báo lớn của Trung Quốc đã lên tiếng ủng hộ việc sửa đổi này. Họ cho rằng, việc tập quyền của Tập hiện nay khác với của Mao trước đây, vì hiện nay tập quyền nhưng dựa vào một hệ thống pháp luật, qui định chứ không mang tính chủ nghĩa cá nhân như thời của Mao. Đặc biệt, để có thể đạt được các mục tiêu đã đặt ra, thực hiện
―Giấc mộng Trung Hoa‖ thì Trung Quốc hiện nay cần tập trung dưới một ngọn cờ lãnh đạo của ĐCS Trung Quốc do Tập Cận Bình là hạt nhân. Và dù sao, dưới thời Tập Cận Bình, việc dân chúng tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng hiện nay xuất phát từ tự nguyện do lợi ích được thỏa mãn, hơn là do bị đe dọa. Tư tưởng Tập Cận Bình hay CNXH đặc sắc Trung Quốc cũng không hấp dẫn đến mức có nhiều người sẵn sàng chết cho lý tưởng, như thời Mao. Nhưng một số ý kiến khác cho rằng, cần có giới hạn cụ thể về thời gian tại nhiệm của lãnh đạo, dù có thể nhiều hơn hai nhiệm kỳ. Trước việc Tập Cận Bình đang nắm giữ quá nhiều chức vụ quan trọng như hiện nay, (cụ thể là: Tổng Bí thư; Chủ tịch Quân uỷ Trung ương ĐCS Trung Quốc; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quân uỷ Trung ương nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; Trưởng ban lãnh đạo đi sâu cải cách Trung ương; Trưởng ban lãnh đạo an ninh mạng và thông tin hoá; Trưởng ban lãnh đạo đi sâu cải cách quốc phòng và quân đội của Quân uỷ Trung ương; Trưởng ban lãnh đạo kinh tế tài chính Trung ương - vốn trước đây là do Thủ tướng đảm nhiệm. Trung Quốc hiện nay có 22 tiểu ban, các chức trưởng tiểu ban còn lại do các Uỷ viên thường trực Bộ Chính trị và Uỷ viên Bộ Chính trị Ban chấp Trung ương đảm nhiệm), quyền lực của ông quá lớn, quá tập trung làm cho người ta thấy chủ nghĩa cá nhân giống như thời Mao Trạch Đông đang có dấu hiệu quay trở lại, nguy cơ sẽ xuất hiện chế độ độc tài vì Tập Cận Bình với vai trò là lãnh đạo hạt nhân có quyền phủ quyết những bất đồng trong nội bộ Đảng và đưa ra quyết định của chính mình. ĐCS Trung Quốc vẫn nói rằng lấy dân chủ trong đảng để thúc đẩy nhân dân. Trong khi đó, Đảng và Nhà nước Trung Quốc đang có một nỗ lực đầy tham vọng trong việc kiểm soát xã hội với sự hỗ trợ của công nghệ. Ngoài việc lưu lượng truy cập mạng trong nước được sàng lọc cẩn thận để loại bỏ những nội dung có thể tạo thành cơ sở cho hành động tập thể của người dân, còn có việc kiểm duyệt trực tuyến và sử dụng rộng rãi phần mềm nhận dạng khuôn mặt, vốn đã đạt tới hình thức cực đoan nhất từ trước tới nay ở vùng ngoại vi nước này, nơi có đa phần là người
thiểu số sinh sống, nhất là Tân Cương. Hệ thống giám sát hoạt động tinh vi mọi lúc mọi nơi khiến người ta kinh sợ đã được thiết lập [62, tr.11]. Điều này cũng phần nào ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa đảng và quần chúng nhân dân vì thể hiện đảng không còn tin vào quần chúng nhân dân và nhân dân thì không hài lòng vì thấy thiếu đi quyền dân chủ. Nói chung, từ sau Đại hội XVIII, ĐCS Trung Quốc đang nỗ lực nhằm giải quyết một số bất cập từ tình trạng tập trung vào hệ thống chính quyền, coi nhẹ vai trò của hệ thống đảng, có nguy cơ xa rời sự lãnh đạo của Đảng bằng cách nhấn mạnh vai trò lãnh đạo toàn diện, mọi mặt của Đảng. Tuy nhiên, Trung ương ĐCS Trung Quốc cần phải cố gắng nhiều hơn để tập trung giải quyết tốt cả 3 mối quan hệ là: Quan hệ giữa Đảng và xã hội của Trung Quốc; Quan hệ giữa Đảng với Chính hiệp (Hiệp thương Nhân dân) và bộ máy hành chính nhà nước; quan hệ trong nội bộ hệ thống đảng thì mới có thể thực hiện được các mục tiêu đã đề ra và góp phần vào việc thực hiện quan điểm cầm quyền lấy nhân dân làm trung tâm, tiếp tục duy trì địa vị cầm quyền lâu dài của mình.
4.1.3 Dự báo tình hình mới và vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng ĐCS Trung Quốc
Từ sau Đại hội XVIII, ĐCS Trung Quốc đã có những thành tích quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, ĐCS Trung Quốc đang và sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức không thể khắc phục được trong thời gian ngắn mà có được kết quả như mong đợi. Cụ thể là:
Thứ nhất, tham nhũng trong thời đại mới vẫn là nguy cơ lớn
Trong cuộc họp toàn thể lần thứ 2 của UBKTKL Trung ương khoá XVIII, Tập Cận Bình đã cho rằng: ―Hiện nay, hiện tượng tiêu cực trong một số lĩnh vực vẫn dễ dàng xảy ra và xảy ra nhiều, một số vụ vi phạm pháp luật vi phạm kỷ cương nghiêm trọng gây chấn động, xu thế đấu tranh chống tham nhũng vẫn phải thực hiện nghiêm, quần chúng nhân dân vẫn còn nhiều chỗ chưa hài lòng. Xây dựng đảng trong sạch và đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ lâu dài, phức tạp và vô cùng khó khăn, không thể chỉ làm một lần là xong‖ [123, tr.13]. Tuy rằng, công tác chống tham nhũng trong suốt nhiệm kỳ Đại hội XVIII luôn được duy trì ở cường độ mạnh và có được kết quả mà trước nay chưa từng đạt được, nhưng vấn đề chống tham
nhũng còn rất nhiều khó khăn trước mắt. Tại Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc, Tập Cận Bình cho rằng, từ sau Đại hội XVIII, một số phần tử tham nhũng vẫn làm theo ý mình, không chịu dừng tay mà thậm chí còn trở nên nguy hiểm hơn. Mức độ nguy hiểm của vấn đề tham nhũng là tham nhũng với số lượng lớn trong thời gian dài, thủ đoạn tinh vi, tình tiết phức tạp, làm cho ai biết cũng phải kinh ngạc, có địa phương thậm chí còn xảy ra hiện tượng tham nhũng có hệ thống [169, tr.182-183]. Muốn đấu tranh phòng chống tham nhũng hiệu quả hơn nữa, ĐCS Trung Quốc cần chú ý giải quyết tốt một số vấn đề như sau:
Một là, việc thành lập Ủy ban Giám sát quốc gia. Về mục đích của cải cách thể chế giám sát và việc thành lập UBGSQG là tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Đảng đối với công tác chống tham nhũng. Khác với trước đây là, thay vì Trung Quốc đã kết hợp giữa cơ quan chống tham nhũng của Đảng (Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật) với cơ quan chống tham nhũng của Nhà nước (Bộ Giám sát và Cục Điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát) do Quốc vụ viện quản lý, thì nay Trung Quốc thành lập UBGSQG. Ủy ban này là sự hợp nhất từ các cơ quan chống tham nhũng thành một cơ quan duy nhất bao gồm: Bộ Giám sát, Cục phòng chống tham nhũng nhà nước, Cục Điều tra tội phạm tham nhũng thuộc Viện Kiểm sát và do Nhân đại ra quyết định, chịu trách nhiệm và chịu sự giám sát của Nhân đại. Sự kết hợp giữa UBGSQG và UBKTKL hiện nay được thể hiện trong cả tổ chức và hoạt động, vẫn có thể gọi là mô hình ―một nhà, hai cửa‖. Nhưng mô hình này đã được nâng cấp hơn, cơ cấu này thực hiện cả hai chức trách là kiểm tra kỷ luật và giám sát bao phủ toàn bộ công chức, viên chức thực thi quyền lực công. Các cấp hành chính ở địa phương cũng có mô hình tương tự. Về mối quan hệ, UBGSQG chịu sự lãnh đạo của Đảng và có trách nhiệm đối với Nhân đại toàn quốc sẽ làm tăng tính ràng buộc lẫn nhau của ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tuy nhiên, các câu hỏi đặt ra như: UBGSQG hoạt động hiệu quả ra sao? Liệu có thể đẩy nhanh việc thực hiện mục tiêu ―không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không muốn tham nhũng‖ được hay không? quyền giám sát được giám sát như thế nào? Uỷ ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc giám sát vấn đề của
UBGSQG như thế nào để hạn chế được nguy cơ cơ quan chống tham nhũng lại xảy ra tham nhũng?, v.v... đều là những vấn đề mà Trung Quốc cần phải làm để tăng thêm cơ sở pháp lý chống tham nhũng.
Hai là, tuy Trung Quốc đã tham gia nhiều Công ước quốc tế nhằm cùng hợp tác truy bắt quan tham trốn ra nước ngoài, song quá trình triển khai hợp tác trấn áp tội phạm xuyên quốc gia giữa Trung Quốc với các nước khác vẫn tồn tại một số rào cản về thể chế. Do nền tảng pháp lý còn chưa đầy đủ, ý thức và năng lực của các cơ quan tư pháp nước này còn hạn chế nên việc chủ động vận dụng Công ước để triển khai hợp tác truy bắt các nghi phạm tham nhũng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đến nay hầu như chưa có nhiều kết quả r nét.
Ba là, tham nhũng là căn bệnh chung của nhiều nước trên thế giới, nhưng vấn đề là Trung Quốc là nước đứng đầu danh sách. Tình trạng tham nhũng tràn lan với giá trị tham nhũng khổng lồ có thể đưa vào Sách kỷ lục Guinness, làm cho nhân dân oán thán. Đặc biệt gây sốc là tất cả những quan chức tham nhũng này, từ Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị (Chu Vĩnh Khang) cho đến các bí thư chi bộ đảng các vùng thôn làng đều là đảng viên. Do vậy, Trung ương ĐCS Trung Quốc cần phải kiên trì đặt cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và xây dựng tác phong liêm chính trong đảng vào vị trí nổi bật trong công tác xây dựng Đảng và coi đó là nhiệm vụ cấp thiết nếu không sẽ dẫn đến nguy hại khó lường đối với ĐCS Trung Quốc.
Theo Bảng xếp hạng về chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Trung Quốc từ năm 2012 - 2019 dưới đây cho thấy, Trung Quốc vẫn là nước tiến quá chậm trong những nỗ lực chống tham nhũng. Năm 2019 chỉ số cảm nhận tham nhũng đạt 41 điểm, bằng so với năm 2017, cao hơn những năm trước song vẫn chưa đạt được đến điểm trung bình toàn cầu vì số điểm cao nhất hiện tại trên toàn cầu là 87 là điểm [253]. Điều này đòi hỏi ĐCS Trung Quốc cần tiếp tục phải có những biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế chống tham nhũng, tăng cường giáo dục, bồi dưỡng phẩm chất tốt đẹp của người đảng viên ĐCS và giữ vững quyết tâm trừng trị tham nhũng với cường độ cao.
Bảng xếp hạng chỉ số CPI của Trung Quốc trên toàn cầu từ năm 2012-2019
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | |
Điểm số | 39 | 40 | 36 | 37 | 40 | 41 | 39 | 41 |
Xếp thứ/tổng thứ hạng | 80/176 | 80/177 | 100/175 | 83/167 | 79/176 | 77/180 | 87/180 | 80/180 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Vấn Đề Xây Dựng Đcs Trung Quốc Từ Sau Đại Hội Xviii
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 17
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 18
- Một Số Gợi Mở Cho Công Tác Xây Dựng Đảng Của Việt Nam
- Một Số Kiến Nghị Cụ Thể Với Công Tác Xây Dựng Đảng Của Việt Nam
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 22
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
(Nguồn: căn cứ theo số liệu của Tổ chức Minh bạch quốc tế, chỉ số CPI của Trung Quốc qua các năm được đánh giá trên thang điểm 100) [263]
Thứ hai, thách thức từ môi trường bên ngoài trong thời đại mới
Có thể thấy, sau hơn 40 năm cải cách mở cửa, công trình xây dựng hiện đại hoá XHCN của ĐCS Trung Quốc đã không ngừng được xây dựng, công tác xây dựng đảng đã giành được kết quả nhất định. Từ sau Đại hội XVIII, Trung ương ĐCS Trung Quốc do Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo đã triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu để thực hiện quản lý đảng nghiêm minh toàn diện. Tuy nhiên, tình hình quốc tế phức tạp khó lường, chủ nghĩa đơn phương xuất hiện gây khó khăn và trở ngại cho sự phát triển toàn cầu hoá nền kinh tế và chủ nghĩa đa phương. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó, công nghệ kỹ thuật số và người máy rôbốt trở thành trọng điểm cạnh tranh giữa nhiều quốc gia trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc đã sớm nắm bắt và thúc đẩy ―Cách mạng 4.0‖ vào cải cách, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chính trị - an ninh, quốc phòng, v.v... Song, mặt khác lại phải đối phó với những hậu quả do mặt trái của cách mạng
4.0 dẫn tới trong lĩnh vực xã hội, chính trị. Nếu không có các biện pháp thích hợp, liên quan đến xây dựng khung chính sách việc làm chất lượng cao, chính sách khuyến khích nhân tài, v.v… nhằm đáp ứng yêu cầu và xu thế của cách mạng 4.0, Trung Quốc sẽ có nhiều lao động bị mất việc làm, phân tầng xã hội thêm sâu sắc, phân hóa giàu nghèo càng thêm nghiêm trọng, tính chất XHCN của kinh tế thị trường sẽ bị mai một, mâu thuẫn xã hội càng gia tăng. Đó là những vấn đề đặt ra cho công tác xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị nói chung.
Cạnh tranh về thực lực trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự giữa các quốc gia cũng ngày càng mạnh mẽ, dần phá bỏ sự cân bằng vốn có trên thế giới. Hơn nữa, qui tắc thế giới mới chưa được hình thành, sự xuất hiện của truyền thông xã hội và thông tin mạng làm suy yếu thậm chí ảnh hưởng xấu đến hình ảnh và sự lãnh đạo của đảng, làm cho ĐCS Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức, khó khăn của làn sóng tư tưởng xã hội trên thế giới, tác động trực tiếp đến công tác xây dựng đảng. ĐCS Trung Quốc cầm quyền trong tình hình phức tạp, nên cần phải nhận thức rò những nguy cơ tiềm ẩn từ bên ngoài, nắm vững được mâu thuẫn chủ yếu và quyền chủ động. Đồng thời, với việc bảo đảm phát triển ổn định các phương diện từng bước tăng cường công tác xây dựng đảng, làm cho tính tiên tiến của Đảng không chỉ có thể phù hợp với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế hiện nay mà có thể ứng phó được những nguy cơ và thách thức trong và ngoài nước hiện nay:
Một là, thách thức từ thế giới bên ngoài đối với một đất nước do ĐCS lãnh đạo và là một quốc gia trỗi dậy. Trung Quốc nhờ chiến lược giấu mình chờ thời mà nay đã phát triển thành một trong những quốc gia hùng mạnh, thách thức trực tiếp đối với trật tự do Mỹ lãnh đạo. Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã khuyến khích Philippin dời xa Mỹ, Trung Quốc cũng ủng hộ sự nỗ lực của Hàn Quốc để có đường lối mềm mại hơn với Triều Tiên và ủng hộ lập trường của Nhật Bản chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Trung Quốc cũng đã xây dựng một hệ thống quân sự tấn công có khả năng kiểm soát biển và không phận trong các chuỗi đảo mà không còn phụ thuộc vào các tàu cá hoặc các cơ quan thực thi luật pháp trong nước để thực hiện quan điểm về chủ quyền của mình. Thậm chí còn bắt đầu các hoạt động quân sự bên ngoài Châu Á, bao gồm thành lập căn cứ đầu tiên ở nước ngoài là Djbouti, v.v... Tất cả những động thái này cho thấy, Trung Quốc không còn có ý định chơi trò thứ hai với Mỹ mà đã thách thức trực tiếp Mỹ ở khu vực Ấn độ - Thái Bình Dương [195, tr.31]. Họ muốn đẩy Mỹ ra ngoài và trở thành bá chủ về chính trị, kinh tế và quân sự ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, còn trên toàn cầu Trung Quốc sẵn sàng đặt Mỹ vào vị trí đầu tàu nhưng họ muốn sẽ đủ mạnh để chống lại Mỹ khi cần thiết. Tháng 10 2018, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nói phản đối Trung Quốc ở mọi ngã rẽ [195, tr.36].
Trước đây, khi dịch bệnh SARS ở đầu thập niên thứ nhất của thế kỷ 21 qua đi, kinh tế Trung Quốc nhanh chóng phục hồi và qua trở lại quĩ đạo tăng trưởng. Tuy nhiên, tình hình phục hồi mỗi lúc một khác. Dịch SARS bùng phát đúng lúc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), tiền vốn toàn cầu đổ dồn vào Trung Quốc để xây dựng nhà xưởng, hình thành ―cơn sốt Trung Quốc‖ trong giới đầu tư toàn cầu. Tuy nhiên hiện nay, dịch Covid 19 lan rộng trên toàn cầu đang xảy ra vào đúng thời điểm chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc và vốn đầu tư nước ngoài đang bị rút dần khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thương mại và công nghệ, dịch bệnh khiến nhiều nhà máy ở Trung Quốc ngừng hoạt động, xuất khẩu của Trung Quốc chịu tác động liên tục, v.v… Thêm vào đó, trước tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai lũ lụt hiện nay, Trung Quốc đang rơi vào hoàn cảnh khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Sáng kiến ―Một vành đai, một con đường‖ của Trung Quốc thể hiện tham vọng rất lớn. Với sự tham gia của gần 70 nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh, chiến lược này như một cuộc đánh cược lớn trong kinh tế đối ngoại của Trung Quốc, nó không chỉ tiềm ẩn nhiều rủi ro và đang bị tác động nặng nề bởi đại dịch.
Do đó, có thể nói nhiều yếu tố khách quan sẽ đem lại những thách thức và khó khăn, làm gián đoạn công cuộc phục hưng của Trung Quốc. Một mặt xu thế phát triển kinh tế của Trung Quốc đòi hỏi phải mở rộng sức ảnh hưởng đối với thế giới, đã tạo nên những xung đột nhất định đối với các quốc gia phương Tây đứng đầu là Mỹ vốn giữ vai trò chủ đạo trong cục diện thế giới. Sự cạnh tranh chuyển đổi lợi ích và thể chế xã hội khác nhau tất sẽ dẫn đến mâu thuẫn và xung đột. Căng thẳng ngày càng leo thang trong quan hệ Trung - Mỹ đã dẫn tới cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ từ tháng 6 2018 đến nay vẫn chưa tới hồi kết. Mỹ còn đang cho rằng Trung Quốc là mối đe doạ về ý thức hệ, vì ĐCS Trung Quốc nhận định ―CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới‖ là một mô hình để các quốc gia dân tộc khác noi theo trong quá trình phát triển. Hiện nay, khi lên nắm quyền thay cho ông Trump, mục tiêu chính của ông John Biden là củng cố vị trí lãnh đạo thế giới của Mỹ. Vì thế, chính sách tổng thể của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ không thay đổi. Cạnh tranh vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo trong chính sách của Mỹ. Tuy nhiên, có thể sẽ có những
cuộc đối thoại mang tính xây dựng hơn giữa hai cường quốc trước những căng thẳng quan hệ hiện nay.
Mặt khác, các mối đe doạ mang tính toàn cầu của chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa bảo thủ cực đoan, chủ nghĩa ly khai, v.v... có thể lan rộng sang Trung Quốc. Cạnh tranh trên lĩnh vực ý thức hệ vẫn có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong cạnh tranh địa chính trị trên trường quốc tế. Các âm mưu thực hiện hoạt động diễn biến hoà bình, thúc đẩy các cuộc ―cách mạng màu‖ ở các khu vực dân cư nhạy cảm về chính trị như Tây Tạng, Tân Cương, Hồng Kông,... Sự kiện nghiêm trọng diễn ra các cuộc biểu tình lớn tại Hồng Kông phản đối Dự luật dẫn độ, Luật an ninh quốc gia của Bắc Kinh thời gian vừa qua là một ví dụ. Phong trào biểu tình chống đối ở Hồng Kông không những làm xói mòn lòng tin về nguyên tắc ―hòa bình thống nhất, một nước hai chế độ‖ đối với Hồng Kông, mà quan trọng hơn là một chất xúc tác đối với thế lực ly khai ở Đài Loan, gián tiếp có lợi cho bà Thái Anh Văn (Đảng Dân tiến) tiếp tục đắc cử vào năm 1 2020. Việc Mỹ chính thức ký ban hành Đạo luật Đài Bắc ngay sau cuộc bầu cử Tổng thống, nhằm tăng cường quan hệ kinh tế thương mại và ủng hộ Đài Loan tham gia các tổ chức quốc tế cũng phần nào thể hiện Mỹ ủng hộ Đài Loan duy trì một nền dân chủ mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lợi dụng tình hình đại dịch Covid-19, Trung Quốc đã tranh thủ tiếp tục thực hiện dã tâm trên Biển Đông làm cho hầu hết các quốc gia không còn tin vào mục tiêu ―xây dựng cộng đồng chung vận mệnh‖ với Trung Quốc. Vì thế, ĐCS Trung Quốc xác định phải chủ động để ứng phó với những nguy cơ và thách thức này.
Hai là, ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đối với tính tiên tiến và tính trong sạch của đảng. Từ khi cải cách mở cửa cho tới nay, nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ cao, đời sống vật chất ngày càng phong phú, trước sức hút của địa vị quyền lực và lợi ích vật chất, một bộ phận cán bộ lãnh đạo đã không thể kiên trì niềm tin lý tưởng cũng như không thể giữ vững bản lĩnh chính trị và ―tính đảng‖. Không ít cán bộ lãnh đạo ở địa phương và đơn vị chỉ vì lợi ích bất chấp rủi ro, sẵn sàng hi sinh môi trường, không màng tới nỗi khổ của quần chúng; có người còn cho rằng tất cả đều có thể dùng vật chất để hoán đổi, mua quan bán chức; có người lợi dụng chức quyền mưu lợi cá nhân, dùng quyền đổi thành tiền; một số cán bộ đảng