không muốn tham nhũng, tức là quan chức ở mọi cấp bậc, bất kể cao hay thấp, đều thuộc diện điều tra và phạm tội sẽ bị trừng phạt nặng, ngay cả những quan chức đã nghỉ hưu cũng không thể được coi là hạ cánh an toàn nhằm mục đích răn đe. Theo đó, vừa kiên quyết điều tra xử lý những hành vi vi phạm kỷ cương, pháp luật của cán bộ lãnh đạo, vừa giải quyết triệt để những vấn đề về tác phong và tham nhũng bên cạnh quần chúng.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là, với tình trạng tham nhũng tràn lan khắp xã hội, hoạt động tham nhũng ngày càng tinh vi, xảo quyệt, hình thức cấu kết phức tạp như: tham nhũng cấu kết trong doanh nghiệp nhà nước; cấu kết giữa quan chức và doanh nhân, trong đó, cấu kết dọc, cấu kết tay trong tay ngoài, cấu kết tay trong; cấu kết giữa lực lượng thực thi pháp luật với tội phạm có tổ chức, v.v… Tham nhũng cấu kết có khả năng huỷ hoại cơ cấu tổ chức và chuẩn mực của nhà nước, khó bị phát hiện hơn và mang lại lợi ích rất lớn cho thủ phạm. Đặc biệt phải kể đến tham nhũng chính sách từ các liên minh dựa trên lợi ích nhóm, rất dễ gây ra xung đột giữa nhà nước và xã hội, huỷ hoại tính chính danh của ĐCS Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là Trung Quốc chống tham nhũng nhưng quan chức nào ở Trung Quốc không tham nhũng?. Một số Tạp chí như Tranh Minh (số tháng 10/2017) hay Động Hướng (số tháng 5 2017) tại Hồng Kông từng đưa tin, một số ―hổ‖ sau khi bị bắt và kết án vì tham nhũng đều có phản ứng và cho rằng, một loạt các Bí thư và Thị trưởng các thành phố liệu có mấy người trong sạch? Liệu có ai không dùng quyền lực để kiếm tiền bạc, nữ sắc, ai không kéo kết bè phái?. Vì vậy, tham nhũng đã trở thành tệ nạn phổ biến và thấm sâu trở thành văn hóa tham nhũng trong quan trường Trung Quốc ở tất cả các cấp. Ông Tập không thể điều tra tất cả các quan chức, và vấn đề này không thể giải quyết ngay được bằng một mệnh lệnh chính trị hoặc một phong trào chống tham nhũng. Thực tế cho dù cuộc chiến chống tham nhũng không có vùng cấm và không có ngoại lệ trong thời gian qua, ông Tập Cận Bình hạ hàng loạt quan chức tham nhũng phe cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, v.v… nhưng còn nhân vật được cho là ―huấn luyện viên trưởng tham nhũng‖ là cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân vẫn không thể chạm vào được. Hơn nữa, ở Trung Quốc quan chức chống tham nhũng cũng thường là quan chức tham nhũng, nhiều quan
tham với nhiều vụ bê bối dâm loạn nổi tiếng trong và ngoài nước nhưng vẫn được trọng dụng, thăng quan tiến chức, tiêu biểu như Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị hiện nay là ông Hàn Chính, Bí thư Thiên Tân Lý Hồng Trung, Chủ tịch tỉnh Vân Nam là Nguyễn Thành Phát, Phó Chủ tịch tỉnh Phúc Kiến là Lý Đức Kim… [212].
Sang đến Đại hội XIX, ĐCS Trung Quốc thấy được rằng, hiện nay vẫn còn nhiều lỗ hổng trong thể chế dễ nảy sinh tham nhũng, tình hình đấu tranh chống tham nhũng vẫn còn cam go và phức tạp nên chỉ có kiên trì ―không dung tha‖, ―không có vùng cấm‖, tuyệt đối không thoả hiệp, không khoan nhượng, không nương tay đối với tham nhũng, phát hiện hiện tượng tham nhũng cần phải điều tra lập tức tận gốc, hạn chế không bỏ xót bất cứ hành vi tham nhũng nào, dần hoàn thiện cơ chế không dám, không thể và không muốn tham nhũng, tiếp tục kế thừa thành quả chống tham nhũng từ sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc để giành thắng lợi áp đảo trong trong trận chiến chống tham nhũng. Đặc biệt tham nhũng mang tính khu vực đan xen với tham nhũng mang tính lĩnh vực, tham nhũng trong dùng người đan xen với tham nhũng dùng quyền, ―đi săn‖ xen lẫn với ―bị săn‖ vẫn nổi cộm. Trong đó, đối với vấn đề tham nhũng kinh tế đan xen với tham nhũng chính trị là những vụ án trọng điểm cần nghiêm trị và quyết không cho phép trong đảng hình thành tham nhũng kiểu lợi ích nhóm. Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu thúc đẩy quản trị đảng nghiêm minh toàn diện xuống tới cơ sở, xử lý nghiêm những vấn đề tham nhũng bên cạnh quần chúng, chống tham nhũng kết hợp với diệt trừ xã hội đen, vừa bắt tổ chức xã hội đen, cũng bắt luôn bảo kê đứng đằng sau. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với những hành vi tham nhũng kéo dài, những phần tử tham nhũng mà quần chúng phản ánh có manh mối chứng cứ r ràng. Những kẻ có thực quyền trong tay làm bảo kê cho xã hội đen hay dối trên lừa dưới mà vẫn được thăng chức càng phải điều tra làm r . Tổ chức đảng các cấp phải thực hiện chế độ tuần thị, xử lý kịp thời những hiện tượng vi phạm làm giả, báo cáo sai lệch, làm tổn hại lợi ích của quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, cần phải tăng cường truy bắt tội phạm tham nhũng bằng nhiều biện pháp, triển khai ―Hành động lưới trời‖, tăng cường hợp tác quốc tế về truy bắt tội phạm, không để các phần tử tham nhũng chạy thoát, ẩn náu ở nước ngoài. Trung tâm nghiên cứu chống tham nhũng, truy bắt tội phạm và thu hồi tài sản G20 vừa chính
thức được thành lập tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự hình thành của một trật tự chống tham nhũng quốc tế mới, với trọng tâm là hợp tác thực chất trong công tác truy bắt tội phạm và thu hồi tài sản. Theo đánh giá của phía Trung Quốc, cùng với ―Bộ nguyên tắc cấp cao về hợp tác truy bắt tội phạm tham nhũng và thu hồi tài sản‖ và ―Kế hoạch Hành động chống tham nhũng giai đoạn 2017
- 2018‖, việc thành lập Trung tâm trên là sự phản ánh sâu sắc lập trường và sự quan tâm của Trung Quốc đối với hợp tác quốc tế chống tham nhũng, bên cạnh đó còn giúp tăng cường tiếng nói và ảnh hưởng của Bắc Kinh trong lĩnh vực này [204].
Từ sau Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đến nay, công tác chống tham nhũng của ĐCS Trung Quốc tiếp tục được triển khai rộng rãi sang các lĩnh vực như: môi trường sinh thái, năng lượng, xoá đói giảm nghèo, tài chính, ngân hàng, thanh lọc hệ thống ngành công an, v.v... Theo thống kê, từ ngày 1 7 2018 đến 15 9 2018, có tất cả 43 người thuộc ngành công an tại 15 tỉnh thành đã bị xử lý, trong đó có 35 người bị điều tra, 8 người bị khai trừ Đảng và bị cách chức. Trên các thông tin được công khai trên mạng, số người này bị ngã ngựa chủ yếu là các Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Công an đứng ra làm ô dù cho các thế lực xã hội đen [241]. Điểm đáng chú ý là, từ Đại hội XIX đến tháng 6 năm 2019, Trung Quốc tổng cộng có 27 nghìn cán bộ đảng viên đã chủ động giải trình vấn đề vi phạm kỷ cương pháp luật, có hơn 5000 cán bộ đảng viên chủ động ra đầu thú [235]. Việc chủ động đầu thú của nhiều các phần tử tham nhũng cũng là một tín hiệu tốt trong công tác phòng chống tham nhũng của Trung Quốc thời gian gần đây và có ảnh hưởng nhất định đối với những cán bộ đảng viên vi phạm kỷ cương luật pháp.
Tiểu kết Chương 3
Từ Đại hội XVIII đến nay, xoay quanh vấn đề thúc đẩy xây dựng đảng, ĐCS Trung Quốc do Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo đã có những đổi mới làm phong phú về lý luận và thực tiễn công tác xây dựng đảng. Thứ nhất, ĐCS Trung Quốc đã đưa xây dựng đảng về chính trị vào yêu cầu tổng thể xây dựng đảng và coi xây dựng đảng về chính trị làm thống lĩnh, đặt ở vị trí hàng đầu. Phương hướng, mục tiêu, nội dung trọng điểm của công tác này là làm nổi bật tín ngưỡng chính trị, sự
Có thể bạn quan tâm!
- Ban Hành Các Pháp Qui Trong Đảng Nhằm Thúc Đẩy Chế Độ Hoá Việc Xây Dựng Tư Tưởng Và Chỉnh Đốn Tác Phong Cho Cán Bộ Đảng Viên
- Nâng Cao Chất Lượng, Ưu Hoá Kết Cấu Cán Bộ, Đảng Viên
- Quán Triệt Thực Hiện Điều Lệ Đảng, Chú Trọng Giám Sát Chấp Hành “Bốn Loại Hình Thái”
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 17
- Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 18
- Dự Báo Tình Hình Mới Và Vấn Đề Đặt Ra Đối Với Công Tác Xây Dựng Đcs Trung Quốc
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
lãnh đạo về chính trị, năng lực chính trị và môi trường chính trị của đảng, góp phần hình thành khung hệ thống về xây dựng đảng có mối quan hệ lôgic nội tại, thúc đẩy thực hiện yêu cầu đảng lãnh đạo toàn diện, cải thiện chất lượng xây dựng đảng, phòng ngừa rủi ro về chính trị và bảo đảm an ninh chính trị. Bên cạnh đó, nhấn mạnh tư tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc là bộ phận cấu thành trong xây dựng đảng về chính trị để nâng cao trình độ khoa học trong xây dựng đảng. Thứ hai, chú trọng xây dựng đảng về tư tưởng, tác phong cũng là nét đặc sắc trong xây dựng đảng giai đoạn này. ĐCS Trung Quốc đã tập trung trang bị tư tưởng, lý luận chính trị thông qua học tập lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác, tư tưởng CNXH đặc sắc Trung Quốc thời đại mới của Tập Cận Bình, tăng cường ―Bốn ý thức‖, ―Bốn tự tin‖ và kiên trì ―Hai bảo vệ‖. Mặt khác, ĐCS Trung Quốc chú trọng tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để phát triển lý luận. Trong thời gian qua, một loạt các hoạt động giáo dục thực tiễn và giáo dục chuyên đề được triển khai trong toàn đảng nhằm nâng cao ý thức cầm quyền vì dân, giải quyết vấn đề ―Bốn tác phong‖, chỉnh đốn tác phong làm việc. Thứ ba, nhận thấy tính cấp thiết, tầm quan trọng của công tác xây dựng đảng về tổ chức, ĐCS Trung Quốc đã xác định vừa phải nắm bắt
―thiểu số then chốt‖, lựa chọn bổ nhiệm cán bộ tốt, vừa phải ưu hoá việc quản lý đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực tổ chức trên cơ sở thúc đẩy xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ. Thứ tư, với phương hướng quản lý đảng bằng kỷ luật thép, ĐCS Trung Quốc đã kiên trì xây dựng, hoàn thiện pháp qui trong đảng, thắt chặt hơn hàng rào thể chế và thực hiện quản lý, giám sát việc chấp hành thường xuyên nhằm ngăn chặn ngay từ ban đầu, phòng hậu hoạ về sau. Trong đó, đáng chú ý là ĐCS Trung Quốc đã vận dụng ―Bốn loại hình thái‖ coi đó là biện pháp quan trọng thúc đẩy kỷ luật đảng nghiêm minh. Thứ năm, với thái độ không dung tha cho phần tử tham nhũng, ĐCS Trung Quốc đã thực hiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng mạnh nhất từ trước đến nay. Một số các chủ trương, biện pháp đã được ĐCS Trung Quốc áp dụng như: nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế, đưa ra yêu cầu mới đối với công tác tuần thị, cải cách thể chế giám sát,v.v…đã góp phần thúc đẩy đổi mới cơ chế chống tham nhũng thông qua các phong trào và hình thức tập trung như trước đây, hình thành cơ chế chống tham nhũng ―Ba không‖, trị ―cả gốc lẫn ngọn‖,
kiên trì ―đả hổ, diệt ruồi, săn cáo‖. Đến nay, công tác phòng chống tham nhũng đã có được kết quả đáng ghi nhận, tiếp tục củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân đối với ĐCS Trung Quốc.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng trên tất cả các phương diện nói chung vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm. Chính vì vậy, trong Văn kiện Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã yêu cầu toàn đảng phải nhận thức sâu sắc đối với tính lâu dài và tính phức tạp của ―Bốn thách thức‖ và tính gay gắt và cam go của ―Bốn nguy cơ‖. Yêu cầu chung của xây dựng đảng trong thời đại mới là: ―Kiên trì và tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của đảng, kiên trì đảng phải quản lý đảng, quản lý đảng nghiêm minh toàn diện..., thúc đẩy toàn diện xây dựng đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, tác phong, kỷ luật, đưa xây dựng chế độ vào xuyên suốt các phương diện, đi sâu thúc đẩy đấu tranh chống tham nhũng, không ngừng nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng...‖ [178, tr.61]. Hiện nay, ĐCS Trung Quốc xác định tăng cường xây dựng đảng vẫn là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài, trước mắt không thể thu được thành quả như mong đợi.
Chương 4
ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC TỪ SAU ĐẠI HỘI XVIII VÀ GỢI MỞ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Từ sau Đại hội XVIII đến nay, ĐCS Trung Quốc do Tổng Bí thư Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo đã tiếp tục có những đổi mới về lý luận và thực tiễn xây dựng ĐCS Trung Quốc, góp phần làm rò vấn đề cơ bản là ―xây dựng một đảng như thế nào và làm thế nào để xây dựng đảng?‖ trong thời đại mới. Trên thực tế thời gian qua, vấn đề xây dựng đảng của ĐCS Trung Quốc đã được cải thiện theo hướng tích cực hơn và cũng đã giành được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đòi hỏi ĐCS Trung Quốc cần tiếp tục nỗ lực, coi vấn đề xây dựng, quản lý đảng nghiêm minh toàn diện thúc đẩy xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài, không thể ngưng nghỉ.
4.1 Đánh giá vấn đề xây dựng ĐCS Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII
4.1.1 Thành tựu
Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà hạt nhân là Tập Cận Bình, những tư tưởng, đường lối, chủ trương và biện pháp thực hiện mới trong công tác xây dựng đảng đã góp phần nhất định làm phong phú hơn về lý luận và có ý nghĩa đối với thực tiễn xây dựng Đảng của ĐCS Trung Quốc, thúc đẩy toàn diện việc quản lý Đảng nghiêm minh, chỉnh đốn tác phong làm việc trong Đảng, xây dựng Đảng bắt đầu từ tư tưởng và quản lý Đảng bắt đầu từ chế độ, công tác chống tham nhũng diễn ra với cường độ cao, làm trong sạch môi trường chính trị trong Đảng, góp phần đẩy mạnh thực hiện “vì dân, liêm khiết, thiết thực” trong toàn đảng.
4.1.1.1 Về phương diện phát triển lý luận xây dựng đảng
Đến nay, Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã chính thức xác định cùng với Chủ nghĩa Mác, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng“Ba đại diện” (của Giang Trạch Dân) và “Quan điểm phát triển khoa học” (của Hồ Cẩm Đào) và tư tưởng CNXH đặc sắc thời đại mới của Tập Cận Bình là tư tưởng chỉ đạo mà ĐCS Trung Quốc phải kiên trì lâu dài.
Có thể thấy, kể từ khi thành lập đến nay, các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc đã kiên trì Chủ nghĩa Mác coi trọng vấn đề xây dựng đảng, đi sâu nghiên cứu quản lý đảng. Trong thời kỳ chiến tranh cách mạng và thời kỳ đầu xây dựng đất nước, Mao Trạch Đông đã chú trọng đưa ra xây dựng đảng về tư tưởng, tăng cường giáo dục và truyền bá tư tưởng giai cấp vô sản của đảng, triển khai các cuộc vận động Chỉnh phong Diên An, Tam phản và Ngũ phản, nhấn mạnh tổ chức kỷ luật nghiêm minh, đề ra Ba kỷ luật lớn, Sáu điều chú ý sau phát triển thành Ba kỷ luật lớn, Tám điều chú ý. Bước vào thời kỳ cải cách mở cửa, Đặng Tiểu Bình phát huy ưu thế xây dựng đảng về tư tưởng, tiếp tục nghiêm túc tăng cường xây dựng đảng về tư tưởng, nhấn mạnh hơn tầm quan trọng của xây dựng đảng về chế độ và đặt nó ở vị trí nổi bật hơn. Đến Giang Trạch Dân, ông đã đưa ra quản lý đảng phải nghiêm, tăng cường xây dựng đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức, tác phong, tích cực giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên. Khi Hồ Cẩm Đào trở thành lãnh đạo cao nhất của ĐCS Trung Quốc đã thức tỉnh toàn đảng đang đối mặt với ―Bốn nguy cơ‖ và ―Bốn thách thức‖, chỉ ra nhiệm vụ quản lý đảng khó khăn và gian khổ hơn trước đây, cần phải kiên trì phương châm đảng phải quản lý đảng nghiêm minh, đảng phải dũng cảm đấu tranh và hoàn thiện chính mình. Tư tưởng và hành động quản lý đảng nghiêm minh có ý nghĩa quan trọng đối với công tác xây dựng đảng, là do tính chất, tôn chỉ và nhiệm vụ lịch sử của đảng cầm quyền theo Chủ nghĩa Mác quyết định. Trước đây, C.Mác- Ph.Ăng ghen, Lênin, Mao Trạch Đông cũng như các thế hệ lãnh đạo tiền nhiệm của đảng và nhà nước Trung Quốc đều đề xuất lý luận xây dựng đảng theo tinh thần quản lý đảng nghiêm minh. Tuy nhiên, từ sau Đại hội XVIII đến nay, Trung ương ĐCS Trung Quốc do Tập Cận Bình làm hạt nhân đã có những sáng tạo mới, làm phong phú lý luận về xây dựng đảng của Chủ nghĩa Mác trong quá trình thúc đẩy Trung Quốc hoá Chủ nghĩa Mác:
Thứ nhất, ĐCS Trung Quốc đã đưa nhiệm vụ quản lý đảng nghiêm minh toàn diện vào bố cục chiến lược ―Bốn toàn diện‖. Điều này không chỉ là yêu cầu nghiêm khắc mà ĐCS Trung Quốc đưa ra đối với vai trò là một đảng cầm quyền, đồng thời cũng là yêu cầu khách quan trong quá trình thúc đẩy xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc. Quản lý đảng nghiêm minh toàn diện không chỉ có mối quan hệ mật
thiết mà còn đóng vai trò then chốt và là phương hướng thúc đẩy hài hoà bố cục chiến lược ―Bốn toàn diện‖, là sự bảo đảm vững chắc về chính trị cho ba toàn diện còn lại và tác động trực tiếp liên quan đến tiến độ và kết quả thực tế của bố cục chiến lược này.
“Quản lý đảng nghiêm minh” để toàn thể các đảng viên phải chấp hành đầy đủ điều lệ cũng như kỷ luật của đảng và sẽ được thể hiện bằng hành động xuyên suốt trong quá trình đổi mới và phát triển là nguyên tắc cơ bản trong công tác xây dựng đảng, là mấu chốt trong xây dựng đảng liêm chính. Tập Cận Bình đã đưa ra yêu cầu thực hiện “tam nghiêm, tam thực” làm rò chính xác chữ “nghiêm” đó là nghiêm túc tu dưỡng bản thân, nghiêm minh trong dùng quyền, nghiêm khắc trong kỷ luật. Nghiêm túc tu dưỡng bản thân là phải tăng cường tu dưỡng tính đảng, tự giác xa rời những thói hư tật xấu, tự giác loại bỏ những lối sống lệch lạc và tác phong không chuẩn mực, đặc biệt là “bốn tác phong”; nghiêm minh trong dùng quyền nghĩa là người có quyền phải sử dụng quyền lực theo chuẩn mực và khoa học, không được dùng quyền để mưu cầu cá nhân, quán triệt thực hiện “nhốt” quyền lực vào “chiếc lồng thể chế”, nghiêm khắc trong kỷ luật là phải tuân theo quốc pháp, tuân theo kỷ luật đảng, thực sự trong sạch liêm khiết, việc công và việc tư phân minh r ràng, nghiêm khắc với bản thân để phụng sự việc công. Cũng chính vì vậy, quản lý đảng phải nghiêm không chỉ để xây dựng đảng trong sạch, đấu tranh chống tham nhũng mà còn là cơ chế quản lý đảng khoa học, quản lý đảng dân chủ và theo pháp luật. Quản lý đảng nghiêm minh còn là bước căn bản để xây dựng và kiện toàn cơ chế trừng trị và phòng chống tham nhũng đề xướng liêm khiết, góp phần thúc đẩy việc xây dựng cơ chế, qui chế của đảng ngày càng được hoàn thiện. Quản lý đảng ―toàn diện‖ ở đây bao gồm các lĩnh vực như xây dựng chính trị, tư tưởng, xây dựng tổ chức, tác phong, xây dựng cơ chế phòng chống tham nhũng, xây dựng kỷ luật của đảng, v.v... Trên thực tế, quan điểm quản lý Đảng nghiêm đã được đưa ra và nhắc đến nhiều từ các thế hệ lãnh đạo trước của Trung Quốc và Tập Cận Bình đã kế thừa có sáng tạo quan điểm này bằng cách thêm từ ―toàn diện‖ chỉ sự bao quát rộng rãi hơn, tạo nên nét mới cho chiến lược quản lý đảng nghiêm minh.