 | 6 |
2012 | 5 | 2 | 1 |
Cộng | 54 | 43 | 30 |
Nguồn: Tổng hợp của tác giả [Phụ lục 3 – Phụ lục 5].
Biểu đồ 2.1: Tình tình cấp tín dụng cho các DAĐT tại các TCTD ở Việt Nam từ 2008 – 2012.
19
17
15
14
12 12
9
6 6
5
4
3
2
2
1
20
18
16
14
12
Cho vay theo DAĐT
10 Cho vay hợp vốn
8 Tài trợ dự án
6
4
2
0
2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn: Tổng hợp của tác giả [Phụ lục 3 – Phụ lục 5].
2.4.2.2. Không có nhiều tổ chức tín dụng ở Việt Nam cấp tín dụng cho các dự án đầu tư bằng phương thức tài trợ dự án
Cụ thể là số lượng các TCTD trong nước tham gia TTDA trong thời gian qua chỉ khoảng 20 TCTD, mặt khác, tần suất xuất hiện sự tham gia của nhiều NHTM cổ phần trong các khoản TTDA ở Việt Nam là không nhiều. Cụ thể chỉ có BIDV là ngân hàng tham gia nhiều nhất vào các khoản TTDA (khoảng 12 DAĐT), kế đến là Vietcombank (7 DAĐT), Agribank (6 DAĐT) và Vietinbank (6 DAĐT). Các NHTM cổ phần có tần xuất tham gia TTDA ít hơn nhiều so với các NHTM nhà nước. Cụ thể như có 2 NHTM cổ phần tham gia TTDA cho 3 DAĐT là Bắc Á và Đại Dương, các NHTM cổ phần còn lại tần suất tham gia TTDA chỉ từ 1 -2 DAĐT.
Ngoài ra, hiện chỉ mới có 2 công ty tài chính là công ty tài chính dầu khí (PVFC) và công ty tài chính điện lực (EVNFinance) tham gia TTDA từ 1 - 2 DAĐT. Bên cạnh đó, cũng chỉ mới có 2 ngân hàng liên doanh (Indovina và Vinasiam) trong tổng số 4 ngân hàng liên doanh hiện đang hoạt động tại Việt Nam tham gia TTDA và hiện chỉ có 1 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là Shinhanvina trong tổng số 5 ngân hàng 100% vốn nước đang hoạt động tại Việt Nam tham gia TTDA.
2.4.2.3. Cấu trúc sở hữu và cấu trúc tài trợ dự án còn đơn giản
Cụ thể là những người khởi xướng dự án chỉ sử dụng có hai hình thức sở hữu DNDA là loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn để thực hiện các DAĐT được cấp tín dụng theo phương thức TTDA. Mặt khác,