Tình Hình Mở Rộng Ttda Tại Các Tctd Ở Việt Nam‌


như vậy, năm giảm nhiều nhất là năm 2012 (giảm 97%) và năm giảm thấp nhất là năm 2008 (giảm 8%).

Bảng 2.2: Tình hình mở rộng TTDA tại các TCTD ở Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng



Năm


Số lượng DAĐT

Tỷ lệ tăng giảm số

lượng DAĐT (%)


Mức cho vay

Tỷ lệ tăng giảm mức

cho vay (%)

2002

1

-

5.128,56

-

2003

1

0

628,96

-88

2005

1

0

180,63

-71

2006

1

0

1.264,56

600

2007

4

300

2.060,10

63

2008

2

-50

1.890,00

-8

2009

9

350

9.901,38

424

2010

12

33

22.785,70

130

2011

6

-50

43.994,84

93

2012

1

-83

1.338,57

-97

Cộng

38


89.173,30


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 301 trang tài liệu này.

Vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án, góp phần đẩy nhanh tiến trình phát triển kinh tế Việt Nam - 16

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [78]

2.3.3. Phân tích chung thực trạng vận dụng và mở rộng phương thức tài trợ dự án tại các tổ chức tín dụng ở Việt Nam từ 2002-2012‌

Như đã nói trên, phương thức TTDA đã được các TCTD ở Việt Nam thực hiện từ hơn 10 năm trở lại đây. Từ việc nghiên cứu tình hình vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2012 vừa qua cho thấy, có khoảng 38 DAĐT được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng bằng phương thức TTDA. Thông tin về ngành nghề kinh doanh của DAĐT, tổng mức đầu tư, số tiền tài trợ, TCTD tài trợ và những người khởi xướng dự án được tổng hợp một cách chi tiết ở phụ lục 5 của luận án này. Từ bảng số liệu tổng hợp này có thể phân tích cụ thể hơn về tình hình vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam trong khoảng thời gian này như sau:


2.3.3.1. Về ngành nghề được tài trợ

Tình hình vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam được thể hiện chi tiết qua Bảng 2.3 dưới đây. Từ Bảng 2.3 này cho thấy, các DAĐT ngành điện được các TCTD ở Việt Nam cấp tín dụng bằng phương thức TTDA nhiều nhất (đạt 15 DAĐT, chiếm tỷ trọng 39,47% về mặt số lượng và 68,51% về số tiền tài trợ). Kế tiếp là các DAĐT ngành kinh doanh khách sạn cao cấp (có 4 DAĐT được tài trợ, chiếm tỷ trọng 10,53% về mặt số lượng và 2,48% về số tiền tài trợ). Các ngành khác như trung tâm thương mại và cao ốc văn phòng cho thuê, thực phẩm, xi măng, sắt thép và cầu đường, mỗi ngành có 3 DAĐT được tài trợ. Các ngành như xăng dầu có 2 DAĐT được tài trợ và ngành bất động sản, nguyên liệu, mỗi ngành chỉ có 1 DAĐT được tài trợ. Qua đó cho thấy, cũng như ở nhiều nước trên thế giới, phương thức TTDA cũng được các TCTD ở Việt Nam sử dụng để tài trợ chủ yếu cho các DAĐT thuộc lĩnh vực CSHT kỹ thuật và dịch vụ như nhà máy điện, cầu đường, khách sạn, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, v.v.

Trong số các DAĐT được tài trợ theo ngành nghề như trên có thể nhận thấy rằng, chỉ trừ 3 năm là từ năm 2004 – 2006 không có DAĐT nào thuộc ngành điện được tài trợ, trong khi các năm còn lại trong khoảng thời gian từ 2002 – 2012, mỗi năm có ít nhất 1 DAĐT thuộc ngành điện được tài trợ. Năm có nhiều DAĐT thuộc ngành điện được tài trợ là vào các năm 2007, 2009 và 2011 (3 DAĐT được tài trợ). Năm 2008 có 2 DAĐT thuộc ngành điện được tài trợ.

Các DAĐT khách sạn được các TCTD tài trợ vào các năm 2007 (1 DAĐT), năm 2010 (2 DAĐT) và năm 2011 (1 DAĐT). Các DAĐT thuộc các ngành kinh doanh còn lại được các TCTD cấp tín dụng theo phương thức TTDA thì nhìn chung, thỉnh thoảng được các TCTD tài trợ và việc tài trợ này thì xảy ra không đồng đều nhau giữa các năm. Chẳng hạn như các DAĐT ngành xi măng được các TCTD tài trợ mỗi năm 1 DAĐT và xảy ra vào các năm 2005, 2009 và 2010. Trong khi các DAĐT ngành sắt thép thì được các


TCTD tài trợ 1 DAĐT vào năm 2011 và 2 DAĐT vào năm 2009. Cá biệt các DAĐT bất động sản và sản xuất nguyên liệu trong hơn 10 năm chỉ có 1 DAĐT được tài trợ.

Bảng 2.3: Các ngành nghề được tài trợ‌

Đơn vị: tỷ đồng


TT

Ngành

Số lượng DAĐT

Tổng mức đầu tư

Mức cho vay

Tỷ lệ cho vay (%)

1

Điện

15

98.330,36

61.091,63

62,13

2

Khách sạn

4

4.590,00

2.209,10

48,13

3

Xi măng

3

4.549,00

2.140,63

47,06

4

Trung tâm thương

mại, Văn phòng

3

9.046,14

4.248,68

46,97

5

Thực phẩm

3

20.208,10

3.640,93

18,02

6

Cầu đường

3

6.603,52

4.692,56

71,06

8

Thép

3

7.819,20

2.977,00

38,07

7

Xăng dầu

2

8.977,00

5.701,81

63,52

9

Bất động sản

1

1.500,00

846,00

56,40

10

Nguyên liệu

1

2.286,00

1.624,97

71,08


Cộng

38

163.909,31

89.173,30

54,40

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [78]

Về tỷ lệ cho vay thì có thể nhận thấy rằng, các DAĐT ngành cầu đường và sản xuất nguyên vật liệu có tỷ lệ cho vay cao nhất (đạt khoảng 71% so với tổng mức đầu tư của các dự án) và tỷ lệ cho vay đạt thấp nhất là ở ngành kinh doanh thực phẩm (chỉ đạt khoảng 18% so với tổng mức đầu tư của các dự án). Tỷ lệ cho vay giữa các ngành nghề cũng phân bố không đều nhau.

2.3.3.2. Về phương thức tài trợ

Tình hình vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam theo phương thức tài trợ (TTDA hay đồng tài trợ) được thể hiện chi tiết qua Bảng 2.4 dưới đây. Từ Bảng 2.4 này cho thấy có 15 DAĐT được thực hiện theo phương thức TTDA với chỉ một TCTD thực hiện tài trợ và có đến 23 DAĐT được các TCTD cùng tham gia đồng tài trợ (chiếm tỷ trọng 60,53% về mặt số lượng và 80,48% về số tiền tài trợ). Điều này cho thấy, nhu cầu vốn tài trợ cho các DAĐT là khá lớn nên cần có nhiều TCTD tham gia đồng tài trợ.


Trong số 15 DAĐT được 1 TCTD tài trợ, có tới 9 DAĐT được các NHTM nhà nước thực hiện, VDB thực hiện TTDA cho 4 DAĐT, còn lại 2 DAĐT do các NHTM cổ phần thực hiện. Đối với 23 DAĐT được các TCTD tham gia đồng tài trợ, các ngân hàng nước ngoài tham gia đồng tài trợ được 6 DAĐT, các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần cũng tham gia đồng tài trợ với nhau được 5 DAĐT. Bên cạnh đó, các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần cũng tham gia đồng tài trợ trong khối với nhau được 3 DAĐT. Ngoài ra cũng có sự tham gia đồng tài trợ giữa NHTM và công ty tài chính, TCTD trong nước với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, giữa các NHTM với VDB từ 1 đến 2 DAĐT. Điều này cho thấy các TCTD ở Việt Nam đã có sự tham gia chia sẻ lợi nhuận và rủi ro, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động TTDA ở Việt Nam.

Về tỷ lệ cho vay so với tổng mức đầu tư thì phương thức TTDA được thực hiện bởi một TCTD duy nhất có tỷ lệ cho vay chỉ đạt trung bình 36% so với tổng mức đầu tư của các dự án. Ngược lại, các DAĐT được đồng tài trợ bởi nhiều TCTD có tỷ lệ cho vay cao hơn và đạt trung bình 62% tổng mức đầu tư của các dự án. Trong số các DAĐT được tài trợ bởi một TCTD thì tỷ lệ cho vay của các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần đạt trung bình khoảng 45%. Các DAĐT được tài trợ bởi VDB chỉ đạt tỷ lệ cho vay trung bình 29% tổng mức đầu tư của các dự án.

Đối với các DAĐT được đồng tài trợ bởi nhiều TCTD thì các DAĐT được đồng tài trợ bởi VDB và các NHTM đạt tỷ lệ cho vay cao nhất so với tổng mức đầu tư (tỷ lệ cho vay đạt 85% tổng mức đầu tư của các DAĐT), tiếp đến là các DAĐT được đồng tài trợ bởi các NHTM và PVFC, đạt tỷ lệ cho vay khoảng 71% so với tổng mức đầu tư của các dự án. Các DAĐT được đồng tài trợ bởi các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đạt tỷ lệ cho vay khoảng 67% so với tổng mức đầu tư của các dự án. Các DAĐT được đồng tài trợ bởi các NHTM trong nước và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài đạt tỷ lệ cho vay thấp nhất so với tổng mức đầu tư của các dự án (đạt tỷ lệ cho vay khoảng 39% so với tổng mức đầu tư của các DAĐT).


Bảng 2.4: Các phương thức TTDA được các TCTD thực hiện‌

Đơn vị: tỷ đồng



TT


Phương thức TTDA

Số lượng (DAĐT)

Tổng mức đầu tư

Mức cho vay

Tỷ lệ cho vay (%)

1

1 TCTD tài trợ

15

48.083,70

17.405,73

36


NHTM Nhà nước

9

18.704,70

8.449,00

45


VDB

4

27.080,00

7.931,63

29


NHTM cổ phần

2

2.299,00

1.025,10

45

2

Đồng tài trợ

23

115.825,61

71.767,57

62


100% vốn nước ngoài

6

74.419,06

50.200,93

67


NHTM nhà nước & NHTM

cổ phần


5


20.541,14


8.323,68


41


Các NHTM Nhà nước

3

3.890,00

2.468,93

63


Các NHTM Cổ phần

3

1.968,10

997,00

51


NHTM & CTyTC

2

4.092,52

2.889,53

71


NHLD & NHTM & CTyTC

& 100% nước ngoài


2


8.084,00


5.156,71


64


NHTM & 100% nước ngoài

1

1.470,00

570,00

39


VDB & NHTM

1

1.360,80

1.160,80

85


Cộng

38

163.909,31

89.173,30

54

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [78]

2.3.3.3. Loại hình doanh nghiệp dự án được tài trợ

Tình hình vận dụng và mở rộng phương thức TTDA tại các TCTD ở Việt Nam cho các loại hình DNDA được tài trợ được thể hiện chi tiết qua Bảng 2.5 dưới đây. Từ Bảng 2.5 này cho thấy, trong thời gian qua ở Việt Nam, chỉ có hai loại hình DNDA được thành lập để thực hiện các DAĐT theo phương thức TTDA là loại hình công ty cổ phần và loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong 38 khoản TTDA cho các DNDA ở Việt Nam từ năm 2002 – 2012, có tới 27 khoản TTDA cho các DNDA được thành lập theo loại hình công ty cổ phần, còn lại là 11 khoản TTDA cho các DNDA được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Qua đó cho thấy loại hình công ty cổ phần được các nhà đầu tư (những người khởi xướng) lựa chọn nhiều hơn để thành lập các DNDA. Trong số 27 DNDA được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần có tới 24 DNDA là các công ty cổ phần 100% vốn trong nước và chỉ có 2 DNDA là các công ty cổ phần được góp vốn bởi các


nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời chỉ có 1 DNDA là công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài.

Mặt khác, trong số 11 DNDA được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, thì có tới 5 loại hình liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đối với hai hình thức còn lại là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn trong nước và công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài, mỗi loại hình có 3 DNDA được thành lập.

Từ hai loại hình DNDA được thành lập để thực hiện TTDA trong thời gian qua ở Việt Nam cho thấy, loại hình công ty cổ phần được các nhà đầu tư lựa chọn để thành lập DNDA nhiều hơn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (chiếm 71% về mặt số lượng DNDA). Mặt khác, trong số 38 DNDA được thành lập thì có tới 27 DNDA được thành lập từ vốn đầu tư trong nước (chiếm tỷ trọng 71% về mặt số lượng), các DNDA được thành lập từ vốn góp cổ phần và vốn góp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước là 7 DNDA (chiếm tỷ trọng 18% về mặt số lượng), còn lại chỉ có 4 DNDA được thành lập từ 100% vốn nước ngoài (chiếm tỷ trọng 11% về mặt số lượng). Quy đó cho thấy TTDA chủ yếu được các TCTD vận dụng để tài trợ cho các DAĐT của các nhà đầu tư trong nước.

Về tỷ lệ cho vay thì loại hình DNDA là công ty trách nhiệm hữu hạn có tỷ lệ cho vay so với tổng mức đầu tư của các dự án đạt cao hơn so với loại hình DNDA là công ty cổ phần (63% đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và 47% đối với loại hình công ty cổ phần). Trong loại hình công ty cổ phần thì loại hình công ty cổ phần 100% vốn nước ngoài có tỷ lệ cho vay so với tổng mức đầu tư đạt cao nhất (53%), kế đến là loại hình công ty cổ phần được sở hữu bởi nhà đầu tư trong và ngoài nước (48%) và cuối cùng là loại hình công ty cổ phần 100% vốn trong nước (47%).

Đối với loại hình DNDA là công ty trách nhiệm hữu hạn thì các công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn nước ngoài có tỷ lệ cho vay so với tổng mức đầu tư của các dư án đạt cao nhất (67%), kế đến là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn 100% vốn trong nước (đạt tỷ lệ cho vay 61% so với tổng mức


đầu tư của các dự án), thấp nhất là tỷ lệ cho vay đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn liên doanh (đạt tỷ lệ cho vay 52% so với tổng mức đầu tư của các dự án).

Bảng 2.5: Loại hình DNDA được tài trợ‌

Đơn vị: tỷ đồng


TT

Loại hình DNDA

Số lượng DAĐT

Tổng mức đầu tư

Mức cho vay

Tỷ lệ cho vay (%)

1

Công ty cổ phần

27

91.573,65

43.384,20

47


- 100% vốn trong nước

24

85.074,66

40.093,09

47


- 100% vốn nước ngoài

1

3.000,00

1.600,00

53


- Liên doanh

2

3.499,00

1.691,10

48

2

Công ty TNHH

11

72.335,65

45.789,11

63


- 100% vốn trong nước

3

1.916,00

1.171,00

61


- 100% vốn nước ngoài

3

54.362,46

36.188,30

67


- Liên doanh

5

16.057,20

8.429,81

52


Cộng

38

163.909,31

89.173,30

54

Nguồn: Tổng hợp của tác giả [78]

Nói tóm lại, từ việc phân tích tình hình vận dụng và mở rộng phương thức TTDA thời gian qua tại các TCTD ở Việt Nam cho thấy, phương thức này cũng chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây và đã có sự gia tăng đáng kể trong năm 2010. Tuy nhiên, trong năm 2012 vừa qua, do những khó khăn chung của nền kinh tế nên số lượng các DAĐT được thực hiện theo phương thức TTDA giảm xuống chỉ còn 1 DAĐT. Cũng tương tự như phương thức cho vay theo DAĐT và cho vay hợp vốn, các DAĐT được cấp tín dụng theo phương thức TTDA cũng tập trung chủ yếu ở lĩnh vực CSHT như nhà máy điện, cầu đường bộ, khai thác và chế biến dầu hỏa, khu phức hợp cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, v.v. Các TCTD ở Việt Nam cũng có thể độc lập trong việc thực hiện TTDA hoặc tham gia đồng tài trợ với các TCTD khác cho nhiều DAĐT lớn ở Việt Nam trong thời gian qua.


2.3.4. Những vận dụng điển hình của phương thức tài trợ dự án ở Việt Nam‌

2.3.4.1. Dự án nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ 2.2‌

Như đã nói trên, phương thức TTDA ở Việt Nam trong thời gian qua tập trung nhiều nhất là các DAĐT ngành điện và trong số các đó thì dự án Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 được xem là dự án CSHT đầu tư theo hình thức BOT đầu tiên ở Việt Nam bằng nguồn vốn tư nhân và được đồng tài trợ bởi ADB và một số ngân hàng ở hải ngoại như: JBIC, Propaco, SG, ANZ, Sumitomo Mitsui. Từ dự án này có thể tóm tắt được những nội dung chủ yếu như sau [60]:

Sự cần thiết của dự án

Theo thống kê của ngành điện lực Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 1999 – 2000, nhu cầu về điện ở Việt Nam đã tăng gần 14%/năm. Trong năm 2002, ngành điện Việt Nam có khả năng sản xuất 6.195 MW, gần một nửa là từ nhiệt điện. Trong mùa khô, ngành điện có một hệ thống dự phòng chiếm khoảng 8%. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6 – 8%/năm, Việt Nam cần phải gia tăng nguồn cung ứng điện với tốc độ 10 – 14%/năm. Chính phủ Việt Nam đã khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong chiến lược tăng nguồn cung ứng điện cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo.

Giá điện được áp dụng ở Việt Nam đã gia tăng từ năm 1992. Mức giá này đã tăng lên mức 5,6 US cents/Kwh vào tháng 10/2002 và dự kiến sẽ tăng dần lên mức 7 US cents/Kwh vào năm 2005.

Tóm tắt dự án

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2.2 là dự án sản xuất bằng khí đốt với công suất 715 MW do công ty TNHH Năng lượng MêKong (Mekong Energy Company: MECO) xây dựng, sở hữu và vận hành (DNDA). DNDA này được thành lập bởi các công ty khởi xướng dự án tư nhân gồm: Công ty

Xem tất cả 301 trang.

Ngày đăng: 16/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí