Nâng Cao Chất Lượng, Ưu Hoá Kết Cấu Cán Bộ, Đảng Viên

chọn, đề bạt cán bộ, thực hiện chế độ hai chữ ký của bí thư đảng uỷ (ban cán sự) và bí thư UBKTKL (tổ trưởng tổ KTKL) mang tính kết luận, xác nhận sự trong sạch, liêm khiết đối với người được lựa chọn). Căn cứ theo ―Qui định về việc có thể thăng hay giáng chức đối với cán bộ lãnh đạo (thí điểm)‖, từ tháng 11 2017, Trung Quốc đã thực hiện điều chỉnh 28.207 cán bộ từ cấp huyện, sở trở lên, trong đó, cấp Trung ương, tỉnh, bộ có 147 người, cấp vụ cục có 2.347 người, cấp huyện, sở 25.713 người, bước đầu hình thành cơ chế lựa chọn và dùng người theo đúng năng lực. Đối với các vấn đề nổi cộm như: đề bạt cán bộ không đúng theo yêu cầu về số lượng, cán bộ lãnh đạo có vợ hoặc chồng, con định cư ở nước ngoài, hồ sơ cán bộ làm giả, cán bộ lãnh đạo vi phạm qui định kiêm nhiệm, qui định ra nước ngoài, lười biếng chỉ ngồi chơi không, v.v... bộ phận tổ chức nhân sự các cấp căn cứ theo yêu cầu của Trung ương đã triển khai phương án điều chỉnh mang tính giai đoạn. Công tác triển khai rà soát kiểm tra trong việc lựa chọn dùng người bao phủ rộng khắp các tỉnh, khu, thành và các đơn vị trung ương, kịp thời phát hiện và chỉnh đốn tình trạng chạy chức, chạy quyền, mua phiếu bầu, v.v... Trong 5 năm nhiệm kỳ Đại hội XVIII, Ban Tổ chức Trung ương Trung Quốc tổng cộng đã nhận được 65 nghìn vụ tố giác trong lựa chọn bổ nhiệm cán bộ, điều tra hơn 4000 vụ, xử lý và điều chỉnh người chịu trách nhiệm là hơn 11 nghìn người. Không ngừng đan dày chiếc lồng thể chế, hình thành hệ thống chế độ pháp qui trong đảng với việc coi Điều lệ đảng là căn bản, tiêu chuẩn, điều lệ và pháp qui trong đảng là chủ đạo, việc hạn chế và ràng buộc quyền lực của cán bộ lãnh đạo ngày càng thể hiện r hơn, quyền lực bị nhốt vào trong chiếc lồng thể chế và ngày càng được đan dày hơn, chặt chẽ hơn [227].

Bên cạnh đó, ĐCS Trung Quốc xác định kiên trì phát huy vai trò quan trọng đi đầu gương mẫu của ―thiểu số then chốt‖ chính là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu, thực hiện nghiêm túc qui định về chuyển giao nhiệm kỳ. Kiên trì quản lý giám sát cán bộ nghiêm minh, thực hiện chế độ báo cáo và kiểm tra sát hạch những vấn đề liên quan đến cá nhân cán bộ lãnh đạo, trừng trị những trường hợp làm hồ sơ cán bộ không trung thực, quan chức có vợ (chồng) hoặc con cái di cư sang nước ngoài, vi phạm qui định sử dụng cán bộ, v.v... tăng cường nhắc nhở, tư vấn, động viên khuyến khích cán bộ, hình thành những ràng buộc hiệu quả mang tính thường

xuyên và toàn diện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong công tác nhân sự cán bộ nói chung, đặc biệt là trong công tác lựa chọn và đề bạt cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền của ĐCS Trung Quốc. Việc đánh giá cụ thể về tiêu chuẩn, phương thức lựa chọn và đề bạt cán bộ lãnh đạo đảng và chính quyền, ngay từ khâu ban đầu là tiến cử và giới thiệu danh sách đã thiếu tính khoa học và tính dân chủ, qui định trong phương thức công khai lựa chọn, phương thức cạnh tranh chưa hoàn thiện, thiếu dân chủ trong quyết sách, việc giám sát trong quá trình thực hiện lựa chọn và đề bạt cán bộ lãnh đạo còn nhiều kẽ hở [259].

3.3.3 Nâng cao chất lượng, ưu hoá kết cấu cán bộ, đảng viên

Về vấn đề phát triển đảng viên cho thấy, quy mô đảng viên ĐCS Trung Quốc không ngừng lớn mạnh, chiếm tới gần 7% dân số, nhưng đội ngũ cán bộ đảng viên cũng gặp phải nhiều vấn đề về kỷ luật tổ chức, niềm tin dao động, thoái hóa biến chất. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có tố chất cao và nâng cao hiệu quả trong quản lý đảng, ĐCS Trung Quốc đã chú trọng khống chế số lượng, ưu hoá kết cấu tổ chức, nâng cao chất lượng đảng viên. Báo cáo Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc đã chỉ rò: ― Nâng cao chất lượng đảng viên, coi trọng phát triển đảng viên từ trong công nhân, nông dân và trí thức trẻ tuổi. Kiện toàn cơ chế đảng viên có ra có vào, tối ưu hoá kết cấu đội ngũ đảng viên‖ [68, tr.99]. Bộ Chính trị Trung Quốc sau đó cũng đã đưa ra yêu cầu xây dựng đội ngũ đảng viên có qui mô, kết cấu hợp lý, có kỷ luật nghiêm minh và phải phát huy được vai trò nổi bật. Bắt đầu từ năm 2013, số lượng đảng viên lần đầu tiên đã giảm so với 10 năm trở lại trước đó. Năm 2014, Trung ương ĐCS Trung Quốc đã ban hành ―Chi tiết về công tác phát triển đảng viên của ĐCS Trung Quốc‖. Với yêu cầu và phương châm mới là khống chế số lượng, ưu hoá kết cấu, nâng cao chất lượng, phát huy vai trò‖ [175,tr.1], ĐCS Trung Quốc đã từng bước làm r tiêu chuẩn và trình tự phát triển đảng viên, bảo đảm chất lượng và qui mô kết cấu đảng viên phù hợp hơn, thể hiện r hơn về việc chú trọng chất lượng đảng viên, lấy tiêu chuẩn nghiêm để qui định điều kiện vào đảng, vì tiêu chuẩn quyết định chất lượng, do đó, phải kiên trì tiêu chuẩn cao, chất lượng xây dựng đảng mới không ngừng được nâng cao.

Từ những quan điểm và tiêu chuẩn cán bộ đảng viên được Tập Cận Bình đề ra và coi đó như chuẩn mực đối với toàn thể đội ngũ đảng viên ĐCS Trung Quốc, các học giả Trung Quốc đã khái quát thành: Một lý tưởng; Hai chữ ―nghiêm‖ và ―thực‖; Ba câu nói; Bốn loại người; và Năm tiêu chuẩn. Nói một cách ngắn gọn đó là tiêu chuẩn 12345, cụ thể như sau: 1 Một lý tưởng: Đó là lý tưởng chủ nghĩa Mác. Cán bộ đảng viên phải kiên định lý tưởng của chủ nghĩa Mác, kiên định niềm tin vào con đường CNXH, luôn vững vàng trong thực tiễn, nỗ lực không ngừng nhằm thực hiện cương lĩnh cơ bản của đảng trong giai đoạn hiện nay, thiết thực làm tốt mọi công tác‖; 2 Hai chữ ―nghiêm‖ và ―thực‖: Cán bộ đảng viên phải nghiêm túc tu thân, nghiêm túc trong dùng quyền, nghiêm túc tự mình giữ kỷ luật, vừa phải lập kế hoạch làm việc phải xuất phát từ thực tế, làm việc phải chắc chắn, bám sát thực tế, làm người trung thực, trung thành với đảng, nói sự thật, làm việc thật; 3 Ba câu nói:

―Trung thành với Đảng‖ (thống nhất cao độ với Trung ương đảng về tư tưởng),

―làm người trong sạch‖ (minh bạch trong sạch về kinh tế, quang minh lỗi lạc về tác phong), và ―dám chịu trách nhiệm‖ (làm việc có trách nhiệm, sáng tạo trên cương vị của mình) ; 4 Bốn loại người: ―Trong lòng có đảng, làm người hiểu r về chính trị; trong lòng có dân, làm người sát sao với quần chúng; trong lòng có trách nhiệm, làm người mở đường cho phát triển; trong lòng có giới hạn, làm người dẫn đầu cho ban lãnh đạo‖; 5/ Năm tiêu chuẩn: Đức, năng, cần, tích, liêm là những giá trị phẩm chất của cán bộ đảng viên trong thời kỳ mới, được gắn liền với tiêu chuẩn người cán bộ tốt kiên định lý tưởng, vì dân phục vụ, chuyên cần thiết thực, dám gánh trách nhiệm (dám tìm tòi, dám nói dám làm, dám chịu trách nhiẹ m), trong sạch liêm khiết [259] .

Tính từ năm 2013 đến hết năm 2017, số lượng đảng viên ĐCS Trung Quốc bình quân mỗi năm được khống chế ở mức tăng trong khoảng 1,5%. Về phương diện kết cấu đội ngũ đảng viên, tỷ lệ đảng viên nói chung và ngay cả tỷ lệ đảng viên là bí thư thôn có trình độ từ cao đẳng trở lên ngày càng tăng. Tỷ lệ đảng viên nữ, đảng viên là dân tộc thiểu số cũng đã tăng lên r trong các đơn vị sự nghiệp. Số lượng đảng viên trong tổ chức đảng ở các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức xã hội ngày càng đông đảo. Ngoài việc ưu hoá kết cấu được cân bằng về tỷ lệ phát triển đảng viên giữa các tổ chức khác nhau, ĐCS Trung Quốc

căn cứ vào tình hình thực tế để xác định kế hoạch phát triển đảng viên, việc u u hóa kết cấu độ tuổi cũng được ĐCS Trung Quốc chú ý hơn, đảng viên mới dưới 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao theo mỗi năm [260]. Mặt khác, ĐCS Trung Quốc cũng chủ trương không thể chỉ căn cứ vào yêu cầu kết cấu độ tuổi của ban lãnh đạo mà coi nhẹ tiêu chuẩn, chất lu ợng cán bộ. Đối với các cán bộ của đảng vi phạm kỷ cương kỷ luật, phải trừng trị nghiêm nếu không sẽ huỷ hoại chất lượng của tổ chức. Phát triển đảng viên mục đích là phát huy vai trò của đảng viên, đảng viên phải là người gương mẫu, ưu tú, đặc biệt cán bộ phải làm gương để nâng cao chất lượng của tổ chức đảng. Song một số tổ chức đảng hiện nay vẫn chưa thực hiện nghiêm túc vấn đề phát triển đảng vie n, chất lu ợng phát triển đảng viên chưa nâng cao, kết cấu đội ngũ cán bộ đảng viên không hợp lý, phu o ng thức và biện pháp quản lý đảng viên đơn nhất, cơ chế quản lý đảng viên lưu động chưa kiện toàn. Một bộ phận không nhỏ đảng viên dao động niềm tin lý tu ởng, ý thức tôn chỉ mờ nhạt, tổ chức kỷ luật lỏng lẻo, thậm chí suy thoái về tu tu ởng, dẫn tới tham nhũng hủ bại [259].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

3.3.4 Tăng cường chức năng phục vụ của TCCSĐ, nâng cao vai trò và năng lực của TCCSĐ

Báo cáo Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc đã nêu:―coi việc phục vụ quần chúng, làm công tác quần chúng là nhiệm vụ chủ yếu, tăng cường xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ ‖ [10, tr.99] nhằm chuyển đổi phương thức lãnh đạo và phương pháp làm việc của TCCSĐ thực hiện theo đúng tôn chỉ của đảng là vì nhân dân phục vụ. Nhiệm vụ này lần đầu tiên được đề ra, thể hiện r nét hơn thuộc tính của Đảng cầm quyền theo Chủ nghĩa Mác của ĐCS Trung Quốc. Để triển khai nhiệm vụ này, tháng 5 năm 2014, ĐCS Trung Quốc ban hành văn bản ―Ý kiến về việc tăng cường xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ‖. Trong đó, nêu ra tư tưởng chỉ đạo cho việc triển khai công tác này là coi phục vụ quần chúng, làm công tác quần chúng là nhiệm vụ chủ yếu, coi đổi mới sáng tạo làm động lực, lấy sự hài lòng của quần chúng làm tiêu chuẩn căn bản; đưa ra yêu cầu tổng thể kiên trì ―Năm phục vụ‖ là phục vụ cải cách, phục vụ phát triển, phục vụ dân sinh, phục vụ quần chúng, phục vụ đảng viên; đưa ra mục tiêu ―Sáu có‖ là: có đội ngũ lãnh đạo vững mạnh, có đội ngũ cốt cán bản lĩnh toàn diện, có môi trường phục vụ mang tính hiệu quả thực tiễn,

Vấn đề xây dựng đảng cộng sản Trung Quốc từ sau đại hội XVIII và gợi mở đối với Việt Nam - 14

có hình thức phục vụ đa dạng và phong phú, có cơ chế và thể chế được kiện toàn và hoàn thiện, có nhiều thành tích trong phục vụ làm quần chúng hài lòng; đưa ra các nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ là nhấn mạnh chức năng phục vụ, kiện toàn hệ thống tổ chức, xây dựng đội ngũ cốt cán, sáng tạo trong phục vụ, hình thành môi trường phục vụ đạt chuẩn, v.v.. [223].

Hội nghị Trung ương 5 khóa XVIII ĐCS Trung Quốc nhấn mạnh, tăng cường xây dựng tổ chức đảng các cấp, tăng cường chức năng chỉnh thể của TCCSĐ. TCCSĐ là tổ chức gần nhất với quần chúng nhân dân, vì vậy, cần thông qua mở rộng và tăng cường chức năng phục vụ của TCCSĐ, thực hiện chuyển đổi mô hình TCCSĐ. Bước quan trọng trong đó là cần phải thiết thực tăng cường ý thức ―ba tiếp cận‖, đó là, tiếp cận thực tiễn, tiếp cận đời sống và tiếp cận quần chúng, không ngừng nâng cao năng lực và trình độ phục vụ quần chúng.

Đến Đại hội XIX, ĐCS Trung Quốc nhấn mạnh phải coi việc nâng cao vai trò và năng lực tổ chức là trọng điểm, làm nổi bật chức năng chính trị để tăng cường xây dựng TCCSĐ, yêu cầu trên cơ sở tăng cường xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ, xem xét tổng thể chức năng đối nội, đối ngoại, chức năng phục vụ và chức năng chính trị, khắc phục và phòng chống các hiện tượng bị suy yếu chức năng quản lý và chức năng chính trị của TCCSĐ. Điều này đã phản ánh yêu cầu mới cũng như công tác trọng điểm trong lĩnh vực xây dựng TCCSĐ thời đại mới của ĐCS Trung Quốc, thể hiện sự thống nhất, liên quan chặt chẽ giữa thuộc tính và chức năng chính trị với chức năng phục vụ của đảng. Có thể nói, từ Đại hội XVIII đến nay, Trung ương ĐCS Trung Quốc do Tập Cận Bình làm hạt nhân đã thúc đẩy quản lý đảng nghiêm minh toàn diện đến các TCCSĐ, không ngừng làm vững chắc nền tảng cầm quyền của đảng. Các TCCSĐ với trọng điểm nâng cao vai trò và năng lực của tổ chức, tăng cường chức năng chính trị, cố gắng xây dựng TCCSĐ và đội ngũ cán bộ đảng viên vững mạnh. Đối với công tác xây dựng TCCSĐ đã đưa ra yêu cầu nhiệm vụ chi tiết hơn, giám sát kỹ hơn. Cụ thể như: Các TCCSĐ ở nông thôn đã thực hiện lựa chọn, đề bạt và quản lý tốt người đứng đầu ở TCCSĐ, đi sâu thúc đẩy trận công kiên thoát nghèo, thực hiện chấn hưng nông thôn, điều phối hơn 5000 bí thư thôn ở tổ chức đảng của thôn còn khó khăn, cơ quan từ cấp huyện trở lên đã

điều động 206 nghìn cán bộ ưu tú giữ vị trí là bí thư ở tổ chức đảng thôn còn yếu và khó khăn; Ở thành phố thúc đẩy việc xây dựng đảng ở các đơn vị, các hội ngành nghề, các toà thương mại, các khu chợ, v.v...; Trong các cơ quan, nắm vững việc giáo dục học tập của đảng viên, thúc đẩy công tác xây dựng đảng kết hợp với công tác trọng tâm; Trong các doanh nghiệp quốc hữu, công tác xây dựng đảng đã được đưa vào qui chế, lãnh đạo đảng hợp nhất với chức danh quản lý doanh nghiệp, thúc đẩy xây dựng doanh nghiệp nhà nước hiện đại mang đặc sắc Trung Quốc; Ở các trường đại học, sự lãnh đạo của đảng, công tác xây dựng đảng đã gắn liền với công tác quản lý trường, quán triệt thực hiện yêu cầu về xây đựng đảng của Trung ương; tăng cường công tác xây dựng đảng ở các tổ chức xã hội, để các tổ chức xã hội vững mạnh hơn, v.v... Bên cạnh đó, liên tục tổ chức thi sát hạch, đánh giá công tác xây dựng đảng ở cơ sở đối với bí thư đảng uỷ ở các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh và triển khai rộng rãi tới các cơ quan, xí nghiệp, trường đại học, nhằm nâng cao trách nhiệm và tính thực chất trong công tác xây dựng đảng ở cơ sở [227]. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay, vấn đề thực hiện xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ vẫn còn có những khoảng cách nhất định so với sự mong đợi của quần chúng nhân dân. Ngay đến một số địa phương được coi là đi đầu cả nước trong triển khai nhiệm vụ này như: Tuân Nghĩa, Quí Châu; Tĩnh Hải, Thiên Tân; Hàng Châu, Triết Giang,v.v… thì việc triển khai của các địa phương này cũng mới chỉ là bước đầu, xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần sớm được giải quyết. Cụ thể như: Thứ nhất, ý thức phục vụ của chủ thể xây dựng TCCSĐ mô hình phục vụ còn chưa tốt. Theo điều tra ở một số vùng nông thôn, một số TCCSĐ vẫn chưa nhận thức được mục đích tồn tại của TCCSĐ là để phục vụ lợi ích của quần chúng nhân dân. Một bộ phận cán bộ đảng viên xem trọng chức năng của TCCSĐ là lãnh đạo, coi nhẹ chức năng phục phục vụ, chưa có ý thức tự giác, chủ động phục vụ quần chúng do chịu ảnh hưởng của tư tưởng ―quan là cha là mẹ‖. Một số cán bộ đảng viên thậm chí còn cơ hội, mưu cầu lợi ích cá nhân, hoặc coi vấn đề xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ là nhiệm vụ của tổ chức đảng, của cán bộ cấp ủy chứ không liên quan đến bản thân mình, ý thức phục vụ quần chúng còn kém, chưa thực hiện theo tôn chỉ ―lấy dân làm gốc‖, không thể hiện được giá trị

cầm quyền vì dân, gây ra không ít trở ngại ảnh hưởng đến quá trình xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ; Thứ hai, năng lực phục vụ của chủ thể xây dựng TCCSĐ còn yếu. Trên thực tế, năng lực của một số TCCSĐ hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ của nhân dân. Chủ yếu biểu hiện như: TCCSĐ vẫn chưa có khả năng giải quyết được những khó khăn gặp phải của quần chúng, không giải toả được bức xúc, nghi ngờ dẫn đến mất tiếng nói trong dân. Thứ ba, đa nguyên hóa lợi ích của quần chúng nhân dân gây khó khăn cho việc xây dựng mô hình phục vụ ở TCCSĐ. Thứ tư, hệ thống đánh giá tiêu chuẩn phục vụ chưa được kiện toàn, chưa r ràng, làm cho quần chúng thiếu động lực tham gia đánh giá. Một số TCCSĐ có tâm lý phục vụ cũng như không phục vụ, phục vụ tốt hay kém cũng vậy, vì cơ chế đánh giá việc xây dựng TCCSĐ hiện nay vẫn là do tổ chức tự đánh giá [173].

3.4 Xây dựng đảng về kỷ luật

Từ sau Đại hội XVIII, Tập Cận Bình đã đề xuất cần xây dựng và kiện toàn chế độ pháp qui trong đảng. Ông nhấn mạnh, xây dựng qui định và chế độ hoá hoạt động của đảng là mục tiêu căn bản bảo đảm thực hiện qui phạm việc vận hành quyền lực một cách khoa học, thực hiện đúng quyền lực nhân dân giao phó; là mục tiêu đường lối để cấu thành hệ thống vận hành quyền lực có quyết sách khoa học và được nghiêm túc chấp hành và có sự giám sát hiệu quả. Nguyên tắc cơ bản của xây dựng qui định chế độ hoạt động của đảng là áp dụng chế tài nghiêm khắc để giám sát chặt, bảo đảm hiệu quả làm việc, tuyệt đối không thể để ―chuồng trâu đi nhốt mèo‖ [73, tr.14].

3.4.1 Siết chặt kỷ cương bằng hệ thống pháp quy trong đảng

Đứng trước vấn đề kỷ luật còn bị buông lỏng, việc chấp hành kỷ luật chưa nghiêm, nhiều quy chế trong ĐCS Trung Quốc đã tiếp tục được ban hành, sửa đổi để thực hiện dần hoàn thiện chế độ quản lý đảng, đẩy mạnh việc xây dựng pháp quy trong đảng với khung qui chế chặt chẽ hơn, về cơ bản đã có tính hợp lý cao hơn, nhiều văn bản thể hiện được tính dân chủ trong đảng rộng rãi hơn. Trong Cương yếu Quy hoạch công tác xây dựng pháp qui trong đảng của Trung ương ĐCS Trung Quốc lần 1 trong 5 năm (2013 - 2017) và lần 2 trong 5 năm (2018 - 2022) đã chỉ r rằng, đến khi Đảng thành lập tròn 100 năm, sẽ hình thành hệ thống chế độ pháp qui

trong Đảng với nội dung khoa học, trình tự chặt chẽ và có hiệu quả cao khi vận hành. Quy hoạch đã dựa trên sự quán triệt toàn bộ tư tưởng của Tập Cận Bình về CNXH đặc sắc Trung Quốc, tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của đảng, coi Điều lệ Đảng làm nền tảng căn bản, lấy Chuẩn mực và Điều lệ làm trọng yếu, toàn diện thúc đẩy yêu cầu tổng thể về xây dựng đảng. Hệ thống pháp qui trong đảng hiện hành theo khung cơ bản 1+4, tức là dưới Điều lệ đảng chia thành 4 mảng lớn: chế độ pháp qui về tổ chức của đảng, chế độ pháp qui về sự lãnh đạo của đảng, chế độ pháp qui về đảng tự xây dựng và hoàn thiện chính mình và chế độ pháp qui bảo đảm việc giám sát đôn đốc [180]. Việc làm này đã góp phần khắc phục tình trạng thiếu đồng bộ, rời rạc thiếu sự phối hợp, thiếu sự qui hoạch tổng thể trước Đại hội XVIII, thắt chặt hơn nữa hàng rào thể chế, làm cho chiếc lồng thể chế quản lý đảng được đan ngày càng dày hơn, chặt chẽ hơn, bảo đảm hoạt động của đảng trong phạm vi hiến pháp và pháp luật, đảm bảo sự thống nhất giữa hệ thống chế độ pháp qui và hệ thống pháp luật XHCN đặc sắc Trung Quốc.

Tính từ Đại hội XVIII đến nay, Trung ương ĐCS Trung Quốc đã ban hành và sửa đổi hơn 90 văn bản pháp qui cấp Trung ương, chiếm gần nửa số văn bản pháp qui cấp Trung ương trong đảng hiện hành với mục tiêu kiện toàn hệ thống chế độ pháp qui trong đảng, nâng cao trình độ khoa học, qui phạm và chế độ hoá công tác quản lý đảng [68, tr.360]. Cụ thể như: sửa đổi Điều lệ Đảng, ban hành Chuẩn mực liêm khiết tự răn mình, Điều lệ công tác đảng uỷ (đảng đoàn), Điều lệ công tác tuần thị, Điều lệ xử lý kỷ luật, Điều lệ truy cứu trách nhiệm, v.v... Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa XVIII đã nhấn mạnh: ―Qui định, kỷ luật của đảng phải nghiêm hơn quốc pháp‖ (đảng viên không chỉ phải tuân thủ luật pháp của nhà nước mà còn phải chấp hành qui định, kỷ luật của đảng với những yêu cầu nghiêm khắc và tiêu chuẩn cao hơn), ―Kiên trì kỷ luật nghiêm hơn pháp luật, kỷ luật đứng trước pháp luật, thực hiện phân tách r kỷ luật và pháp luật‖ [124, tr.65]. Đây được coi là một hình thức quản trị mới của ĐCS Trung Quốc trên cơ sở phát huy tính tiên tiến và tính trong sạch, giữ gìn bản chất tốt đẹp truyền thống của đảng. Hơn nữa, ĐCS Trung Quốc chú trọng hơn vấn đề giám sát chấp hành qui chế, xây dựng kiện toàn cơ chế bình thường hóa kiểm tra chấp hành pháp qui trong đảng, kiên trì duy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022