Quán Triệt Thực Hiện Điều Lệ Đảng, Chú Trọng Giám Sát Chấp Hành “Bốn Loại Hình Thái”

trì tính nghiêm minh của chế độ, đảng viên là cán bộ lãnh đạo phải làm gương phát huy vai trò đi đầu. Nhận thấy một số vấn đề nổi cộm trong việc quản lý đảng và hành vi vi phạm kỷ luật mới đã bộc lộ trong những năm gần đây, từ sau Đại hội XVIII, ĐCS Trung Quốc đến nay đã 2 lần sửa đổi Điều lệ xử lý kỷ luật đảng. Lần 1 là vào tháng 10/2015 và được chính thức thi hành vào 01 01 2016. Trong đó, Điều lệ đã cụ thể hoá nội dung liên quan trong Điều lệ đảng, tổng hợp 6 hành vi vi phạm kỷ luật đảng, bao gồm vi phạm về kỷ luật chính trị, kỷ luật tổ chức, kỷ luật liêm khiết, kỷ luật quần chúng, kỷ luật công tác, kỷ luật sinh hoạt và chính thức được Đại hội XIX thông qua đưa vào trong Điều lệ đảng sửa đổi tháng 10 2017. Lần 2 là ngày 26 8 2018, Trung ương ĐCS Trung Quốc đã tiếp tục ban hành Điều lệ xử lý kỷ luật đảng sửa đổi. Điều lệ sửa đổi mới này đã tổng hợp những đổi mới về lý luận và thực tiễn về việc quản lý đảng từ Đại hội XVIII của đảng đến nay thành các quy định kỷ luật chi tiết hơn nhằm tăng cường tính hiệu quả bảo đảm việc chấp hành nghiêm kỷ luật. Hội nghị Trung ương VI khóa XVIII ĐCS Trung Quốc đã thông qua Một số chuẩn mực sinh hoạt chính trị trong đảng trước tình hình mới, đưa ra qui định r ràng ở 12 mặt như kiên định lý tưởng niềm tin; kiên trì đường lối cơ bản của Đảng; kiên quyết bảo vệ quyền uy Trung ương; phát huy dân chủ trong đảng và bảo đảm quyền lợi của đảng viên; kiên trì định hướng lựa chọn người và bổ nhiệm cán bộ đúng đắn, v.v... Điều lệ giám sát trong đảng, đã xác định r phương châm nguyên tắc, nội dung nhiệm vụ, phương thức, phương pháp giám sát trong Đảng, đưa ra yêu cầu cụ thể đối với việc xây dựng hệ thống giám sát trong đảng, kết hợp giữa giám sát trong Đảng và giám sát từ bên ngoài [21, tr.54-55].

3.4.2 Quán triệt thực hiện Điều lệ đảng, chú trọng giám sát chấp hành “Bốn loại hình thái”

ĐCS Trung Quốc cho rằng, CNXH đặc sắc Trung Quốc đã bước vào thời đại mới, cần dựa vào kỷ luật nghiêm minh nên đã đưa ra yêu cầu cụ thể là coi Điều lệ đảng là quy tắc căn bản, coi việc kiên quyết bảo vệ quyền uy và sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Trung ương đảng với hạt nhân là Tập Cận Bình là điểm xuất phát và đích đến. Tăng cường xây dựng kỷ luật là sách lược cơ bản thực hiện quản lý đảng nghiêm minh toàn diện. Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã đưa xây dựng kỷ luật vào

