quan, tạo nên sự đảm bảo về chế độ cho việc bảo vệ sự đoàn kết thống nhất của Đảng. Áp dụng những biện pháp hiệu quả để kiên trì ngăn chặn và uốn nắn những hành vi như: tự làm theo ý mình, mạnh ai nấy làm, có lệnh mà không thực hiện, có cấm mà không dừng, trên có chính sách dưới có đối sách… Trải qua cố gắng nỗ lực liên tục trong những năm qua, vấn đề tăng cường ―Bốn ý thức‖, ―Bốn tự tin‖ trong toàn Đảng đã có chuyển biến r rệt, tạo nên một làn sóng tích cực bảo vệ vai trò hạt nhân của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, kiên trì bảo vệ quyền uy và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương Đảng.
Thứ hai, về xây dựng tư tưởng, tác phong trong đảng. Trung ương ĐCS Trung Quốc đã coi trọng tăng cường bồi dưỡng, học tập lý luận Chủ nghĩa Mác và tinh thần các bài phát biểu quan trọng của Tập Cận Bình nhằm nâng cao tư tưởng chính trị và trình độ lý luận cho cán bộ đảng viên. Bộ Chính trị ĐCS Trung Quốc quyết định toàn đảng từ trên xuống quán triệt thực hiện hoạt động thực tiễn giáo dục đường lối quần chúng với chủ đề là ―thiết thực, liêm khiết vì dân‖. Trong đó, quán triệt thực hiện Tám điều qui định về sửa đổi tác phong làm việc, tiến hành điều tra làm rò và xử lý nghiêm “bốn tác phong” nhằm tăng cường quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân. Hội nghị Trung ương 3 khoá XIX ĐCS Trung Quốc đã nâng tầm vấn đề xoá bỏ chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa quan liêu ngang bằng với việc tăng cường xây dựng chính trị, xác định xoá bỏ ―bốn tác phong‖ là nhiệm vụ hàng đầu và lâu dài. Toàn thể đảng viên, đặc biệt là cán bộ cấp cao phải tăng cường rèn luyện tính đảng là yêu cầu căn bản. Không ngừng nâng cao giác ngộ chính trị, năng lực chính trị, đảm đương trách nhiệm chính trị, nghiêm túc tuân thủ kỷ luật, mãi duy trì bản sắc chính trị của người đảng viên ĐCS, phát huy các giá trị quan như trung thành, thật thà, chính trực, công bằng, thực sự cầu thị, trong sạch liêm khiết [89]. Thêm vào đó, việc liên tục triển khai các chuyên đề giáo dục “Tam nghiêm, tam thực”, “Hai học, một làm” và đặc biệt chủ đề giáo dục “Không quên tâm nguyện ban đầu, ghi nhớ sứ mệnh” trong toàn đảng đã thúc đẩy đông đảo cán bộ, đảng viên ĐCS Trung Quốc tăng thêm nhận thức, kiên trì lý tưởng chính trị, nắm vững hơn quan điểm quần chúng của Chủ nghĩa Mác. Đánh giá về phương diện xây dựng tư tưởng và lý luận chính trị của ĐCS Trung Quốc, Tiến sĩ Robert Lawrence Kuhn (tại Mỹ) đã cho rằng, ĐCS Trung Quốc luôn
coi trọng lý luận chính trị, trong lý luận thể hiện giá trị quan của người Đảng viên ĐCS Trung Quốc, đó không chỉ là những lời nói suông, những lý luận đó thực sự được biểu hiện từ những khẩu hiện thu hút, hiệu triệu mọi người và có giá trị thực tiễn là kim chỉ nam cho hành động [251].
Thứ ba, về xây dựng kỷ luật. Trong những năm qua, thực hiện mục tiêu xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp qui trong đảng với khung qui chế chặt chẽ hơn, mang tính khả thi và thể hiện được tính khoa học, tính hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý đảng, ĐCS Trung Quốc cũng đã chú trọng hơn vấn đề giám sát chấp hành qui chế, xây dựng kiện toàn cơ chế bình thường hóa việc kiểm tra chấp hành pháp qui trong đảng, kiên trì duy trì tính nghiêm minh của chế độ, đảng viên là cán bộ lãnh đạo phải làm gương phát huy vai trò đi đầu.
Nghiêm túc tuân thủ kỷ luật và nguyên tắc chính trị là nội dung và sự bảo đảm quan trọng cho việc tăng cường quản lý đảng nghiêm minh toàn diện. Từ Đại hội XVIII đến nay, Trung ương ĐCS Trung Quốc cố gắng tăng cường giáo dục kỷ luật, khiến đông đảo đảng viên đều nhận thức được đầy đủ rằng kỷ luật chính trị là kỷ luật căn bản nhất, quan trọng nhất của Đảng, tuân thủ kỷ luật chính trị của Đảng là cơ sở để tuân thủ toàn bộ kỷ luật của Đảng, nắm được các quy định pháp quy trong Đảng về kỷ luật và nguyên tắc chính trị. Trung ương ĐCS Trung Quốc đã yêu cầu toàn Đảng, đặc biệt là cán bộ cấp cao phải nghiêm túc đi đầu làm gương, luôn luôn thắt chặt kỷ luật chính trị, hình thành r các nguyên tắc, phá bỏ những quy tắc ngầm trước đó. ĐCS Trung Quốc đã điều tra xử lý dứt khoát những người vi phạm nghiêm trọng đến kỷ luật và nguyên tắc chính trị của Đảng, có dã tâm bành trướng chính trị, có âm mưu đen tối như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch, loại bỏ các nhóm lợi ích được hình thành đan xen nhau giữa tham nhũng chính trị và tham nhũng kinh tế, xóa bỏ những nguy cơ tiềm ẩn chính trị to lớn. Vấn đề vi phạm kỷ luật chính trị được coi là trọng điểm của việc kiểm tra giám sát. Tổ chức Đảng các cấp đã phải tập trung tăng cường quản lý giám sát chấp hành kỷ luật chính trị hàng ngày, tăng cường những ràng buộc cứng đối với cán bộ đảng viên, nghiêm túc thông báo các vụ án điển hình
vi phạm kỷ luật chính trị để răn đe cho cán bộ đảng viên biết sợ, biết ranh giới đỏ và giới hạn đáy, kịp thời chỉnh đốn.
Thứ tư, đối với xây dựng đảng về tổ chức. Trước những yêu cầu mới đặt ra từ thực tiễn đi sâu cải cách và phát triển đất nước, ĐCS Trung Quốc đã xác định công tác tổ chức cán bộ là một trong những nhiệm vụ then chốt trong lĩnh vực xây dựng đảng. Từ Đại hội XVIII đến nay, ĐCS Trung Quốc đã tập trung vào những vấn đề trọng tâm của công tác xây dựng tổ chức cán bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao năng lực tham mưu về công tác tổ chức, có tinh thần trách nhiệm, có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, v.v… ĐCS Trung Quốc đã sửa đổi ―Qui định về lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ‖, ban hành ―Điều lệ đề bạt và sử dụng cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền‖, ―Ý kiến về phòng ngừa ‗lựa chọn cán bộ có bệnh‘ (có vấn đề)‖ và ―Quy định có liên quan đến việc cán bộ có thể thăng chức và cũng có thể giáng chức‖,... từng bước hoàn thiện chế độ trong công tác lựa chọn bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo thời kỳ mới. Ngoài ra, ĐCS Trung Quốc xác định kiên trì phát huy vai trò quan trọng đi đầu gương mẫu của “thiểu số then chốt” (cán bộ lãnh đạo chủ chốt) mới có thể dẫn dắt toàn đảng toàn dân tiếp tục thúc đẩy sự nghiệp phát triển. Tập Cận Bình còn đã đưa ra tiêu chuẩn về người cán bộ tốt trong Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc, đó là: “kiên định lý tưởng, vì dân phục vụ, chuyên cần thiết thực, dám chịu trách nhiệm, trong sạch liêm khiết”, trở thành nguyên tắc cơ bản trong việc lựa chọn và bổ nhiệm cán bộ trong thời kỳ mới, có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ tố chất cao.
Bên cạnh đó, ĐCS Trung Quốc xác định coi việc xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ là căn bản, thông qua việc mở rộng và tăng cường chức năng phục vụ của TCCSĐ, thực hiện chuyển đổi mô hình, nâng cao vai trò và năng lực của TCCSĐ. Là tổ chức gần nhất với quần chúng nhân dân, ngoài chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ đảng, TCCSĐ còn có nhiệm vụ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Có như vậy, TCCSĐ mới có thể trở thành ―thành luỹ vững chắc‖ phát
huy hiệu quả lãnh đạo của đảng, có sức ảnh hưởng dẫn dắt nhân dân quán triệt đường lối, chính sách, thực hiện các nhiệm vụ và mục tiêu của đảng. Ngoài việc bồi dưỡng tư tưởng phục vụ quần chúng của đảng viên, các TCCSĐ đã chú ý bồi dưỡng năng lực, bản lĩnh phục vụ quần chúng của TCCSĐ và toàn thể đảng viên. Vì vậy, vấn đề phục vụ quần chúng nhân dân của cán bộ đảng viên nhìn tổng thể cũng đã có được bước tiến nhất định, từng bước phát huy sức chiến đấu của TCCSĐ và vai trò đi đầu của đảng viên.
Thứ năm, về phòng, chống tham nhũng, làm trong sạch đảng. ĐCS Trung Quốc trong giai đoạn này đã nỗ lực xây dựng và kiện toàn cơ chế kiểm tra giám sát Đảng. Việc đi sâu cải cách hệ thống giám sát quốc gia, thành lập UBGSQG, sáp nhập UBKTKL Trung ương với cơ quan này và mở rộng công tác thí điểm trên quy mô toàn quốc là chiến lược quan trọng đã được đề ra tại Đại hội XIX của ĐCS Trung Quốc. Đến nay, Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật và Giám sát các cấp ở 31 tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc và Binh đoàn xây dựng sản xuất Tân Cương đã được thành lập do Bí thư UBKTKL kiêm Chủ nhiệm UBGS. Xét về mặt số lượng, có thể nói Trung Quốc có rất nhiều cơ chế chống tham nhũng, bao gồm từ Trung ương xuống địa phương. Bên Đảng có UBKTKL Trung ương, bên Chính phủ cũng có hệ thống chống tham nhũng, hay bên quân đội, nhân đại, chính hiệp cũng đều có tổ chức chống tham nhũng. Ở các địa phương cũng đã thành lập UBGS ở 3 cấp tỉnh, thị, huyện và được thay đổi nhiệm kỳ công tác cùng với Nhân đại địa phương [243]. Với hệ thống giám sát 4 cấp hiện nay cũng đã chứng tỏ hệ thống giám sát của Trung Quốc được phủ rộng toàn diện.
Có thể bạn quan tâm!
- Quán Triệt Thực Hiện Điều Lệ Đảng, Chú Trọng Giám Sát Chấp Hành “Bốn Loại Hình Thái”
- Đánh Giá Vấn Đề Xây Dựng Đcs Trung Quốc Từ Sau Đại Hội Xviii
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 17
- Dự Báo Tình Hình Mới Và Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Công Tác Xây Dựng Đcs Trung Quốc
- Một Số Gợi Mở Cho Công Tác Xây Dựng Đảng Của Việt Nam
- Một Số Kiến Nghị Cụ Thể Với Công Tác Xây Dựng Đảng Của Việt Nam
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình với quyết tâm tăng cường giám sát và ràng buộc đối với việc vận hành quyền lực, nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế, hình thành nên một cơ chế bảo đảm ―không muốn tham nhũng, không dám tham nhũng, không thể tham nhũng‖. Trung Quốc đã đẩy mạnh thực hiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng mạnh chưa từng có ―đả hổ-diệt ruồi-săn cáo” trong khắp cả nước, có thể nói không có vùng cấm, bao trùm toàn diện, không khoan nhượng, kiên trì không dao động và quyết tâm trị tận gốc. Các cơ quan kiểm tra giám sát kỷ luật từ Trung ương đến các địa phương kiên định công tác chấp hành, giám sát, kiểm tra và
chất vấn, kết hợp giữa giám sát trong và ngoài đảng. Trong năm 2019, công tác chỉnh đốn tác phong và chống tham nhũng của ĐCS Trung Quốc thể hiện ở 5 xu thế nổi bật. Đó là: số quan chức tham nhũng chủ động thú tội tăng nhanh; đẩy mạnh điều tra xử lý các vụ bảo kê cho xã hội đen và các quan chức thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng; tiếp tục chỉnh đốn ―4 tác phong‖, xử lý nghiêm vi phạm chủ nghĩa hình thức và chủ nghĩa quan liêu; mở rộng phạm vi truy bắt một loạt các nghi phạm bỏ trốn ra nước ngoài về qui án.
4.1.2 Hạn chế
Từ sau Đại hội XVIII đến nay, bên cạnh những thành tựu đã đạt được ĐCS Trung Quốc cũng nhận thức rò nhiều vấn đề đặt ra cũng như là những hạn chế tồn tại hiện nay trong công tác xây dựng đảng, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về xây dựng chính trị, một số tổ chức đảng và cán bộ đảng viên còn coi nhẹ chính trị, ý thức chính trị và lập trường chưa vững, năng lực chính trị còn kém, hành vi chính trị không chuẩn mực, xa rời nghiêm trọng phương hướng của CNXH đặc sắc Trung Quốc. Một số cán bộ đảng viên không chỉ không tích cực ủng hộ đường lối, phương châm, chính sách của đảng và quyết sách quan trọng của tổ chức mà còn nói xấu, xuyên tạc làm ảnh hưởng xấu đến hình tượng của ĐCS Trung Quốc. Thậm chí, một số cán bộ đảng viên không tin vào Chủ nghĩa Mác mà tin vào mê tín dị đoan. Để có thể làm cho một bộ phận các cán bộ đảng viên này thay đổi, cho họ có niềm tin lý tưởng vững vàng và thực sự trung thành với đảng là vấn đề khó. Trong việc chấp hành đường lối, chính sách, một số địa phương nói một đằng làm một nẻo. Nói chung, rất nhiều các vấn đề nảy sinh về tư tưởng, tác phong, tổ chức, v.v... nguyên nhân chủ yếu cũng do một bộ phận cán bộ đảng viên yếu về tư tưởng, lý luận chính trị, không coi trọng kỷ luật, nguyên tắc chính trị. Việc nâng cao tư tưởng nhận thức về vấn đề xây dựng văn hóa chính trị trong đảng cho cán bộ, đảng viên hiện nay có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Song, về mặt tư tưởng nhận thức tồn tại các hiện tượng như: Một số đảng viên và cán bộ vẫn chưa có tư tưởng nhận thức r ràng về nội hàm, cũng như tầm quan trọng của vấn đề này; một số người cho rằng văn hóa chính trị trong đảng là sự kết nối cơ học của văn hóa tư tưởng, văn hóa chính trị, văn hóa tổ chức và văn hóa chống tham nhũng; một số
đảng viên chưa xác định mục tiêu cụ thể để thực hiện thúc đẩy xây dựng chính trị và văn hóa trong đảng, không biết bắt đầu từ đâu và phát huy như thế nào hay một số người cho rằng tăng cường xây dựng chính trị và văn hóa trong đảng là một chỉ số mềm và không được đặt ở vị trí quan trọng [240].
Thứ hai, về xây dựng tư tưởng, tác phong còn nhiều bất cập. Tư tưởng nhận thức về vấn đề kiên trì niềm tin lý tưởng, kiên trì chủ nghĩa Mác và quan điểm quần chúng của không ít cán bộ, đảng viên hiện nay còn yếu kém. Việc xây dựng tác phong chưa thể hiện r đặc trưng của đảng là cầm quyền vì dân và quyền lực là do dân giao phó. Không ít địa phương ở Trung Quốc có những hiện tượng xa rời quần chúng, đặc biệt là tầng lớp đáy trong xã hội và những ảnh hưởng xấu của chủ nghĩa quan liêu, hình thức, xa xỉ, lãng phí, nhận thức quan với dân vẫn còn tồn tại, hoạt động giáo dục thực tiễn đường lối quần chúng chỉ mang tính hình thức, giáo điều và bị thị trường hóa, v.v… [108]. Một số cán bộ, đảng viên không chỉ ngày càng xa rời, tách mình ra khỏi quần chúng mà còn có không ít những thói hư tật xấu làm ảnh hưởng đến hình tượng của Đảng đối với quần chúng nhân dân. Công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên ở một số nơi chưa được thực sự quan tâm thường xuyên, công tác tự phê bình và phê bình còn yếu, vấn đề xóa bỏ“4 tác phong” vẫn chưa hình thành việc tự giác “không dám‖, “không muốn” ở một số cán bộ đảng viên, v.v... [76, tr.65].
Thứ ba, vấn đề phòng chống tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn. Cuộc chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình tuy rất được lòng dân nhưng nó cũng đang tiềm ẩn rất nhiểu rủi ro, bất lợi cho ĐCS Trung Quốc. Đó có thể là một cuộc đảo chính chống lại ông Tập bởi những con hổ lo sợ, hay sự mất tinh thần ở những con ruồi và hàng ngũ của Đảng từ thấp tới cao. Họ sẽ ngưng ủng hộ và không chỉ ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả công việc, mà còn dẫn đến mất đoàn kết nội bộ khi họ luôn bị đeo bám bởi UBKTGS. Thực tế hiện nay, những nỗ lực bao gồm cả việc thi hành kỷ luật nghiêm ngặt và giảm bớt đặc quyền của giới quan chức đã đang vấp phải sự phản kháng dưới nhiều hình thức khác nhau, như: quan chức không làm gì cả hay làm việc cầm chừng, lười quản lý, giả bệnh trốn việc. Các quan chức địa phương hay cấp quan nhỏ trực tiếp gây hại và nhũng nhiễu dân, làm cho nhân dân
bất mãn có hành vi thụ động, lười biếng dẫn tới công việc kém hiệu quả vì thấy mất đi những đặc quyền mà họ trước đây được hưởng, v.v… [62]. Báo cáo Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc chỉ ra: “Quần chúng nhân dân căm ghét nhất hiện tượng tham nhũng, tham nhũng là mối đe dọa lớn nhất mà đảng chúng ta đang đối mặt‖ [178, tr.65] cho thấy, ĐCS Trung Quốc vẫn nhận thấy rằng, hiện nay vẫn còn đất để nảy sinh tham nhũng, tình hình đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn cam go và phức tạp, cần phải kiên quyết ngăn chặn hình thành lợi ích nhóm, điều tra và xử lý nghiêm các hành vi nhận hối lộ, tham ô, hủ bại bên cạnh quần chúng nhân dân.
Bên cạnh đó, các biện pháp cụ thể để thực hiện ràng buộc và giám sát sự vận hành quyền lực chưa nhiều và còn rất hạn hẹp. Quyền lực của Đảng và hệ thống chính trị mà Đảng là hạt nhân lãnh đạo vẫn chưa có một cơ chế nào để “ràng buộc” hay hạn chế một cách hữu hiệu sẽ dẫn đến công tác phòng chống tham nhũng làm trong sạch đảng trước mắt hiệu quả còn chưa được như mong muốn. Một số nghiên cứu còn cho rằng, việc thành lập UBGSQG cũng chẳng qua là treo thêm biển cho UBKTKL Trung ương, hợp nhất giữa Đảng và Chính phủ để mở rộng quyền lực
[213] và việc từ Đại hội XVIII đến nay, Tập Cận Bình đã xử lý hơn 1,5 triệu cán bộ đảng viên là một động thái khiến nhiều nhà quan sát cho rằng đó là cơ hội để Tập Cận Bình thanh trừng các đối thủ của mình [262].
Thứ tư, về xây dựng tổ chức, ngay cả Tập Cận Bình cũng đã chỉ ra, có tổ chức đảng thiếu trách nhiệm khi thực hiện đảng phải quản đảng, quản lý đảng phải nghiêm, chưa thành thực và trung thành với đảng, quan niệm về tổ chức đảng rất mờ nhạt, tổ chức rệu rạo, buông lỏng kỷ luật. Một số địa phương không kiểm tra hồ sơ trong một thời gian dài, đến khi kiểm tra phát hiện ra một loạt vấn đề; có cán bộ đảng viên trước mặt thể hiện ủng hộ chính sách của đảng nhưng thực chất vẫn vi phạm; công tác tổ chức cán bộ của ĐCS Trung Quốc trong một số lĩnh vực, một số trường hợp vẫn tồn tại hiện tượng bổ nhiệm người nhà, người thân tín, thậm chí bổ nhiệm là vì vấn đề lợi ích, lợi dụng kết bè kéo phái; có TCCSĐ ở địa phương gần như bị tê liệt. Nếu như giải quyết những vấn đề này không tốt, công tác xây dựng đảng sẽ nảy sinh vấn đề nghiêm trọng [169, tr.224]. Hơn nữa, vấn đề xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ vẫn tồn tại không ít khó khăn. ĐCS Trung Quốc đã xác
định xây dựng đảng mô hình phục vụ theo Chủ nghĩa Mác nhưng một số TCCSĐ làm việc cứng nhắc, không phù hợp tình hình mới, hiệu quả công tác không cao, có nơi còn coi cán bộ là cha mẹ của dân, lợi dụng quyền hành áp đặt nhân dân, quen kiểu bao biện làm thay, không tôn trọng và bảo đảm quyền lợi của nhân dân, v.v... Nguyên nhân chủ yếu là nhận thức về ―phục vụ‖ một cách khoa học trong vấn đề xây dựng TCCSĐ mô hình phục vụ còn chưa cao, năng lực phục vụ quần chúng của TCCSĐ còn yếu kém, vấn đề đa nguyên lợi ích của quần chúng nhân dân cũng có ảnh hưởng phức tạp đến việc xây dựng TCCSĐ mô hình phục vụ, cơ chế đánh giá việc thực hiện mô hình phục vụ ở TCCSĐ còn chưa được hoàn thiện, v.v...
Thứ năm, về phương diện xây dựng kỷ luật, hoàn thiện hệ thống pháp qui trong đảng. Tuy rằng, ĐCS Trung Quốc đã có cố gắng thúc đẩy việc kiện toàn hệ thống pháp qui trong đảng nhằm đan dày và chặt chẽ hơn chiếc lồng thể chế, bảo đảm cho việc thực hiện quản lý đảng nhưng vẫn chưa thể thích ứng được với nhu cầu và sự nghiệp phát triển của ĐCS Trung Quốc hiện nay. Xét về qui trình ban hành, trình tự, tính thực tiễn và tính hệ thống các qui chế, qui định thì thấy vẫn còn có không ít lỗ hổng, một số qui định lại chồng chéo lẫn nhau, có khi còn trái ngược nhau. Qui chế về phương diện xây dựng đảng khá nhiều nhưng thực hiện chưa đồng bộ, thống nhất, chất lượng kém. Ở cấp trung ương, pháp qui trong đảng tương đối kiện toàn, việc thực hiện chất lượng khá tốt, nhưng ở các ban ngành, địa phương vẫn tồn tại vấn đề dập khuôn, máy móc hay làm không đến nơi đến chốn, v.v… [147, tr.46]. Do đó, cần phải làm r định hướng vấn đề, có vấn đề gì giải quyết vấn đề đó, vấn đề khó phải tìm ra trọng điểm để kiên trì giải quyết, thực hiện thể chế hoá, cụ thể hoá các qui định, không ngừng đổi mới và hoàn thiện pháp qui trong đảng. Một điểm đáng chú ý là, Hội nghị Trung ương 3 Khóa XIX ĐCS Trung Quốc đã thông qua việc sửa đổi Khoản 3 điều 79 của Hiến pháp là xóa bỏ nội dung quy định Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Việc sửa đổi này ngay từ khi được đề xuất tại không chỉ đã làm dấy lên nhiều tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc mà truyền thông quốc tế cũng dành sự quan tâm lớn đối với vấn đề này. Việc sửa đổi hiến pháp lần này được cho là sẽ giúp củng cố vị thế nhà lãnh đạo quyền lực nhất từ trước tới nay của ông Tập. Nhiều các cơ quan nhà nước và một số