Tỷ Trọng Vốn Đầu Tư Theo Phương Thức Tài Trợ Dự Án Còn Thấp So Với Vốn Đầu Tư Toàn Xã Hội Và So Với Tổng Sản Phẩm Nội Địa


cấu trúc TTDA được các TCTD trong và ngoài nước ở Việt Nam sử dụng để tài trợ cho các DAĐT theo phương thức TTDA cũng chỉ có ba cấu trúc phổ biến là: cấu trúc cho vay, cấu trúc BOT và cấu trúc đồng tài trợ mà chưa thấy có việc các TCTD sử dụng cấu trúc thanh toán sản phẩm và cấu trúc cho thuê.

2.4.2.4. Tỷ trọng vốn đầu tư theo phương thức tài trợ dự án còn thấp so với vốn đầu tư toàn xã hội và so với tổng sản phẩm nội địa

Cụ thể là từ Bảng 2.2 trên đây cho thấy, nếu so tổng mức đầu tư của các DAĐT được các TCTD tài trợ ở từng năm với tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở từng năm do Tổng cục thống kê Việt Nam công bố cho thấy rằng, tổng vốn đầu tư theo phương thức TTDA do các TCTD trong và ngoài nước tài trợ cho các DAĐT ở Việt Nam chiếm tỷ trọng rất ít so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở từng năm trong giai đoạn từ 2002 - 2012.

Bảng 2.8: Tỷ lệ giữa Tổng mức đầu tư các DAĐT được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng theo phương thức TTDA so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2002 – 2012

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Tổng mức

đầu tư (TMĐT)

Vốn đầu tư

toàn xã hội (VĐTTXH)

TMĐT so

VĐTTXH (%)

GDP

theo giá thực tế

VĐTTXH

so GDP (%)

TMĐT

so GDP (%)

2002

7.240,32

200.145

3,62

535.762

37,36

1,35

2003

6.478,29

239.246

2,71

613.443

39,00

1,06

2005

669,00

343.135

0,19

839.211

40,89

0,08

2006

1.806,52

404.712

0,45

974.264

41,54

0,19

2007

4.550,00

532.093

0,86

1.143.715

46,52

0,40

2008

2.809,50

616.735

0,46

1.485.038

41,53

0,19

2009

25.225,04

708.826

3,56

1.658.389

42,74

1,52

2010

35.335,60

830.278

4,26

1.980.914

41,91

1,78

2011

78.123,05

877.850

8,90

2.535.008

34,63

3,08

2012

1.672,00

989.300

0,17

3.471.228

28,50

0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 35

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả


Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giữa Tổng mức đầu tư các DAĐT được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng theo phương thức TTDA so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2002 - 2012

37,36

39,00

40,89

41,54

46,52

41,53

42,74 41,91

34,63

28,50

5

8,90

5

3,62

3,56

4,26

2,71

0,86

3,08

1

1,35

1,06

0,45

0,46

1,52 1,78

0,19

0,17

0

0,40

0,19 0,19

0

0,08

0,05

125 tỉ lệ %


2


TMĐT/VĐTTXH (%) VĐTTXH/GDP (%) TMĐT/GDP (%)


2002 2003 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả

2.4.2.5. Xuất hiện rủi ro cho các TCTD tham gia tài trợ dự án

Hiện nay tâm lý của các cán bộ và chuyên viên thẩm định DAĐT tại các TCTD nhìn chung đều rất chú trọng đến tài sản bảo đảm của người vay hơn là thẩm định chặt chẽ tính khả thi của DAĐT để ra quyết định cho vay hay TTDA. Chính điều này đã dẫn đến không ít rủi ro cho các TCTD khi thực hiện TTDA trong thời gian qua. Chẳng hạn như Dự án BOT Cầu Phú Mỹ do không thẩm định kỹ lưỡng về lưu lượng giao thông, trách nhiệm kết nối hạ tầng của UBND TPHCM, chi phí đền bù tăng cao đã buộc phải bán lại cho UBND TPHCM, dự án nhà máy sản xuất ethanol Bình Phước giá thành cao không thể cạnh tranh được với các sản phẩm xăng dầu hóa thạch khiến dự án bị thua lỗ nặng, dự án nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả nhập khẩu thiết bị từ Trung Quốc hoạt động không ổn định, không đảm bảo chất lượng phải thường xuyên ngưng vận hành để sửa chữa và bảo dưỡng, dự án nhà máy gang thép Lào Cai sau hơn 4 năm triển khai xây dựng đang chậm tiến độ hơn một năm do nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực thi công, công tác giải phóng mặt bằng của dự án còn nhiều địa điểm chưa xong và đặc biệt việc cung cấp thiết bị của bên thứ 3 ở Trung Quốc còn chậm dẫn đến tiến độ xây dựng chung của dự án bị gián đoạn.


2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam

2.4.3.1. Các tổ chức tín dụng chưa có sự phân biệt về sự khác nhau giữa phương thức tài trợ dự án và các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các dự án đầu tư

Bằng chứng là trên các trang tin điện tử của nhiều ngân hàng có giới thiệu về sản phẩm TTDA, nhưng khi tìm hiểu kỹ về sản phẩm này thì thật ra đó là phương thức cho vay theo DAĐT hoặc cho vay hợp vốn theo lối truyền thống chứ không phải là sản phẩm TTDA theo đúng nghĩa của nó.

2.4.3.2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa có sự giải thích rõ ràng về sự khác nhau giữa phương thức tài trợ dự án với các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các dự án đầu tư.

Cụ thể là tại thông tư 42/2011/TT- NHNN ngày 15/12/2011của NHNNVN “Quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng” không có sự phân biệt rõ ràng về phương thức cho vay hợp vốn và đồng tài trợ.

2.4.3.3. Tiềm lực tài chính của nhiều tổ chức tín dụng ở Việt Nam còn yếu.

Để tham gia TTDA cho những DAĐT đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu lớn, các TCTD nhỏ chỉ có thể tham gia đồng tài trợ với các TCTD lớn của Việt Nam và các TCTD nước ngoài.

2.4.3.4. Chưa có bộ phận chuyên trách về tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam.

Mô hình tổ chức bộ phận tín dụng tại hầu hết các TCTD ở Việt Nam hiện nay không có bộ phận TTDA riêng biệt.

2.4.3.5. Năng lực thẩm định dự án đầu tư của các chuyên viên thẩm định còn nhiều hạn chế

Hạn chế về năng lực thẩm định DAĐT của các chuyên viên thẩm định của các TCTD ở Việt Nam không chỉ xảy ra trong hoạt động TTDA cho các DAĐT nói riêng, mà còn xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng cho các DAĐT nói chung.

2.4.3.6. Nợ xấu tăng cao, nền kinh tế chưa có dấu hiệu hồi phục và tâm lý e ngại rủi ro của các tổ chức tín dụng

Nợ xấu của các TCTD tăng cao đã dẫn đến tâm lý e ngại rủi ro của các TCTD khiến cho việc mở rộng tín dụng của các TCTD gặp rất nhiều khó khăn.

2.4.3.7. Hệ thống luật pháp có liên quan chưa có quy định về việc thành lập Công ty vay tín thác

Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp hoàn toàn không có quy định về loại hình Công ty vay tín thác (TBV) – một chủ thể tham gia vào TTDA do người được người khởi xướng lập trong những trường hợp mà người khởi xướng không thể thành lập DNDA đứng tên vay nợ TCTD.


CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN GÓP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM


3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 0 0

3.1.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực

3.1.2. Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại

3.1.3. Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh

3.1.4. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông

3.1.5. Xây dựng đô thị mới

3.1.6. Phát triển toàn diện các lĩnh vực xã hội hài hoà với phát triển kinh tế

3.1.7. Phát triển mạnh sự nghiệp y tế

3.1.8. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.1.9. Phát triển khoa học và công nghệ

3.1.10. Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường

3.2. ĐIỀU KIỆN ĐỂ VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

3.2.1. Đối với những người khởi xướng dự án

Trước hết, để có thể được các TCTD chấp nhận cấp tín dụng theo phương thức TTDA cho các DAĐT của những người khởi xướng, đòi hỏi những người khởi xướng dự án phải góp vốn hoặc cam kết góp vốn để thành lập DNDA.

Thêm nữa, để có thể được các TCTD chấp nhận tài trợ theo phương thức TTDA, yêu cầu đặt ra là những DAĐT của những người khởi xướng phải thật sự khả thi về phương diện tài chính, kinh tế và kỹ thuật.

Cuối cùng, các TCTD cũng sẽ thẩm định một cách chặt chẽ các báo cáo đánh giá tác động môi trường của người vay để tránh những hậu quả pháp lý về mặt môi trường có thể xảy ra.

3.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng

Trước hết, để có thể vận dụng được phương thức TTDA đòi hỏi các TCTD phải có khả năng huy động được nguồn vốn trung dài hạn để tài trợ cho các DAĐT.

Bên cạnh đó, các TCTD cũng cần có sự chuẩn bị về mặt tổ chức nhân sự để có thể chuyên môn hóa hoạt động tài trợ này.

Cuối cùng là để có thể vận dụng được phương thức TTDA, đòi hỏi các TCTD phải có sự chuẩn bị về mặt kỹ thuật nghiệp.


3.2.3. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

Trước hết về phía NHNNVN, cần có quy định rõ ràng về phương thức TTDA trong “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” và “Quy chế cấp tín dụng hợp vốn của TCTD đối với khách hàng”.

Mặt khác, chính phủ cũng cần sớm trình Quốc hội dự thảo luật sửa đổi một số điều của Luật doanh nghiệp (2005) theo hướng cho phép các nhà đầu tư được thành lập các công ty vay tín thác (TBV) để khuyến khích sự phát triển của TTDA.

3.3. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM

3.3.1. Nhóm giải pháp đối với người vay‌

3.3.1.1. Nghiên cứu soạn thảo dự án khả thi và thẩm định tính khả thi của dự án một cách nghiêm túc

3.3.1.2. Thuê các nhà tư vấn quản lý và vận hành dự án chuyên nghiệp

3.3.1.3. Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường khi thực hiện các dự án đầu tư

3.3.2. Giải pháp đối với các tổ chức tín dụng

3.3.2.1. Giải pháp về huy động vốn

Để có được nguồn vốn ổn định thực hiện tài trợ hoặc tham gia đồng tài trợ các DAĐT lớn, các TCTD phải tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn. Một trong những công cụ mà các TCTD có thể sử dụng để huy động được nguồn vốn dài hạn trong giai đoạn hiện nay là phát hành trái phiếu cho các đối tượng là các nhà đầu tư tổ chức, bao gồm các quỹ đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tiết kiệm. Đối tượng mua trái phiếu không chỉ giới hạn trong phạm vi các nhà đầu tư trong nước mà còn bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài như trường hợp của Vietinbank vừa được NHNNVN phê chuẩn chủ trương cho VietinBank phát hành 500 triệu USD trái phiếu ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu, các TCTD cũng có thể chủ động phát hành các công cụ nợ khác như kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn và thời gian đáo hạn dài với mức lãi suất hấp dẫn mà vẫn đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng cho các TCTD.

Ngoài hình thức huy động vốn từ phát hành các công cụ nợ nói trên, các TCTD cũng có thể cân nhắc thêm giải pháp huy động vốn thông qua phát hành thêm vốn cổ phần.

3.3.2.2. Giải pháp về tổ chức và đào tạo

Thứ nhất: Thành lập phòng ban hay bộ phận tài trợ dự án đồng thời thuê các chuyên gia, kỹ sư chuyên nghiệp

Tùy theo lĩnh vực hoạt động chuyên môn của mình mà các TCTD có thể xem xét lựa chọn mô hình tổ chức TTDA thích hợp dưới hình thức thành lập phòng ban hay bộ phận TTDA, đồng thời thuê mướn các chuyên gia và kỹ sư chuyên nghiệp.

Thứ hai: Thành lập bộ phận thu thập thông tin và chia sẻ thông tin thẩm định giữa các tổ chức tín dụng


Để có thể loại bỏ được những dự án kém khả thi về phương diện thị trường và kỹ thuật, các TCTD cần thành lập bộ phận thu thập và lưu trữ thông tin ở hai phương diện thị trường và kỹ thuật để giúp cho các cán bộ thẩm định có đủ thời gian và cơ sở để đưa ra được các kết luận khách quan về tính khả thi của dự án, tránh trường hợp các báo cáo thẩm định của các cán bộ thẩm định chỉ toàn dẫn lại các nguồn thông tin từ các DAĐT của người vay. Thông tin có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như các cơ quan truyền thông, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư vấn thông tin, các hiệp hội, ngành nghề, v.v.

Bên cạnh đó, để tận dụng được nguồn thông tin quý giá thu thập được, giúp các TCTD tiết kiệm được thời gian và chi phí, các TCTD cũng cần có sự hợp tác và chia sẻ thông tin với nhau trong quá trình thu thập và sử dụng. Cơ sở chia sẻ thông tin được thực hiện thông qua cơ chế xây dựng kho dữ liệu thông tin và cho phép các TCTD thành viên nào cũng có quyền truy cập và sử dụng các nguồn thông tin đã thu thập được.

Thứ ba: Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và chuyên viên thẩm định dự án

Để nâng cao trình độ cho cán bộ và chuyên viên thẩm định, các TCTD trước hết phải tổ chức được các khoá đào tạo cơ bản về lĩnh vực TTDA và nghiệp vụ thẩm định DAĐT, đặc biệt là những kinh nghiệm trong việc nhận biết và chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia trong TTDA.

3.3.2.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ

Thứ nhất: Đánh giá khả năng trả nợ của dự án dựa trên dòng

tiền.

Thẩm định hiệu quả tài chính dự án dựa trên dòng tiền có ưu điểm là

nó cho thấy được khả năng trả nợ thực tế của dự án, từ đó giúp cho các TCTD tài trợ định ra được các kỳ hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền sinh ra từ các DAĐT được tài trợ.

Nói cách khác, phương pháp thẩm định dự án dựa trên dòng tiền sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp thẩm định dự án dựa trên dòng thu nhập thuần1, bởi vì dòng thu nhập thuần không cho thấy được khả năng trả nợ thực tế của dự án.

Thứ hai: Hoàn thiện quy trình thẩm định hiệu quả tài chính DAĐT dựa trên dòng tiền

Từ việc xem xét quy trình thẩm định hiệu quả tài chính hiện nay tại các TCTD của Việt Nam, tác giả đề xuất áp dụng quy trình theo một trình tự chặt chẽ như sau

1. Bảng thông số;

2. Lịch đầu tư

2. Bảng tính doanh thu;

3. Bảng tính khấu hao;

4. Bảng tính giá thành:


1 Thu nhập thuần = Thu nhập sau thuế + Khấu hao + Lãi vay


a. Giá thành đơn vị chưa tính khấu hao;

b. Giá thành đơn vị đã tính khấu hao.

5. Bảng tính giá vốn hàng bán:

a. Giá vốn hàng bán chưa bao gồm khấu hao;

b. Giá vốn hàng bán đã bao gồm khấu hao.

6. Lịch vay và trả nợ;

7. Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh;

8. Bảng dự trù VLĐ;

9. Bảng dự toán dòng tiền dự án quan điểm Tổng đầu tư (TIPV);

a. Phương pháp trực tiếp;

b. Phương pháp gián tiếp.

10. Bảng dự toán dòng tiền quan điểm Vốn chủ sở hữu (EPV);

11. Bảng dự trù cân đối kế toán.

Thứ ba: Thẩm định kỹ càng khả năng góp vốn của những người khởi xướng dự án

Trong trường hợp một hoặc một nhóm các TCTD chấp thuận TTDA, họ cũng cần phải xem xét kỹ càng về năng lực góp vốn của các nhà đầu tư. Trong trường hợp các nhà đầu tư đã góp đủ vốn, họ phải cung cấp được bằng chứng về số vốn điều lệ ban đầu mà họ đã góp. Ngược lại, trong trường hợp họ chỉ mới góp được một phần vốn và có văn bản cam kết góp đủ vốn theo tiến độ thực hiện dự án, các TCTD chấp nhận tài trợ cũng cần yêu cầu các cổ đông hay thành viên sáng lập DNDA chứng minh về năng lực góp vốn của họ. Để hạn chế thấp nhất rủi ro chậm trễ hoàn thành dự án do năng lực tài chính yếu kém của các cổ đông hay thành viên sáng lập DNDA, các TCTD tài trợ nên thỏa thuận điều kiện giải ngân vốn vay sau khi chủ đầu tư đã giải ngân đủ phần vốn tham gia của họ cho dự án được tài trợ.

Thứ tư: Thuê các nhà quản lý và vận hành dự án chuyên nghiệp trong những trường hợp cần thiết

Để hạn chế được những rủi ro hoạt động trong quá trình vận hành và khai thác dự án đối với những dự án mà chủ đầu tư không đủ kinh nghiệm quản lý vận hành, tốt nhất các TCTD phải yêu cầu các chủ đầu tư tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn hoặc thông báo công khai trên các phương tiện truyền thông về việc tuyển dụng ứng viên đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn do chủ đầu tư đặt ra để giao quyền quản lý và điều hành cho họ.

Thứ năm: Nhận diện rủi ro và phân bổ rủi ro thích hợp cho các bên tham gia trong tài trợ dự án

Một trong những mấu chốt quyết định sự thành công của các khoản TTDA là việc nhận biết một cách đầy đủ những rủi ro có thể xảy ra trong một khoản TTDA và vấn đề chia sẻ rủi ro như thế nào giữa các bên tham gia. Từ những rủi ro đã được nhận biết, các bên tham gia sẽ tiến hành giảm thiểu những rủi ro này theo nguyên tắc phân bổ rủi ro cho bên tham gia nào có khả năng quản lý loại rủi ro đó tốt nhất.

3.3.2.4. Giải pháp về quảng bá sản phẩm mới

Để các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn và tổng công ty lớn của Việt Nam nhận biết được hết những lợi ích mà phương thức tài trợ


này mang lại cho họ, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn phương thức TTDA để thực hiện các cơ hội đầu tư của mình, các TCTD cần phải thực hiện thông tin và quảng bá về sản phẩm tài trợ mới của mình, quan trọng nhất là các TCTD phải cho các doanh nghiệp thấy được những lợi ích mà phương thức tài trợ này mang lại cho họ cũng như là những chi phí mà họ phải trả do việc TCTD đã chấp nhận rủi ro và tốn kém chi phí nhiều hơn khi chấp nhận TTDA cho các doanh nghiệp.

3.3.3. Các kiến nghị đối với các cơ quan quản lý

3.3.3.1. Kiến nghị Quốc hội sửa đổi Luật đấu thầu và ban hành Luật tư vấn

Việc Quốc Hội sớm thông qua đạo luật tư vấn sẽ giúp cho các chủ đầu tư và các TCTD hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra trong giai đoạn lập, thẩm định, thực hiện và vận hành dự án, chẳng hạn như không trung thực trong quá trình nghiên cứu soạn thảo và thẩm định dự án, sai sót chủ quan trong thiết kế, không tuân thủ những quy định của Nhà nước về tổ chức và xét thầu, không am hiểu về thiết bị và công nghệ của dự án, không nắm được hết các yêu cầu bảo vệ môi trường, không hoàn thành trách nhiệm tư vấn giám sát thi công, v.v gây thiệt hại về tài sản cho chủ đầu tư và các TCTD.

Luật đấu thầu cần được sửa đổi một cách toàn diện giúp bảo đảm được chất lượng công trình thi công theo đúng thiết kế được duyệt. Đối với các chủ đầu tư và các TCTD, đạo luật này cũng giúp cho họ hạn chế được những rủi ro do việc lựa chọn phải những nhà thầu kém năng lực tài chính, thiếu kinh nghiệm hoặc không đủ năng lực thi công những công trình lớn, đặc biệt đối với các DAĐT được các TCTD tham gia tài trợ.

3.3.3.2. Chính phủ cần có quy định rõ ràng về việc cho phép thành lập các Công ty vay tín thác

Để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho việc ra đời các TBV, một chủ thể tham gia vào TTDA ở Việt Nam trong trường hợp người khởi xướng (đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước) gặp khó khăn trong việc thành lập các doanh nghiệp mới, Chính phủ cũng cần phải có những quy định rõ ràng về loại hình doanh nghiệp này thông qua việc kiến nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung Luật doanh nghiệp hiện hành.

3.3.3.3. Chính phủ sớm trình Quốc Hội thông qua luật về mô hình đối tác công tư

Hiện nay mô hình PPP chỉ mới được thí điểm ở Việt Nam dựa trên cơ sở pháp lý chủ yếu là ‘Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công – tư”. Việc sớm ban hành luật PPP ở Việt Nam một mặt nhằm tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, mặt khác giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và các TCTD tham gia TTDA, qua đó cũng tạo điều kiện thuận lợi nhiều mặt để các TCTD trong và ngoài nước mạnh dạn tham gia, đồng thời cũng giúp đem lại sự thành công cho việc vận dụng và khuyến khích mô hình mới này tại Việt Nam trong thời gian tới.

3.3.3.4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần có quy định rõ ràng hoặc ban hành quy chế tài trợ dự án

Để tạo cơ sở pháp lý cần thiết cho hoạt động TTDA của các TCTD, NHNNVN cần bổ sung thêm những điều khoản quy định rõ ràng về phương

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí