Khuynh Hướng Lãng Mạn Chủ Nghĩa Như Một Nét Hiện Đại Của Văn Học

phong tục của họ cũng tốt. Thế mà người Tàu ở mạn Đông Hưng và mạn Hải Ninh có lắm tục thật là dã man, như là tục giết con gái và tục bán vợ” [32, 33].

Theo tác giả, tuy phong tục dã man nhưng người Tàu cũng có những ưu điểm, nhất là thiên trọng việc làm giàu. “Đi đến những xứ Tàu ở thì xem ra cả cái tâm lý của họ chỉ ở chữ tài, là của. Người quen kẻ thuộc gặp nhau ngoài đường ngoài phố hỏi thăm nhau, mở miệng ra là hỏi có phát tài không. Vào nhà nào, bất cứ sang hèn cũng thấy chữ phát tài, tiến tài, hoặc để thờ hai bên cửa, hoặc để thờ trong nhà. Cũng có nhà mua cái tranh ông thần Tài để thờ ngay chính giữa nhà. Đến đám chay, đám tế lễ, làm những hình nhân bày trước sân cũng làm tay cầm lá cờ đề bốn chữ: nhất kiến nhất tài” [32, 32]. Hành vi của người Tàu được Trần Trọng Kim lý giải từ góc độ tâm lý khát khao làm giàu: “Vì họ chủ vào sự tài lợi như thế, và lại có cái tính rất kiên nhẫn, cần kiệm, cho nên họ đã ở đâu, là không những là không ai cướp được quyền lợi của họ, mà họ lại dần dần lấn mất cả cái quyền lợi của người ta được. Nhất là khi nào có việc dính dáng đến quyền lợi của họ, thì họ có cái tính liên lạc rất lạ: chỉ một vài người đứng lên bảo nhau một tiếng là cả đoàn thể ai cũng theo” [32, 32]. Đó là tính cách văn hóa đặc trưng của người Hoa mà ngày nay vẫn không thay đổi.

Nói về người để nhìn lại mình. Nếu người Tàu họ năng động làm giàu bao nhiêu thì người mình kém cỏi kém cỏi bấy nhiêu. “Nhất là về mạn Hải Ninh, người mình hèn kém lắm, chỉ trừ làng Trà Cổ có người đi buôn bán làm giàu làm có, trong làng có nhà ngói nhà gạch trông còn ra dáng một tí, còn thì khổ sở hèn hạ quá chừng. Thường những cái quyền lợi ở trong tay mình cũng đem trao cho người ta cả…Nghề nghiệp chỉ có chài lưới, kiếm ăn lần hồi. Mà đánh được cá cũng không biết làm gì để sinh lợi, lại đem bán buôn cho người khách, người ta đem muối đi, đến lúc mình dùng đến lại đi mua, đắt gấp mấy lần cái giá mình đã bán. Thậm chí cái rau, củ khoai của mình trồng ra được cũng đem bán cho Khách, rồi sau lại sang mua mà ăn. Thành ra mình chỉ làm khó nhọc mà bao nhiêu cái lợi là người ta hưởng hết cả” [32, 41-42]. Buôn bán giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày nay vẫn phản ánh xu thế văn hóa dân tộc này nhưng tiếc rằng trên báo chí ngày nay, thiếu những quan sát có tính thức tỉnh dân tộc tương tự.

Người Hoa có ý thức dân tộc mạnh mẽ. Họ không chịu mua hàng của ta mà chỉ có ta mua hàng của họ. “Hễ mà lúc nào An Nam ta có ai định mở cửa hàng buôn bán ganh nhau với người khách thì họ bảo nhau mua đắt bán rẻ làm thế nào cho mình đến vỡ cửa hiệu, thì họ mới thôi. Người mình phần thì đã không sành nghề buôn bán, lưng vốn lại ít, phần thì bảo nhau không được, cho nên không thể nào buôn bán ganh nhau được với người khách” [32, 33].

Những quan sát và suy nghĩ của Trần Trọng Kim gặp gỡ với những quan sát và suy nghĩ của Vân Đài hai chục năm sau trên đảo Các Bà13 (tức đảo Cát Bà). Trong thiên du kýBốn năm trên đảo Các Bà [Tri tân, các số từ 149 đến 158-1944], nữ văn sĩ đã khảo sát sự độc chiếm quyền lợi của người Hoa từ bên Trung Quốc sang và sự yếu kém của người Việt vốn là chủ nhân hòn đảo: “Người ta không thể ví nghề làm cá ở Các Bà với Cát Hải được. Cát Hải chỉ là khu chài lưới rất nhỏ do

một số người Nam làm với những chiếc lưới mong manh những con thuyền bé nhỏ, không bao giờ giám mạo hiểm ra đến bể khơi hay xông pha nơi muôn trùng sóng bạc. Các Bà mỗi năm có một mùa đánh cá, bắt đầu từ tháng tám đến tháng tư ta. Mùa đánh cá chỉ có sáu tháng, những tháng đã bắt đầu mát mẻ và bể êm sóng lặng. Các thuyền to trọng tải từ ba mươi đến bốn mươi tấn, đã lục tục bắt đầu từ Bắc Hải, Long Châu. Mỗi năm sang có từ năm đến bẩy trăm chiếc. Những chiếc thuyền khổng lồ mà người ta gọi là tàu ô, ở trong ấy có đủ cả nơi ăn, chốn ngủ, có bếp nước, có ô nuôi cá sống và muối cá chết. Các ô ở dưới thuyền rất ngăn nắp và rất kín đáo. Người ta có thể khu biệt ra nhiều ô riêng để nuôi gà, nuôi lợn, cũng có khi nuôi người, nếu là một thuyền mua người do mẹ mìn dỗ trẻ con đem bán. Một điều cho ta để ý, là mỗi năm các tàu ô sang đây đều sang thuyền không với những chiếc lưới to với những tay chân sào lực lưỡng. Rồi họ dùng sức khỏe của họ, làm một cách sung sướng trong sáu tháng trời, cho đến khi họ về với những chiếc thuyền đầy cá, những túi nặng tiền và nghỉ ngơi ăn chơi trong sáu tháng kia để chờ sang mùa khác” [37, 674]. Trong khi đó, người Nam sống nghèo khổ, chấp nhận làm thuê cho người

13 Vân Đài viết “Tiện đây tôi xin nói qua về cái tên Các Bà mà nhiều người vẫn gọi lầm là Cát Bà như Cát Hải vậy. Các Bà xưa kia vẫn có một tên mà người khách gọi là Appovan và người Nam gọi là Các Bà, do lấy tên một ngôi mộ của hai bà nữ thần không tên, chết ở đâu trôi về và hiển linh tại đấy. Ngôi mộ ấy gọi là ngôi mộ của Các Bà, người ta lập miếu thờ và người ta muốn biểu dương cái uy linh của các bà nên lấy tên Các Bà đặt cho hòn đảo” (35, s. 149, tr. 563).

khách trú. Vì thiếu vốn, dân chài ta chỉ có những chiếc thuyền bé nhỏ. Bài văn du ký cũng ghi chép những thủ đoạn của thương lái người Hoa buôn lậu trốn thuế: “Mặc dầu sự canh phòng rất nghiêm ngặt của nhà đoan, họ cũng không sợ cả những chiếc tàu Đoan lúc nào cũng sẵn sàng và nhẹ như chiếc thoi trên mặt bể. Họ vẫn luôn “đi ngang về tắt…”. Một chiếc thuyền chở hàng đi, họ đã dự bị sẵn sàng mua các vật liệu, họ chờ những đêm tối tăm, chỉ vài chiếc “siệng” con chuyên chở hàng hóa ra tàu lớn. Rồi họ chỉ chờ một cơn gió. Cánh buồm của họ, một khi đã nêu cao lên với một chiều giờ xuôi thì không có tàu nào đuổi kịp. Chú L. một người đã quen đi buôn lậu, vẫn thường tự cao khoe với mọi người: “Hi Hàng Pạc long vỹ. Ngộ mậu pha lớ” (Đến Bạch Long Vĩ tôi không sợ gì nữa). Có lẽ đến đây hắn ta đã hiện nguyên hình ra một tên giặc tàu ô thuở trước. Các hang hốc của kỳ quan tạo hóa ở nơi đây không chỉ riêng tô điểm một phong cảnh tuyệt trần ở vịnh Hạ Long mà thôi đâu! Cảnh đẹp kia không gây cho bọn buôn lậu một cảm giác mỹ quan nào hơn là giúp cho họ những sào huyệt tốt... Về nghề buôn bán trốn thuế này, chỉ có người khách đối với nhau một cách rất kín đáo” [37, 154].

Điều mà Trần Trọng Kim và Vân Đài nêu ra cũng đã được một du khách thăm hồ Ba Bể từ năm 1921 nhận diện. Tại một dãy phố núi cách Phủ Thông (Bắc Cạn) chừng 17 km, ký giả Hoàng Văn Trung đã chứng kiến sự có mặt của dân Khách (tức người Hoa): “Nhìn kỹ thấy hai dãy phố phường, giữa có mấy quán chợ lợp bằng gianh. Dân phần nhiều là Khách với Nùng, thế mới biết từ những nơi đô trường lợi thị cho chí những chốn hang cùng ngò hẻm, đâu đâu Khách họ cũng mầy mò, len lỏi tới được, đoạt hết mối thương quyền của người đồng bang ta, mà ngán thay! Đồng bang ta hình như vẫn mê man trong giấc ngủ, không biết không hay đến, khoanh tay để cho nguồn lợi ấy thuận theo dòng nước mà chảy ra Bắc Hải” [228,1].

Biệt Lam Trần Huy Bá trên đường đi khảo cổ gò Óc Eo đã dừng chân nghiên cứu Sài Gòn - Chợ Lớn (năm 1944). Ông quan sát việc người Hoa chiếm lĩnh, làm chủ mọi lĩnh vực đời sống kinh tế của Nam Kỳ. Ở Chợ lớn chừng một tuần, ông có nhận xét “Người ta thường nói, “Chợ lớn là thành phố riêng của người Tàu”, thực chẳng phải ngoa. Về phần thương mại, những cửa hàng của các hội buôn đồ sộ, thượng vàng hạ cám, họ đều lũng đoạn hết cả”. Rồi tác giả liệt kê đủ các mặt hàng,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

các nghề kinh doanh, thợ kỹ thuật đều có người Hoa chiếm lĩnh, như các cửa hàng đồ gỗ mỹ thuật, làm mũ, đóng giầy, hàng thiếc… “nói tóm lại, các ngành kỹ nghệ, người Tàu quả đã tiến đạt bội phần; mà những sản phẩm của họ rất là tinh xảo”. Không chỉ vậy, “những công việc thường thường như thợ chữa giày, người chữa xe, kẻ vá mướn, kẻ đan sọt, người mài dao, nhất thiết đều là người tầu làm cả. Họ làm lụng rất chăm chỉ và khéo léo” [9, 168].

Đáng chú ý là trong văn mạch của ý thức về dân tộc mình, các trí thức người Việt ở nửa đầu thế kỷ XX đã quan sát, nhận xét và kể cả nghiên cứu người Hoa ở mọi vùng miền từ nhiều góc độ. Nhà nghiên cứu Đào Trinh Nhất đã tiến hành khảo sát tường tận thế lực của người Hoa, khi đó gọi là “khách trú” ở Nam Kì với ý thức rất rò về việc bảo vệ quyền lợi của dân tộc, làm nên công trình có giá trị Thế lực khách trú và vấn đề di dân vào Nam Kì (1924). Ông viết ngay trong phần mở đầu: “Xứ Nam Kỳ tức là một cuống họng của ta, đối với trong là một kho tàng to, quay ra ngoài là một thị trường lớn, công phu cha ông khai thác mấy trăm năm, mới có ngày nay, để cho con cháu làm của gia tài, đáng lẽ ta không nên để cho ai phạm vào quyền lợi của ta mới phải. Thế mà bị 20 vạn người Tàu là một dân tộc có tài thực dân, kéo nhau sang hạ cái thủ đoạn kiếp lược dần dần, bây giờ nghiễm nhiên làm ông chủ nhân trong trường thương mại công nghệ của ta, thôi thì trên bến dưới thuyền, thượng vàng hạ cám, nhất thiết lợi quyền đều vào tay họ lũng đoạn hết, ta cam tâm để họ đè nén: khó nhọc ta gánh, miếng ngon họ ăn, bao nhiêu lâu nay, ta chịu mãi cái nỗi “cường tân áp chủ” như thế” [138, 25]. Phân tích nguyên nhân, tác giả nêu vấn đề Việt Nam cần đưa người từ Trung, Bắc kì vào để thực hiện chiến tranh kinh tế:“Nam Kì thiếu nhân công thật, còn non hai triệu mẫu đất bỏ hoang chưa khai khẩn, bao nhiêu nguyên liệu vật sản, bỏ chưa đếm dùng, đến ngay tiện nghệ khổ công, cũng không có người làm, nhất thiết công nghệ buôn bán gì đều vào tay Hoa kiều hết, cũng chỉ vì không có người làm, bởi vậy, bây giờ nói việc mở mang xứ Nam Kì, tức là cách phá cái thế lực Hoa kiều, mưu cuộc phú cường nay mai, thì nhân công chính là một tài liệu mà xứ Nam Kì đang phải cần đến lắm. Nhân công ấy lấy ở đâu ra được? Người Trung, Bắc Kì cất tiếng lên mà đáp rằng: “Tôi đây!” [138, 25]. Di dân miền Bắc và miền Trung vào Nam Kỳ để đối phó với

Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học - 12

sự lấn lướt của người Hoa ở đây là một kết luận từ nghiên cứu của Đào Trinh Nhất, một nghiên cứu thể hiện ý thức mới về bản sắc dân tộc trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Chúng ta có thể hiểu vì sao khi có một nhà doanh nghiệp người Việt là Bạch Thái Bưởi đã cạnh tranh thành công với người Hoa trong lĩnh vực vận tải đường sông ở Bắc Kỳ thì dư luận báo chí Việt Nam, nhất là Nam phong đã nhiệt liệt biểu dương.

Nhận thức về người Hoa là một khía cạnh khác trong nhận thức về người khác, thể hiện một nhu cầu xác lập bản sắc văn hóa Việt Nam ở đầu thế kỷ. Nói về người Hoa là để tự nhìn lại mình, không khác gì nói về người Pháp, vì thế cũng là một phần của chủ nghĩa yêu nước ở đầu thế kỷ XX, điều mà giới nghiên cứu văn học giai đoạn này thường bỏ qua. Nghiên cứu văn học nửa đầu thế kỷ XX, cho đến nay, giới nghiên cứu chủ yếu tập trung vào mảng văn thơ kịch với những vấn đề chủ nghĩa hiện thực, nhấn mạnh các nội dung phê phán xã hội thực dân phong kiến, chủ nghĩa lãng mạn, tư duy văn học tả chân… nhưng hầu như lãng quên một nội dung quan trọng là phải nghiên cứu ý thức về bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong cái nhìn so sánh với người khác, kẻ khác để tự phản tỉnh. Song song với cái nhìn so sánh với người Pháp, văn hóa Pháp, là cái nhìn của tầng lớp trí thức Tây học, có ý thức so sánh với người Hoa, một sắc dân đã hiện diện nhiều thế kỷ trên đất nước ta, cạnh tranh thu vét bao nhiêu nguồn lợi của ta, điều đã không được trí thức nho sĩ quan tâm. Cảm hứng về cạnh tranh, ưu thắng liệt bại thấm nhuần vào nhiều áng văn du ký giai đoạn đầu thế kỷ XX, nhiều khi thành câu cửa miệng của trí thức. Đi thăm Phú Quốc, nhân nói về Việt kiều hội ở Căm pu chia, Đông Hồ thốt lên: “Ở về đời cạnh tranh ưu thắng liệt bại này, nếu không có tình đoàn thể thì không thể nào sinh tồn được” [32, 258]. Vấn đề cạnh tranh sinh tồn không chỉ nảy sinh trước thất bại của người Nam trước người Tây mà cả sự thua thiệt của người Nam trước người Hoa.

3.1.3. Cái nhìn người Chăm

Còn nhớ, các nhà nho yêu nước đã từng nhắc đến người Chăm (xưa gọi là Chiêm Thành, hay Chàm) khi muốn cảnh báo về cạnh tranh sinh tồn, ưu thắng liệt bại. Văn du ký giai đoạn này cũng có những tác phẩm viết về người Chăm, văn hóa Chăm tiếp tục mạch suy nghĩ của các nhà nho đầu thế kỷ.

Tri tân ra số đầu tiên có tác phẩm du ký Một ngày ở xứ Chàm của Tam Lang. Người viết dường như quan sát, tìm hiểu những nguyên nhân khiến cho một dân tộc đã suy vong. Ông quan sát phong tục người Chàm. Họ đi ngủ lúc 12 giờ đêm, dậy lúc 12 giờ trưa. Nhưng nay nhiều phụ nữ Chàm đã thay đổi do quan hệ buôn bán làm ăn với người Việt. Bài du ký cho hay người đàn bà Chăm quần quật làm lụng chợ búa, chăm con, còn đàn ông Chàm chơi dài. “Thì ra ở xứ Chàm ngày nay, người đàn ông đã chịu lùi xuống hàng nhì, làm những kẻ “chân yếu tay mềm” để bọn đàn bà tiến lên làm “phái mạnh” [89]. Chính tác giả chứng kiến một anh chàng người Chàm thấy rắn bỏ chạy, còn vợ lấy cành cây đánh con rắn đang quăng bên đường: “Từ bé đến lớn người đàn ông Chàm hàng ngày đã quen sống một cách nhàn hạ”, “trong làng Chàm, nhiều lần chúng tôi thấy có vài ba người đàn ông ngồi dơ đầu ra cho vợ bắt chấy hoặc gỡ hộ tóc. Họ còn lười đến nước quẳng quần áo ra cho vợ bắt rận, nhờ vợ gắp mẩu than hồng ở bếp lên để hút thuốc” [89]. Người đàn ông ở đâu cũng phải là trụ cột gia đình, thế nhưng đàn ông Chăm lười biếng, ỷ lại, để cho phụ nữ gánh vác toàn bộ công việc nặng nhọc. Qua đó có thể hình dung phần nào một nguyên nhân diệt vong của vương quốc Chăm Pa.

Mãn Khánh Dương Kỵ đi thăm di tích Đồng Dương (Indrapura), mường tượng một đế quốc có thời huy hoàng rực rỡ mà nay chỉ còn lại cảnh hoang phế, tịch mịch. Xét về kiến trúc, về nhân tài, về ý chí của hoàng đế Chăm Pa xưa thì lẽ ra đây phải là một đế quốc hùng mạnh. Nhưng sự sống của dân tộc đó sẽ ở những kiệt tác nghệ thuật mà những người thợ Chăm cần mẫn từ ngàn năm xưa để lại. Một tâm trạng hoài cổ, cảm thương tràn đầy trang du ký: “Đến nay, tuy trải qua bao lớp bể dâu, những tượng, bức chạm, đã bị phá, đẽo gãy, mẻ nhiều nơi, nhưng cũng không phải vì thế mà bớt đẹp. Trái lại, từ tượng Phật to lớn cho đến các con người bằng đá nho nhỏ, có kẻ không to quá ngón tay cái người lớn, vẫn sống, vẫn hoạt động, vẫn còn làm cho người xem cảm động bồi hồi, đi không muốn dứt. Mai sau cho đến lúc người Chàm cuối cùng đã thở hơi cuối cùng trong túp nhà sàn quạnh hiu, sập nát thì dân tộc Chiêm Thành vẫn sẽ còn sống, còn mãi mãi sống trong những tác phẩm mà tại đó họ đã để lại bao nhiêu nhịp rung động của quả tim, bao nhiêu tinh thần nghệ thuật” [81, 110].

Mãn Khánh Dương Kỵ quan sát tín ngưỡng thờ nữ thần Thiên Y A Na, phải thốt lên “Chung đụng với người Chàm hơn 10 thế kỷ, những cái hay của họ, nhất là về mỹ thuật (kiến trúc, điêu khắc) thì ta không bắt chước bao lăm, mà tại sao lại sẵn sàng theo các tín ngưỡng nhảm nhí của họ như việc thờ cúng Thiên Y A Na này?” [82, 122]. Tất nhiên, các ý kiến của Dương Kỵ cho tín ngưỡng Thiên Y A Na của người Chăm là nhảm nhí vị tất ngày nay đã đứng vững trước khoa nghiên cứu văn hóa học. Nhưng chúng ta hiểu ý đồ của Dương Kỵ là muốn tìm kiếm, suy tư về các bài học hưng vong của dân tộc Chăm, để qua đó cảnh tỉnh dân Việt. Vì thế, ông kết luận cho thiên du ký Thiên Yana: “Đến thế kỷ thứ 20 nầy, trong lúc năm châu khói lửa, các nước đua tranh, mà dân ta vốn đã tự phụ có cái văn hiến mấy nghìn năm (!), còn có người rủ nhau vất bạc trăm bạc nghìn để tin thần lạy quỷ, cúng mướn thờ vay như thế thì ta cũng nên theo cụ Phan Thanh Giản mà nhận rằng đó là một điều kỳ, một điều tối kỳ tối thương tâm vậy” [82, số 122]. Những tín ngưỡng thần bí theo tác giả có thể là nguyên nhân đưa đến sự diệt vong của đế quốc Chăm Pa. Tác giả Mẫu Sơn Mục N.X.H. trong bài du ký Lược ký đi đường bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn: “Xem sự diệt vong người Hời (tức người Chăm), mà cái lẽ vật cạnh thiên trạch, mạnh được yếu thua, và lời Khổng Phu Tử nói là tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chi…lại càng rò rệt lắm” [31, 34]. Quan điểm này khá tương đồng với quan điểm các nhà nho duy tân về sự cạnh tranh sinh tồn, ưu thắng liệt bại, nhìn người để thức tỉnh dân tộc mình thay đổi.

3.2. Khuynh hướng lãng mạn chủ nghĩa như một nét hiện đại của văn học

3.2.1. Lãng mạn gắn với phiêu lưu, mạo hiểm

Trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của chủ nghĩa lãng mạn của văn học Phương Tây là điều đã được giới nghiên cứu khẳng định. Nhưng các nhà nghiên cứu hiện mới chủ yếu khoanh vùng nghiên cứu vào thơ mới và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Văn du ký hầu như chưa được chú ý, mặc dù trữ lượng lãng mạn của văn du ký không nhỏ.

Viết về tinh thần lãng mạn trong văn du ký, nhà nghiên cứu Carl Thompson trong sách Travel Writing viết: “Trong nhiều nghiên cứu về văn du ký, sự ra đời của các tác phẩm du ký có tính chủ quan nhiều hơn từ cuối thế kỷ XVIII trở đi được xác

định như là một sự chuyển đổi dứt khoát từ các giá trị Khai sáng sang các giá trị Lãng mạn. Với sự chuyển biến này, như nó gợi ý, một cái tôi Lãng mạn mới bắt đầu lưu hành, hay như đôi khi người ta vẫn nói, tính chủ quan Lãng mạn, khác nhiều so với cái tôi Khai sáng và tính chủ quan Khai sáng đi trước” [261, 117]. Nhưng tính chủ quan lãng mạn là gì? Ông viết tiếp: “Trong các tác phẩm du ký, các nhà du lịch Lãng mạn chủ nghĩa không đơn giản quan sát mà họ phản ứng lại các cảnh đời quanh họ, và ghi chép lại các phản ứng ấy và cả những suy nghĩ về chúng. Trong một số trường hợp, họ tìm ra những tình huống gây nên các cảm xúc mạnh mẽ, những cảm xúc về cái cao cả, các căng thẳng tinh thần” [261, 117]. Các cảm xúc mạnh mẽ, những cảm xúc cao cả, các căng thẳng tinh thần được nhà nghiên cứu nhấn mạnh, coi như những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa lãng mạn trong văn du ký. Đây là những nét riêng của tinh thần lãng mạn trong văn du ký, khác với quan niệm ở Việt Nam của giới nghiên cứu một thời coi chủ nghĩa lãng mạn là cái gì đó thoát ly, quay lưng cuộc sống, tiêu cực.

Trong cuốn The Suffering Traveller and the Romantic Imagination (Nhà du lịch đau khổ và sự tưởng tượng lãng mạn), tác giả Carl Thompson đã dẫn lời của Leigh Hunt “Ở Italia, những người Anh bị gọi là “người Anh điên rồ” do những phiêu lưu mà họ làm. Họ thích làm cho dân bản xứ kinh ngạc vì nguy hiểm không cần thiết lắm” [260, 1]. Ở đây nói về những người Anh đi du lịch tại Italia với đầu óc phiêu lưu, thích mạo hiểm. Một khách du người Anh là William Hazlitt viết trong Ghi chú về cuộc hành trình qua Pháp và Italia: “Một người bạn tôi nói rằng anh ấy nghĩ đó là chuyến đi có chất lãng mạn nhất, vì nó được bọn cướp chấp nhận; cuộc sống trở nên nhạt nhẽo, vô vị biết bao nếu thiếu đi những tai nạn như thế, rằng sẽ là thích hợp khi chính bản thân mình lên đường với một phiêu lưu như thế, như đặt cửa cho một giải thưởng xổ số lớn” [chuyển dẫn theo 260, 1-2]. Tác giả cho biết sở thích thích lãng mạn đó được hai người thực hiện: họ bất chấp những cảnh báo về an toàn tính mạng, đã du lịch không chỉ Naples mà còn rộng hơn cả Naples, đến vùng Calabria còn nguy hiểm hơn.

Đi xa, xem những nguy hiểm, tai họa là những thử thách hấp dẫn, làm cho cuộc sống tránh được sự nhàm chán là một trong những biểu hiện quan trọng hàng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/07/2022