Lãi Suất Chính Sách Ở Việt Nam Theo Quy Tắc Taylor Với Các Hệ Số Mặc Định Thời Kỳ Năm 2015 - 2016


- Trong giai đoạn 2009Q1 – 2009Q3, TLS đã giảm (sau khi tăng trong năm 2008) nhưng vẫn còn cao hơn mức LSCS được đề xuất theo quy tắc Taylor và do đó có ảnh hưởng không tránh khỏi đến tăng trưởng kinh tế. Thực tế cho thấy, tỉ lệ tăng GDP trong ba quý này thấp, cụ thể Q1: 3,12%, Q2: 4,42%, Q3: 5,18% thấp hơn so với các quý khác. Ở giai đoạn 2009Q4, độ lệch giữa TLS và iqTAYLOR chỉ còn 0,98 so với độ lệch ở 2009Q3 là 4,0 cho thấy quyết định lãi suất của NHNN vẫn nghiêng về kiểm soát lạm phát mặc dù tốc độ tăng GDP của giai đoạn 2009Q4 đạt tỉ lệ cao 8,13%/năm.

- Trong năm 2010, TLS tiếp tục được NHNN giữ ở mức cao hơn LSCS tính theo quy tắc Taylor với độ lệch giữa TLS và iqTAYLOR lớn hơn không (0). Độ lệch lãi suất này ở giai đoạn 2010Q4 là 0,74 nhỏ hơn so với độ lệch ở giai đoạn 2010Q3 là 1,14, trong khi đó tỉ lệ lạm phát ở giai đoạn 2010Q4 là 11,75% cao hơn so với giai đoạn 2010Q3 là 8,92%. Điều này cho thấy quyết định lãi suất của NHNN chưa sát với tình trạng lạm phát thực tế, dẫn đến tỉ lệ lạm phát tiếp tục tăng cao ngay từ quý 1 năm 2011 ở mức 13,89%/năm. Tuy nhiên độ lệch giữa TLS và iqTAYLOR ở giai đoạn 2011Q1 là 1,3 lớn hơn độ lệch ở giai đoạn 2010Q4 cho thấy NHNN đã nhận biết dấu hiệu lạm phát cao quay trở lại và đã tăng TLS để kiềm chế lạm phát.

- Từ 2011Q2 đến 2011Q4, TLS của NHNN không đủ cao theo đề xuất của quy tắc Taylor để kiềm chế lạm phát. Mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP trong ba quý này khoảng 5-6% so với cùng kỳ năm trước, tốc độ lạm phát vẫn rất cao (20,82% (Q2), 22,42% (Q3), 18,13% (Q4).

- Trong năm 2012, TLS của NHNN vẫn cao hơn LSCS theo quy tắc Taylor mặc dù tỉ lệ lạm phát đã giảm (Q1: 14,15%, Q2: 6,9%, Q3: 6,48%, Q4: 6,81%). NHNN ra các quyết định giảm TLS qua các quý và độ lệch giữa TLS và iqTAYLOR cũng giảm dần nhưng vẫn lớn hơn không (0) cho thấy NHNN vẫn thận trọng đề phòng lạm phát cao quay trở lại. Tỉ lệ tăng GDP trong năm 2012 thấp, cụ thể Q1: 4,14%, Q2: 4,67%, Q3: 5,43%, Q4: 5,54%.


- Từ 2013Q1 đến 2014Q4, TLS luôn thấp hơn LSCS theo quy tắc Taylor nhưng ở mức thấp. Điều này cho thấy, NHNN đang áp dụng CSTT nới lỏng có kiểm soát với mục đích kích thích tăng trưởng kinh tế.

Như vậy, việc tính toán mức LSCS theo quý hỗ trợ tốt hơn cho việc hoạch định CSTT vì đảm bảo sự ứng phó kịp thời trước những biến đổi của môi trường kinh tế vĩ mô, đặc biệt trong thời kỳ suy thoái kinh tế hay lạm phát cao.

Sử dụng công thức (1.5) để tính toán LSCS theo quy tắc Taylor ở Việt Nam trong giai đoạn năm 2000 – 2014 với hệ số độ lệch lạm phát và hệ số độ lệch sản lượng lần lượt nhận các giá trị cố định là 1,5; 1 và 0,5 so với các lãi suất NHNN đã áp dụng thực tế gồm LSCB, TLS, LSTCK và LSTCV. Kết quả cho thấy khi hệ số độ lệch lạm phát giảm thì độ lệch giữa lãi suất của NHNN với LSCS theo quy tắc Taylor tính từ công thức (1.5) cũng giảm đi và cặp hệ số (βπ=0,5, βy=0,5) có độ lệch trung bình và độ lệch trung bình tuyệt đối có mức độ khác biệt thấp nhất (giá trị tuyệt đối nhỏ nhất) giữa lãi suất của NHNN với LSCS theo quy tắc Taylor. Và trong các loại lãi suất của NHNN, TLS có độ lệch trung bình và độ lệch trung bình tuyệt đối có mức độ khác biệt thấp nhất trong thời kỳ năm 2000 – 2014 (Phụ lục 11).

Số liệu từ các Phụ lục 3, 4, 5 cho thấy chuyển động của các loại lãi suất khác của NHNN như LSTCK, LSTCV cùng chiều với chuyển động của TLS, do đó phân tích thực trạng chính sách lãi suất của NHNN qua TLS cũng thấy được xu hướng và cách thức điều hành lãi suất của NHNN.

Xét cả ba trường hợp NHTW Iceland, NHTW Romania (Phụ lục 8) và NHNN theo tiêu chí độ lệch trung bình của mức độ khác biệt thấp nhất giữa lãi suất điều hành thực tế các NHTW áp dụng và LSCS tính theo quy tắc Taylor ở công thức (1.5), cặp hệ số độ lệch lạm phát và độ lệch sản lượng (βπ=0,5, βy=0,5) có độ lệch trung bình khác biệt thấp nhất. Công thức (1.4) và (1.5) được biểu diễn như sau:

it = π* + r* + 0,5(πt – π*) + 0,5(yt) (3.1) hoặc it = π* + r* + 0,5(πt – π*) + 0,5(gt – g*) (3.2)

Kết quả phân tích chính sách lãi suất của NHNN bằng quy tắc Taylor (1993) theo phương pháp tính thông thường cho thấy, trong thời kỳ năm 2000-2014, TLS


của NHNN rất sát với mức lãi suất được đề xuất theo quy tắc Taylor với các hệ số độ lệch lạm phát và độ lệch sản lượng đều bằng 0,5. Bằng chứng thực nghiệm này là một cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà hoạch định CSTT trong quyết định về chính sách lãi suất tại Việt Nam. Số liệu trong Bảng 3.2 và Phụ lục 12A, 12B cho phép giải thích ảnh hưởng của việc thay đổi TLS đến việc kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Kết quả phân tích cũng cho thấy, NHNN đã áp đặt hợp lý TLS trong điều kiện lạm phát cao mặc dù thời gian NHNN phản ứng và thay đổi mức trần lãi suất chưa thật sự đồng nhịp với sự thay đổi của tỉ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, sở dĩ như vậy là do độ trễ của CSTT và chất lượng thấp của các số liệu kinh tế vĩ mô. Nghiên cứu này là cơ sở khoa học giúp phân tích, đánh giá đúng đắn việc hoạch định và thực thi chính sách lãi suất tại Việt Nam trong những năm qua và từ đó, có những điều chỉnh thích hợp tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế và xã hội của nước ta.

3.2.1.3 Lãi suất chính sách ở Việt Nam theo quy tắc Taylor với các hệ số mặc định thời kỳ năm 2015 - 2016

Giả thiết cho công tác dự báo

Nghị quyết Quốc hội số 98/2015/QH13 ngày 10 tháng 11 năm 2015 đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2016 là khoảng 6,7%/năm, chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 dưới 5%/năm, do vậy tác giả giả định tỉ lệ lạm phát năm 2016 là 1%-5%/năm.

Số liệu về TLS, tỉ lệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2015Q1

– 2015Q4 là số liệu thực tế từ TCTK Việt Nam, r* năm 2015 là 5%/năm theo giả thiết điều kiện dữ liệu ở mục 2.6.2 và kết quả phân tích ở mục 3.2.1.1 và 3.2.1.2.

Áp dụng quy tắc Taylor tính mức LSCS cho các quý năm 2015 và ước tính cho cả năm 2016 theo công thức (3.2) là it = π* + r* + 0,5(πt – π*) + 0,5(gt – g*) với các dữ liệu: r*=3,61%/năm, g*=6,82%/năm, ta có kết quả trình bày ở Bảng 3.4.

Trong năm 2015, LSCS tính theo quy tắc Taylor (itTAYLOR) theo Bảng 3.4 cao

hơn mức TLS ngắn hạn là 5,5%/năm hiệu lực từ 29/10/2014 đến nay (Quyết định số 2173/QĐ-NHNN ngày 28/10/2014 của NHNN). Trong năm 2016, hầu hết trong các kịch bản, itTAYLOR đều lớn hơn mức 5,5%/năm. Quyết định TLS ở mức 5,5%/năm,


có lẽ NHNN kỳ vọng tỉ lệ lạm phát năm 2016 có thể đạt được ở mức thấp với việc xác lập mục tiêu lạm phát cũng ở mức thấp, trong khoảng 1-3%/năm theo Bảng 3.4 ở trên. Với mục tiêu lạm phát từ 4-5%/năm, itTAYLOR luôn lớn hơn mức 5,5%/năm. Điều này cho thấy có nhiều khả năng trong thời kỳ năm 2015-2016, NHNN thực hiện CSTT nới lỏng để kích thích tăng trưởng kinh tế với mức TLS thấp nhằm mục đích hạ thấp lãi suất cho vay của các TCTD/NHTM đối với tổ chức kinh tế và cá nhân, kích thích tổng cầu tăng nhằm tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên việc kiểm soát lạm phát là cần thiết đề phòng lạm phát tăng cao trở lại như năm 2011.

Bảng 3.4: Lãi suất chính sách ở Việt Nam thời kỳ năm 2015 – 2016


Thời kỳ t

Tỉ lệ lạm phát (%/năm)

Tốc độ tăng GDP

(%/năm)

LSCS theo quy tắc Taylor itTAYLOR

(%/năm)

π*=1

(%)

π*=2

(%)

π*=3

(%)

π*=4

(%)

π*=5

(%)

2015Q1

0,93

6,12





6,23

2015Q2

1

6,47





6,44

2015Q3

0

6,87





6,14

2015Q4

0,6

7,01





6,51

2015

0,6

6,68





6,33

2016, πt=1%

1

6,7

4,55

5,05

5,55

6,05

6,55

2016, πt=2%

2

6,7

5,05

5,55

6,05

6,55

7,05

2016, πt=3%

3

6,7

5,55

6,05

6,55

7,05

7,55

2016, πt=4%

4

6,7

6,05

6,55

7,05

7,55

8,05

2016, πt=5%

5

6,7

6,55

7,05

7,55

8,05

8,55

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Vận dụng quy tắc Taylor trong cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng Nhà nước Việt Nam - 18

Nguồn: tác giả tính toán

Ghi chú: Số liệu tỉ lệ lạm phát 4 quý liền kề trong năm 2015 do tác giả tính toán.

3.2.2 Phương pháp phân tích chính sách lãi suất bằng mô hình kinh tế lượng

3.2.2.1 Kiểm định tính dừng của các biến

Trên cơ sở phương trình đã qui đổi (2.2) là it = c + βπINF + βyOGAP + ut, các biến được đưa vào mô hình hồi qui bao gồm biến lãi suất it, tỉ lệ lạm phát bốn quý liền kề INF và độ lệch sản lượng OGAP, trong đó it nhận các giá trị lãi suất khác nhau là LSCB, TLS, LSTCK, và LSTCV để xác định sự tương quan giữa các biến INF và OGAP với từng loại lãi suất theo mô hình quy tắc Taylor dạng (2.2).

Thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị (Unit Root test) để xác định tính dừng của các biến theo kiểm định gia tăng ADF (Augmented Dickey – Fuller) với các


mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%, giả định độ trễ cố định là 1 cho các biến với các giá trị t tới hạn là -3,5575 (tương ứng mức ý nghĩa 1%), -2,9166 (5%) và -2,5961 (10%). Kết quả kiểm nghiệm thể hiện như sau:

Bảng 3.5: Kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình hồi qui theo quy tắc Taylor thời kỳ 2000Q1 – 2015Q4

Biến

Giá trị t của kiểm định (ADF)

Giá trị xác suất của kiểm định ADF

Kết luận về tính dừng

INF

-4,15686

0,0016

Dừng 1%

OGAP

-3,33999

0,0178

Dừng 5%

LSCB

-2,39659

0,1469

Không dừng

D(LSCB)

-7,42224

0

Dừng 1%

TLS

-2,83163

0,0597

Dừng 10%

LSTCK

-3,21979

0,0235

Dừng 5%

LSTCV

-3,00887

0,0395

Dừng 5%

Nguồn: kiểm định tính dừng các biến từ phần mềm Eviews 6.0

Bảng 3.5 cho thấy ngoại trừ biến LSCB không dừng ở I(0) và dừng ở sai phân bậc 1 I(1), các biến khác còn lại dừng ở I(0) với mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. Để đảm bảo có thể so sánh các hệ số có thể rút ra từ mô hình hồi qui từ quy tắc Taylor gốc với các biến lãi suất khác nhau, giả thiết tạm thời chấp nhận sử dụng biến LSCB trong mô hình hồi quy ba biến theo quy tắc Taylor (2.2).

3.2.2.2 Ước lượng mô hình hồi qui theo phương pháp bình phương tối thiểu

Hồi quy mô hình (2.2) với các biến it (LSCB, TLS, LSTCK, LSTCV), INF và OGAP theo phương pháp OLS bằng phần mềm Eviews 6.0, ta có kết quả sau:

Bảng 3.6: Kết quả hồi quy quy tắc Taylor thời kỳ 2000Q1 – 2015Q4


it

C

βπ

βy

R2

π*

r*

r*VN

(r* - r*VN)

TLS

6,59

0,37

0,78

0,68

5

3,42

3,61

-0,19

Giá trị P

0,00

0,00

0,00


LSCB

6,32

0,16

0,81

0,44

5

2,13

3,61

-1,48

Giá trị P

0,00

0,00

0,00


LSTCK

3,79

0,27

0,30

0,48

5

0,14

3,61

-3,47

Giá trị P

0,00

0,00

0,31


LSTCV

5,16

0,30

0,09

0,54

5

1,68

3,61

-1,93

Giá trị P

0,00

0,00

0,76


Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm Eviews 6.0


Ghi chú từ c = r* + (1 - βππ*), suy ra r* = (1 – βπ)π* – c. LSTN (r*VN) là giá trị bình quân của lãi suất thực ở Việt Nam thể hiện ở Phụ lục 1.

Phân tích theo từng giai đoạn điều hành lãi suất, thực tế cho thấy thời kỳ năm 2002 – 2007 lãi suất được tự do hóa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay; thời kỳ tiếp theo từ năm 2008 – 2015, NHNN áp dụng biện pháp hành chính dùng LSCB và sau đó là TLS trong chính sách lãi suất. Hồi quy các biến theo quy tắc Taylor cho hai thời kỳ này, ta có kết quả như sau:

Bảng 3.7: Kết quả hồi quy quy tắc Taylor thời kỳ 2000Q1 – 2007Q4


it

C

βπ

βy

R2

π*

r*

r*VN

(r* - r*VN)

TLS

8,01

-0,01

0,46

0,66

5

2,94

3,61

-0,67

Giá trị P

0,00

0,42

0,00


LSCB

8,01

-0,01

0,46

0,66

5

2,94

3,61

-0,67

Giá trị P

0,00

0,42

0,00


LSTCK

4,51

-0,05

0,35

0,43

5

-0,75

3,61

-4,36

Giá trị P

0,00

0,05

0,00


LSTCV

5,12

0,10

0,39

0,45

5

0,62

3,61

-2,99

Giá trị P

0,00

0,00

0,00


Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm Eviews 6.0

Bảng 3.8: Kết quả hồi quy quy tắc Taylor thời kỳ 2008Q1 – 2015Q4


it

C

βπ

βy

R2

π*

r*

r*VN

(r* - r*VN)

TLS

5,90

0,47

-0,17

0,81

5

3,25

3,61

-0,36

Giá trị P

0,00

0,00

0,77


LSCB

3,94

0,31

-0,11

0,81

5

0,50

3,61

-3,11

Giá trị P

0,00

0,00

0,77


LSTCK

3,73

0,35

-1,03

0,64

5

0,46

3,61

-3,15

Giá trị P

0,00

0,00

0,10


LSTCV

5,77

0,33

-1,10

0,62

5

2,43

3,61

-1,18

Giá trị P

0,00

0,00

0,08


Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm Eviews 6.0

Nhận xét chính sách lãi suất từ kết quả ước lượng mô hình hồi quy quy tắc Taylor (2.2) bằng phương pháp OLS:

- Tổng quát toàn thời kỳ 2000Q1 – 2015Q4, TLS và LSCB có kết quả hồi quy với các hệ số có ý nghĩa thống kê, LSTCV và LSTCK có hệ số βy không có ý


nghĩa thống kê. Hơn nữa TLS có giá trị LSTN (r*) gần nhất với giá trị bình quân lãi suất thực (r*VN). Như vậy, nhìn chung LSCB và TLS của NHNN tuân theo quy tắc Taylor (1993), trong đó TLS có mức giải thích R2 là 0,68 cao hơn LSCB chỉ có

0,44. Kết quả hồi quy của biến TLS cho biết các hệ số độ lệch lạm phát là 0,37 và hệ số độ lệch sản lượng là 0,78.

- Xét thời kỳ 2000Q1 – 2007Q4: ngoại trừ LSTCK, LSTCV có các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê, các biến lãi suất còn lại LSCB và TLS có kết quả tương tự nhau do giai đoạn này LSCB được xem như TLS mang tính hướng dẫn. Tuy nhiên hệ số độ lệch lạm phát hồi qui của các biến ngoại trừ LSTCV đều âm, không đúng với giả thiết của quy tắc Taylor. Hơn nữa với LSTCV, giá trị LSTN (r*) quá cách biệt so với giá trị r*VN. Do đó, có thể kết luận rằng lãi suất trong thời kỳ này không tuân theo quy tắc Taylor (1993).

- Xét thời kỳ 2008Q1 – 2015Q4: kết quả hồi quy cho thấy các hệ số độ lệch sản lượng βy của các biến lãi suất đều âm, không phù hợp với giả thiết của quy tắc Taylor. Do đó, có thể kết luận rằng lãi suất trong thời kỳ này không tuân theo quy tắc Taylor (1993).

- Xét toàn thời kỳ và từng thời kỳ, trong tất cả các biến lãi suất, TLS đưa ra giá trị LSTN r*Taylor gần nhất với giá trị bình quân lãi suất thực r*VN.

Do mô hình quy tắc Taylor chỉ phù hợp khi hồi quy các biến trong thời kỳ

2000Q1 – 2015Q4 mà không thể dùng phân tích cho từng thời kỳ 2000Q1 – 2007Q4 và 2008Q1 – 2015Q4 bởi vì các hệ số hồi quy âm, tác giả đưa biến trễ vào

công thức (1.24) , với n và p nhận các giá trị

từ 1 đến 4 cho thấy khi n = 1 và p = 1, mô hình có các chỉ tiêu đánh giá AIC, SC, HQ nhỏ nhất (Phụ lục 13). Trên cơ sở kinh nghiệm của các NHTW trình bày ở chương 1 và kết quả thực nghiệm nghiên cứu từ các nhà kinh tế tiêu biểu Woglom (2003), Siklos và Wohar (2004), Driffill và Rotondi (2007), tác giả chọn sử dụng mô hình làm phẳng lãi suất (1.27) theo Woglom (2003) là

, với độ trễ cho mô hình này bằng 1 (n = 1 và p = 1). Kết quả hồi quy đươc thể hiện ở Bảng 3.9.


Bảng 3.9: Kết quả hồi quy quy tắc Taylor theo mô hình làm phẳng lãi suất


it

ρ

C

βπ

βy

R2

π*

r*

r*VN

(r*-r*VN)

Thời kỳ 2000Q1 –2015Q4

TLS

0,59

6,59

0,36

2,00

0,86

5

3,39

3,61

-0,22

Giá trị P

0,00

0,00

0,00

0,00


LSCB

0,80

6,18

0,14

2,02

0,84

5

1,87

3,61

-1,74

Giá trị P

0,00

0,00

0,09

0,01


LSTCK

0,69

3,41

0,33

1,69

0,85

5

0,06

3,61

-3,55

Giá trị P

0,00

0,00

0,00

0,03


LSTCV

0,67

5,04

0,02

2,91

0,82

5

0,16

3,61

-3,45

Giá trị P

0,00

0,00

0,04

0,13


Thời kỳ 2000Q1 –2007Q4

TLS

0,92

6,29

0,30

0,27

0,88

5

2,79

3,61

-0,82

Giá trị P

0,00

0,00

0,47

0,64


LSCB

0,92

6,29

0,30

0,27

0,88

5

2,79

3,61

-0,82

Giá trị P

0,00

0,00

0,47

0,64


LSTCK

0,84

3,79

0,09

0,59

0,79

5

-0,74

3,61

-4,35

Giá trị P

0,00

0,00

0,56

0,23


LSTCV

0,73

4,89

0,18

0,24

0,74

5

0,79

3,61

-2,82

Giá trị P

0,00

0,00

0,03

0,44


Thời kỳ 2008Q1 –2015Q4

TLS

0,58

8,28

0,24

4,62

0,88

5

4,49

3,61

0,88

Giá trị P

0,00

0,00

0,06

0,03


LSCB

0,62

5,34

0,16

2,90

0,88

5

1,15

3,61

-2,46

Giá trị P

0,00

0,00

0,08

0,05


LSTCK

0,63

5,04

0,24

2,91

0,82

5

1,23

3,61

-2,38

Giá trị P

0,00

0,00

0,04

0,13


LSTCV

0,61

6,82

0,25

2,62

0,83

5

3,07

3,61

-0,54

Giá trị P

0,00

0,00

0,02

0,13


Nguồn: tác giả tính toán từ phần mềm Eviews 6.0

Nhận xét chính sách lãi suất từ kết quả ước lượng mô hình hồi quy theo quy tắc Taylor dạng làm phẳng lãi suất:

- Tổng quát toàn thời kỳ 2000Q1 – 2015Q4, tất cả các biến có kết quả hồi quy với các hệ số có ý nghĩa thống kê, TLS có giá trị LSTN (r*) gần nhất với giá trị bình quân lãi suất thực (r*VN), tiếp theo là LSCB. Như vậy, nhìn chung TLS của NHNN tuân theo quy tắc Taylor với hệ số làm phẳng lãi suất là 0,59, phù hợp với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022