bố cục tổng thể công tác xây dựng đảng, trong điều lệ đảng đã hoàn thiện đầy đủ nội dung liên quan đến xây dựng kỷ luật, thúc đẩy việc thực hiện sáng tạo mang tính quan trọng về lý luận, thực tiễn và chế độ xây dựng đảng. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh: ―Đảng phải quản đảng, trị đảng phải nghiêm, dựa vào cái gì để quản, dựa vào cái gì để trị? Phải dựa vào kỷ luật nghiêm minh‖ [2, tr.464]. ĐCS Trung Quốc có hơn 90 triệu đảng viên, khi cầm quyền một nước lớn đang phát triển có số lượng đảng viên nhiều và dân số đông, nếu như không có kỷ luật thép thì sẽ không có sự đoàn kết thống nhất của đảng, sức mạnh tập trung và sức chiến đấu của đảng sẽ bị suy yếu, năng lực cầm quyền và năng lực lãnh đạo của đảng cũng sẽ bị suy yếu. Vì vậy, ĐCS Trung Quốc yêu cầu mỗi một đảng viên cần phải có ý thức nắm vững Điều lệ đảng, tự giác điều chỉnh mỗi hành vi, lời nói của mình dựa trên Điều lệ đảng, coi việc học tập Điều lệ đảng là môn học bắt buộc, làm gương trong việc học tập tốt Điều lệ đảng. Hơn nữa, tăng cường kiểm tra giám sát đối với việc chấp hành Điều lệ đảng, kịp thời nhắc nhở đối với những trường hợp nhận thức về Điều lệ đảng đảng còn yếu, không làm việc theo qui định của Điều lệ đảng, nghiêm túc xử lý những hành vi vi phạm nghiêm trọng qui định Điều lệ đảng. Bên cạnh đó, từ sau Đại hội XIX ĐCS Trung Quốc đã đưa việc áp dụng giám sát chấp hành kỷ luật với ―Bốn loại hình thái‖ vào Điều lệ đảng, sau đó là vào Điều lệ xử lý kỷ luật Đảng, coi đó là biện pháp quan trọng

thúc đẩy quản lý đảng. Nội dung chính của ―Bốn hình thái‖ là: thường xuyên triển

khai phê bình và tự phê bình, trao đổi, khuyên bảo để cho việc ―xấu hổ đến đổ mồ hôi‖ trở thành trạng thái bình thường; đảng xử lý kỷ luật nhẹ, điều chỉnh tổ chức trở thành đa số; đảng xử lý kỷ luật nặng, điều chỉnh chức vụ quan trọng là thiểu số; Lập hồ sơ điều tra việc vi phạm pháp luật có liên quan đến việc vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng trở thành thiểu số rất ít. Yêu cầu cụ thể là: Kiên trì phương châm răn đe trước, nếu cán bộ sai phạm phải điều chỉnh kịp thời như là trị bệnh cứu người, kiên trì kết hợp quản nghiêm và yêu quí cán bộ đảng viên, kịp thời phát hiện sớm, đặt kỷ luật lên hàng đầu, nâng cao năng lực phát hiện vấn đề vi phạm kỷ luật, làm tốt công tác phòng chống; Đi sâu thực hiện sắp xếp phân loại cán bộ, tăng cường phân tích nghiên cứu, nâng cao năng lực đánh giá về tiêu chuẩn chấp hành kỷ luật và vận dụng chính sách, phòng chống những biểu hiện vận dụng không đúng, không đạt tiêu chuẩn,

không nhất quán; Dốc sức chú trọng thực hiện hình thái thứ nhất, thông qua tăng cường quản lý và giám sát thường xuyên, làm công tác giáo dục và triển khai phê bình trở thành trạng thái bình thường, ngăn chặn ngay từ ban đầu, phòng ngừa hậu hoạ về sau; Đối với trường hợp bị khiển trách, cán bộ bị khiển trách phải giải trình r trong buổi sinh hoạt dân chủ, chịu sự giáo dục cảnh tỉnh của tổ chức. Bên cạnh đó, tổ chức đảng (chi bộ) cần phát huy vai trò của việc khích lệ, động viên kết hợp với giáo dục và có sự giám sát kiểm tra thực tế, phòng chống hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, lừa dối tổ chức. Xử lý nghiêm khắc và mạnh tay đối với các trường hợp đã khiển trách, nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm. Tăng cường thường xuyên giám sát nghiêm ngặt việc chấp hành kỷ luật. Từ Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc đến tháng 6 2017, cơ quan kiểm tra giám sát trong cả nước tổng cộng đã xử lý 1,487 triệu lượt người. Trong đó, dùng hình thái thứ nhất là giáo dục, phê bình, nói chuyện để cảnh tỉnh là 689 nghìn người chiếm 46,4% trên tổng số; dùng hình thái thứ hai là xử lý kỷ luật nhẹ đối với 600 nghìn người, chiếm 40,3%; dùng hình thái thứ ba là xử lý kỷ luật nặng, điều chuyển chức vụ đối với 113 nghìn người, chiếm 7,6% trên tổng số; dùng hình thái thứ 4 là xử lý kỷ luật do vi phạm nghiêm trọng lập án điều tra đối với 85 nghìn người, chiếm 5,7%, gồm nhiều quan chức cấp cao như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Tôn Chính Tài, Lệnh Kế Hoạch, v.v... [230]. Riêng năm 2019, cơ quan kiểm tra giám sát trong cả nước tổng cộng đã xử lý 1,246 triệu lượt người. Trong đó, dùng hình thái thứ nhất là chiếm 67,4% trên tổng số, tăng so với năm 2017 là 59,7% và năm 2018 là 63,6% cho thấy hình thức phê bình giáo dục đã ngày càng được chú trọng tăng cường hơn trong đảng [231].

3.5 Về đấu tranh phòng, chống tham nhũng làm trong sạch đảng

Từ sau Đại hội XVIII, dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình với quyết tâm tăng cường giám sát và ràng buộc đối với việc vận hành quyền lực, nhốt quyền lực vào trong lồng thể chế, hình thành nên một cơ chế không muốn tham nhũng, không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và không dễ tham nhũng. Trung Quốc đã đẩy mạnh thực hiện cuộc đấu tranh chống tham nhũng mạnh chưa từng có ―đả hổ-diệt ruồi- săn cáo‖ trong khắp cả nước, có thể nói không có vùng cấm, bao trùm toàn diện, không khoan nhượng, kiên trì không dao động và quyết tâm trị tận gốc lẫn ngọn.

3.5.1 Siết chặt chiếc lồng thể chế, phát huy vai trò giám sát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Báo cáo Đại XVIII đã nêu vấn đề xây dựng kiện toàn cơ chế giám sát và ràng buộc quyền lực và chỉ ra các giải pháp thực hiện như: hoàn thiện hơn nữa cơ chế quyết sách, không ngừng nâng cao trình độ ―quyết sách khoa học, quyết sách dân chủ, quyết sách theo pháp luật‖; thúc đẩy công khai hóa, quy phạm hóa vận hành quyền lực; kiện toàn chế độ chất vấn; tăng cường giám sát trong đảng, giám sát dân chủ, giám sát pháp luật, giám sát dư luận [68, tr.56-57]. Trong mục tiêu kiện toàn hệ thống giám sát đảng và nhà nước, ĐCS Trung Quốc với vai trò là đảng cầm quyền đã xác định r , trong các hình thức giám sát đảng và nhà nước thì giám sát trong đảng là cơ bản nhất, là quan trọng số một. Vì vậy, từ Đại hội XVIII đến nay, ĐCS Trung Quốc đã chú trọng điều tiết và kết nối giữa pháp qui trong đảng và pháp luật của đất nước, đi sâu thúc đẩy cải cách chế độ xây dựng đảng, bảo đảm ngày càng siết chặt hơn công tác quản lý đảng. ĐCS Trung Quốc đã triển khai giám sát trong đảng không có vùng cấm, không có ngoại lệ, tăng cường tổ chức giám sát từ trên xuống dưới, đổi mới giám sát dân chủ từ dưới lên trên, phát huy tác dụng của việc cùng cấp giám sát lẫn nhau, làm cho việc quản lý giám sát phải gắn liền với cán bộ lãnh đạo đảng viên hàng ngày như hình với bóng, không có khoảng trống. Đi sâu thực hiện tuần thị chính trị, kiên trì phát hiện vấn đề, không dao động trước mọi tình huống, thiết lập mạng lưới giám sát tuần tra thị sát từ trên xuống dưới, thiết thực phát huy vai trò ―thanh kiếm sắc‖ của giám sát và ―thiên lý nhãn‖ của tuần thị.

Từ năm 2013, Trung ương ĐCS Trung Quốc đã tiến hành đổi mới sáng tạo về chế độ tuần thị, phát huy tác dụng sắc bén của công tác tuần thị của UBKTKL Trung ương như: chế định qui hoạch 5 năm công tác tuần thị của Trung ương, xác định phương châm công tác tuần thị của Trung ương, sửa đổi ban hành điều lệ công tác tuần thị, thúc đẩy hiệu quả trong việc triển khai công tác tuần thị, phát huy tác dụng làm cho sợ, ngăn chặn và trị tận gốc, trở thành một công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Tổ tuần thị Trung ương tính đến tháng 8 2017, đã triển khai tuần thị 12 lượt, tuần thị 277 địa phương, đơn vị và tổ chức đảng. Trong các vụ điều tra về vấn đề chấp hành kỷ luật của UBKTKL Trung ương có tới hơn 60% các manh mối từ công tác tuần thị. Đảng uỷ của 31 tỉnh thành, khu và Binh

Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 15

đoàn xây dựng sản xuất Tân Cương đã tuần thị 8326 tổ chức đảng và đã cho thấy rò hiệu quả từ công tác tuần thị [235]. Nhằm thúc đẩy nâng cao chất lượng công tác tuần thị, năm 2019 UBKTKL đã đề ra ―Năm bám sát‖: Bám sát việc đốc thúc thực hiện tốt nhiệm vụ căn bản ―hai bảo vệ‖, thúc đẩy việc cụ thể hóa, bình thường hóa giám sát chính trị; Bám sát việc hình thành mô hình giám sát quyền lực với mạng lưới giám sát khoa học, nghiêm ngặt và hiệu quả từ việc gắn kết thông suốt 4 hình thức: giám sát kỷ luật, giám sát việc kiểm tra và thanh tra, giám sát tại địa phương và giám sát tuần thị; Bám sát việc làm tốt ―hậu công tác tuần thị‖, hình thành cơ chế chỉnh đốn hiệu quả lâu dài; Bám sát việc triển khai công tác tuần thị phát triển theo chiều sâu, hoàn thiện tuần thị liên kết từ trên xuống dưới; Bám sát việc chuẩn hoá, quy phạm hóa công tác tuần thị, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tuần thị, thúc đẩy chiến lược quản lý đất nước theo pháp luật và quản lý đảng theo qui định, kỷ luật đảng [237].

Bên cạnh đó, ĐCS Trung Quốc nhấn mạnh trách nhiệm của chủ thể là đảng ủy (Ban cán sự đảng) và trách nhiệm giám sát của Ban KTKL (tổ kiểm tra), tăng cường thực hiện việc truy cứu trách nhiệm, đẩy mạnh cải cách cơ chế kiểm tra kỷ luật, tăng cường sự lãnh đạo của Ban KTKL cấp trên với ban KTKL cấp dưới, đẩy mạnh đổi mới tác phong, chuyển đổi phương thức, chuyển đổi chức năng của cơ quan kiểm tra kỷ luật, tăng cường giám sát, chất vấn việc chấp hành kỷ luật. ĐCS Trung Quốc đã quyết định thành lập tổ công tác thường trú của UBKTKL Trung ương tại các cơ quan Trung ương và nhà nước có ảnh hưởng lớn đến đời sống chính trị của đảng và nhà nước, trong đó có cả những cơ quan quyền lực như: Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Mặt trận thống nhất tổ quốc, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Chính hiệp, v.v… Các tổ công tác thường trú này hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBKTKL Trung ương và hoạt động độc lập với các cơ quan sở tại, có trách nhiệm giám sát chấp hành kỷ luật đảng của các cơ quan Trung ương.

3.5.2 Kiện toàn hệ thống giám sát trong Đảng và Nhà nước

Báo cáo Đại hội XIX đã nêu rò: ―Đi sâu cải cách thể chế giám sát quốc gia, triển khai công tác thí điểm trên cả nước, thành lập UBGS cấp Nhà nước, tỉnh,

thành phố, huyện, sáp nhập với cơ quan kiểm tra kỷ luật của đảng, xử lý công việc chung trong việc thực hiện giám sát toàn diện đối với tất cả cán bộ công chức, viên chức‖ [178, tr.66]. Chính vì vậy, trong ―Phương án đi sâu cải cách cơ quan đảng và nhà nước‖, Trung Quốc đã đặt việc xây dựng UBGS Quốc gia lên đầu tiên. Tháng 3 năm 2018, quyết định thành lập UBGS Quốc gia và Luật giám sát được Nhân đại Trung Quốc khoá 13 kỳ họp thứ nhất thông qua. Trong đó, qui định r chức trách, quyền hạn và phương thức điều tra cho UBGS theo pháp luật, lấy biện pháp tạm giữ thay cho ―song qui‖. Hơn nữa, mở rộng phạm vi giám sát sẽ bao gồm tất cả cán bộ công chức và nhân viên được quản lý theo Luật Công chức, nhân viên được luật pháp và các quy định ủy quyền hoặc các tổ chức được cơ quan nhà nước ủy thác quản lý các vấn đề công cộng theo luật pháp, nhân viên quản lý các doanh nghiệp nhà nước, giáo dục công cộng, nghiên cứu khoa học, y tế, thể thao, nhân viên quản lý tại các tổ chức tự trị quần chúng ở cơ sở và các nhân viên khác thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, v.v... ĐCS Trung Quốc cũng nhấn mạnh cần làm tốt công tác giám sát trong đảng, tăng cường giám sát đối với quyền lực công, dám nhìn thẳng vào những thói hư, tật xấu trong đảng để chỉnh đốn và sửa chữa sai lầm, góp phần thúc đẩy đảng tự làm trong sạch mình, hình thành môi trường chính trị trong sạch. Thực hiện cấp trên quản cấp dưới hay cùng cấp đều phải quản lẫn nhau, giám sát nhau, áp dụng nhiều biện pháp giám sát và kết hợp hài hoà. Cán bộ đảng viên phải có trách nhiệm giám sát dân chủ, coi đó cũng là công việc thường ngày của cán bộ đảng viên. Xây dựng cơ chế truy cứu trách nhiệm, xử lý nghiêm các cán bộ lãnh đạo thực hiện không đúng hoặc không thực hiện chức trách. Đồng thời có cơ chế bảo vệ cán bộ dám gánh vác, dám chịu trách nhiệm, kịp thời làm r minh oan cho cán bộ bị vu cáo, hãm hại. Chú trọng công tác tuần thị (thanh tra, kiểm tra), không ngừng nâng cao hiệu quả của công tác tuần thị bằng các biện pháp linh hoạt, mở rộng phạm vi, tăng cường tần suất.

Việc hợp nhất UBGS với cơ quan KTKL của đảng, đại diện đảng và nhà nước thực hiện quyền giám sát và quyền kiểm tra đã hình thành hệ thống giám sát dưới sự chỉ đạo thống nhất của đảng, bao phủ toàn diện đối với tất cả các công chức, viên chức thực thi quyền lực công. ĐCS Trung Quốc đã tiến hành lần lượt thiết lập các

Uỷ ban giám sát gồm 4 cấp (Quốc gia, tỉnh, thành phố, huyện) trở thành cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng giám sát quốc gia, thống nhất do UBGS toàn quyền chịu trách nhiệm về các công tác như: giám sát hành chính, chống tham ô hối lộ, lạm dụng chức quyền tư lợi cá nhân, v.v... UBGS cùng cấp chịu trách nhiệm trước Đại hội Đại biểu Nhân dân và sự giám sát của Đại hội Đại biểu Nhân dân cùng cấp. Chủ nhiệm UBGS do Đại hội Đại biểu Nhân dân cùng cấp bầu ra, Phó chủ nhiệm và các uỷ viên do Chủ nhiệm đề cử Nhân đại phê duyệt bổ nhiệm hay bãi nhiệm. Từ đó, hình thành mạng lưới giám sát quyền lực thống nhất, bao phủ toàn diện với cơ chế hữu hiệu trong việc phát hiện vấn đề, sửa chữa sai lầm, trừng trị tham nhũng, đi theo con đường giám sát đặc sắc Trung Quốc để củng cố, duy trì vai trò cầm quyền của đảng và sự ổn định của đất nước.

Trung ương ĐCS Trung Quốc đã ban hành ―Qui tắc công tác chấp hành giám sát của cơ quan KTKL của ĐCS Trung Quốc‖, trong đó, qui định nguyên tắc, cơ chế đối với cơ quan kiểm tra giám sát, chi tiết hoá trách nhiệm giám sát, xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra giám sát trung thành, dám gánh vác trách nhiệm trong sạch liêm khiết, từng bước hoàn thiện cơ chế ràng buộc giám sát việc thực thi quyền lực trong nội bộ cơ quan kiểm tra giám sát [234].

Qui phạm và thực thi đúng quyền giám sát của nhà nước sẽ đảm bảo quyền lực được đảng và nhân dân giao phó không bị lạm dụng. Quyền giám sát như con dao hai lưỡi nên cũng cần phải nhốt vào trong chiếc lồng thể chế. Chính vì thế, ĐCS Trung Quốc yêu cầu UBKTKL cũng phải định kỳ báo cáo công tác với Trung ương, những vấn đề quan trọng cần phải báo cáo xin chỉ thị của Trung ương, sau đó cũng phải báo cáo kết quả và quá trình thực hiện. ĐCS Trung Quốc cho rằng, đội ngũ kiểm tra giám sát quyền lực rất lớn, có trách nhiệm nặng nề, cần phải có tiêu chuẩn cao hơn và cần có kỷ luật nghiêm khắc hơn, chịu sự giám sát từ bên ngoài và nghiêm túc chấp hành kỷ luật và qui định về công tác giám sát. Đảng uỷ các cấp phải chịu trách nhiệm giám sát đầu tiên, định kỳ nghe và thẩm tra báo cáo công tác của UBKTGS cùng cấp, thực hiện quản lý, tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác giám sát [233].

3.5.3 Duy trì đấu tranh chống tham nhũng với cường độ cao

Tập Cận Bình đã chỉ r : ―Chống tham nhũng xây dựng chính trị trong sạch là lập trường nhất quán của ĐCS Trung Quốc, thực tiễn cho thấy, nếu vấn đề tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, tất sẽ vong đảng vong quốc, chúng ta cần phải tỉnh ngộ!‖ [169, tr.175]. ĐCS Trung Quốc đã thông qua ―Kế hoạch công tác năm từ 2013 đến năm 2017 về xây dựng và kiện toàn cơ chế trừng phạt và phòng chống tham nhũng‖ và hàng loạt các văn kiện pháp luật về luật chống tham nhũng mang tính chỉ đạo để triển khai chiến lược chống tham nhũng mới. Hội nghị Trung ương 4 Đại hội XVIII đã ra Nghị quyết về ―Một số vấn đề trọng đại về quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện‖, trong đó chỉ r kiên quyết trừng phạt theo kỷ luật và pháp luật đối với bất kỳ hành vi tham nhũng, phần tử tham nhũng, tuyệt đối không nương tay, ―kiên trì vận dụng tư duy pháp trị và phương pháp pháp trị để chống tham nhũng ‖ [123, tr.97]. Chỉ có như vậy mới là biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện phòng chống tham nhũng và cũng là con đường trị tận gốc tham nhũng. Trong Qui hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016-2020) của Trung Quốc cũng đã nêu r : ―Vấn đề chống tham nhũng sẽ không dừng lại và không buông lỏng. Phải kiên trì quản trị đảng nghiêm toàn diện,... kiện toàn đổi mới tác phong và cơ chế có hiệu quả lâu dài, tăng cường ràng buộc và giám sát vận hành quyền lực, giữ vững thành quả chống tham nhũng‖ [177, tr.33]. Trong 5 năm nhiệm kỳ Đại hội XVIII, Trung Quốc đã lập án điều tra 440 cán bộ đảng viên Trung ương quản lý, trong đó: 43 người là ủy viên và ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, 9 người là ủy viên UBKTKL Trung ương; xử lý kỷ luật đối với cán bộ cấp vụ, cục là 8900 người, cán bộ cấp huyện 63.000 người, xử lý cán bộ đảng viên là bí thư thôn, trưởng thôn 278.000 người [68, tr.40]. Điều này đã hình thành sự răn đe lớn mạnh, góp phần tăng cường sự tín nhiệm và niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng. Đến cuối năm 2017, Trung Quốc đã công bố Sách trắng về chống tham nhũng thể hiện quyết tâm không khoan nhượng đối với vấn đề tham nhũng. Có thể thấy r , từ sau Đại hội XVIII, ĐCS Trung Quốc đã thực hiện cuộc chiến chống tham nhũng ―đả hổ - diệt ruồi - săn cáo‖ với cường độ mạnh, theo đúng chủ trương không có vùng cấm, bao phủ toàn diện, nghiêm trị không dung tha để không dám tham nhũng, không thể tham nhũng và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022