Mâu Thuẫn Giữa Đòi Hỏi Tính Tích Cực, Tự Giác, Chủ Động, Sáng Tạo Trong Học Tập Của Đội Ngũ Học Viên Hệ Cao Cấp Với Thực Tế Còn Chưa Tích


hưởng mạnh mẽ tới ý thức, thái độ học tập của học viên. Vì vậy, xây dựng nội dung chương trình hoàn thiện theo yêu cầu của thực tiễn của đất nước Lào là hết sức cần thiết. Bởi khoa học Mác - Lênin là khoa học hình thành lý tưởng, niềm tin vào cuộc sống và định hướng hoạt động nhận thức cũng như hoạt

động thực tiễn của học viên trong quá trình học tập cũng như quá trình công tác. Tuy nhiên, tính hướng đích của môn học Mác - Lênin này trong thực tế có hiệu quả chưa cao. Từ nhiều năm nay, việc biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo nguyên tắc thống nhất giũa lý luận và thực tiễn, còn lạc hậu chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn, của khoa học hiện đại.

Thực tế cho thấy, có những vấn đề lý luận Mác - Lênin còn nhiều hạn chế, lạc hậu về nội dung chưa phản ánh kịp sự biến đổi của thực tiễn. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại trên thế giới, đã tác động mạnh mẽ, làm biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội, làm cho nó phát triển với tốc độ cao. Nhiều vấn đề của thực tiễn đòi hỏi phải giải quyết trên phương diện lý luận của khoa học Mác - Lênin. Chẳng hạn, như vấn đề sự sống trên vũ trụ, nảy sinh con người dưới ánh sáng của khoa học hiện đại như thế nào, vấn đề kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường; vấn đề độc lập dân tộc trong xu thế hội nhập hiện nay; bình đẳng giữa các dân tộc; vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp... Những vấn đề đó đòi hỏi các bộ môn khoa học Mác - Lênin phải giải quyết, nội dung chương trình cũ chưa giải thích hết được những vấn đề mới mẻ, chưa có những nghiên cứu một cách khái quát, lý giải những thành tựu mới của khoa học hiện đại và thực tiễn trong điều kiện mới.

Hiện nay, nội dung chương trình thường nặng về trình bày những nguyên lý, quy luật, các phạm trù của các môn khoa học Mác - Lênin, phần lớn nội dung thường nặng về thuyết minh, liệt kê các chủ trương, đường lối của Đảng, xem nhẹ sự luận giải khoa học những quan điểm đó và nội dung ít chú ý tới tính


thực tiễn của đất nước. Từ nhiều năm nay, các Trường Chính trị và Hành chính Lào chỉ có một giáo trình xuất bản từ năm 1996 làm cơ sở áp dụng cho tất cả các đối tượng, giáo trình còn ít ví dụ thực tiễn cuộc sống để chứng minh cho tri thức lý luận Mác - Lênin. Kiến thức đưa vào các môn trong chương trình quá tải so với trình độ và khả năng tiếp nhận của học viên, nhất là cán bộ dự nguồn cấp cơ sở hiện nay, cán bộ công tác ở địa phương vùng sâu vùng xa và cán bộ người dân tộc thiểu số. Tương quan giữa khối lượng kiến thức lý luận cơ bản với khối lượng chuyên môn công tác còn chưa cân đối, trong khi các đối tượng này học xong chương trình là phải về công tác thực tiễn.

Kết cấu nội dung bài giảng ở từng môn học còn mang tính một chiều, chủ yếu nói lên quan điểm chính diện, không đề cập đến quan điểm phản diện. Giảng viên chưa mạnh dạn đưa các quan điểm phản diện vào giáo trình để phê phán, vì vậy nếu vấn đề được đặt ngược lại thì đôi khi cả giảng viên và học viên đều lúng túng, không trả lời được.

Việc phân bố thời gian cho các khâu trong quy trình đào tạo còn nặng về lên lớp lý thuyết, chưa chú trọng bố trí thời gian tự học, tự đào tạo của học viên. Đặc biệt thời gian dành cho thực tế còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu công tác thực tiễn của cán bộ cơ sở. Điều này dẫn đến tình trạng giáo viên giảng lý thuyết suông, học viên tiếp thu một cách thụ động, máy móc, học chay và trông chờ vào giảng viên, đến khi làm bài kiểm tra, bài thi nội dung gần như “của thầy trả lại thầy”.

Về phía nhà trường, khi triển khai thực hiện nội dung chương trình lại cứng nhắc, quá rập khuôn, mặc dù vẫn biết có nhiều bất hợp lý nhưng chưa mạnh dạn điều chỉnh, bổ sung hay kiến nghị lên cấp trên để thay đổi cho phù hợp với những đòi hỏi mới của tình hình thực tiễn vì cho đây là chương trình mang tính pháp lệnh, bắt buộc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Mặt khác, nhà trường cũng chưa chủ động cùng với các ngành có liên quan bàn bạc, đề xuất, tham mưu cho Đảng và Ban lãnh đạo Hoc viện Chính


Vấn đề về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 14

trị và Hành chính quốc gia Lào để có những chỉ đạo cụ thể. Ví dụ như cần bổ sung kiến thức liên quan đến tình hình địa phương, liên quan đến hoạt động công tác của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Nội dung này hiện đang phụ thuộc chủ yếu vào sự bổ sung trong từng bài giảng của giảng viên khi giảng bài hoặc quá trình thảo luận, nhưng do thời gian và trình độ, vốn kiến thức thực tiễn của giảng viên quá hạn hẹp nên hiệu quả đạt được cũng không cao. Đây là vấn đề

đặt ra cần phải nghiêm túc nghiên cứu và mạnh dạn có những điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, khắc phục tình trạng mâu thuẫn hiện nay là lượng kiến thức cơ bản, tri thức mới ngày càng lớn và cái nào cũng quan trọng, cái nào cũng rất cần cho người học nhưng thời gian dành cho nó thì chưa tương xứng, trình

độ của người học còn hạn chế và chưa đồng đều.

Do vậy, nội dung chương trình không kích thích được người học say mê, hứng thú, nghiên cứu và học tập, không làm rõ được vai trò, tầm quan trọng của các bộ môn khoa học Mác - Lênin đối với nghiên cứu các môn học chuyên ngành của họ.

3.3.3. Mâu thuẫn giữa đòi hỏi tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo trong học tập của đội ngũ học viên hệ cao cấp với thực tế còn chưa tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong học tập

Vấn đề tự giáo dục, tự rèn luyện học tập lý luận Mác - Lênin của học viên các Trường Chính trị và Hành chính Lào trong thực tế, đối với các môn khoa học Mác - Lênin đây là một vấn đề còn tồn tại nhiều hạn chế.

Mặc dù chất lượng học tập các môn khoa học Mác - Lênin của học viên các Trường Chính trị và Hành chính Lào có những bước chuyển biến nhất định, học viên đã học với tâm thế chủ động hơn, khi học đã gắn lý luận với thực tiễn cuộc sống hơn. Nhưng đặt vào yêu cầu nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác

- Lênin của học viên trong tình hình mới hiện nay thì chất lượng học tập của học viên vẫn còn thấp thể hiện ở kết quả các môn khoa học Mác - Lênin chưa cao, khoảng cách giữa nhận thức và hành động trong học viên vẫn còn lớn.


Điều này thể hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, một bộ phận không nhỏ học viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc định hướng tư tưởng chính trị đối với phát triển tư duy khoa học. Họ đồng nhất học lý luận Mác - Lênin với học chính trị như xu hướng chung. Vì vậy, họ có thái độ học tập kém, chỉ học theo kiểu đối phó, miễn là qua không bị trượt. Từ thái độ học tập không đúng đắn dẫn đến động cơ học tập không tốt, hiện tượng bỏ giờ, bỏ tiết vẫn còn, hoặc vẫn đi học nhưng không nghe giảng. Đáng tiếc là hiện tượng này không còn là việc lạ lẫm đối với một số học viên cao cấp trong các giờ học môn Mác - Lênin. Mặc dù vậy nhưng họ chưa thật sự cố gắng học hỏi để có phương pháp học tập tốt hơn.

Thứ hai, chủ động, tự học, tự rèn luyện có kết quả hay không còn phù thuộc rất nhiều ở phương pháp học tập của học viên. Thực tế các môn khoa học Mác - Lênin thường được giảng dạy vào những năm đầu tiên của khóa học, nên một số học viên vẫn còn lơ mơ, tư duy phân tích và khái quát hóa chưa cao. Nhiều học viên chuyên ngành, dù được trang bị giáo trình và tài liệu tham khảo đầy đủ cũng chưa có phương pháp học tốt. Họ không biết cách tổng hợp, tóm lược tài liệu tham khảo để phục vụ bài học của mình.

Thứ ba, bắt nguồn từ tài liệu học tập khó khăn, thái độ học tập không

đúng đắn, phương pháp học tập chưa tốt nên rất nhiều học viên dành ít thời gian học các môn Mác - Lênin mà dành thời gian tự học các môn khoa học khác đúng với chuyên ngành của mình có sức hấp dẫn hơn và phục vụ lợi ích trước mắt theo suy nghĩ giản đơn của họ. Thời gian dành cho các môn Mác - Lênin thường chỉ vài ngày trước khi thi. Như vậy, kết quả thi không tốt, không nắm được cơ sở lý luận của các môn khoa học này, kết quả thẩm thấu tri thức không có là một hệ quả tất yếu.

Tóm lại, tinh thần tự giác, chủ động, tích cực học tập các môn khoa học Mác - Lênin của học viên hệ cao cấp trong thực tế còn tồn tại nhiều bất cập. Bên cạnh một bộ phận học viên chăm chỉ, hào hứng, có tinh thần tự học, tự rèn


luyện tốt, thì còn một bộ phận học viên ngại học, thụ động, học theo phương pháp cũ nên đạt kết quả không cao. Để khắc phục tình trạng này, phát huy tốt vai trò định hướng phát triển lý luận của các môn khoa học Mác - Lênin cần có một hệ các giải pháp đồng bộ từ Đảng, Nhà nước, xã hội, nhà trường và quan trọng hơn là tinh thần tự giáo dục, rèn luyện học tập tiếp thu, thấm nhuần các tri thức này để trở thành niềm tin, lý tưởng, lối sống cao đẹp trong mỗi học viên.

3.3.4. Mâu thuẫn giữa lý tưởng trong giáo dục lý luận Mác - Lênin với đời sống thực tế còn nhiều trái ngược

Giáo dục lý luận Mác - Lênin trong các Trường Chính trị và Hành chính Lào có vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển thế giới quan khoa học - thế giới quan duy vật biện chứng cho học viên. Từ đó giúp họ có thái độ đúng đắn, khoa học đối với hiện thực, có phương hướng chính trị vững vàng, có khả năng nhận biết, phân tích các vấn đề mới nảy sinh trên tinh thần thế giới quan Mác - Lênin.

Hiện nay các môn khoa học Mác - Lênin được đưa vào giảng dạy ở chương trình cơ bản của hầu hết các trường đại học, nhưng vị trí của các môn này trong hệ thống các môn khoa học khác còn hết sức khiêm tốn, chỉ có ở các Trường Chính trị và Hành chính được đào tạo một cách có hệ thống. ë một số trường thuộc khối khoa học xã hội và nhân văn thì các môn khoa học Mác - Lênin chỉ được coi là môn phụ. Cho đến nay, tâm lý coi đây là một môn phụ, không coi nó là một môn khoa học như các môn khoa học khác trong học viên vẫn còn tồn tại dẫn đến thiếu ý thức, thiếu niềm tin vào các môn khoa học này. Đó là do chịu ảnh hưởng của hàng loạt những tác động sau:

Thứ nhất, sau khi mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp

đổ, chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào khủng hoảng ở nhiều nơi, kẻ thù đã công kích và phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin xuất hiện từ nhiều phía. Bọn phản

động, kẻ thù của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng vu cáo, xuyên tạc, bác bỏ học


thuyết này từ khi nó ra đời đã coi đây là cơ hội tốt cho chiến dịch xuyên tạc và bác bỏ... Đối với nước Lào, một số người có nhiều tâm tư, trăn trở về sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội. Một số người hoang mang, dao động trước những diễn biến phức tạp của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Lợi dụng bối cảnh ấy, các phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán Đảng... Đây là nhân tố khách quan góp phần làm suy giảm niềm tin vào chủ nghĩa xã hội và lý tưởng cộng sản, đồng thời làm giảm vai trò của các môn khoa học Mác - Lênin trong các Trường Chính trị và Hành chính Lào.

Thứ hai, việc đồng nhất lý luận Mác - Lênin với các vấn đề chính trị lâu nay ở Lào đã làm mất đi vị trí của lý luận Mác - Lênin, là một môn khoa học

đích thực. Quan niệm trên làm người học lầm tưởng giáo dục lý luận Mác - Lênin là giáo dục những nội dung giai cấp, đảng phái chứ không phải trang bị cho họ một môn khoa học xã hội với đúng nghĩa của nó. Đương nhiên, phải khẳng định rằng, lý luận Mác - Lênin trước hết là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân thể hiện quan điểm, lập trường, thế giới quan, nhân sinh quan của giai cấp công nhân. Đồng thời nó là vũ khí tư tưởng, là kim chỉ nam cho giai cấp công nhân cách mạng trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản khi giai cấp tư sản không còn sứ mệnh lịch sử của nó, nghĩa là khi nó đã lạc hậu, trở thành vật kìm hãm sự phát triển của xã hội. Mặt khác, bản chất cách mạng và khoa học của lý luận Mác - Lênin được thể hiện tập trung ở việc giải thích thế giới, cải tạo thế giới, chỉ ra các quy luật vận động khách quan của lịch sử, vạch rõ con đường giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Khoa học Mác - Lênin có vai trò quan trọng trong việc trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa cho mỗi người. Chính sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan và phương pháp luận đã đưa chủ nghĩa Mác - Lênin thành một hệ thống lý luận mang tính cách mạng và tính khoa học sâu sắc. Tuy nhiên, chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời vào giữa thế kỷ XIX, tính đến nay đã qua một chặng đường dài của sự phát triển


lịch sử nhân loại, có những vấn đề lý luận, do giới hạn của lịch sử chỉ đúng ở giai đoạn các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin còn sống và đã lạc hậu trong thời điểm hiện tại. Tuy vậy, một thời gian dài, chúng ta vẫn coi những nguyên lý, lý luận của chủ nghĩa Mác là chân lý vĩnh cửu, là nhất thành bất biến cần phải bổ sung hoàn thiện, phát triển. Tồn tại tình trạng “đóng cửa” chủ nghĩa Mác, không có sự bổ sung, hoàn thiện và phát triển. Người thầy đứng trên bục, giảng những điều xa vời không thể ứng dụng giải quyết những vấn

đề trong thực tế. Vì vậy, sức thuyết phục của môn học đối với người học không cao, tạo “dư âm”, tâm lý coi thường môn học này.

Thứ ba, việc hiện thực hóa những nguyên lý lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin còn rất hạn chế trong xã hội. Bởi con đường của chủ nghĩa xã hội từ những nguyên lý của các nhà kinh điển đến thực tiễn xây dựng là một con

đường chưa từng được khai phá, đầy thử thách. Mặc dù đã gặt hái được nhiều thành tựu quí báu, song chủ nghĩa xã hội cũng đã trải qua những vấp váp, thất bại, thậm chí bị đổ vỡ ngay chính quê hương của cách mạng tháng Mười. Sự đổ vỡ này tạo ra một trở ngại rất lớn trong việc xây dựng niềm tin vào chủ ngĩa xã hội qua việc dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin, tạo ra thái độ coi nhẹ môn học từ phía học viên.

Thứ tư, trong mấy năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội của Lào có chiều hướng tăng trưởng và phát triển mạnh, nhưng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập, bên cạnh những mặt tích cực và thuận lợi, còn có những mặt trái, những yếu tố tiêu cực. Những nhức nhối về mặt xã hội, nhất là nạn tham nhũng, tình trạng thiếu kỷ cương, mất đoàn kết nội bộ, kỷ luật Đảng chưa nghiêm, phân hóa giàu nghèo, tệ quan liêu, lãnh đạo thiếu gương mẫu, chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng... đều có tác động đến việc rèn luyện tư tưởng về lý tưởng, học tập, sinh hoạt đời sống của học viên, làm giảm đi hiệu quả hoạt động của các tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng trong nhà trường, làm giảm nhiệt tình, hứng thú trong việc học tập các môn


khoa học Mác - Lênin. Có thể nói, sự không thuận chiều giữa lý luận và thực tiễn là một trở ngại to lớn, ảnh hưởng đáng kể đến lý tưởng trong giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước CHDCND Lào.

Mặt khác, trong nhận thức, tư tưởng của một bộ phận cán bộ giảng viên vẫn còn dao động, hoài nghi về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Lào, về vai trò và khả năng lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội của Đảng. Vẫn còn tệ sùng bái nước ngoài, tô đậm những yếu kém trên bước đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước; thực dụng, tuyệt đối hóa lợi ích cá nhân. Mặc dù hiện tượng này không phổ biến nhưng cũng có ảnh hưởng nhất định đối với công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin làm giảm niềm tin ở học viên trong các trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay.

Kết luận chương 3

Qua phân tích thực trạng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay, bên cạnh những kết quả đạt được cần phải giữ vững và phát huy hơn nữa, cũng còn không ít những mặt hạn chế, yếu kém rất đáng quan tâm:

Thứ nhất, nhìn chung học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào có biểu hiện rõ trên nhiều phẩm chất như: có thế giới quan khoa học, trung thành với lý tưởng công sản mà Đảng và nhân dân các bộ tộc Lào đã lựa chọn, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức học tập, trau dồi tri thức

để góp phần vào sự nghiệp đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, một bộ phận học viên còn thiếu tính chủ động, tính tích cực, dễ bị động, bị lôi kéo vào các hoạt

động tiêu cực vi phạm pháp luật, ít quan tâm cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch, dẫn đến suy thoái về đạo đức lối sống.

Thứ hai, vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin đối với học viên đã được khẳng định, tuy nhiên, trên thực tế công tác này còn nhiều vấn đề tồn tại đặt ra cần khắc phục đó là: quá trình giảng dạy với nội dung chưa phong phú, chưa thiết

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí