Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học - 11

Tự do tư tưởng không chỉ biểu hiện qua tự do ngôn luận mà còn dưới những hình thức khác nữa. Đến thăm nhà thờ Basilique du Sacré Coeur (Nhà thờ Quả tim thánh), khởi công từ 1875 đến mãi 1921 mới xong, Phạm Quỳnh bắt gặp cạnh nhà thờ có bức tượng đồng, hình một người vò sĩ chịu tội, hỏi ra mới biết đó là tượng vò sĩ De La Larre năm 1766 bị Giáo hội xử tội ở thành Abbeville vì đi trước một đám rước đạo mà không ngả mũ chào. Một phái dân sở tại không tin sự lễ bái đã quyên tiền dựng tượng ngay cạnh nhà thờ tỏ ý phản đối việc lập nhà thờ, cho thiên hạ biết cái thói chuyên chế độc ác của giáo hội vẫn hay bách hại những ai không tin đạo mình. Phạm Quỳnh bình luận “Ở nước tự do có khác, tư tưởng gì cũng có cách biểu lộ ra được” [33, 558]. Đây có lẽ cũng là một tiếng thở dài kín đáo về sự khủng bố bức hại, cấm đoán tư tưởng mà người Pháp thực hiện ở Việt Nam.

Về trình độ và nghệ thuật diễn thuyết, ông cũng rất quan tâm: “Nghe người ta diễn thuyết mà hồi tưởng đến người mình, không những nghề diễn thuyết chưa biết, mà đến nói câu chuyện cho đầu đuôi manh mối, cũng ít nói được. Chưa từng thấy ai nói cái gì chỗ đông người mà nói luôn được trong mười phút, không vấp váp. Khi hội đồng thời chẳng khác gì như họp việc làng, tranh nhau mà nói, ồn ào lộn xộn, mà ít ai nói được câu gì có nghĩa lý, chỉ bẻ hành bẻ tỏi nhau những cái vặt vặt chẳng đâu đâu” [33, 394-395]. Đúng như có nhà nghiên cứu đã diễn đạt, cuộc tiếp xúc Đông-Tây đưa đến tình huống ta nhìn người, ta nhìn ta. Cảm hứng tự nhận thức, tự phê phán được khơi gợi từ việc quan sát đối chiếu, so sánh ta với người chính là một đặc trưng của tinh thần hiện đại chưa từng có trong thời trung đại. Cảm hứng này đã manh nha từ chuyên mục Xét tật mình trên Đông Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh, cũng phải do sự quan sát so sánh với văn hóa Phương Tây.

Phạm Quỳnh ấn tượng sâu sắc về hệ thống nhà bảo tàng của Pháp, coi đây là một khía cạnh đặc biệt của giáo dục Phương Tây. Ông quan tâm đến bảo tàng mỹ thuật Le Louvre ở Paris, mua sách đọc để tìm hiểu sâu quan niệm thẩm mỹ của người châu Âu. Từ đó, rút ra được những bài thu hoạch rất quan trọng khi so sánh mỹ thuật Phương Tây và Phương Đông trước khi đi thăm bảo tàng. “Theo cái lý tưởng về mỹ thuật đó thì phàm sự vật gì trong trời đất, bất cứ sang hèn, đều có ngụ một cái vẻ đẹp cả; nhà mỹ thuật là người biết cảm kích cái vẻ đẹp ngầm đó mà có

tài phô diễn được nó ra, trong khi phô diễn ấy không những là phát biểu được cái tinh túy của sự vật mà lại phát tiết được cái tinh anh của mình nữa. Cái lý tưởng về mỹ thuật của Á Đông ta có khác, nhất là về nghề họa. Nhà họa Tàu hay nhà họa Nhật không chủ phô diễn cái đẹp ngầm ở trong sự vật, nhưng cốt là tả một cái thái độ của thần trí người ta đối với cảnh vũ trụ bao la. Mỹ thuật ấy có một cái vị triết lý, một cái vẻ siêu hình, cho nên không châu tuần ở trong vòng sự vật mà muốn siêu thoát ra ngoài còi thanh không…Đó là một vấn đề người An Nam mình cần phải nghiên cứu, vì có quan hệ to cho sự tiến hóa về đường tinh thần của dân tộc ta” [33, 502]. Có những “thu hoạch” rất có giá trị đối với Phạm Quỳnh khi đi thăm các Viện bản tàng của Paris như Viện Le Louvre, Viện Luxembourg và Viện Petit Palais: “Người Tây cho người là trung tâm của vũ trụ, không những có sức thắng đoạt được cả vũ trụ, mà lại có tài hình dung được hết vũ trụ. Cho nên phàm tưởng tượng cái gì cũng ra hình người cả. Tự do, Công lý, Lý tưởng, Ái tình, phàm những cái tư tưởng siêu hình ở trong trí người ta nghĩ ra, đều tượng ra hình người cả mà phần nhiều ra hình người đàn bà cả…Người Tây lại yêu sự thực, mến sự thực, ham sự thực, mê sự thực, cho phàm sự thực là có mỹ thuật hết cả, nhà mỹ thuật có tài là biết tả chân một cái phương diện trong sự vật một cách thâm thiết trước minh thế nào cho phát biểu được cái ý nghĩa sâu xa” [31, 347-348]. Ở đây Phạm Quỳnh đã nói trúng hai đặc điểm lớn của văn hóa nghệ thuật Phương Tây khi đó đang ảnh hưởng đến văn học Việt Nam: hình tượng con người là trung tâm trong nghệ thuật và vấn đề tả chân.

Nói như vậy thôi chứ có lúc Phạm Quỳnh cũng phải thừa nhận sự hạn chế về khả năng hiểu được nghệ thuật Phương Tây: “Có khi tưởng rằng hiểu, mà xét kỹ ra thật chưa hiểu. Vì không có cảm giác. Lại có khi miễn cưỡng muốn cảm cho được, nhưng cái cảm đó không cho là thành thực được. Cho nên mỗi lần thấy có người nhìn bức tranh Tây khen là đẹp, nghe bài đàn Tây khen là hay, mình vẫn tự hỏi không biết nghe lời khen ấy có quả là thành thực không? Đông Tây tuy vậy vẫn còn xa cách nhau lắm” [33, 554].

Quan sát văn hóa nước khác mà thâm nhập sâu vào phần văn hóa tinh thần uyên áo như hội họa, điêu khắc là đạt đến mức độ hiểu biết sâu sắc “người khác”, sự hiểu biết này như Phạm Quỳnh nói, có quan hệ đến sự tiến hóa về tinh thần của dân tộc.

Phạm Quỳnh kể lại nội dung một buổi diễn thuyết về nước Nga và về nữ quyền. Diễn giả là một nữ bác sĩ đã đi du lịch ở Nga thuật lại phong trào cách mạng và “chủ nghĩa quá khích” ở nước Nga. “Ta thường đọc sách báo chỉ thấy công kích cái phong trào quá khích nước Nga, cũng nên nghe có người tán dương cổ đãng cái phong trào ấy, mới có thể chiết trung mà phán đoán cho đúng được” [33, 398]. Thực tế diễn thuyết cho thấy cái lợi ích của tự do tư tưởng, các quan điểm đối lập nhau đều được xã hội Pháp tạo điều kiện bộc lộ. Phạm Quỳnh cũng kể lại nội dung diễn thuyết của nữ diễn giả này về quyền được trụy thai (kế hoạch hóa nói như chúng ta ngày nay). Diễn giả nói đến sự bất công giữa nam và nữ, lên án thói duy kỷ của đàn ông chỉ biết sung sướng bản thân, còn người phụ nữ gánh chịu hậu quả, nếu bị lừa đảo phải nuôi con một bề, vì vậy cần cho phụ nữ quyền được trụy thai, trụy thai không phải là hại mạng người, không cho là tội giết người được. Phạm Quỳnh không chia sẻ quan điểm này nhưng ông bộc lộ cũng có mức độ “Mình nghe mấy câu ấy cũng hơi thấy sửng sốt trong người: có lẽ là cái óc mình hãy còn trần hủ mà chưa biết cảm những cái lý tưởng tối tân ấy chăng? Xét những người nghe chung quanh mình, ai cũng điềm nhiên cả, tựa hồ như cho là một sự tự nhiên vậy” [33, 399]. Dẫu sao ông cũng là con người ít nhiều lớn lên trong không gian văn hóa nam quyền. Qua những ghi chép của Phạm Quỳnh ta có thể mường tượng những tư tưởng nữ quyền đã xuất hiện rất sớm ở Phương Tây mà đến cuối thế kỷ XX thì người Việt mới có thể tiếp nhận.

Điều quan trọng là chính Phạm Quỳnh đã sử dụng phương pháp trình bày tư tưởng bằng hình thức diễn thuyết. Ông kể là đã diễn thuyết ở Paris trong chuyến đi năm 1922 cả thảy 5 lần ở trường dạy tiếng Đông phương, ở trường Thuộc địa, nơi dạy những người sang cai trị các xứ thuộc địa, ở Hội Đông phương Ái hữu, ở Hội Địa dư học Paris, ở Viện Hàn lâm. Diễn thuyết tại Viện Hàn lâm, nói về chính sách giáo dục, về việc học Pháp văn và quốc văn, ông ngầm phản đối chính sách đồng hóa văn hóa của Pháp ở Việt Nam: “Nếu dân Việt Nam là một dân mới có, chưa có nền nếp, chưa có lịch sử gì, thì quý quốc cứ việc hóa theo tây cả, dạy cho học chữ tây hết cả, đồng hóa được đến đâu hay đến đó. Nhưng ngặt thay, dân Việt Nam không phải là một tờ giấy trắng muốn vẽ gì vào cũng được; tức là một tập giấy đã

có chữ sẵn từ đời nào đến giờ rồi, nếu bây giờ viết đè một thứ chữ mới nữa lên trên, thì e thành giấy lộn mất” [31, 360]. Ông cho hay, những ý kiến nói ở Hội Hàn lâm toàn là những ý kiến ông đã từng bàn luận trong Nam phong rồi, nay có cơ hội trình bày cho các danh sĩ Pháp.

Vì giỏi tiếng Pháp nên Phạm Quỳnh còn thường xuyên mua vé đến nhà hát xem diễn kịch. Một bữa nọ, Phạm Quỳnh đi xem diễn bi kịch Một đêm ở Luân Đôn, ông nhận xét “Diễn khéo quá, tài quá, dáng bộ cảnh bày hiển nhiên như thực, khiến cho người xem rùng mình sởn tóc, lay chuyển cả quả tim, cảm kích đến phải chảy nước mắt…Xét ra văn diễn kịch phải là văn cứng cát lắm mới được; văn quốc ngữ ta bây giờ còn non nớt, dùng vào diễn kịch không khỏi khuyết điểm. Vậy nếu bây giờ có một lối kịch như lối kịch bằng cảnh đó, lấy cảnh mà giúp sức cho lời văn, thời hợp với trình độ của ta lắm. Vả lại lối này là đoản kịch, chỉ một vài hồi mà thôi, và diễn không đầy một giờ đồng hồ, tưởng bắt chước cũng không khó” [33, 543]. Xem kịch của người, ông nghĩ đến xây dựng kịch hiện đại của nước mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Khi tiếp xúc với dân Pháp bên chính quốc, Phạm Quỳnh nhận thấy người Pháp ở bên Pháp lịch thiệp: “Cứ xem người Pháp ở bên Pháp này, đối với người ta sang đây, tuyệt nhiên không có lòng sai kỵ, không có ý cách biệt gì cả, nên mối cảm tình dễ bén và dễ thân vậy” [33, 517]. Đến viếng quê Bá Đa Lộc, khi đoàn xe lửa có đoàn của Phạm Quỳnh ngồi đã chạy mà trên sân ga, vẫn có người Pháp phất khăn vẫy lưu luyến. Ông bày tỏ mong muốn “nói về sự giao tế thường, muốn có cảm tình, tất phải bình đẳng; không có bình đẳng thời tình người dưới đối với người trên không ngoài sự sợ, tình người trên đối với người dưới không ngoài sự thương; thương với sợ, ngoài tình cốt nhục trong gia đình, không đủ gây nên sự cảm tình đích đáng” [33, 516]. Sau khi dự cuộc tiếp tân của một vị phu nhân người Pháp, Phạm Quỳnh nhận xét “Nghĩ bụng rằng nếu nước Pháp được những người nhã nhặn như phu nhân cả, và nếu người Pháp ở bên ta cũng được như phu nhân hết, thì ta không thể không đem lòng yêu mến vậy” [33, 574]. Trong bài Thuật chuyện du lịch ở Paris, Phạm Quỳnh cũng có nhận xét tưởng như vô tình: “Lính cảnh sát ở Paris có quyền mà lại có phép, đối với người đi đường bao giờ cũng lễ phép và ai hỏi han

điều gì sẵn lòng chỉ bảo đến nơi đến chốn, không có như nhiều các bác phú lít tây ở bên ta coi người đi đường như cỏ rác cả” [31, 324]. Đó là sự ngầm so sánh và phê phán kín đáo người Pháp bên thuộc địa. Tại sao vẫn là người Pháp nhưng ở chính quốc thì họ văn hóa, văn minh mà ở thuộc địa thì độc ác, bất nhân, hống hách? Ông chưa phân tích sâu (né tránh?) song các nhận xét như thế rất có ý nghĩa. Vẫn biết rằng sự mong mỏi đó chỉ là ảo tưởng, cũng như việc cổ động Pháp-Việt đề huề cũng chỉ là ảo tưởng, song chuyến đi và các cuộc tiếp xúc văn hóa đã giúp ông hiểu sâu nhân dân Pháp, nền văn hóa Pháp, phân biệt với bọn người Pháp đi xâm lược, hà hiếp áp bức người dân các xứ thuộc địa. Đó cũng có thể xem là một loại nhận thức hiện đại, không vơ đũa cả nắm.

Văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và tiến trình hiện đại hóa văn học - 11

Phạm Quỳnh nhận thấy xã hội Pháp cũng không đơn giản chỉ toàn là những con người văn hóa, lịch thiệp. Khu cổ nhất của Marseille: “bây giờ có tiếng là chỗ chơi bời hỗn tạp lắm, bao nhiêu những trai côn gái điếm thường hay tụ họp ở đấy, tối đến không nên vào” [33, 389], và Paris có xóm Mông Mạc nơi nhiều “chị em”, những người giống như các chị em bên ta, không làm việc ban ngày mà chỉ bắt đầu từ tám, chín giờ tối [33, 555]. Và người Pháp, văn hóa Pháp cũng có mặt trái của nó: tật uống rượu “một thành phố Marseille, không biết mấy nghìn nhà bán rượu, gọi là bars, thường thường không có chỗ ngồi, khách qua đường vào mua cốc rượu đứng tợp một hơi rồi ra; ấy là không kể những nhà cà phê lớn, có bàn ghế hẳn hoi, cho khách lịch sự ngồi, vừa hút thuốc vừa đọc báo, vừa nhắp cốc rượu hay cốc nước để tiêu khiển, quanh mình lại những ả mày ngài ngồi chờ “mệnh lệnh”, hạng cà phê đó cũng đến mấy trăm sở” [33, 404]. Đây là cái nhìn khách quan, trọng sự thực của nhà du ký, không lóa mắt trước văn minh Phương Tây mà bình tĩnh quan sát, ghi nhận thực tế.

Trong một cuộc tiếp xúc với người Pháp và người các xứ khác đến đất Pháp, Phạm Quỳnh nhân nói về thi ca Việt Nam đã đề cập đến phong tục ăn trầu của người Việt, tạo nên hứng thú, quan tâm cho mọi người. Ông kết luận “cho nên thuộc về phong tục tập quán của nước nhà, ta cũng chớ nên nhẹ dạ mà vội đem lòng rẻ rúng‟ [33, 574]. Ý thức về nền văn hóa dân tộc ở đây nhất quán với tinh thần bảo tồn quốc túy trên tạp chí Nam phong do Phạm Quỳnh chủ trương.

Nhìn chung, với các thiên du ký Thuật chuyện du lịch ở Paris Pháp du hành trình nhật ký, Phạm Quỳnh đã cho thấy cái mới của thế hệ trí thức Tây học trong bối cảnh đầu thế kỷ XX thể hiện qua cái nhìn người khác, nền văn hóa khác trên rất nhiều phương diện, có chiều sâu tư tưởng và nhận thức, theo hướng hiện đại hóa. Phạm Quỳnh không chỉ chú ý đến những nét văn hóa của Pháp cần và đáng học tập để đất nước mình phát triển mà còn biết đề cao một số nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam, biết nhìn ra những mặt trái của người Pháp.

Tất nhiên, ý thức so sánh văn hóa Pháp -Việt Nam nảy nở không cứ phải khi đi sang đất Pháp. Ngay trên đất nước mình, nếu một người có tầm nhìn, tầm suy nghĩ cũng có thể rút ra được những nhận xét cần thiết. Chẳng hạn, khi ngồi tàu hỏa đi qua một đường hầm xuyên núi đá, Nhật Nham đã thốt lên: “Đục núi đá vừa đủ chỗ cho xe lửa chui qua, công cuộc khai sơn phá thạch của người Pháp thực là một công trình vĩ đại. Người Pháp đi đến đâu, trước hết nghĩ đến việc mở các đường giao thông là những con đường huyết mạch, ảnh hưởng đến nền kinh tế trong xứ. Dù gặp trở lực đến đâu, họ cũng không từ” [126, số 62]. Cũng trong chuyến đi liên vận từ Hà Nội lên hồ Ba Bể, ông phải khen ngợi năng lực tổ chức của người Pháp hơn hẳn người Việt: “Cùng một nghề vận tải bằng xe hơi, cũng qua miền sơn cước như nhau, có khác chỉ khác người giám đốc, thế mà cách tổ chức của người Pháp trên đường Bắc Cạn có thứ tự, có tín nhiệm, làm hài lòng hành khách mà mỗi ngày càng thêm phát đạt mở mang. Trái lại, người mình phần nhiều chỉ vì lòng tham mà không nghĩ gì đến việc tổ chức để bổ khuyết cho những cái cần thiết cho sự tiến bộ của nghề mình. Trông người lại ngẫm đến ta, bao giờ cho theo kịp bằng người” [126, s. 74]. Cảm hứng nhìn ta, nhìn người thấm đậm trong du ký thời này, phản ánh nhu cầu thay đổi, nhu cầu xây dựng bản sắc mới của văn hóa dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển.

3.1.2. Cái nhìn về người Hoa

Trong văn du ký Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, hình ảnh người Hoa cũng gợi cho chúng ta những vấn đề nhận thức về các dân tộc khác của người Việt trong giai đoạn hiện đại hóa. Nếu như thời trung đại, người Việt tự hào vì văn hóa không thua kém Trung Quốc thì nay, người Việt nhìn người Hoa trong bối cảnh so

sánh văn hóa Đông-Tây, trong tâm thế tự thay đổi để phát triển, tâm thế cạnh tranh sinh tồn, bảo chủng, chấn hưng dân khí, khai dân trí. Đây là một điểm khác biệt cơ bản giữa văn du ký nửa đầu thế kỷ XX và du ký văn xuôi chữ Hán trung đại. So với các thể loại văn học nửa đầu thế kỷ XX, nội dung này được chuyển tải rò rệt hơn cả trong văn du ký. Vì thế, chúng tôi quan niệm đây cũng là một nội dung của hiện đại hóa văn hóa ở đầu thế kỷ XX mà văn du ký có đóng góp. Mảng nội dung này còn có tính thời sự nóng hổi mà bất cứ người dân Việt Nam nào ngày nay cũng cảm nhận được.

Người Hoa di cư sang Việt Nam và Đông Nam Á tuy không dưới hình thức xâm lược, chiếm đất đai, khai thác tài nguyên như các nước thực dân Phương Tây, nhưng cách sống, cách tổ chức, làm ăn của họ, sự thành công của họ tại các nước mà họ đến định cư cũng mang tính thực dân rất đặc biệt mà ít người nhận ra. Trong Pháp du hành trình nhật ký, Phạm Quỳnh cũng đã chú ý đến lối thực dân đặc biệt của người Hoa ở Đông Nam Á. Trên đường sang Pháp, tàu chở đoàn Phạm Quỳnh rẽ vào Singapore, ông đã có nhận xét ban đầu về người Hoa: “Vào đến trong phố thời nghiễm nhiên là nơi đô hội của người Tàu, chẳng kém gì thành phố Chợ Lớn, phố xá đông đúc, san sát những hiệu Khách cả; có mấy dẫy phố toàn những nhà tửu lâu khách sạn, ngày đêm tấp nập những khách ăn chơi, người đi lại. Đặt để công việc gì cũng là người khách làm cả, từ bán cháo rong cho đến làm chủ hiệu, tựa hồ như người Anh mở mang đất này riêng cho người Tàu đến kinh lý, còn thổ dân là giống Mã Lai thời bị khu trục ra ngoài cái sinh hoạt giới tuyến vậy. Coi đó cũng đủ biết cái nghị lực của người Tàu, kể không kém gì người Anh vậy. Người Anh có cái tài sáng tạo kinh doanh, người Tàu có cái sức thừa hành lao động, người Anh là cái óc sắp đặt, người Tàu là cái tay làm lụng, hễ đâu có hai giống người ấy tất là nơi sinh hoạt phồn thịnh” [33, 358]. Đến Pinang, ông lại cũng chỉ thấy phố xá, nhà cửa của người Anh và người Tàu: “Nói tóm lại, người Tàu ở đây có cái vẻ phong phú, khác các nơi đô hội Tàu khác, là không ồn ào nhộn nhịp, mà bình tĩnh êm đềm, ra cái phong vị các nhà phú ông điền chủ nước Anh”. Phạm Quỳnh còn thăm chùa Cực lạc của người Hoa ở Pinang: “Người khách dời bỏ nước nhà mà đến lập nghiệp ở đây, may làm nên giàu có, không có quên tổ quốc, muốn gây nên một nơi cảnh trí

phảng phất cái phong vị nước nhà để làm chỗ du ngoạn cho di dưỡng tính tình. Vào đến cảnh chùa này không thể không cảm phục cái nghị lực khác thường của người Tàu, đi đến đâu cũng gây nên sự nghiệp cơ đồ lớn, nghiễm nhiên làm chủ nhân ông trong đất nước người ta” [33, 362]. Chỉ có đến thành phố Colombo thì mới không nhận thấy một hiệu Khách nào mà chỉ có người Chà (tức Ấn Độ). Phạm Quỳnh nhận ra hai giống người này thay nhau đóng vai trò thực dân “Trong thế giới chỉ có hai giống người có cái sức sinh hoạt mạnh ngang nhau, là giống Chi Na non bốn trăm triệu và giống Ấn Độ ngoại ba trăm triệu người. Hai giống người ấy không đủ sinh hoạt ở đất nước mình, thường phải di cư ra ngoài, làm các nghề nghiệp, bất cứ sang hèn, nghề gì kiếm ăn được thì thôi, dù kéo xe cũng được, cho nên những xứ nào người thổ dân lười biếng hay nhu nhược, không đủ giữ được lợi quyền, tất thảy người Chà người Chiệc đến lập nghiệp nhiều lắm. Ở Singapore và Penang thời hai giống ấy chia nhau mà ăn hại người thổ dân là người Mã Lai” [33, 366]. Không chỉ các nước thực dân Phương Tây đến đô hộ, khai thác, cướp bóc tài nguyên mà còn cả người Chiệc (người Tàu), người Chà (Ấn Độ) tranh giành lợi ích với dân bản xứ ở châu Á. Đó là những nhận xét khiến chúng ta ngày nay vẫn phải suy nghĩ.

Người Hoa -chữ dùng của các tác giả du ký hồi này thường là người Tàu, Khách- trong cái nhìn của các nhà văn du ký Việt Nam hiện lên một cách hiện thực, không tô hồng, không bôi đen. Trần Trọng Kim trong bài diễn thuyết đăng trên Nam phong số 71-1923 đã ghi một số nhận xét đáng chú ý về người Hoa ở phía bên kia Móng Cái. Tuy Đông Hưng là đất Trung Quốc nhưng người Việt ở Móng Cái có mua bán gì là sang đó, gọi là sang phố. Tất nhiên đây là những quan sát khi đó: “Ai mới sang Đông Hưng trước hết có một cái lấy làm lạ, là cái bẩn. Đến cái bẩn thì tôi tưởng không sao bẩn hơn được nữa…Ở bên ấy nhà nào cũng có một vài con lợn và một đàn gà, nuôi ngay ở trong nhà, quây quần ngay ở chỗ người ngồi. Trông xuống chỗ nền nhà thì thấy đen đen như chuồng phân của ta, mà lại ướt ướt, thật là ghê” [32, 29-30].

Người Hoa có tài buôn bán và có tính chịu khó làm ăn nhưng có những phong tục đáng phê phán. Tác giả viết “Ta xưa nay vẫn theo văn minh Tàu, cương thường luân lý đều bắt chước theo Tàu cả, chắc ai cũng yên trí rằng dẫu ở chỗ nào

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 25/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí