Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 36


thức TTDA để các TCTD có cơ sở pháp lý thực hiện. Nếu xét thấy cần thiết, NHNNVN có thể ban hành hẳn một quy chế riêng, chẳng hạn như là “Quy chế TTDA của các TCTD đối với khách hàng”.

3.3.3.5. Chính phủ hỗ trợ đào tạo các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp

Đào tạo các nhà tư vấn và quản lý dự án chuyên nghiệp là một giải pháp hỗ trợ nhằm giúp giảm thiểu rủi ro trong quá trình xây dựng đối với chủ đầu tư và các TCTD tham gia tài trợ. Đó là những rủi ro do việc lựa chọn nhà thầu kém năng lực, không đảm bảo uy tín, rủi ro do sự thông đồng và móc ngoặc giữa tư vấn giám sát và nhà thầu, rủi ro chậm hoàn thành, chi phí vượt dự toán, v.v.


KẾT LUẬN VÀ GỢI MỞ HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Luận án đã cho thấy được sự khác nhau cơ bản giữa phương thức TTDA với các phương thức cấp tín dụng trung dài dạn truyền thống cho các DAĐT của các TCTD, cũng như là những lợi ích và bất lợi của từng phương thức cấp tín dụng truyền thống và phương thức TTDA đối với các bên tham gia. Từ đó giúp các TCTD phân biệt được sự khác nhau về các đặc điểm cơ bản giữa các phương thức này để các TCTD đưa ra được các quyết định cấp tín dụng hợp lý. Bên cạnh đó, mục đích nghiên cứu của luận án là để cho thấy rằng, phương thức TTDA là một trong những giải pháp tối ưu để thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong và ngoài nước, tham gia vào việc đầu tư phát triển CSHT của các quốc gia, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Mặt khác, mục đích nghiên cứu của luận án cũng nhằm phân tích khả năng vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam, đồng thời đề xuất các giải pháp cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển cho nền kinh tế Việt.

Với những mục đích nghiên cứu nói trên, luận án đã trình bày một cách có hệ thống cơ sở lý luận mang tính tổng quan về phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT. Phân tích tình hình vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2002 - 2012, đồng thời cho thấy những hạn chế đang tồn tại trong hoạt động TTDA tại các TCTD của Việt Nam, để từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền nhằm giúp cho các TCTD vận dụng và mở rộng được phương thức TTDA ở Việt Nam trong thời gian tới.

Về những kết quả đạt được, có thể chỉ ra được những điểm mới đạt được trong nghiên cứu của luận án như sau:

- Cho thấy được các TCTD ở Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ ràng về sự khác nhau giữa phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT thông qua việc quảng bá sản phẩm tín dụng trên các trang tin điện tử của chính các TCTD. Qua đó giúp cho các TCTD ở Việt Nam quảng bá sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế hơn;

- Cơ quan quản lý là NHNNVN cũng chưa có sự phân biệt về phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT trong “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” và “Quy chế cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng”. Qua đó, giúp cho NHNNVN có cơ sở để sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới;

- Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA sẽ góp phần tạo ra được những nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia như: khai thác tài nguyên, tạo ra tư bản,


chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đổi mới tư duy và thể chế kinh tế, v.v;

- Phân tích được khả năng vận dụng phương thức TTDA của từng loại hình TCTD ở Việt Nam;

- Cho thấy được thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian qua;

- Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020;

- Chỉ ra được các điều kiện cần thiết cho việc vận dụng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt nam trong thời gian tới;

- Các giải pháp được trình bày một cách đồng bộ và bám sát với thực trạng về năng lực thẩm định và thực hiện TTDA tại các TCTD ở Việt Nam;

- Các kiến nghị là cần thiết và khả thi và phù hợp với thực trạng hệ thống pháp luật có liên quan của Việt Nam.

Cuối cùng, một khi phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam phát triển đến một mức độ đủ cung cấp các dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu mối quan hệ tác động của TTDA đối với quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, thì việc nghiên cứu mối quan hệ này là một hướng nghiên cứu mang tính thực nghiệm tiếp theo đề tài nghiên cứu này.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Một số biện pháp nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng, Tạp chí ngân hàng (số 6/2000);

2. Vốn hóa lãi khi cho vay các dự án đầu tư, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng (số 3 + 4/2001);

3. Vấn đề cho vay trung dài hạn đối với tài sản lưu động thường xuyên, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng (số 11 + 12/2001);

4. Vốn lưu động là gì?, Tạp chí công nghệ ngân hàng (số 14/2007);

5. Bàn về hai quan điểm dự toán dòng tiền trong thẩm định dự án, Tạp chí công nghệ ngân hàng (số 44+45/2009);

6. Bàn về các phương pháp xác định nguồn trả nợ vay trung dài hạn trong thẩm định dự án, Tạp chí ngân hàng (số 12/2011);

7. Bàn về vốn lưu động trong thẩm định dự án đầu tư, Tạp chí công nghệ ngân hàng (số 74 tháng 5/2012);

8. Lợi ích và tiềm năng của tài trợ dự án ở Việt Nam, Tạp chí ngân hàng (số 10/2013).

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

----------oo0oo----------

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 36

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO


NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC


VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG PHƯƠNG THỨC TÀI TRỢ DỰ ÁN, GÓP PHẦN ĐẨY NHANH TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM


THÔNG TIN TÓM TẮT


VỀ NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN


Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62.34.02.01


Người hướng dẫn khoa học 1: TS. PHAN NGỌC MINH Người hướng dẫn khoa học 2: TS. NGUYỄN THỊ LOAN


TP. HỒ CHÍ MINH - 2013


NỘI DUNG NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Cho thấy được các TCTD ở Việt Nam chưa có sự phân biệt rõ ràng về sự khác nhau giữa phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT thông qua việc quảng bá sản phẩm tín dụng trên các trang tin điện tử của chính các TCTD. Qua đó giúp cho các TCTD ở Việt Nam quảng bá sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế hơn;

- Cơ quan quản lý là NHNNVN cũng chưa có sự phân biệt về phương thức TTDA và các phương thức cấp tín dụng trung dài hạn truyền thống cho các DAĐT trong “Quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng” và “Quy chế cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng”. Qua đó, giúp cho NHNNVN có cơ sở để sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan phù hợp với thông lệ quốc tế, nhằm tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian tới;

- Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA sẽ góp phần tạo ra được những nhân tố cơ bản của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia như: khai thác tài nguyên, tạo ra tư bản, chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đổi mới tư duy và thể chế kinh tế, v.v;

- Phân tích được khả năng vận dụng phương thức TTDA của từng loại hình TCTD ở Việt Nam;

- Cho thấy được thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong thời gian qua;

- Cho thấy được việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2020;

- Chỉ ra được những điều kiện cần thiết cho việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay;

- Các giải pháp được trình bày một cách đồng bộ và bám sát với thực trạng về năng lực thẩm định và thực hiện TTDA tại các TCTD ở Việt Nam;

- Các kiến nghị là cần thiết và khả thi và phù hợp với thực trạng hệ thống pháp luật có liên quan của Việt Nam.


Nghiên cứu sinh

(Ký ghi rõ họ tên)


Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc

Người hướng dẫn 1

(Ký ghi rõ họ tên)


TS. Phan Ngọc Minh

Người hướng dẫn 2

(Ký ghi rõ họ tên)


TS. Nguyễn Thị Loan

STATE BANK OF VIETNAM

BANKINH UNIVERSITY HO CHI MINH CITY

----------oo0oo----------

MINISTRY OF EDUCATION & TRAINING


NGUYEN HOANG VINH LOC


APPLYING AND EXTENDING PROJECT FINANCE METHOD, CONTRIBUTING TO ACCELERATE THE ECONOMIC DEVELOPMENT PROCESS OF VIETNAM


A SUMMARY OF INFORMATION ABOUT THE NEW POINTS OF THE THESIS


in Banking and Financial

Code: 62.34.02.01


Academic Supervisor 1: Dr. Phan Ngọc Minh Academic Supervisor 2: Dr. Nguyễn Thị Loan


HO CHI MINH CITY - 2013

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí