Dự Toán Kết Quả Kinh Doanh Hàng Năm Của Dự Án‌

139


việc thẩm định tính khả thi ở phương diện kỹ thuật của dự án và theo dõi tiến trình kỹ thuật của dự án ở giai đoạn thực hiện và vận hành. Điều này sẽ khắc phục được hạn chế hiện nay của các cán bộ thẩm định là không đủ kiến thức và kinh nghiệm để thẩm định tính khả thi ở phương diện kỹ thuật của các DAĐT. Kinh nghiệm của các ngân hàng có hoạt động TTDA ở các nước phát triển cho thấy, nhiều khi cán bộ của phòng TTDA là những chuyên gia và kỹ sư có bề dày kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực kỹ thuật còn nhiều hơn ở lĩnh vực TTDA. Nếu không thể hoặc xét thấy chưa cần thiết phải tuyển dụng đội ngũ này, nhất thiết các TCTD phải thuê các chuyên gia và kỹ sư tư vấn kỹ thuật để hỗ trợ cho quá trình thẩm định tính khả thi ở phương diện kỹ thuật của dự án.

Thứ hai: Thành lập bộ phận thu thập thông tin và chia sẻ thông tin thẩm định giữa các tổ chức tín dụng

Một trong những khó khăn hiện nay đối với các cán bộ thẩm định là thiếu hẳn thông tin về các ngành nghề của dự án trong quá trình thẩm định, cho nên các cán bộ thẩm định thường không có đủ bằng chứng và cơ sở để phản biện lại những kết quả nghiên cứu không đáng tin cậy trong các DAĐT của các chủ đầu tư. Để có thể loại bỏ được những DAĐT kém khả thi về phương diện thị trường và kỹ thuật, các TCTD cần thành lập bộ phận thu thập và lưu trữ thông tin ở hai phương diện này để giúp cho các cán bộ thẩm định có đủ thời gian và cơ sở để đưa ra được các kết luận khách quan về tính khả thi của dự án, tránh trường hợp các báo cáo thẩm định của các cán bộ thẩm định chỉ toàn dẫn lại các nguồn thông tin từ các DAĐT của người vay. Thông tin có thể thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau như các cơ quan truyền thông, các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tư vấn thông tin, các hiệp hội, ngành nghề, v.v.

Các thông tin cần thu thập bao gồm:

Thông tin về mức cầu sản phẩm đầu ra của dự án hiện tại trên thị trường. Các dự báo về tốc độ tăng trưởng mức cầu trong tương lai;

140


Thống kê về lượng cung ứng sản phẩm đầu ra của dự án hiện tại trên thị trường. Dự kiến mức cung gia tăng trong thời gian tới khi các dự án cùng ngành được đưa vào vận hành chính thức;

Thông tin về kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng chiến lược trong thời gian qua và dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng này trong thời gian tới, điều kiện và tiêu chuẩn nhập khẩu từng mặt hàng của các quốc gia cụ thể;

Thông tin về giá cả hiện tại trên thị trường và dự báo về giá cả các mặt hàng trong thời gian tới;

Định hướng và kế hoạch đầu tư các mặt hàng trong từng thời kỳ;

Thông tin về giá cả, đời công nghệ, các nguồn cung cấp và công suất thiết kế của máy móc thiết bị, v.v.

Bên cạnh đó, để tận dụng được nguồn thông tin quý giá thu thập được, giúp các TCTD tiết kiệm được thời gian và chi phí, các TCTD cũng cần có sự hợp tác và chia sẻ thông tin với nhau trong quá trình thu thập và sử dụng. Cơ sở chia sẻ thông tin được thực hiện thông qua cơ chế xây dựng kho dữ liệu thông tin và cho phép các TCTD thành viên nào cũng có quyền truy cập và sử dụng các nguồn thông tin đã thu thập được.

Thứ ba: Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và chuyên viên thẩm định dự án

Các quyết định TTDA chỉ dựa trên tính khả thi và triển vọng thành công của dự án. Do vậy, cần phải bảo đảm được chất lượng công tác thẩm định DAĐT và điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm của cán bộ và chuyên thẩm định. Để nâng cao trình độ cho cán bộ và chuyên viên thẩm định, các TCTD trước hết phải tổ chức được các khoá đào tạo cơ bản về lĩnh vực TTDA và nghiệp vụ thẩm định DAĐT, đặc biệt là những kinh nghiệm trong việc nhận biết và chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia trong TTDA. Bên cạnh đó, các TCTD cũng cần khuyến khích cán bộ và chuyên viên

141


thẩm định tham gia thêm các khoá đào tạo bên ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách tạo điều kiện về thời gian và hỗ trợ kinh phí đào tạo. Các cán bộ và chuyên viên thẩm định dự án nên lựa chọn các khóa học chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho người học thông qua việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ thẩm định (Excel, Crystal Ball, v.v), thảo luận và giải quyết tình huống thực tế, đồng thời chia sẻ cho người học những kỹ năng làm việc nhóm bổ ích. Do TTDA là lĩnh vực hoạt động ngân hàng còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì thế các TCTD nên ưu tiên mời các giảng viên là các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm ở các nước phát triển thông qua sự giới thiệu của WB hoặc các TCTD có uy tín trong nước. Các TCTD cũng có thể cử cán bộ và chuyên viên thẩm định của mình tham gia cùng với các cán bộ và chuyên viên thẩm định của các TCTD nước ngoài hay các TCTD lớn trong nước trong các dự án được đồng tài trợ, để họ có điều kiện học hỏi được những kinh nghiệm bổ ích từ các TCTD đã có nhiều năm thực hiện TTDA ở nhiều quốc gia đang phát triển hoặc những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam.

Cuối cùng, để làm tốt công việc thẩm định, cán bộ và chuyên viên thẩm định ngoài việc trang bị kỹ năng, nắm vững quy trình còn phải thường xuyên cập nhật các quy định và chính sách của Nhà nước có liên quan đến định hướng, quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ, các quy định về kiến trúc, xây dựng, bảo vệ môi trường, đấu thầu, chế độ tài chính kế toán hiện hành về dự toán và quyết toán vốn đầu tư, v.v.

3.3.2.3. Giải pháp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ‌

Thứ nhất: Đánh giá khả năng trả nợ của dự án dựa trên dòng

tiền.

Không phải không có chủ ý khi mà các khái niệm về TTDA đã nhấn

mạnh đến tầm quan trọng của việc thẩm định dự án dựa trên dòng tiền (cash flow) đối với các nhà tài trợ. Thẩm định hiệu quả tài chính dự án dựa trên dòng tiền có ưu điểm là nó cho thấy được khả năng trả nợ thực tế của dự án, từ đó


giúp cho các TCTD tài trợ định ra được các kỳ hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền sinh ra từ các DAĐT được tài trợ.

Nói cách khác, phương pháp thẩm định dự án dựa trên dòng tiền sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp thẩm định dự án dựa trên dòng thu nhập thuần5, bởi vì dòng thu nhập thuần không cho thấy được khả năng trả nợ thực tế của dự án.

Để có thể hiểu được rõ ràng hơn về ưu điểm của phương pháp thẩm định dự án dựa trên dòng tiền trong việc đánh giá khả năng trả nợ của dự án, chúng ta hãy xem xét ví dụ sau:

Giả sử một DAĐT mua sắm thiết bị có nguyên giá là 10 tỷ đồng. Thời gian khấu hao của thiết bị là 5 năm và thiết bị sẽ được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Qua thẩm định, ngân hàng chấp nhận tài trợ 72% chi phí đầu tư thiết bị với lãi suất là 12% năm. Thời gian trả nợ gốc là 3 năm theo phương thức trả nợ gốc đều nhau mỗi năm. Dự toán cho thấy thiết bị này sẽ mang lại doanh thu hàng năm cho chủ đầu tư là 10 tỷ đồng, đồng thời chi phí hoạt động (bằng tiền) hàng năm của dự án là 5 tỷ đồng. Thuế suất thuế thu nhập là 25%.

Với những thông tin giả định này chúng ta có thể thiết lập lịch trả nợ dự kiến và dự báo kết quả kinh doanh hàng năm của dự án này như sau:

Bảng 3.1: Lịch trả nợ

Đơn vị: triệu đồng


Năm

0

1

2

3

Dư nợ đầu kỳ


7.200

4.800

2.400

Trả lãi


864

576

288

Trả gốc


2.400

2.400

2.400

Trả gốc và lãi


3.264

2.976

2.688

Dư nợ cuối kỳ

7.200

4.800

2.400

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 22



5 Thu nhập thuần = Thu nhập sau thuế + Khấu hao + Lãi vay


Bảng 3.2: Dự toán kết quả kinh doanh hàng năm của dự án‌

Đơn vị: triệu đồng


Năm

1

2

3

4

5

Doanh thu

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

Chi phí hoạt động

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

Khấu hao

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

Lãi vay

864

576

288

-

-

Thu nhập trước thuế

2.136

2.424

2.712

3.000

3.000

Thuế thu nhập

534

606

678

750

750

Thu nhập sau thuế

1.602

1.818

2.034

2.250

2.250

Giả sử theo thỏa thuận thì ngân hàng sẽ lấy dòng tiền sinh ra từ hoạt động (100% khấu hao cộng 50% thu nhập sau thuế hàng năm) để trả nợ gốc cho ngân hàng. Khi đó, chúng ta có thể lập được bảng cân đối nguồn trả nợ (gốc và lãi) hàng năm của dự án như sau:


Bảng 3.3: Cân đối nguồn trả nợ hàng năm của dự án

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

0

1

2

3

Thu nhập sau thuế


801

909

1.017

Khấu hao


2.000

2.000

2.000

Lãi vay


864

576

288

Nguồn trả nợ


3.665

3.485

3.305

Trả lãi


864

576

288

Trả gốc


2.400

2.400

2.400

Cân đối nguồn trả nợ


401

509

617

Từ Bảng 3.3 trên đây cho thấy nguồn trả nợ hàng năm của dự án đủ trả hết nợ gốc và lãi hàng năm của dự án. Cụ thể là nguồn trả nợ còn dư lại sau mỗi năm từ năm 1 đến năm 3 lần lượt là 401, 509 và 617 triệu đồng.

Phương pháp xác định nguồn trả nợ như trên có nhược điểm là nó không tính đến nhu cầu VLĐ tăng thêm hàng năm của dự án, do đó dễ dẫn đến nhiều trường hợp TCTD định sai các kỳ hạn trả nợ cho khách hàng. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này bằng việc đặt ra các giả định về các hạng mục của VLĐ trong giai đoạn hoạt động của dự án như sau:


Tiền tối thiểu cần phải duy trì chiếm khoảng 10% doanh thu;

Các khoản phải thu chiếm 30% doanh thu;

Hàng tồn kho khoảng 20% chi phí hoạt động;

Các khoản phải trả chiếm 30% chi phí hoạt động.

Với những thông tin giả định này, chúng ta sẽ thiết lập được bảng dự trù VLĐ hàng năm của dự án như sau:

Bảng 3.4: Dự trù VLĐ hàng năm của dự án

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

1

2

3

4

5

Tiền tối thiểu

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

Các khoản phải thu

3.000

3.000

3.000

3.000

3.000

Hàng tồn kho

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

Các khoản phải trả

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

VLĐ

3.500

3.500

3.500

3.500

3.500

Từ Bảng 3.2 và Bảng 3.4 chúng ta có thể dự toán được dòng tiền ròng từ hoạt động kinh doanh hàng năm của dự án và xác định chỉ số khả năng thanh toán nợ (DSCR) hàng năm của dự án như sau:

Bảng 3.5: Dự toán dòng tiền hoạt động hàng năm của dự án

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

1

2

3

4

5

6

Thu nhập sau thuế

1.602

1.818

2.034

2.250

2.250


Khấu hao

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000


Lãi vay

864

576

288

-

-


Thay đổi VLĐ

3.500

-

-

-

-

(3.500)

Dòng tiền hoạt động

966

4.394

4.322

4.250

4.250

3.500

DSCR

0.30

1.48

1.61




Rõ ràng là với lượng tiền ròng thu được ở năm thứ 1 chỉ có 966 triệu đồng nên không thể trả đủ nợ gốc và lãi vay ở năm thứ 1 theo như lịch trả nợ ở Bảng 3.1 là 3.264 triệu đồng, dẫn đến chỉ số khả năng trả nợ (DSCR) ở năm này chỉ đạt tỷ lệ là 0,3 trong khi theo yêu cầu thì chỉ số này phải lớn hơn 1. Do đó, ngân hàng phải cấu trúc lại lịch trả nợ. Chẳng hạn như trong trường hợp này, ngân hàng có thể chấp nhận ân hạn gốc cho khách hàng ở năm hoạt động


thứ nhất và chỉ thu nợ lãi do dòng tiền hoạt động sinh ra ở năm này chỉ đủ để trả lãi vay. Khi đó lịch trả nợ đã được cấu trúc lại như sau:

Bảng 3.6: Lịch vay và trả nợ vay hàng năm trường hợp ân hạn gốc

Đơn vị: Triệu đồng

Năm

0

1

2

3

Dư nợ đầu kỳ


7.200

7.200

3.600

Trả lãi


864

864

432

Trả gốc



3.600

3.600

Trả gốc và lãi


864

4.464

4.032

Dư nợ cuối kỳ

7.200

7.200

3.600

-

Do dự án được ân hạn trả nợ gốc ở năm hoạt động thứ 1 dẫn đến làm tăng lãi vay phải trả ở năm hoạt động thứ 2 và thứ 3, đồng nghĩa với thu nhập chịu thuế giảm tương ứng ở 2 năm này. Nói cách khác, dòng tiền hoạt động trong trường hợp có ân hạn sẽ tăng thêm một khoản bằng khoản tiết kiệm thuế6 so với dòng tiền hoạt động trong trường hợp dự án không được ân hạn trả nợ gốc ở năm hoạt động thứ 1:

Bảng 3.7: Dự toán dòng tiền hoạt động trong trường hợp có ân hạn trả nợ gốc ở năm hoạt động thứ 1

Đơn vị: triệu đồng

Năm

1

2

3

4

5

6

Dòng tiền hoạt động

(không ân hạn)


966


4.394


4.322


4.250


4.250


3.500

Tiết kiệm thuế

0

72

36




Dòng tiền hoạt động (có ân hạn)


966


4.466


4.358


4.250


4.250


3.500

DSCR

1.12

1.00

1.08




Từ Bảng 3.7 trên đây cho thấy chỉ số DSCR ở những năm trả nợ đều lớn hơn 1 đồng nghĩa với việc dòng tiền hoạt động sinh ra hàng năm từ dự án đủ trả cho những khoản nợ gốc và lãi như đã dự kiến ở Bảng 3.6.

Nói tóm lại, qua ví dụ minh họa trên đây đã cho thấy rằng phương pháp thẩm định dự án dựa trên dòng thu nhập thuần rõ ràng là không cho thấy


6 Tiết kiệm thuế = (Lãi vay trường hợp có ân hạn – Lãi vay trường hợp không ân hạn)* Thuế suất thuế thu nhập


được khả năng trả nợ thực tế của các DAĐT, từ đó dẫn đến việc các TCTD đã định kỳ hạn trả nợ không phù hợp với khả năng trả nợ thực tế của dự án được tài trợ. Phương pháp thẩm định dự án dựa trên dòng tiền có ưu điểm là nó cho thấy được khả năng trả nợ thực tế của các DAĐT, giúp cho các TCTD định ra được các kỳ hạn trả nợ phù hợp với khả năng trả nợ thực tế của các DAĐT.

Thứ hai: Hoàn thiện quy trình thẩm định hiệu quả tài chính DAĐT dựa trên dòng tiền

Như chúng ta đã biết, một trong những yếu tố quan trọng để các TCTD đưa ra quyết định TTDA là họ phải nhìn thấy được triển vọng thành công của dự án, chứ không phải là uy tín của những người khởi xướng dự án, bởi vì DNDA là loại hình doanh nghiệp chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn góp ban đầu của những người khởi xướng vào DNDA. Nói cách khác, việc đánh giá được chính xác hiệu quả tài chính của dự án đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc đưa ra các quyết định TTDA của các TCTD.

Nhìn chung thì quy trình hướng dẫn thẩm định hiệu quả tài chính của các TCTD của Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập cần phải được hoàn thiện. Chẳng hạn như quy trình chưa bao quát được đầy đủ hết các DAĐT trong thực tế (dự án cung ứng dịch vụ hay sản xuất kinh doanh hàng hóa), hướng dẫn việc thiết lập các bảng tính chưa chuẩn xác, chưa hướng dẫn về việc xác định lãi suất chiết khấu để đánh giá về hiệu quả tài chính của các DAĐT.

Từ việc xem xét quy trình thẩm định hiệu quả tài chính hiện nay tại các TCTD của Việt Nam, tác giả đề xuất áp dụng quy trình theo một trình tự chặt chẽ như sau

1. Bảng thông số;

2. Lịch đầu tư

2. Bảng tính doanh thu;

3. Bảng tính khấu hao;

4. Bảng tính giá thành:

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí