học được nâng cao. Trong dạy học vật lý PTDH được sử dụng rộng rãi bao gồm :
+ PTDH truyền thống : Vật thật trong đời sống kỹ thuật, mô hình vật chất, thiết bị thí nghiệm, tranh ảnh…
+ PTDH hiện đại: Phim học tập, phần mềm vi tính, phương tiện đa phương tiện...
Theo quan điểm của lý luận dạy học thì các PTDH tạo hiệu quả như : Kích thích hứng thú học tập nhận thức của HS; tạo động cơ học tập; hình thành kiến thức, kỹ năng; củng cố kiến thức, kỹ năng (ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá ); kiểm tra kiến thức, kỹ năng mà HS thu được; góp phần phát triển năng lực nhận thức của học sinh, đem lại hiệu quả, xúc cảm, thẩm mĩ cho HS…
Thông qua việc sử dụng các PTDH, các tri thức mà HS lĩnh hội được tiếp cận với các hiện tượng thực tế trong đời sống và trong kỹ thuật. Hay nói khác đi là nhờ các PTDH, kiến thức của HS gắn liền với thực tế, mối liên hệ giữa các khái niệm vật lý, hiện tượng, định luật vật lý được thể hiện một cách trực quan sinh động và có độ tin cậy cao. Vì vậy các PTDH vật lý đóng góp quan trọng vào việc hiện thực hoá DHTH.
Khi sử dụng các PTDH trong quá trình dạy học GV đã giúp HS biết vận dụng tích hợp các kiến thức, kỹ năng qua đó thực hiện GDKTTH&HN, GDTGQDVBC, GDTT đạo đức, tác phong cho HS.
e/ Vận dụng phương pháp Graph
Phương pháp Graph đã được vận dụng rộng rãi như một phương pháp dạy học ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt nam. Lý thuyết Graph dạy học có thể được ứng dụng trong các trường hợp sau:
+ Dùng Graph để hệ thống hoá khái niệm.
+ Dùng Graph cấu trúc hoá nội dung của tài liệu giáo khoa.
+ Dùng Graph hướng dẫn HS tự học.
Xuất phát từ mục tiêu “ Lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học” của chính DHTH thì việc vận dụng phương pháp Graph là một hệ quả lôgic tự nhiên. Vận dụng phương pháp này đòi hỏi có sự cố gắng nỗ lực của giáo viên và tất cả học sinh trong lớp học, giáo viên phải chuẩn bị trước, đồng thời hướng dẫn HS vận dụng phương pháp này trong học tập, tự HS cũng phải chuẩn bị sơ đồ Graph, sau đó cùng nhau thảo luận để xây dựng một sơ đồ tối ưu. Qua đó giáo viên vận dựng tích hợp về thái độ trách nhiệm đối với môn học, các năng lực diễn đạt, khả năng làm việc độc lập vận dụng kiến thức đã lĩnh hội để giải quyết vấn đề đặt ra.
1.4. Thực trạng dạy học các kiến thức về “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” ở trường phổ thông
1.4.1. M ục đích và Phương pháp điều tra
* Mục đích điều tra
Điều tra quá trình thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ trong dạy học vật lý.
- Tìm hiểu các vấn đề về tổ chức hoạt động dạy học, việc vận dụng các PPDH, PTDH của GV trong dạy học vật lý.
- Tìm hiểu về thái độ, năng lực nhận thức, phương pháp học tập và mức độ vận dụng kiến thức vật lý của HS vào một số lĩnh vực.
* Phương pháp điều tra
- Trao đổi trực tiếp với ban giám hiệu nhà trường, tổ trưởng bộ môn, GV giảng dạy và HS.
- Tham quan cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ hoạt động dạy và học của nhà trường.
- Thu thập thông tin qua phiếu phỏng vấn GV và HS.
+ Số GV tham gia phỏng vấn : 24
+ Số HS tham gia phỏng vấn : 255 em
1.4.2. Thực trạng học các kiến thức về “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” của HS
1.4.2.1. Thái độ của HS
- Đa số HS cho rằng không có hứng thú học kiến thức phần này.
- Một số HS xác định việc học bộ môn vật lý là bắt buộc.
- Đa số HS chỉ học vật lý theo thời khoá biểu.
- Ý kiến của HS về trách nhiệm của GV khi giảng dạy kiến thức về
“ chất khí” và “ cơ sở của nhiệt động lực học”: Có 36% số HS tham gia phỏng vấn cho rằng thày cô rất nhiệt tình tạo hứng thú môn học. 46% cho rằng các thày cô dạy như những phần kiến thức khác. 14 % cho rằng thày cô truyền đạt kiến thức phần này như ở SGK. 4 % cho rằng thày cô chỉ dạy qua loa cho hết chương trình.
Bảng 1.1 : Hứng thú và mức độ tích cực của học sinh
Hứng thú học tập | Tích cực xây dựng bài | Chăm chú nghe giảng trên lớp | Thời gian tự học vật lý | |||||||||
có | không | Bình thường | Thường xuyên | ko | Đôi khi | có | ko | Ko thuờng xuyên | Thườn g xuyên | theo TKB | Khi có bài KT | |
255 | 78 | 91 | 86 | 93 | 72 | 90 | 137 | 37 | 81 | 63 | 171 | 21 |
% | 30,6 | 35,7 | 33,7 | 36,5 | 28,2 | 35,3 | 53,7 | 14,5 | 31,8 | 24,7 | 67 | 8,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tình Hình Nghiên Cứu Và Vận Dụng Dhth
- Dạy Học Tích Hợp Với Việc Phát Triển Hứng Thú Và Năng Lực Vận Dụng Kiến Thức Của Học Sinh
- Các Biện Pháp Vận Dụng Dhth Để Phát Triển Hứng Thú Và Năng Lực Vận Dụng Kiến Thức Vật Lý Của Hs
- Chương Trình Sgk Vật Lý 10 – Cơ Bản Và Nội Dung Kiến Thức Chương “ Chất Khí” Và “ Cơ Sở Của Nhiệt Động Lực Học ”
- Xây Dựng Tiến Trình Dhth Một Số Bài Học Chương “ Chất Khí” Và “ Cơ Sở Của Nhiệt Động Lực Học”
- Sơ Đồ Lô Gic Tiến Trình Xây Dựng Kiến Thức
Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.
1.4.2.2. Năng lực nhận thức, phương pháp học tập của HS
- HS cho rằng vật lý là bộ môn khó, trìu tượng : lý thuyết đòi hỏi phải hiểu rõ bản chất của các sự vật hiện tượng, không thể học thuộc lòng, bài tập vật lý yêu cầu phải phân tích, lập luận nhiều, biến đổi toán học phức tạp…
- Khả năng tự học, mức độ tích cực, tự lực trong học tập phần này còn nhiều hạn chế.
- Khả năng tư duy lôgíc, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức còn khó khăn.
- Đa phần HS còn học tập một cách thụ động : nghe, nhớ, tái hiện. ít có đề xuất tham gia vào quá trình tìm kiếm và lĩnh hội kiến thức.
- Còn nặng về học thuộc lòng, chưa biết tìm dấu hiệu bản chất, xác định trọng tâm của vấn đề cần nghiên cứu.
- Khả năng tổ chức tự học kém, chưa biết cách tự nghiên cứu thông qua sách vở, tài liệu. Thời gian học tập chưa hợp lý còn nặng về đối phó.
Bảng 1.2 : Cách thức học tập, khả năng nhận thức của học sinh
Hiểu bài ngay trên lớp | Hình thức học tập | Năng lực vận dụng kiến thức ở mức độ | ||||||||
Thường xuyên | Không | Ít khi | Nhóm | Tự học | Nhóm + tự học | Tốt | Khá | TB | Yếu | |
255 | 73 | 87 | 95 | 46 | 153 | 56 | 23 | 39 | 162 | 31 |
% | 28,6 | 34,1 | 37,3 | 18 | 69 | 22 | 9 | 15,3 | 63,5 | 12,2 |
1.4.2.3. Mức độ vận dụng kiến thức vào các lĩnh vực
- Nhiều HS học thuộc lý thuyết song khả năng vận dụng vào giải bài tập, giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống còn hạn chế.
- Vận dụng kiến thức vật lý vào đời sống và kỹ thuật : Có 16 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thường xuyên vận dụng; 24 % số HS đôi khi có vận dụng kiến thức vào đời sống, kỹ thụât; số còn lại không bao giờ vận dụng.
- Liên hệ định hướng nghề nghiệp : có 8 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thường xuyên liên hệ; 28 % số HS cho biết đôi khi có liên hệ; số còn lại không bao giờ liên hệ.
- Liên hệ vật lý với các môn học khác : Có 32 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thường xuyên liên hệ; 44 % số HS cho biết đôi khi có liên hệ; số còn lại không bao giờ liên hệ.
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường : Có 12 % số HS tham gia phỏng vấn cho biết thường xuyên có trách nhiệm bảo vệ môi trường; 36 % số HS cho biết thỉnh thoảng có liên hệ; số còn lại không bao giờ liên hệ.
1.4.3. Thực trạng dạy các kiến thức về “ Chất khí” và “ Cơ sở của nhiệt động lực học” - Vật lý 10 cơ bản
1.4.3.1. Phương pháp giảng dạy
Việc đổi mới phương pháp giảng dạy được nhiều GV quan tâm thực hiện, tuy nhiên còn nhiều lý do mà các phương pháp DHTC chưa được thực hiện thường xuyên có hiệu quả. GV chỉ đầu tư, sử dụng phương pháp DHTC trong một số tiết dự giờ, thao giảng, thi GV dạy giỏi.
- Phần lớn GV còn dạy theo lối cổ truyền, ít sử dụng phương pháp nêu vấn đề, tạo tình huống kích thích sự tìm tòi, tự khám phá kiến thức của HS. Còn nặng về truyền đạt kiến thức.
- Chưa quan tâm đến việc tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập, lĩnh hội và vận dụng kiến thức, một số GV chưa chú ý đến việc dạy học sinh tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng , kỹ xảo cho HS.
- PPDH trực quan chưa được sử dụng nhiều, GV còn ngại là thí nghiệm sợ mất thời gian, chưa thực sự đầu tư vào công tác chuẩn bị thí nghiệm cho giảng dạy.
- Việc tiếp cận và sử dụng các PTDH hiện đại chưa thường xuyên, chưa có hiệu quả thậm chí có GV chưa sử dụng được phần mềm dạy học vật lý hỗ trợ dạy học.
Bảng 1.3: Phương pháp và phương tiện dạy học
Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Ko Bao giờ | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Ko Bao giờ | ||
% | % | % | % | % | % | ||
Thuyết trình giảng giải | 87,5 | 12,5 | 0 | Vận dụng các PP dạy học tích cực | 29,2 | 70,8 | 0 |
Đàm thoại gợi mở | 95,8 | 4,2 | 0 | Sử dụng phương tiện DH hiện đại | 12,5 | 45,8 | 41,7 |
PP trực quan | 25 | 33,3 | 41,7 | Sử dụng BT có ND thực tế, kỹ thuật | 58,3 | 33,4 | 8,3 |
Nêu vấn đề | 37,5 | 50 | 12,5 | Vận dụng PP kiểm tra đánh giá mới | 70,8 | 25 | 4,2 |
Dạy học theo nhóm | 0 | 16,7 | 83,3 | Phát triển hứng thú học tập của HS | 20,8 | 79,2 | 0 |
Vận dụng DHTH | 0 | 4,2 | 95,8 |
- Đa số GV được hỏi không đưa ra được quan niệm đúng về việc vận dụng DHTH, do đó theo họ thì không cần thiết phải vận dụng DHTH trong dạy học vật lý vì đã có rất nhiều PPDH rồi, không có giáo trình hay tài liệu hướng dẫn. Do vậy số GV để ý đến vấn đề này và sử dụng chúng không nhiều.
1.4.3.2. Vấn đề tổ chức hoạt động dạy học
- Dạy học trên lớp được tổ chức chủ yếu theo dạng toàn lớp do đó ít phát triển được năng lực riêng của mỗi cá nhân, dạy học theo nhóm nhỏ chưa sử dụng rộng rãi vì vậy HS ít có cơ hội hợp tác, sự hứng thú say mê học tập, yêu thích môn học có phần bị hạn chế.
- Việc tổ chức cho HS tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực tự lực, vận dụng kiến thức chưa thực sự hiệu quả, chưa đầu tư về thời gian hợp lý.
Chưa quan tâm nhiều đến việc tổ chức cho HS làm thí nghiệm do đó lý thuyết và thực tiễn còn cách xa nhau. HS không phát triển được năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn vận dụng DHTH để phát triển hứng thú và năng lực vận dụng kiến thức của HS ở trường phổ thông có thể rút ra một số kết luận sau:
1.DHTH là một quan niệm trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho HS, nhằm phục vụ quá trình học tập tương lai, hoà nhập vào cuộc sống lao động, làm cho quá trình học tập có ý nghĩa.
2. DHTH đã được nghiên cứu và vận dụng trên thế giới, ở Việt Nam đang được nghiên cứu và vận dụng đối với nhiều môn học trong đó có dạy học vật lý.
Nhiều công trình nghiên cứu vận dụng DHTH đối với môn vật lý bước đầu thành công và đã có hiệu quả.
3. Sự cần thiết phải vận dụng DHTH : Nhà trường phổ thông cần phải tập trung dạy học sinh cách tiếp cận để lính hội tri thức, sử dụng kiến thức của mình vào tình huống có ý nghĩa tức là phải quan tâm đến vấn đề phát triển hứng thú học tập và phát triển các năng lực, năng lực vận dụng kiến thức ở HS.
4. Những nguyên tắc vận dụng DHTH trong dạy học vật lý:
- DHTH làm cho các quá trình học tập có ý nghĩa phong phú hơn bằng cách đặt quá trình học tập vào các tình huống để HS thấy được ý nghĩa của các kiến thức, kỹ năng, năng lực cần lĩnh hội . Tạo động lực học tập cho HS , đem lại niềm vui, hứng thú học tập, trong quá trình học tập như vậy các kiến thức, kỹ năng, năng lực của HS đều được huy động gắn với thực tế cuộc sống.