Tiến Trình Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam


- Cơ chế lãi suất thỏa thuận: áp dụng hoặc chỉ đối với cho vay, hoặc vừa cho vay, vừa huy động.

- Cơ chế LSCB: gồm hai dạng: (i) bắt buộc: lãi suất cho vay, lãi suất huy động không được vượt quá 150% LSCB; (ii) định hướng: mang tính chất hướng dẫn, tham khảo.

- Cơ chế TLSCV và/hoặc TLS;

- Cơ chế TLSCV kết hợp LSCB.

Bộ luật Dân sự ban hành năm 1995 khoản 1 điều 473, sau đó là Bộ luật Dân sự sửa đổi năm 2005 với khoản 1, điều 476 qui định lãi suất cho vay giữa người đi vay và cho vay không quá 150% LSCB do NHNN công bố, tuy nhiên đến tháng 5 năm 2008 NHNN mới ban hành quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/05/2008 qui định cơ chế điều hành LSCB, sau đó là quyết định số 1099/QĐ- NHNN về LSCB mở đầu cho một loạt các quyết định về LSCB cho những tháng tiếp theo với đỉnh điểm là quyết định 1317/2008/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008 với LSCB đồng Việt Nam là 14%/năm hiệu lực từ ngày 11/6/2008 đến ngày 20/10/2008. LSCB đóng vai trò là LSCS cho đến tháng 3 năm 2011. Ngày 3/3/2011 NHNN ra thông tư 02/2011/TT-NHNN qui định TLS 14%/năm có hiệu lực từ ngày 3/3/2011. TLS ngắn hạn đóng vai trò làm công cụ LSCS cho đến hiện nay. Bên cạnh đó trong năm 2012 NHNN cũng qui định TLSCV buộc các TCTD phải hạ thấp lãi suất cho vay, khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đi vay để mở rộng hoạt động sản xuất và tiêu dùng, kích tổng cầu tăng.

Mặc dù sử dụng có hiệu quả các công cụ LSCB, TLS, TLSCV, tuy nhiên việc NHNN tăng LSCB đột biến và giảm cấp bách với biên độ lớn trong khoảng thời gian quá ngắn, đặc biệt trong hai năm 2008 và 2012 (Phụ lục 6) khiến cho các TCTD khó khăn trong việc xoay trở nguồn vốn và quyết định mức lãi suất kinh doanh phù hợp. Một số TCTD nhìn qua nhìn lại để quyết định mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Các TCTD nhỏ thường huy động lãi suất cao để tránh sự di chuyển luồng tiền gửi dẫn đến mất thanh khoản. Bên cạnh đó các doanh nghiệp bị động do không có thời gian chuẩn bị về nguồn vốn, chưa kịp điều chỉnh kế hoạch


sản xuất kinh doanh. Sự giảm nhanh về LSCB lại khiến các TCTD lao đao tìm đầu ra cho lượng vốn đã huy động với lãi suất cao trong thời gian qua. Người gửi tiền khó có quyết định về đầu tư do khi lãi suất tăng lại mong đợi tăng thêm nữa và khi giảm không biết sẽ giảm tới đâu và khi nào. Có lẽ tốt hơn nếu có dự báo xu hướng lãi suất với mức độ tin cậy cao để các TCTD và công chúng không bị ngỡ ngàng trong các hoạt động kinh doanh và đầu tư. Nhìn chung sự thay đổi về LSCB vừa qua trong thời gian ngắn cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể:

- Yêu cầu sự điều chỉnh liên tục về hợp đồng tín dụng giữa TCTD và doanh nghiệp chủ yếu ở kỳ hạn và mức lãi suất.

- Sự di chuyển các luồng tiền gửi tiết kiệm/thanh toán của doanh nghiệp và cá nhân từ nơi có mức lãi suất thấp sang nơi có mức lãi suất cao.

- Khi lãi suất cao, một số doanh nghiệp có xu hướng thích gửi tiền vào TCTD để hưởng lãi, nhất là trong thời gian khó khăn về vốn hoặc khó tiêu thụ sản phẩm. Hơn nữa khi lãi suất cho vay cao, áp lực chi phí vốn vay đè nặng chi phí hoạt động doanh nghiệp dẫn đến một số doanh nghiệp không có khả năng chi trả chi phí vay vốn cao.

Việc tăng, giảm mức LSCB là tùy thuộc vào tình hình kinh tế, quy luật cung cầu và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên việc chống lạm phát hay giảm phát có hiệu quả nhiều hay ít còn phụ thuộc vào niềm tin của công chúng vào hệ thống tài chính ngân hàng. Một chính sách lãi suất đúng đắn, có hiệu quả sẽ củng cố niềm tin đối với công chúng và nhà đầu tư, sản xuất kinh doanh và ngược lại hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính là yếu tố quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hiệu quả việc thực thi các chính sách tài chính tiền tệ.

3.1.7 Tiến trình cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Phụ lục 7 thể hiện qua sơ đồ Gantte các cột mốc cơ bản trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN trong giai đoạn năm 1995 – 2015 đối với đồng Việt Nam (VND). Qua sơ đồ Gantte này có thể rút ra một số nhận xét như sau:


+ Tại một số thời điểm, chính sách lãi suất qui định không đầy đủ. Từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 8 năm 2000, NHNN áp dụng LSCS là TLSCV nhưng không đề cập đến lãi suất huy động. Trên thực tế, lãi suất huy động do các NHTM linh hoạt áp dụng. Tại thời kỳ từ tháng 2 năm 2008 đến tháng 1 năm 2009, NHNN áp dụng TLS (tháng 2/2008 đến tháng 5/2008) và LSCB bắt buộc (tháng 5/2008 đến tháng 1/2009) nhưng không đề cập đến lãi suất cho vay. Đến ngày 23 tháng 01 năm 2009 NHNN mới ra thông tư 01/2009/TT-NHNN hiệu lực ngày 01/02/2009 qui định lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận.

+ Một số thời kỳ NHNN thay đổi công cụ LSCS quá ngắn, như từ tháng 2/2008 đến tháng 5/2008 (3 tháng) NHNN áp dụng TLS sau đó chuyển sang LSCB bắt buộc; hoặc tháng 5/2012 NHNN áp dụng TLSCV bằng LSCB cộng biên độ 3%, sau đó chuyển sang TLSCV 13%/năm từ 11/06/2012. Và cũng bắt đầu từ ngày 11/06/2012, NHNN sử dụng cả hai loại TLSCV và TLS như là hành lang lãi suất cho các TCTD/NHTM thực hiện nghiệp vụ huy động và cho vay vốn.

NHNN đã thực hiện nhiều loại cơ chế điều hành lãi suất khác nhau như cơ chế điều hành TLSCV; TLSCV kết hợp LSCB; TLS; LSCB, và cơ chế lãi suất thỏa thuận. Việc chọn loại lãi suất nào làm LSCS cố định trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN dường như còn bỏ ngỏ do tính chất chưa bền vững của nền tài chính Việt Nam và sản phẩm của thị trường tiền tệ còn quá ít và chưa đủ sức chi phối nền kinh tế biểu hiện bằng các chấn động trong nước gây ra bởi các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới vào năm 2008 và 2011. Đây là vấn đề cần được phân tích làm rò trong cơ chế điều hành lãi suất của NHNN thời gian qua. Việc phân tích thực trạng chính sách lãi suất của NHNN bằng quy tắc Taylor giúp làm rò vai trò của các loại lãi suất điều hành của NHNN và cho biết loại lãi suất nào phù hợp nhất với quy tắc Taylor.

3.2 Phân tích thực trạng chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bằng quy tắc Taylor

3.2.1 Phương pháp tính toán thông thường với các hệ số mặc định


Tác giả sử dụng công thức (1.5) it = π* + r* + βπt – π*) + βy(gt – g*) để tính toán mức LSCS đề xuất bởi dạng quy tắc Taylor theo Billi (2011) và so sánh với các loại lãi suất của NHNN để kết luận về sự phù hợp giữa quy tắc Taylor và chính sách lãi suất thực tế ở Việt Nam. Dữ liệu và các bước thực hiện đã được trình bày ở chương 2 của luận án.

3.2.1.1 Phân tích chính sách lãi suất theo năm

TAYLOR TAYLOR

Độ lệch giữa các loại lãi suất (năm) của NHNN và LSCS (năm) theo quy tắc Taylor (5) (in ) được tính toán theo công thức: Độ lệch = it – in tại các mức lạm phát mục tiêu (CPI) là 5%, 6% và 7%/năm với các cặp hệ số (βπ, βy) nhận các giá trị cố định là bội số của 0,5 trong dãy giá trị [0,5; 1,5], cụ thể là 0,5, 1 và 1,5. Giá trị trung bình tuyệt đối là giá trị bình quân của các giá trị tuyệt đối (>0) của các độ lệch. Kết quả tính toán cho thấy, TLS tương đối bám sát mức LSCS theo quy tắc Taylor (inTAYLOR) với cặp hệ số (βπ=0,5, βy=0,5) (Phụ lục 9, 10, 11). Bảng 3.1 trình bày tóm tắt kết quả các độ lệch giữa TLS và LSCS tính được từ quy tắc Taylor.

Nguồn Tác giả tính toán từ dữ liệu kinh tế vĩ mô giai đoạn năm 2000 2014 1

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu kinh tế vĩ mô giai đoạn năm 2000-2014 Bảng 3.1 trình bày độ lệch giữa TLS và LSCS được tính bằng quy tắc Taylor

theo năm (inTAYLOR) ở các mức lạm phát mục tiêu 5-7%/năm với các cặp hệ số (βπ,

βy) nhận các giá trị là 0,5; 1 và 1,5. Kết quả trong Bảng 3.1 cho thấy, độ lệch trung bình và độ lệch trung bình tuyệt đối giữa TLS và LSCS tính bằng quy tắc Taylor (inTAYLOR) của cặp hệ số (βπ=0,5, βy=0,5) với tỉ lệ lạm phát mục tiêu 5%/năm có


TAYLOR

mức độ khác biệt thấp nhất (giá trị tuyệt đối nhỏ nhất). Đây là cặp hệ số của quy tắc Taylor (1993) có giá trị LSCS gần sát với TLS của NHNN giai đoạn 2000-2014.

Bảng 3.2 trình bày chi tiết độ lệch giữa TLS và in theo năm tại tỉ lệ lạm phát mục tiêu (CPI) 5%/năm làm cơ sở để phân tích chính sách lãi suất của NHNN.

Nguồn Tác giả tính toán từ dữ liệu kinh tế vĩ mô giai đoạn năm 2000 2014 Từ 2

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu kinh tế vĩ mô giai đoạn năm 2000-2014

Từ phân tích quy tắc Taylor dựa trên số liệu năm ở Bảng 3.2, tác giả đưa ra một số nhận định về chính sách lãi suất của NHNN:

- Giai đoạn năm 2000 – 2001: NHNN sử dụng công cụ lãi suất là TLSCV kết hợp với LSCB với TLSCV bằng LSCB cộng với biên độ từ 0,3%/tháng (ngắn hạn) hoặc 0,5%/tháng (trung, dài hạn). LSCB được xem như là TLS. Với mức TLS cao hơn so với LSCS đề xuất từ quy tắc Taylor trong giai đoạn năm 2000 – 2001, tỉ


lệ lạm phát đã giảm xuống mức thấp, cụ thể năm 2000 là -0,53% và năm 2001 là 0,79% so với tỉ lệ lạm phát năm 1998 là 9,2%/năm27. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2000 là 6,79%/năm và 6,89%/năm vào năm 2001. Đây có thể xem là một trong những cơ sở để NHNN thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận từ năm 2002.

- Trong giai đoạn năm 2002-2007, TLS của NHNN nhỏ hơn LSCS được đề xuất theo quy tắc Taylor. Điều này cho thấy, NHNN thực thi CSTT nới lỏng với cơ chế lãi suất thỏa thuận giữa người vay và người cho vay. Vào cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ xảy ra và đến năm 2008 ảnh hưởng đến Việt Nam. Tỉ lệ lạm phát của nước ta tăng lên mức 19,89%/năm (năm 2008) so mức 12,75% của năm 2007, buộc NHNN thực hiện thắt chặt CSTT với việc áp dụng LSCB.

- Sự giảm mạnh về mức độ chênh lệch giữa TLS và inTAYLOR vào các năm

TAYLOR TAYLOR

2008 và 2009 và các độ lệch dương thể hiện nỗ lực của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát. Kết quả là tỉ lệ lạm phát giảm đáng kể xuống còn 6,52% trong năm 2009. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực vào năm 2008 là 6,31% và năm 2009 chỉ đạt 5,32%, thấp hơn so với các năm trước đó. Trong năm 2010, mức TLS của NHNN vẫn cao hơn in nhưng độ lệch giữa TLS và in đã giảm so với độ lệch của năm 2009, trong khi đó tỉ lệ lạm phát ở mức 11,75%/năm, tăng trưởng GDP là 6,78%/năm đều cao hơn năm 2009 cho thấy CSTT của NHNN thiên về kích thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên tỉ lệ lạm phát ở quý 4 năm 2010 đã tăng lên mức 11,75%/năm, mở đầu tình trạng lạm phát cao và suy thoái kinh tế ở năm 2011.

- Trong năm 2011, TLS của NHNN không đủ cao để kiềm chế lạm phát theo đề xuất của quy tắc Taylor. Kết quả là tỉ lệ lạm phát tăng lên 18,13%/năm và tốc độ tăng GDP thực chỉ đạt 5,96%/năm.

- Năm 2012, mặc dù tỉ lệ lạm phát giảm xuống 6,81%/năm nhưng NHNN vẫn duy trì CSTT thắt chặt thể hiện ở các độ lệch dương và tỉ lệ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,03%, thấp hơn mức 5,96% của năm 2011.

- Trong các năm 2013, 2014, TLS thấp hơn so với inTAYLOR và điều này chỉ

ra, NHNN áp dụng CSTT nới lỏng để kích thích tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho



27 Số liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam (www.gso.gov.vn)


thấy, tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn so với năm 2012, cụ thể 5,92% (năm 2013) và 5,98% (năm 2014).

Như vậy, đối với Việt Nam – một nước có tỉ lệ lạm phát cao với mức bình quân 7,73%/năm trong giai đoạn năm 2000-2014, việc áp dụng hệ số độ lệch lạm phát 1,5 (cặp hệ số βπ=1,5, βy=0,5) là không phù hợp vì LSCS được tính toán theo công thức Taylor (1.5) nhận giá trị cao so với LSCS của NHNN trong giai đoạn năm 2000-2014 và trong thực tế, NHNN đã kiểm soát lạm phát có hiệu quả trong giai đoạn này, đặc biệt trong hai năm nền kinh tế Việt Nam có mức lạm phát cao là 2008 (độ lệch là -13,8) và 2011(độ lệch là -13,95). Khi lãi suất trở nên quá cao thì sẽ tác động mạnh đến tiêu dùng và đầu tư, vì khi tín dụng bị hạn chế, chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh. Các doanh nghiệp lo ngại kinh doanh không có lãi nên không phát triển sản xuất và hàng hóa trở nên khan hiếm. Cung hàng hóa giảm tiếp tục gây áp lực lên lạm phát. Điều đó lý giải tại sao một số NHTW thận trọng khi áp dụng nguyên lý “lãi suất cao chống lạm phát cao”. Lee và Crowley (2010) tiến hành đánh giá CSTT của NHTW châu Âu (ECB) với 12 nước thành viên của khu vực đồng tiền chung (không bao gồm các thành viên mới là Slovenia, Cyprus, Malta và Slovakia) trong giai đoạn năm 1999 – 2009, sử dụng quy tắc Taylor gốc (1993) và phát hiện rằng đối với các nước thành viên chủ chốt như Pháp và Đức, CSTT của ECB gần sát với mức LSCS được đề xuất bởi quy tắc Taylor gốc. Ngược lại, đối với Hy Lạp và Ireland, hai quốc gia có tỉ lệ lạm phát tương đối cao trong các năm đầu của giai đoạn đánh giá, CSTT của ECB được cho là quá nới lỏng so với mức LSCS được đề xuất bởi quy tắc Taylor gốc.

3.2.1.2 Phân tích chính sách lãi suất theo quý

Phụ lục 3 về LSCB cho thấy NHNN đã thay đổi LSCB liên tục trong năm 2008 và TLS từng tháng và/hoặc từng quý trong giai đoạn năm 2010-2014 nhằm kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng kinh tế. Phân tích số liệu năm cho phép phác họa ra bức tranh khái quát về chính sách lãi suất. Tuy nhiên, để hiểu rò hơn chính sách lãi suất của NHNN qua lăng kính quy tắc Taylor, cần sử dụng số liệu quý.


TAYLOR

Nhìn chung, kết quả xác định LSCS theo quy tắc Taylor với dữ liệu quý (iqTAYLOR) tương tự như kết quả với dữ liệu năm, theo đó độ lệch trung bình và độ lệch trung bình tuyệt đối giữa TLS và LSCS tính bằng quy tắc Taylor (in ) của cặp hệ số (βπ=0,5, βy=0,5) với tỉ lệ lạm phát mục tiêu CPI 5%/năm có mức độ khác biệt thấp nhất (giá trị tuyệt đối nhỏ nhất) so với các loại lãi suất khác (Phụ lục 12A, 12B). Kết quả tổng hợp được trình bày ở Bảng 3.3.

Bảng 3.3: Độ lệch giữa các lãi suất (theo quý) và LSCS theo quy tắc Taylor (iqTAYLOR) ở các mức lạm phát mục tiêu khác nhau (π*), 2000Q1-2014Q4

Lãi suất

Giá trị trung bình

Giá trị trung bình tuyệt đối

π*=5%

π*=6%

π*=7%

π*=5%

π*=6%

π*=7%

LSTCK

-4,09

-4,59

-5,09

4,23

4,68

5,14

LSTCV

-2,49

-2,99

-3,49

2,94

3,29

3,71

LSCB

-2,19

-2,69

-3,19

2,96

3,30

3,67

TLS

-0,46

-0,96

-1,46

2,04

2,17

2,34

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.

Nguồn: Tác giả tính toán từ dữ liệu kinh tế vĩ mô giai đoạn năm 2000-2014 Qua phân tích quy tắc Taylor (1993) theo số liệu quý, tác giả rút ra một số

nhận xét về chính sách lãi suất của NHNN:

- Giai đoạn 2000Q1 – 2001Q4: TLS luôn cao hơn mức LSCS tính theo quy tắc Taylor (iqTAYLOR), tuy nhiên độ lệch giữa TLS và iqTAYLOR giảm dần cho thấy NHNN nới lỏng dần CSTT. Trong năm 2001, TLS giảm dần theo quý (Phụ lục 12A). Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn này ổn định trên 6,5%/năm (ngoại trừ thời kỳ 2000Q2 chỉ đạt 4,8%/năm) (Phụ lục 2).

- Từ 2002Q1 đến 2008Q2, TLS của NHNN luôn thấp hơn mức LSCS tính theo quy tắc Taylor. Điều này cho thấy, NHNN thực thi CSTT nới lỏng. Trong giai đoạn năm 2002-2007, NHNN thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận. Ngày 26/02/2008, NHNN ban hành Công điện số 02/CĐ-NHNN qui định TLS 12%/năm, kế tiếp là Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 qui định cơ chế điều hành LSCB thay thế cho cơ chế lãi suất thỏa thuận. Kết quả là từ 2008Q3, độ lệch giữa TLS của NHNN với iqTAYLOR lớn hơn không và điều này cho thấy, NHNN thực hiện CSTT thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Tỉ lệ lạm phát năm 2009 giảm xuống còn 6,52% so với mức 19,89% của năm 2008.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022