Cấu Trúc Sở Hữu Và Cấu Trúc Tài Trợ Dự Án Còn Đơn Giản‌


gia TTDA cho 3 DAĐT là Bắc Á và Đại Dương, các NHTM cổ phần còn lại tần suất tham gia TTDA chỉ từ 1 -2 DAĐT.

Ngoài ra, hiện chỉ mới có 2 công ty tài chính là công ty tài chính dầu khí (PVFC) và công ty tài chính điện lực (EVNFinance) tham gia TTDA từ 1 - 2 DAĐT. Bên cạnh đó, cũng chỉ mới có 2 ngân hàng liên doanh (Indovina và Vinasiam) trong tổng số 4 ngân hàng liên doanh hiện đang hoạt động tại Việt Nam tham gia TTDA và hiện chỉ có 1 ngân hàng 100% vốn nước ngoài là Shinhanvina trong tổng số 5 ngân hàng 100% vốn nước đang hoạt động tại Việt Nam tham gia TTDA.

Điều này cho thấy thực sự các TCTD ở Việt Nam chưa tham gia nhiều vào các khoản TTDA thời gian qua.

2.4.2.3. Cấu trúc sở hữu và cấu trúc tài trợ dự án còn đơn giản‌

Cụ thể là từ Bảng 2.5 trên đây cho thấy, những người khởi xướng dự án chỉ sử dụng có hai hình thức sở hữu DNDA là loại hình công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn để thực hiện các DAĐT được cấp tín dụng theo phương thức TTDA. Trong khi theo luật doanh nghiệp (2005) và luật đầu tư (2005) của Việt Nam thì các nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể thành lập nhiều loại hình doanh nghiệp để thực hiện DAĐT tại Việt Nam như: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong thực tế thì do loại hình doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn nên không thích hợp với đặc điểm TTDA là miễn truy đòi hay truy đòi giới hạn. Hình thức công ty hợp doanh thì thường được thành lập để kinh doanh các ngành nghề có điều kiện như: tư vấn luật, tư vấn thiết kế, tư vấn kế toán và kiểm toán, công chứng, v.v nên cũng rất ít khi được sử dụng trong các cấu trúc TTDA.

Mặt khác, cấu trúc TTDA được các TCTD trong và ngoài nước ở Việt Nam sử dụng để tài trợ cho các DAĐT theo phương thức TTDA cũng chỉ có ba cấu trúc phổ biến là: cấu trúc cho vay, cấu trúc BOT và cấu trúc đồng tài trợ mà chưa thấy có việc các TCTD sử dụng cấu trúc thanh toán sản phẩm và

116


cấu trúc cho thuê. Thực tiễn TTDA ở nhiều quốc gia cho thấy, cấu trúc thanh toán sản phẩm thường được sử dụng trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu hỏa và cấu trúc cho thuê thường được sử dụng để tài trợ cho lĩnh vực hàng hải và hàng không. Tuy nhiên, ở Việt Nam hầu như hai cấu trúc tài trợ này chưa được sử dụng mà phần lớn là sử dụng cấu trúc cho vay để tài trợ cho nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau.

2.4.2.4. Tỷ trọng vốn đầu tư theo phương thức tài trợ dự án còn thấp so với vốn đầu tư toàn xã hội và so với tổng sản phẩm nội địa‌

Cụ thể là từ Bảng 2.2 trên đây cho thấy, nếu so tổng mức đầu tư của các DAĐT được các TCTD tài trợ ở từng năm với tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở từng năm do Tổng cục thống kê Việt Nam công bố cho thấy rằng, tổng vốn đầu tư theo phương thức TTDA do các TCTD trong và ngoài nước tài trợ cho các DAĐT ở Việt Nam chiếm tỷ trọng rất ít so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở từng năm trong giai đoạn từ 2002 - 2012.

Bảng 2.9: Tỷ lệ giữa Tổng mức đầu tư các DAĐT được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng theo phương thức TTDA so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2002 – 2012

(Đơn vị: tỷ đồng)

Năm

Tổng mức đầu tư (TMĐT)

Vốn đầu tư toàn xã hội (VĐTTXH)

TMĐT so VĐTTXH (%)

GDP

theo giá thực tế

VĐTTXH

so GDP (%)

TMĐT

so GDP (%)

2002

7.240,32

200.145

3,62

535.762

37,36

1,35

2003

6.478,29

239.246

2,71

613.443

39,00

1,06

2005

669,00

343.135

0,19

839.211

40,89

0,08

2006

1.806,52

404.712

0,45

974.264

41,54

0,19

2007

4.550,00

532.093

0,86

1.143.715

46,52

0,40

2008

2.809,50

616.735

0,46

1.485.038

41,53

0,19

2009

25.225,04

708.826

3,56

1.658.389

42,74

1,52

2010

35.335,60

830.278

4,26

1.980.914

41,91

1,78

2011

78.123,05

877.850

8,90

2.535.008

34,63

3,08

2012

1.672,00

989.300

0,17

3.471.228

28,50

0,05

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 19

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả [80]

Nhìn vào Bảng 2.9 trên đây chúng ta thấy, tỷ trọng này đạt được cao nhất là vào năm 2011 (đạt 8,9%) và thấp nhất là ở năm 2012 vừa qua (tỷ trọng này chỉ đạt 0,17%). Mặt khác, nếu so với GDP thực tế từng năm thì tỷ lệ giữa

117


tổng mức đầu tư của các DAĐT được cấp tín dụng theo phương thức TTDA thấp hơn nhiều so với tỷ lệ giữa tổng vốn đầu tư toàn xã hội so với GDP ở từng năm trong giai đoạn từ năm 2002 – 2012. Tỷ lệ giữa tổng mức đầu tư của các DAĐT được các TCTD cấp tín dụng theo phương thức TTDA so với GDP thực tế ở Việt Nam cũng đạt được cao nhất là vào năm 2011 (3,08%) và thấp nhất vào năm 2012 vừa qua (0,05%). Điều này cho thấy hoạt động TTDA do các TCTD trong và ngoài nước thực hiện chưa có đóng góp nhiều vào quá trình tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Biểu đồ 2.2 dưới đây sẽ cho thấy diễn biến về tỷ lệ giữa tổng mức đầu tư của các DAĐT được các TCTD cấp tín dụng theo phương thức TTDA so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội ở từng năm trong giai đoạn từ 2002 – 2012:

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ giữa Tổng mức đầu tư các DAĐT được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng theo phương thức TTDA so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội từ 2002 - 2012

37,36

39,00

40,89 41,54

46,52

41,53 42,74 41,91

34,63

28,50

5

8,90

4,26

5

3,62

3,56

2,71

0,86

3,08

1

1,35

1,06

0,45

0,46

1,52 1,78

0,19

0

0,40

0,17

0,19 0,19

0,05

0

0,08

125 tỉ lệ %


2


TMĐT/VĐTTXH (%) VĐTTXH/GDP (%) TMĐT/GDP (%)


2002 2003 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả [80]

2.4.2.5. Xuất hiện rủi ro cho các tổ chức tín dụng tham gia tài trợ dự án‌

Như đã trình bày trong phần khái niệm TTDA, một trong những đặc điểm quan trọng của TTDA là các ngân hàng căn cứ chủ yếu vào tính khả thi và triển vọng thành công của dự án để quyết định TTDA, chứ không căn cứ


chủ yếu vào uy tín của những người khởi xướng như đối với các khoản cho vay theo DAĐT. Tuy nhiên, hiện nay tâm lý của các cán bộ và chuyên viên thẩm định DAĐT tại các TCTD nhìn chung đều rất chú trọng đến tài sản bảo đảm của người vay hơn là thẩm định chặt chẽ tính khả thi của DAĐT để ra quyết định cho vay hay TTDA. Chính điều này đã dẫn đến không ít rủi ro cho các TCTD khi thực hiện TTDA trong thời gian qua. Chẳng hạn như Dự án BOT Cầu Phú Mỹ do không thẩm định kỹ lưỡng về lưu lượng giao thông, trách nhiệm kết nối hạ tầng của UBND TPHCM chưa hoàn thành, chi phí đền bù tăng cao đã buộc chủ đầu tư phải bán dự án lại cho UBND TPHCM. Dự án nhà máy sản xuất ethanol Bình Phước giá thành cao không thể cạnh tranh được với các sản phẩm xăng dầu hóa thạch khiến dự án bị thua lỗ nặng. Dự án nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả nhập khẩu thiết bị từ Trung Quốc hoạt động không ổn định, không đảm bảo chất lượng phải thường xuyên ngưng vận hành để sửa chữa và bảo dưỡng. Dự án nhà máy gang thép Lào Cai sau hơn 4 năm triển khai xây dựng đang chậm tiến độ hơn một năm do nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực thi công, công tác giải phóng mặt bằng của dự án còn nhiều địa điểm chưa xong và đặc biệt việc cung cấp thiết bị của bên thứ 3 ở Trung Quốc còn chậm dẫn đến tiến độ xây dựng chung của dự án bị gián đoạn.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam‌

Từ những hạn chế đang tồn tại trong việc vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam thời gian qua như đã kể trên, có thể chỉ ra được những nguyên nhân chủ yếu sau đây để cho thấy được vì sao phương thức TTDA ở Việt Nam vẫn còn có những hạn chế như vậy:


2.4.3.1. Các tổ chức tín dụng chưa có sự phân biệt về sự khác nhau giữa phương thức tài trợ dự án và các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các dự án đầu tư‌

TTDA thực ra cũng là một trong những phương thức cấp tín dụng trung dài hạn cho các DAĐT của các TCTD. Tuy nhiên, do phương thức tài trợ này có nhiều điểm khác nhau cơ bản so với các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT (cho vay theo DAĐT, cho vay hợp vốn và CTTC), cho nên trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu và hoạt động ngân hàng ở các nước phát triển đã đi đến thống nhất với nhau và đã đưa ra rất nhiều khái niệm rõ ràng về TTDA, dùng để phân biệt với các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT, và nó được xem như là một trong những phương thức tài trợ phi truyền thống (TTDA hiện đại) cho các DAĐT của các ngân hàng ở các nước phát triển. Nói cụ thể hơn, đối với các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các DAĐT, các TCTD cho vay không hoàn toàn đặt niềm tin duy nhất vào tính khả thi của dự án và uy tín của những người khởi xướng mà chỉ chú trọng đến vấn đề tài sản bảo đảm hay các bảo lãnh của bên thứ ba. Trong khi đó thì đối với phương thức TTDA, các TCTD chỉ chú trọng đến tính khả thi và khả năng thực hiện thành công của các DAĐT được tài trợ. Khi đó, chính dòng tiền phát sinh từ các DAĐT được tài trợ trong tương lai đóng vai trò là nguồn trả nợ và tài sản của dự án (tài sản hình thành từ vốn vay) đóng vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay. Do vậy, quyết định tài trợ của các TCTD không dựa chủ yếu vào những hỗ trợ của người khởi xướng dự án cũng như là tư cách tín dụng của người vay (DNDA), do việc, DNDA chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên phần vốn chủ sở hữu của các cổ đông đã góp vào DNDA và khoản TTDA thường là không được truy đòi đối với những người khởi xướng dự án khi dự án đi vào hoạt động.

Ở Việt Nam hiện nay, các TCTD vẫn chưa có sự phân biệt và quảng bá các sản phẩm tín dụng tài trợ cho các DAĐT một cách rõ ràng như vậy. Bằng chứng là trên các trang tin điện tử của nhiều ngân hàng có giới thiệu về


sản phẩm TTDA, nhưng khi tìm hiểu kỹ về sản phẩm này thì thật ra đó là phương thức cho vay theo DAĐT hoặc cho vay hợp vốn theo lối truyền thống, chứ không phải là sản phẩm TTDA theo đúng nghĩa của nó. Chẳng hạn như trang thông tin điện tử của Agribank khi giới thiệu về sản phẩm đồng tài trợ, Agribank cho biết phương thức tài trợ sẽ là phương thức cho vay theo DAĐT là không chuẩn xác. Hay như sản phẩm TTDA trọn gói của Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPbank) được áp dụng cho cả các khách hàng truyền thống lẫn khách hàng mới thay vì sản phẩm TTDA chỉ áp dụng đối với các khách hàng mới mà thôi (khách hàng là DNDA mới được thành lập), v.v. Chính vì lý do này đã dẫn đến việc các TCTD chưa có sự chuẩn bị về mặt tổ chức và nhân sự cũng như chưa có sự chủ động trong việc tìm kiếm các DAĐT thật sự khả thi để cấp tín dụng bằng phương thức TTDA.

2.4.3.2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chưa có sự giải thích rõ ràng về sự khác nhau giữa phương thức tài trợ dự án với các phương thức cấp tín dụng truyền thống cho các dự án đầu tư‌

Cụ thể là tại thông tư 42/2011/TT- NHNN ngày 15/12/2011của NHNNVN “Quy định về việc cấp tín dụng hợp vốn của các TCTD đối với khách hàng” không có sự phân biệt rõ ràng về phương thức cho vay hợp vốn và đồng tài trợ. Cho vay hợp vốn được hiểu là việc có từ hai TCTD trở lên cùng hợp vốn để cho vay một hay một phần DAĐT và thường được áp dụng để hợp vốn cho vay đối với các DAĐT mở rộng hay DAĐT thay thế của các chủ đầu tư, trong khi đồng tài trợ được xem là một phương thức cấp tín dụng phi truyền thống cho các DAĐT, theo đó nhiều TCTD cùng tài trợ cho một DAĐT mới mà người vay là DNDA mới được thành lập để quản lý và vận hành các DAĐT được các TCTD tài trợ. Chính vì chưa có sự phân biệt rõ ràng như vậy về phía cơ quan quản lý là NHNNVN, cho nên các TCTD ở Việt Nam cũng chưa có sự chuẩn bị và quảng bá các sản phẩm tín dụng tài trợ cho các DAĐT một cách chuẩn xác và rõ ràng như ở các nước phát triển.


2.4.3.3. Tiềm lực tài chính của nhiều tổ chức tín dụng ở Việt Nam còn yếu‌

Như đã đề cập ở chương 1, phương thức TTDA thường được sử dụng để tài trợ cho các DAĐT thuộc lĩnh vực CSHT, lĩnh vực năng lượng, dầu khí, v.v là những lĩnh vực thường đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu rất lớn. Các DAĐT ở những lĩnh vực này thường cần số đầu tư ban đầu rất lớn, ít nhất cũng vài chục triệu đến hàng trăm triệu USD, thậm chí có DAĐT có nhu cầu vốn đầu tư lên đến hàng tỷ hoặc vài chục tỷ USD như các DAĐT xây dựng đường cao tốc, nhá máy điện, lọc hóa dầu, tàu điện cao tốc, v.v. Với những DAĐT đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu khá lớn như vậy sẽ khó có TCTD nào ở Việt Nam có thể một mình tự đứng ra cấp tín dụng bằng phương thức TTDA, do quy mô vốn tự có của nhiều TCTD ở Việt Nam rất thấp và khả năng huy động được số vốn lớn của các TCTD này không cao. Do đó, để tham gia TTDA cho những DAĐT đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu lớn như vậy, các TCTD nhỏ chỉ có thể tham gia đồng tài trợ với các TCTD lớn của Việt Nam và các TCTD nước ngoài. Điều này rõ ràng là đã làm hạn chế khả năng độc lập TTDA hoặc đóng vai trò làm đầu mối đồng tài trợ cho nhiều khoản TTDA lớn của các TCTD ở Việt Nam.

2.4.3.4. Chưa có bộ phận chuyên trách về tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam‌

Mô hình tổ chức bộ phận tín dụng tại hầu hết các TCTD ở Việt Nam hiện nay không có bộ phận TTDA riêng biệt ngoại trừ Vietcombank có phòng đầu tư dự án. Tuy nhiên, Vietcombank cũng chỉ thành lập phòng đầu tư dự án tại Sở giao dịch và hai chi nhánh lớn ở Hà Nội và TPHCM. Ngay cả BIDV là ngân hàng có nhiều khoản cho vay DAĐT lớn cũng chỉ có phòng khách hàng doanh nghiệp 2 tại các Sở giao dịch chịu trách nhiệm thẩm định các DAĐT của các tập đoàn và tổng công ty chứ chưa có phòng hay bộ phận TTDA. Các TCTD còn lại hầu như không có TCTD nào có phòng hay bộ phận TTDA. Điều này cũng làm hạn chế đi rất nhiều khả năng vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TDTD này trong thời gian tới.


2.4.3.5. Năng lực thẩm định dự án đầu tư của các chuyên viên thẩm định còn nhiều hạn chế‌

Hạn chế về năng lực thẩm định DAĐT của các chuyên viên thẩm định của các TCTD ở Việt Nam không chỉ xảy ra trong hoạt động TTDA cho các DAĐT nói riêng, mà còn xảy ra trong hoạt động cấp tín dụng cho các DAĐT nói chung. Chính vì bị hạn chế về năng lực thẩm định DAĐT đã dẫn đến chất lượng các báo cáo thẩm định của các chuyên viên thẩm định không cao. Các chuyên viên thẩm định không thể chỉ ra được những điểm còn chưa được sáng tỏ và chưa khả thi trong cáo báo cáo nghiên cứu khả thi của người vay. Phần lớn các chuyên viên thẩm định chỉ dựa vào nguồn thông tin từ dự án và có rất ít các thông tin được thu thập để tiến hành công tác thẩm định. Hơn nữa, rất nhiều chuyên viên thẩm định còn chưa rành về quy trình thẩm định hiệu quả tài chính của một DAĐT là như thế nào. Họ cũng có rất ít kinh nghiệm hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của các DAĐT đang thẩm định để đánh giá được xu hướng phát triển trong tương lai của ngành nghề kinh doanh đó, nhằm để chủ động hạn chế và ngăn ngừa rủi ro. Mặt khác, các kiến thức và hiểu biết về kỹ thuật công nghệ sử dụng trong các DAĐT thẩm định cũng rất mơ hồ. Cuối cùng là có rất nhiều báo cáo thẩm định đã bỏ qua một nội dung quan trọng là các kỹ thuật phân tích rủi ro và việc tiến hành phân bổ những rủi ro này như thế nào để giảm thiểu những thiệt hại cho các nhà tài trợ cũng không được thực hiện đầy đủ.

2.4.3.6. Nợ xấu tăng cao, nền kinh tế chưa có dấu hiệu hồi phục và tâm lý e ngại rủi ro của các tổ chức tín dụng‌

Nợ xấu của các TCTD tăng cao được ví như “cục máu đông” làm tắt nghẽn dòng vốn tín dụng lưu thông trong nền kinh tế. Theo số liệu được NHNNVN đưa ra tại hội nghị tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2012 thì tính đến ngày 31/12/2012, tỷ lệ nợ xấu của các TCTD chiếm khoảng 8% tổng dư nợ tín dụng của các TCTD. Tuy nhiên, theo ước tính của tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating thì tỷ lệ nợ xấu ở Việt Nam vào khoảng 13% tổng dư nợ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022