viên suy thoái về tư tưởng đạo đức, có lối sống không lành mạnh làm mất đi tính tiên tiến, gương mẫu của đảng, v.v... Do vậy, Tập Cận Bình đã chỉ ra: ―Toàn đảng phải tăng cường kiên định nguyên tắc của đảng, dám nhìn thẳng vấn đề, ―dám cưa xương để trị độc‖, xoá bỏ hết thảy những nhân tố làm nguy hại đến tính tiên tiến và tính trong sạch của đảng, xoá bỏ hết thảy những con virut đang làm suy yếu đảng‖ [127, tr.17]. Ba là, thách thức về năng lực và lập trường cầm quyền của đảng. Cùng với việc nâng cao đời sống của nhân dân, nhu cầu vật chất và văn hoá của nhân dân ngày càng cao hơn, các phương diện dân chủ, pháp trị, công bằng, chính nghĩa, an ninh, môi trường, phát triển không đồng đều, không cân bằng, v.v... đều là những vấn đề đặt ra cần giải quyết đối với đảng cầm quyền và đòi hỏi ĐCS Trung Quốc phải đổi mới công tác xây dựng đảng, nâng cao năng lực cầm quyền. Nền kinh tế phát triển tới một giai đoạn nhất định còn phải tránh rơi vào ―bẫy thu nhập trung bình‖, bẫy trì trệ trong tăng trưởng kinh tế, điều này đòi hỏi phải chuyển đổi phương thức phát triển. Bốn là, nguyên do một số cán bộ đảng viên xa rời quần chúng, có những tư tưởng, tác phong và lối sống làm xấu đi hình ảnh của đảng trong lòng nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước, dẫn đến nhân dân hoài nghi không tin vào sự lãnh đạo của đảng. Những vấn đề mới và mâu thuẫn này sinh đòi hỏi cán bộ đảng viên phải kiên định lập trường chính trị, khuyến khích đảng viên học tập nâng cao hình thái ý thức và tăng cường năng lực cầm quyền của đảng, để tôn chỉ của đảng gắn liền với việc làm vững chắc năng lực cầm quyền, thực sự giải quyết nhu cầu và những vấn đề khó khăn cho người dân ở cơ sở dựa trên tôn chỉ vì nhân dân phục vụ.
Thứ ba, vấn đề thách thức trong chính nội bộ ĐCS Trung Quốc trong thời đại mới
So với các nhân tố bên ngoài, những thách thức trong chính nội bộ đảng là nhân tố quyết định. Sự sụp đổ của ĐCS Liên xô cũ cho thấy sự bao vây và sẵn sàng lật đổ của các thế lực đối địch, môi trường khách quan cho dù ngày càng tác động mạnh mẽ, nhưng vấn đề tham nhũng, suy thoái về tư tưởng và lối sống mới là mối đe doạ căn bản. Chỉ có đi sâu giải quyết tốt các vấn đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức trong đảng mới có thể thực sự ứng phó được với tình hình phức tạp bên ngoài đảng, đặc biệt chú trọng vấn đề niềm tin lý tưởng. Chính vì vậy, Tập Cận Bình đã
nhấn mạnh cần phải tăng cường xây dựng tư tưởng chính trị, giải quyết tốt vấn đề then chốt về thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan. Không có niềm tin lý tưởng sẽ dẫn đến một loạt phản ứng dây chuyền làm suy thoái về tư tưởng, làm mất đi tinh thần và sức chiến đấu trong tác phong, nảy sinh thói quen hưởng thụ, bị động của cán bộ đảng viên, v.v... Dưới sự ảnh hưởng của quan niệm sai lầm, có đảng viên đã coi việc làm quan để mưu cầu lợi ích cá nhân, làm việc quan liêu, hình thức, có đảng viên tham nhũng hủ bại, kéo bè kết phái, sống xa xỉ lãng phí, v.v... ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ mật thiết giữa đảng với quần chúng nhân dân, dẫn đến nguy cơ xa rời quần chúng, thậm chí nhiều người đã vi phạm kỷ luật của đảng, vi phạm pháp luật. Từ Đại hội XVIII đến nay, ĐCS Trung Quốc đã nhiều lần tổ chức giáo dục chủ đề trên tinh thần ―Hai học, một làm‖, về cơ bản là duy trì giáo dục tính tiên tiến của cán bộ đảng viên để toàn đảng từ trên xuống dưới tiếp tục kiên định niềm tin lý tưởng, kiên trì tính nguyên tắc của đảng, giữ vững lập trường chính trị vượt qua mọi cám dỗ. Quản lý đảng không nghiêm minh sẽ dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề. Đảng buông lỏng lãnh đạo sẽ dẫn đến công tác xây dựng đảng chỉ là hình thức. Hiện nay, vấn đề đấu tranh chống tham nhũng của ĐCS Trung Quốc đã hình thành xu thế áp đảo với cường độ cao. Tuy nhiên, công tác xây dựng đảng vẫn còn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Các vấn đề về tác phong và tham nhũng tuy biểu hiện thấy được đã giảm rò rệt nhưng xuất hiện hiện tượng biến hình hoặc tiềm ẩn bên trong rất tinh vi và phức tạp. Về mặt chính trị có hiện tượng là người hai mặt, về mặt tư tưởng không muốn chịu trách nhiệm, về mặt tổ chức gây mất đoàn kết nội bộ, v.v... Thực tiễn đã chứng minh, ở đâu kiên định sự lãnh đạo của đảng, ở đó làm tốt công tác xây dựng đảng và có môi trường chính trị trong sạch, một khi đã thu hẹp được không gian và cơ hội để tham nhũng nảy sinh và kiên trì trị tận gốc sẽ có được hiệu quả rò rệt trong phòng chống tham nhũng. Hiện nay, Trung Quốc vẫn cần tiếp tục kiên trì cuộc chiến ―đả hổ, diệt ruồi, săn cáo‖ với cường độ mạnh, trừng trị nghiêm hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật và tham nhũng tồn tại bên cạnh quần chúng ở cơ sở vì trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân, không ngừng tăng cường cảm nhận được thụ hưởng của quần chúng nhân dân. Với mục tiêu đan dày hơn chiếc lồng thể chế để không thể tham nhũng, ĐCS Trung Quốc cần phải tiếp tục kiên trì
đấu tranh chống tham nhũng, từng bước giải quyết căn bản vấn đề tham nhũng, làm trong sạch môi trường trong đảng, làm cho cán bộ đảng viên có môi trường công tác, học tập lành mạnh và tích cực trong đảng.
Trước tình hình trong và ngoài nước phức tạp, ĐCS Trung Quốc cũng cần chú ý các nguy cơ cũng như hậu quả nghiêm trọng của cuộc chiến chống tham nhũng để đồng thời có biện pháp giải quyết hiệu quả. Theo như giáo sư Roderick MacFarquhar, một chính trị gia Anh cho rằng, cách thức mà Tập Cận Bình áp dụng để đánh tham nhũng cho thấy Tập là người rất dám mạo hiểm. Bởi tuy phong trào chống tham nhũng rất được lòng dân và cũng thể hiện được những nỗ lực để ĐCS Trung Quốc tiếp tục củng cố vai trò cầm quyền hợp pháp của mình nhưng nó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro bất lợi cho Tập và cho ĐCS Trung Quốc. Cụ thể như: Thứ nhất, như cách nói của Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình thì tình trạng tham nhũng ở Trung Quốc rất phổ biến, nên cách thức chống tham nhũng này sẽ làm cho các đồng sự của Tập, các ủy viên Trung ương cũng như các cán bộ đảng viên cấp cao thấy lo lắng, hoang mang không biết bao giờ sẽ tới lượt mình và họ sẽ liên kết lại để phản kháng. Thứ hai, khác với thời kỳ đánh tham nhũng trước đây, Trung Quốc chủ yếu đánh “ngọn” tức chỉ các quan chức cấp cao, nhưng dưới thời Tập Cận Bình Trung Quốc đã tập trung đả “hổ” lẫn diệt “ruồi” mà “ruồi” chính là những cấp quan nhỏ trực tiếp gây hại và làm nhũng nhiễu nhân dân, làm cho nhân dân bất mãn. Nhưng nếu bắt quá nhiều “ruồi” thì ĐCS cũng sẽ không còn tồn tại, khi mà họ dễ bị tổn hại từ các chính sách đưa ra thì dù các chính sách đúng đắn thế nào cũng mặc kệ [23, tr.220-221]. Một số học giả cùng quan điểm cho rằng, lần đánh tham nhũng với qui mô lớn này mục đích là để dăn đe cho mọi người đều thấy sợ, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh để về sau không còn dám tham nhũng nữa, còn nếu tiếp tục tham nhũng sẽ không dung tha, và phong trào chống tham nhũng về sau này sẽ không còn duy trì cường độ cao như hiện nay.
Bên cạnh đó, tình hình nội bộ ĐCS Trung Quốc hiện nay đang diễn biến theo xu thế tập trung quyền lực. Trước việc Tập Cận Bình đang nắm giữ quá nhiều chức vụ quan trọng như hiện nay khiến nhiều nguồn dư luận cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng này cũng mang mục đích loại trừ các đối thủ chính trị của mình và
nguy cơ sẽ xuất hiện chế độ độc tài, bởi quyền lực của Tập quá lớn, quá tập trung mà chưa có chế tài ràng buộc, giám sát. Nhiều nhà phân tích còn cho rằng, vấn đề chuyển đổi quyền lực từ Tập Cận Bình có thể gây tranh cãi nhiều hơn trước, đấu tranh nội bộ sẽ vẫn tiếp diễn kịch tính trong thời gian tới, người kế nhiệm sau này sẽ trở nên khó đoán hơn. Thực tế cho thấy, dù hiện tại đã hết hơn nửa nhiệm kỳ thứ hai của Tập Cận Bình, nhưng trong Hội nghị Trung ương 4, vấn đề người kế nhiệm Tập Cận Bình vẫn chưa được xác định, điều này củng cố cho giả thuyết Tập muốn kéo dài nhiệm kỳ của mình hơn sau khi đã xóa bỏ chế độ nhiệm kỳ của Chủ tịch nước trong cuộc họp Lưỡng hội đầu năm 2018, và do càng về gần cuối nhiệm kỳ, Ông Tập sẽ càng cần tập trung quyền lực nhiều hơn, để đảm bảo cho việc liên nhiệm vào năm 2022. Nhưng JiangnanZhu, một chuyên gia khoa chính trị và hành chính công của Đại học Hồng Kông cho biết, bà tin rằng, thế hệ lãnh đạo hiện nay sẽ thận trọng bởi vì họ không muốn thấy biến động chính trị sẽ lại lặp lại đi kèm với việc chuyển đổi quyền lực như trong quá khứ [261].
Tóm lại, là một đảng lớn cầm quyền lâu dài ở một nước có dân số hơn 1,4 tỷ dân với hơn 95 triệu đảng viên, hơn nữa lại đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới trong tình hình thời đại mới, ĐCS Trung Quốc cần tiếp tục kiên định thực hiện quản lý đảng nghiêm minh toàn diện thích ứng theo kịp thời đại trong công tác xây dựng đảng. Mặc dù, từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc đã có những thành tích quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong đấu tranh chống tham nhũng, nhưng những nguy cơ, thách thức tồn tại trong Đảng từ lâu vẫn không thể khắc phục trong thời gian ngắn. Hơn nữa, vấn đề không chỉ là đấu tranh trừng phạt, mà quan trọng hơn là phải cải cách trong công tác tư tưởng chính trị, trong đổi mới
bộ máy tổ chức, ngăn chặn những yếu tố,nguyên nhân dẫn tới nảy sinh những hiện
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 17
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 18
- Dự Báo Tình Hình Mới Và Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Công Tác Xây Dựng Đcs Trung Quốc
- Một Số Kiến Nghị Cụ Thể Với Công Tác Xây Dựng Đảng Của Việt Nam
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 22
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 23
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
tượng tiêu cực trong Đảng. Đại hội XIX đã chỉ ra, ĐCS Trung Quốc phải tỉnh táo nhận thức được rằng, bối cảnh cầm quyền hiện nay rất phức tạp, những nhân tố ảnh hưởng đến tính tiên tiến, làm suy giảm tính trong sạch của Đảng cũng rất không ít. Những vấn đề nổi cộm trong Đảng như tư tưởng không trong sạch, tổ chức không trong sạch, tác phong không trong sạch tồn tại trong Đảng vẫn chưa được giải quyết căn bản, chưa thể hình thành cơ chế đấu tranh chống tham nhũng từ ―không dám
tham nhũng‖, ―không thể tham nhũng‖ đến ―không muốn tham nhũng‖. Mục tiêu
―không muốn tham nhũng‖ không thể đạt được chỉ bằng cải cách thể chế, mà đòi hỏi phẩm chất chính trị và đạo đức thực sự trong sáng. Vì vậy, ĐCS Trung Quốc phải kiên trì đặt xây dựng chính trị lên vị trí hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Nội dung giáo dục chính trị, đạo đức là phải tôn vinh các giá trị đạo đức như trung thực, liêm khiết, chống chủ nghĩa cá nhân, bè phái, sống hai mặt,... đồng thời lấy tư tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới vũ trang cho toàn Đảng. Nếu như họ có các đường lối, chủ trương và những biện pháp hữu hiệu được xác định rò ràng và quán triệt triển khai, có sự giám sát của các cơ quan, tổ chức liên quan, quyết tâm tiếp tục làm trong sạch nội bộ đảng, không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền và trình độ lãnh đạo của đảng, thì chắc chắn sẽ giành được nhiều thành quả hơn nữa trong công tác xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh và cũng sẽ tiếp tục có được sự ủng hộ của nhân dân cả nước, tiếp tục duy trì vai trò cầm quyền lâu dài trong thời gian tới. Hiện nay, riêng tại Trung Quốc, dù là quốc gia đầu tiên bùng phát dịch Covid 19 nhưng nước này đã vượt qua đại dịch một cách ngoạn mục, kinh tế Trung Quốc đã phục hồi nhanh chóng và trở thành một trong số ít các nền kinh tế có tăng trưởng dương trong năm 2020. Các tổ chức IMF (4/2021) và WB (6/2021) dự báo GDP Trung Quốc có thể tăng tới 8,4% và 8,5% trong năm 2021 thay vì mục tiêu 6% do Chính phủ Trung Quốc đặt ra [264]. Trung Quốc cũng vừa tuyên bố chính thức đã hoàn thành mục tiêu 100 năm lần thứ nhất là xây dựng xã hội khá giả toàn diện, xoá sổ hoàn toàn tình trạng nghèo đói. Nhiều dự báo cho rằng, thực tế không cần phải đợi đến năm 2035, chỉ cần đến năm 2028 hoặc chậm nhất là 2030 Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ về kinh tế. Từ năm 2019, mức độ phổ cập giáo dục ở tất cả các cấp ở Trung Quốc đều đạt hoặc vượt mức trung bình của các nước có thu nhập trung bình và cao. Phát triển giáo dục đại học của Trung Quốc cũng đã bước vào giai đoạn phổ cập; Thực hiện Chiến lược Trung Quốc lành mạnh, thúc đẩy cải cách trong khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế và dược phẩm, cải cách toàn diện các bệnh viện công. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế cơ bản ổn định đạt hơn 95%; Nhà nước không ngừng tăng kinh phí hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; Vấn đề việc làm được duy trì ổn định, chất lượng
việc làm không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc vẫn ở mức thấp và tỷ lệ đăng ký thất nghiệp ở thành thị vẫn ở mức dưới 4%, quan trọng hơn là cuộc khảo sát tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức khoảng 5%, v.v...[265]. Điều này đã một lần nữa minh chứng cho sự vượt trội của mô hình, phương thức phát triển của Trung Quốc, khẳng định vai trò, tính ưu việt và tính chính danh, tính hợp pháp và sự lãnh đạo đúng đắn của ĐCS Trung Quốc trong công cuộc cải cách mở cửa và kiên trì thực hiện đường lối xây dựng đất nước với mô hình Chủ nghĩa xã hội đặc sắc của riêng mình. Sự lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc đã không ngừng nâng cao tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế hướng tới mục tiêu trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới.
4.2 Một số gợi mở cho công tác xây dựng đảng của Việt Nam
4.2.1 Những kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo
Trong thực tiễn, ĐCS Trung Quốc trải qua 100 năm lịch sử và hơn 70 năm với vai trò là đảng cầm quyền, xoay quanh các vấn đề thời đại như ―CNXH là gì, xây dựng CNXH thế nào?, xây dựng đảng thế nào và làm thế nào để xây dựng đảng? thế nào là phát triển, phát triển ra làm sao? kiên trì phát triển CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới ra làm sao và phát triển thế nào?‖ đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và giành được thành quả nhất định trong công tác xây dựng đảng.
Thứ nhất, kiên trì sự lãnh đạo của đảng, quán triệt thực hiện quản lý đảng nghiêm minh toàn diện
Trong giai đoạn từ Đại hội XVIII đến nay, ĐCS Trung Quốc do Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo đã nhận thức r được rằng trong điều kiện cầm quyền lâu dài càng cần phải đề cao cảnh giác đến ―luật chu kỳ lịch sử‖. Chính vì vậy, ĐCS Trung Quốc đã rất coi trọng công tác xây dựng đảng, thực hiện thúc đẩy quản lý đảng nghiêm minh toàn diện để có thể thoát khỏi lôgic lý luận về ―luật chu kỳ lịch sử‖. Thêm vào đó, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nhận thức sâu sắc được rằng thành công của sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc gắn liền với hạt nhân lãnh đạo là ĐCS Trung Quốc, cần phải kiên trì đảng phải quản đảng, quản lý đảng nghiêm minh toàn diện, làm cho ĐCS Trung Quốc mãi là hạt nhân lãnh đạo trong sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Có thể nói, trong thời gian qua,
Trung ương ĐCS Trung Quốc do Tập Cận Bình làm hạt nhân đã kiên trì tăng cường sự lãnh đạo của đảng, cải cách và hoàn thiện thể chế lãnh đạo của đảng, kiên trì tập trung dân chủ, kiên trì kỷ luật chính trị nghiêm minh và kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng làm suy yếu nguyên tắc lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc, nâng cao năng lực định hướng, ra quyết sách, xây dựng qui hoạch và thúc đẩy cải cách của đảng để đảm bảo sự phát triển hài hoà các phương diện. Toàn đảng đã nhận thức được kiên trì sự lãnh đạo của đảng là nguyên tắc chính trị cao nhất của ĐCS Trung Quốc hiện nay ―Đảng, chính, quân, dân, học; Đông, tây, nam, bắc, trung hết thảy đều do đảng lãnh đạo‖.
Nhận thức r được ĐCS Trung Quốc đang đối mặt với ―bốn nguy cơ‖ và ―bốn thách thức‖, Tập Cận Bình đã đưa quản lý đảng nghiêm minh toàn diện vào trong bố cục chiến lược, toàn đảng từ trên xuống dưới tăng cường học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị, chỉnh đốn tác phong làm việc, nghiêm túc trong kỷ luật, đấu tranh phòng chống tham nhũng, quyết tâm xoá bỏ 4 tác phong xấu tồn tại trong đảng từ lâu nay, v.v… Nói chung, trong giai đoạn này, tất cả các công tác của ĐCS Trung Quốc cũng đã thể hiện phần nào việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng đều xuất phát từ yêu cầu của công tác xây dựng đảng, từ việc phát huy vai trò chiến lược quản trị đảng nghiêm minh toàn diện. Thực tiễn đã chứng minh, chỉ dựa vào văn kiện giấy tờ để nói xuông thì không có tác dụng gì, cần phải quán triệt thực hiện quản lý đảng nghiêm minh. Thực hiện quản lý đảng nghiêm minh toàn diện để toàn đảng từ trên xuống dưới phải nắm vững tôn chỉ của đảng, kiên trì vai trò chủ thể của nhân dân, đi theo đường lối quần chúng, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa đảng với nhân dân, phát huy tính tích cực của nhân dân, tập trung sức mạnh tổng thể để thực hiện xã hội công bằng, chính nghĩa, kiên trì con đường cùng giàu có. Chỉ có như vậy mới có thể nhìn thẳng và giải quyết những vấn đề mới mâu thuẫn mới như khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, hiện tượng hủ bại của quan chức và vấn đề môi trường ngày càng bị ô nhiễm, v.v… nâng cao toàn diện các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, đem lại cuộc sống ấm no, đầy đủ cả về vật chất và tinh thần, xã hội giàu có, đất nước cường thịnh, xây dựng cuộc sống khá giả cho toàn dân cùng hưởng, hoàn thành mục tiêu xây dựng hiện đại hoá XHCN.
Thứ hai, xây dựng đảng gắn chặt với mục tiêu kiên trì và phát huy “tính đảng”
Vấn đề xây dựng đảng từ trước tới nay là một vấn đề hết sức quan trọng trong sự nghiệp của đảng và nhà nước. Để có thể gánh vác sứ mệnh trong thời đại mới, ĐCS Trung Quốc xác định r ―trị quốc trước tiên phải trị đảng‖. Nếu như một đảng chính trị không chú trọng xây dựng tính tiến tiến và tính trong sạch của đảng, không quản lý đảng nghiêm minh, rất dễ mất đi sức chiến đấu, rất dễ dẫn đến nguy cơ xa rời quần chúng và mất đi vai trò cầm quyền. ĐCS Trung Quốc sau khi thành lập nước Trung Quốc mới đã đứng trước nhiều khó khăn, thách thức do chuyển đổi từ một đảng cách mạng sang một đảng cầm quyền. Đặc biệt cùng với việc Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa và xây dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN, một số cán bộ đảng viên đã không thoát khỏi cám dỗ của tiền bạc, vật chất và quyền lực, sa đoạ trở thành phần tử tham nhũng. Nếu như xem nhẹ các hiện tượng này, tiếp tục để chúng tồn tại trong đảng trở thành thâm căn cố đế thì sẽ mất đi niềm tin của quần chúng nhân dân và đảng sẽ bị suy vong. Muốn như vậy, đầu tiên đảng phải luôn ghi nhớ sứ mệnh, không quên tâm nguyện ban đầu. Tôn chỉ của đảng cầm quyền theo Chủ nghĩa Mác là người đảng viên không có bất kỳ lợi ích đặc thù nào cho chính mình ngoài mục đích giải phóng nhân loại, không có lợi ích cá nhân mà chỉ có lợi ích của quần chúng nhân dân, nếu không sẽ làm mất đi thuộc tính bản chất của đảng cầm quyền giai cấp vô sản. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là hậu quả do nhiều nguyên nhân dẫn tới. Nhưng trong đó, nguyên nhân trong đảng xuất hiện những hiện tượng nghiêm trọng như tham nhũng, suy thoái tư tưởng, xa rời quần chúng, mất uy tín chính trị và dẫn đến không kiểm soát được tình hình chính trị trong nước là nguyên nhân quan trọng nhất. Do đó, từ Đại hội XVIII, ĐCS Trung Quốc nỗ lực hơn trong việc xây dựng vững chắc quan điểm quần chúng, nhằm đi sâu quán triệt đường lối quần chúng của đảng, thể hiện kiên trì cầm quyền vì nhân dân, dựa vào nhân dân, ủng hộ và bảo đảm nhân dân làm chủ, là công bộc của nhân dân; Thực hiện cải tiến và sáng tạo phương thức phương pháp liên hệ với quần chúng, xây dựng và hoàn thiện các chế độ như điều tra dân ý, khơi thông và mở rộng kênh tìm hiểu tình hình xã hội, ý kiến của nhân dân, không ngừng tăng cường bản lĩnh làm tốt công tác quần chúng; Kiên trì tư tưởng phát triển lấy nhân