Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 23


1/ Tạo môi trường đầu tư kinh doanh;


2/ Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia;


3/ Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tích tụ và tập trung vốn, đầu tư phát triển công nghiệp;

4/ Cải cách chính sách tiền lương.


- Các giải pháp vi mô:


1/ Minh bạch tài chính và thống kê, kế toán doanh nghiệp;


2/ Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả đầu tư cho lao động; 3/ Xây dựng cơ chế đối thoại, thương lượng, thỏa thuận về tiền lương.

Việt Nam cần có những chính sách tạo môi trường đầu tư và chuyển dịch trọng tâm của nền kinh tế sang những lĩnh vực có năng suất cao và tăng trưởng nhanh như các lĩnh vực trong công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp khai thác, chế biến và dịch vụ tài chính, tín dụng. Việc phát triển hơn nữa khu vực tư nhân để có thể cạnh tranh và tăng trưởng cùng với khu vực nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo mở việc làm, giảm nghèo đói và góp phần vào việc phân phối công bằng hơn những lợi ích của tăng trưởng kinh tế.

Cải cách khu vực tài chính cũng cần được thực hiện để có thể nhanh chóng chuyển vốn đến các DN làm ăn hiệu quả nhất. Việc quản lý tài sản của nhà nước cũng cần được củng cố sao cho vốn trong tay Nhà nước được sử dụng hiệu quả và minh bạch.

Để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam phải đẩy mạnh việc xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp theo hướng đảm bảo tính ổn định, tính minh bạch, tính có thể tiên liệu được và phù hợp với các yêu cầu của WTO cũng như thông lệ quốc tế.


KẾT LUẬN


1. Để xác định được đầy đủ mức thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường cần thiết phải nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về thu nhập và phân phối thu nhập, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân của sự giàu nghèo và biện pháp khắc phục sự phân hoá giàu nghèo, thực hiện việc phân phối thu nhập một cách công bằng hơn.

2. Các DN chấp nhận cạnh tranh của kinh tế thị trường, chấp nhận sức lao động là hàng hoá và chấp nhận thực hiện phân phối thu nhập chưa công bằng theo các quy luật của kinh tế thị trường. Song trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước với quyền điều hành nền kinh tế của mình có thể có các chính sách kinh tế - xã hội phù hợp nhằm hạn chế mức độ chênh lệch về thu nhập và sự bóc lột lao động nhằm đảm bảo và duy trì trong công bằng 3 loại lợi ích của 3 chủ thể: người lao động, doanh nghiệp và Nhà nước.

3. Đối tượng nghiên cứu trong luận án là phân phối thu nhập được tạo ra trong các DN và chủ yếu là phân phối lần đầu. Thu nhập được tạo ra trong các DN được phân phối thành ba khoản lớn: thu nhập của người lao động từ DN, thu nhập chung của DN và thu nhập của Nhà nước từ DN. Chế độ phân phối thể hiện sự kết hợp ba loại lợi ích: lợi ích của người lao động, lợi ích tập thể DN và lợi ích chung toàn xã hội. Khi các lợi ích trên có sự thống nhất cao, tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành động, làm tăng động lực của sự phát triển. Khi các lợi ích trên thiếu sự thống nhất, bị vi phạm, làm mất ý chí và hành động, làm giảm động lực của sự phát triển.

4. Để có thể phản ánh đầy đủ tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thống kê về thu nhập


và phân phối thu nhập, đồng thời tiến hành thu thập thông tin theo các chỉ tiêu thống kê nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, theo dõi và đánh giá tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ở nước ta.

5. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian, phương pháp chỉ số, phương pháp hồi quy tương quan ... và cùng với việc sử dụng số liệu từ một số cuộc điều tra thống kê gần đây, luận án phân tích tình hình phân phối thu nhập trong các DN công nghiệp ở nước ta trong những năm gần đây.

6. Số liệu thống kê những năm 2000-2005 cho thấy số lượng DN công nghiệp ở nước ta tăng nhanh trong những năm qua, nhưng quy mô phổ biến là vừa và nhỏ, năng lực sản xuất còn hạn chế. Số doanh nghiệp công nghiệp khai thác mỏ tuy chiếm tỷ trọng không lớn song có tốc độ tăng nhanh về số lượng. Doanh nghiệp công nghiệp chế biến phỏt triển nhanh về số lượng và chiếm tỷ trọng lớn nhưng sử dụng ít lao động, dùng ít vốn, qui mô sản xuất còn phân tán. Doanh nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí và nước chiếm tỷ trọng thấp nhất về số lượng nhưng có số lao động bình quân và số vốn bình quân của 1 DN cao nhất trong toàn bộ ngành công nghiệp. Mặc dù số DN sản xuất kinh doanh có lãi tăng lên nhưng số DN làm ăn thua lỗ còn chiếm tỷ lệ không nhỏ.

7. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù có sự tăng trưởng trong 3 năm 2001 - 2003 song tỷ lệ giá trị tăng thêm tính theo giá trị sản xuất bình quân chung của 1 DN công nghiệp lại có xu hướng giảm đi (từ 25% xuống còn 23,3%). Điều này có thể giải thích vì quá trình chuyển đổi nền kinh tế vẫn đang được tiếp tục. Việc sắp xếp lại DN nhà nước đang góp phần làm thay đổi khả năng huy động các nguồn lực của nền kinh tế. Sản xuất của các DN nói chung còn mang nặng tính chất gia công lắp ráp, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, cũng như thị trường tiêu thụ. Chi phí cho sản xuất, trong đó có chi phí


trung gian còn cao. Vì vậy, giá trị sản xuất tuy lớn, tăng trưởng cao, nhưng giá trị mới tăng thêm thì nhỏ; và thường là tốc độ tăng của giá trị tăng thêm thấp hơn tốc độ tăng của giá trị sản xuất. Đó có thể là một thách thức đối với các DN làm sao có thể thu hút thêm đầu tư trong nước và nước ngoài thúc đẩy sản xuất, giảm chi phí cho sản xuất, và làm tăng giá trị tăng thêm của các DN.

8. Kết quả tính toán cũng cho thấy, thu nhập ròng của DN thường chiến tỷ trọng lớn nhất, thứ đến là thu nhập của người lao động và sau đó mới đến là thu nhập của Nhà nước. Song nếu xét riêng theo từng ngành công nghiệp cấp I thì thấy thu nhập ròng của DN ngành khai thác mỏ chiếm tỷ trọng thấp hơn rất nhiều so với tỷ trọng thu nhập của người lao động, trong khi tỷ trọng thu nhập của DN ngành công nghiệp chế biến và DN ngành sản xuất và phân phối điện, khí và nước lớn gấp 1,5 đến 2 lần tỷ trọng thu nhập lần đầu của người lao động. Nguyên nhân có thể bởi do vốn đầu tư vào khai thác mỏ không nhiều, chủ yếu là dùng sức người để khai thác tự nhiên; trong khi đó vốn đầu tư vào sản xuất ngành công nghiệp chế biến và sản xuất và phân phối điện, khí và nước lớn gấp 2 đến 3 lần vốn đầu tư vào sản xuất khai thác mỏ.

9. Kết quả phân tích cho thấy: DN nhà nước có tỷ lệ đóng góp cho ngân sách nhà nước là cao nhất, còn DN ngoài nhà nước có tỷ lệ đóng góp này thấp nhất. Tỷ trọng thu nhập ròng của DN có vốn đầu tư nước ngoài và của DN ngoài nhà nước rất cao trong khi tỷ trọng này của DN nhà nước lại thấp. Nguyên nhân có thể lý giải bởi do đối với DN ngoài nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài chủ doanh nghiệp là người bỏ vốn đầu tư sản xuất nên dành phần để lại cho DN nhiều hơn.

10. Tiền lương của người lao động trong khu vực nhà nước thường cao hơn khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ở các nghề ít kỹ năng nhất. Ngược lại, tiền lương của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng cao hơn tiền lương của khu vực nhà


nước ở nhóm các nghề có kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật. Điều này gây nên sự chảy máu chất xám từ khu vực Nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dẫn tới chất lượng công việc ở khu vực Nhà nước thấp đi.

11. Ở khu vực có tăng trưởng cao như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng sẽ đi liền với sự bất bình đẳng về thu nhập tăng lên. Để đáp ứng được lợi ích của giai cấp công nhân, Chính phủ phải thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cả trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước tạo công việc làm mới với mức lương cao hơn, đồng thời duy trì chế độ phân phối thu nhập công bằng hơn để góp phần mang lại tiến bộ xã hội.

12. Để tăng giá trị tăng thêm thuần (nguồn gốc của thu nhập) các DN cần phải tăng năng suất lao động cũng như tăng thêm lao động trong DN. Hơn thế nữa, các DN muốn tăng thu nhập ròng cho chính mình thì cần phải tăng tỷ suất lợi nhuận tính trên thu nhập lần đầu của người lao động cũng như tăng thu nhập cho người lao động.

13. Vốn và lao động thực sự tác động làm tăng giá trị tăng thêm của các DN. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn và lao động có sự khác biệt giữa các loại hình DN. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tiến dần đến giới hạn hiệu quả trong việc sử dụng các yếu tố sản xuất (vốn và lao động), trong khi các DN nhà nước và ngoài nhà nước chưa khai thác tốt hiệu quả này.

14. Kết quả phân tích cũng cho thấy việc tăng lao động của DN hầu như làm giảm khoản nộp thuế và vốn là yếu tố duy nhất được xem xét tạo khoản thu cho Nhà nước. Kết quả phân tích khẳng định dùng thêm lao động hầu như không tác động gì đến lợi ích của DN nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài. Song với các DN ngoài nhà nước thì việc tăng sử dụng lao động làm tăng lợi ích của chủ doanh nghiệp.

15. Dựa trên những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn phân phối thu


nhập trong các DN công nghiệp những năm qua, luận án đã đề xuất một số giải pháp định hướng hoàn thiện chế độ phân phối thu nhập trong các DN như sau:

Thứ nhất, Việt Nam cần có những chính sách tạo môi trường đầu tư và chuyển dịch trọng tâm của nền kinh tế sang những lĩnh vực có năng suất cao và tăng trưởng nhanh trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là công nghiệp khai thác, chế biến và dịch vụ tài chính, tín dụng. Việc phát triển hơn nữa khu vực tư nhân để có thể cạnh tranh và tăng trưởng cùng với khu vực nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo mở việc làm, giảm nghèo đói và góp phần vào việc phân phối công bằng hơn những lợi ích của tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, cần thiết phải đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia nhằm động viên hợp lý và phân phối có hiệu quả mọi nguồn lực. Trong chính sách tài chính, thuế phải đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Nhà nước để thực hiện yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Cải cách hệ thống ngân hàng cần được bổ sung bằng củng cố các thị trường vốn, vì đây là cơ chế chính để đưa nguồn lực đến với các DN làm ăn hiệu quả nhất.

Thứ ba, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng, giữa tích tụ và tập trung vốn để đầu tư phát triển công nghiệp. Quá trình thực hiện các giải pháp tích tụ và tập trung vốn đ°i hỏi phải có sự tính toán tổng hợp về: Chính sách đầu tư của Chính phủ, khả năng cung ứng vốn, khả năng tăng trưởng các nguồn vốn trên cơ sở giải quyết một cách hợp lư mối quan hệ giữa tích luỹ với tiêu dùng, giữa tích tụ và tập trung.

Thứ tư, tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền công, tiền lương; chống chủ nghĩa bình quân và thu nhập bất hợp lý, bất chính. Đảm bảo thu nhập của


người lao động có thể tái tạo sức lao động, gắn chặt tiền công, tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả.

Và để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, Việt Nam phải đẩy mạnh việc xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp theo hướng đảm bảo tính ổn định, tính minh bạch, tính có thể tiên liệu được và phù hợp với các yêu cầu của WTO cũng như thông lệ quốc tế.

16. Tóm lại, luận án đã hệ thống hoá một cách khoa học các khái niệm về thu nhập và phân phối thu nhập, các nguyên tắc phân phối thu nhập của các chủ thể trong nền kinh tế thị trường, làm rõ tính tất yếu của bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết để đảm bảo công bằng xã hội. Luận án đã sử dụng công cụ thống kê để phân tích các yếu tố tạo ra thu nhập, làm cơ sở cho phân tích và phân chia lợi ích giữa 3 chủ thể: Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động một cách có hiệu quả hơn. Luận án đã có những đóng góp nhất định không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn vào việc hoàn thiện chế độ phân phối thu nhập lần đầu trong các doanh nghiệp công nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, luận án chưa có điều kiện đi sâu phân tích vấn đề phân phối lại thu nhập, cũng như phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới quan hệ trong phân phối thu nhập.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ


Số

TT

Tên đề tài/dự án chủ trì hoặc tham gia

Cơ quan chủ

trì đề tài/dự án

Năm

BĐ-KT

1

Xây dựng đề án mạng thông tin quốc gia về lao động việc làm. Đề tài cấp Bộ (CB 2001.04.03) - Thư ký. QĐ số

464/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 3/5/2000 về

quản lý kinh phí đề tài NCKH

Trung tâm Thông tin - Thống kê Lao động và Xã hội

Bộ LĐTBXH

2001

2

Nghiên cứu chi phí tiền lương trong giá trị mới sáng tạo ra của một số ngành kinh tế chủ yếu. Đề tài cấp Bộ (CB 2003-01-

06). Cộng tác viên.

Viện Khoa học lao động và xã hội Bộ

LĐTBXH

2003

3

Vấn đề phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đề tài nhánh thuộc đề tài cấp nhà nước

(KX.01.01). Thành viên tham gia đề tài.

Trường Đại học kinh tế quốc dân

2003

4

Đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại Việt Nam. Dự án CIVICUS CSI-SAT.

Thành viên nhóm đánh giá CSI-SAT Việt

Nam.

Viện những vấn đề phát triển (VIDS)

2005

5

Hoàn thiện chế độ báo cáo thống kê ngành lao động - thương binh và xã hội ở các cấp. Đề tài cấp Bộ (CB 2006.03-03) - Chủ nhiệm. QĐ về việc phân bổ đề tài NCKH số 111/ QĐ - LĐTBXH ngày 23/1/2006 và số 504/ QĐ - LĐTBXH ngày 5/4/2006 về việc thành lập Ban chủ nhiệm

đề tài NCKH cấp Bộ 2006.

Vụ Kế hoạch - Tài chính Bộ LĐTBXH

2006

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 235 trang tài liệu này.

Vận dụng một số phương pháp thống kê nghiên cứu tình hình phân phối thu nhập trong các doanh nghiệp ngành Công nghiệp Việt Nam - 23

Xem tất cả 235 trang.

Ngày đăng: 02/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí