Thực Trạng Học Tập Và Rèn Luyện Của Học Viên Hệ Cao Cấp


và Hành chính Lào về cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tất cả các môn khoa học Mác - Lênin, Xây dựng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, dân vận, hành chính học, với số lượng trên 42 môn trong chương trình đào tạo hệ cao cấp có thời hạn 2 năm rưỡi, mà tài liệu được sử dụng do Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào biên soạn và xuất bản. Theo quyết định số 1188/BGD của Bộ giáo dục, ký ngày 12/7/2005 về việc phê duyệt sử dụng chương trình cao cấp của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào và theo quết định số 176/HVCT - HCQG của Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, ký ngày 28/4/2004 về việc sử dụng chương trình lý luận Chính trị - Hành chính cao cấp, thì bộ giáo trình chuẩn quốc gia đã tạo thuận lợi cho các giảng viên Mác - Lênin bố trí chương trình giảng dạy thích hợp với chức năng nhiệm vụ đào tạo của mình. Đây là yếu tố quan trọng để vừa tạo nên sự đồng thuận trong mục tiêu đào tạo chung giữa các trường Chính trị và Hành chính Lào vừa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện đã phê duyệt thực hiện kế hoạch nâng cao trình độ giảng dạy, để nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên ở Học viện và các Trường Chính trị và Hành chính trong toàn quốc, chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy

để dần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy theo chương trình đào tạo của Học viện. Do yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học viên, nhận thức được trách nhiệm trong việc giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng, giáo viên Mác - Lênin đã vượt khó khăn, tự vươn lên trong tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra,

Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường còn tạo điều kiện cho giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin tham dự những đợt tập huấn, bồi dưỡng do Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào tổ chức, nhất là hàng năm đã cử đoàn cán bộ giảng viên các Trường Chính trị và Hành chính Lào sang tập huấn 3 tháng tại Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh theo chương trình hợp tác giữa Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào với Học


viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, để tăng cường quản lý giảng dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay.

Trong những năm gần đây, số lượng giảng viên đi học cao học đã tăng

đáng kể, một số giảng viên tích cực học tập ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu tài liệu chuyên ngành; việc cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như để bổ sung tài liệu thực tiễn vào bài giảng của đội ngũ giảng viên còn hạn chế. Điều này do nhiều nguyên nhân như hạn chế về trình độ của bản thân giảng viên, thiếu những phương tiện hỗ trợ cần thiết như sách báo chuyên ngành, những phương tiện thông tin hiện đại như internet; hầu như ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào chưa có mạng INTERNET để phục vụ học tập, chỉ có ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đưa vào sử dụng năm 2008.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, mặc dù còn thiếu, nhưng đã tham gia vào công tác giáo dục chính trị-tư tưởng, giảng dạy ở các trường cao đẳng trong tỉnh và địa phương. Điều này một phần là theo quy định của Ban Giám hiệu trường và một phần cũng là để nâng cao trình độ cho giảng viên và góp phần tăng thu nhập cho họ. Bởi vì nguồn thu nhập chủ yếu của giảng viên ở các trường chỉ dựa vào lương và phụ cấp theo quy

định của Nhà nước. Điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. Phần lớn giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, có kinh nghiệm đều đi thỉnh giảng. Điều này góp phần đảm bảo cho việc giáo dục lý luận Mác - Lênin cũng như hoạt

Vấn đề về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 12

động giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng ở các cơ quan, Ban, Ngành của tỉnh, địa phương đúng định hướng đường lối, chính sách của Đảng và hướng phát triển của

đất nước.


Thứ hai, về phương pháp giảng dạy.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Ban giám hiệu các Trường Chính trị và Hành chính đề ra, trong những năm vừa qua các giảng viên đã thực hiện hướng chuyển dần các phương pháp giảng dạy mới trong tất cả hệ thống đào tạo và bồi dưỡng. Việc dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin cũng không nằm ngoài các phương pháp giảng dạy mới đó, chuyển dần từ truyền đạt tri thức thụ động, sang phương pháp giảng đối thoại, gợi mở; chú trọng giảng dạy cho học viên phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, phát triển năng lực kinh nghiệm cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ trong quá trình học tập và trong quá trình hoạt động học tập của học viên.

Phương pháp mà giảng viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào thực hiện phần lớn là giảng viên yêu cầu học viên đọc tài liệu trước khi lên lớp, học viên tập trung nghe giảng-học viên phải tự hệ thống bài dưới sự hướng dẫn của giảng viên, nghĩa là học viên phải nghiên cứu giáo trình trước khi lên lớp (học 4 trình, thảo luận bằng 1 trình). Trong phương pháp giảng dạy mới này học viên được thảo luận sôi nổi để nâng cao chất lượng giờ học, đồng thời cũng tạo

điều kiện cho học viên được suy nghĩ và nghiên cứu nhiều hơn, nhất là do học viên ở các trường đều là cán bộ đảng viên, được giảng viên hướng dẫn vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tiễn của từng học viên. Ngoài ra, giảng viên còn kết hợp nhiều hình thức phong phú, tùy theo đối tượng, điều kiện cụ thể; yêu cầu của mỗi bài giảng, giảng viên vừa diễn giải vừa ví dụ, vừa thuyết minh vừa nêu vấn đề, vừa sử dụng máy chiếu... Nhưng phương thức này còn hạn chế vì kinh phí có hạn và để thực hiện tốt phương pháp giảng dạy mới, người giảng viên phải mất nhiều thời gian và công phu, đòi hỏi phải có năng lực và lòng nhiệt tình, quan trọng nhất là phải có kinh nghiệm mới thành công được. Trên thực tế, không ít giảng viên cho rằng phần lớn học viên là những người công tác ở địa phương, tri thức và kỹ năng về học tập chưa nhiều nên chưa thể sử dụng phương pháp giảng dạy mới trên diện rộng.


Để đánh giá kết quả của phương pháp giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, khâu kiểm tra và thi là khâu quan trọng. Hiện nay, giảng viên ở các trường cũng sử dụng nhiều phương pháp để chống việc mang tài liệu vào phòng thi, đảm bảo đánh giá đúng thực chất trình độ của học viên. Chẳng hạn, đề thi mỗi môn đều gắn lý luận với thực tiễn ở thời kỳ đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay, và thi vấn đáp các giảng viên đều yêu cầu học viên nêu vấn đề lý luận, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn của nơi học viên đang công tác.

Việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào trong thời gian gần đây, số giờ lên lớp giảng viên đều sử dụng theo phương pháp truyền thống như thuyết trình, phương pháp đối thoại; phương pháp nêu vấn đề còn ít đưa sử dụng. Qua điều tra giảng viên dạy các môn khoa học Mác-Lênin cho thấy: 100% sử dụng phương pháp thuyết trình thường xuyên; phương pháp nêu vấn đề chiếm 38,15% và phương pháp thảo luận nhóm chiếm 47,34% (xem phụ lục 2 bảng 2).

Có thể thấy rằng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào với kinh nghiệm của một số giảng viên Mác - Lênin đã làm công tác giảng dạy nhiều năm cũng tạo được sự hứng thú trong mỗi giờ lên lớp, làm cho những tri thức Mác - Lênin được tiếp nhận một cách tự giác hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì giảng viên Mác - Lênin cũng có nhiều hạn chế, đa số là giảng viên ít được thâm nhập thực tế. Chế độ đi thực tế ở cơ sở hàng năm của giảng viên Mác - Lênin ở các trường còn ít, ít kinh nghiệm, vốn hiểu biết thực tiễn xã hội còn nghèo, điều đó dẫn

đến bài giảng của giảng viên thường bị bó hẹp trong nội dung sách vở, ít mở rộng; ít bổ sung số liệu, chất liệu của cuộc sống làm cho giờ dạy các môn lý luận Mác - Lênin trở nên khô khan. Qua điều tra học viên 5 Trường Chính trị và Hành chính Lào gồm 321 học viên cho thấy: 27,72% học viên cho rằng các môn khoa học Mác - Lênin là trừu tượng, khô khan và thiếu sinh động; có


67,28% học viên thấy hài lòng, hứng thú khi nghe giảng viên giảng; có 5,29% cho là không hứng thú (Xem phụ lục 2 bảng 1).

Như vậy, để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giáo dục toàn diện, đội ngũ giảng viên Mác - Lênin là nhân tố giữ vai trò quyết định về chất lượng đào tạo học viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào. Họ phải là những người có trình độ học vấn, có bề dày kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc thực tiễn xã hội và đòi hỏi

đội ngũ giảng viên phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo

đức tốt, có lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn luôn gần gũi mọi người và gần gũi học viên, ít nhất cũng phải có chuyên môn đúng tiêu chuẩn giảng viên theo quy định, đó phải là những người được đào tạo cơ bản có hệ thống, tốt nghiệp đại học trở lên. Bản thân giảng viên cũng phải nỗ lực và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan hơn nữa.

3.2.2. Thực trạng học tập và rèn luyện của học viên hệ cao cấp

Để đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới nhất là kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh và địa phương; để chuẩn bị đào tạo cán bộ kế cận trong những năm đầu thế kỷ 21 nhằm xây dựng nguồn nhân lực của Lào ngang bằng với khu vực và quốc tế, công tác đào tạo cán bộ đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Trên cơ sở sự phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ quá trình đào tạo ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ kế cận có lập trường chính trị vững vàng, có thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, am hiểu lý luận Mác - Lênin, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời góp phần nâng cao một cách có hệ thống và sâu sắc lý luận chính trị-hành chính, quản lý kinh tế và những tri thức tất yếu liên quan trực tiếp đến sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước; nắm chắc các quan

điểm, nguyên tắc trong đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà


nước, có năng lực và đạo đức.

Quá trình học tập và rèn luyện của học viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào chịu sự quy định bởi mục tiêu đào tạo. Có thể nói, học viên hệ cao cấp đã có ý thức cao về tầm quan trọng của đào tạo cán bộ trong nhà trường, họ phấn đấu là tấm gương sáng về mọi mặt để thế hệ học viên sau này noi theo. Khi đã trở thành học viên của các Trường Chính trị và Hành chính Lào với những hoạt động học tập, rèn luyện, rèn người của học viên thì ý thức về việc phấn đấu trở thành cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, có đạo

đức cách mạng, có lối sống mới và có khả năng gắn lý luận với thực tiễn, trở thành cán bộ mẫu mực càng được định hình hơn. Nhưng cũng có một bộ phận học viên học tập ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào chưa nhận thức

đầy đủ về sự cần thiết phải học tập các môn khoa học Mác - Lênin, đồng nhất việc giáo dục lý luận Mác - Lênin với công tác chính trị - tư tưởng chung chung dẫn đến chỉ tập trung vào học các môn đúng với chuyên ngành và nghiệp vụ. Qua điều tra 321 học viên của 5 trường, có 77,54% số học viên

được hỏi khẳng định học tốt các môn khoa học Mác - Lênin sẽ giúp họ tự tin và vững vàng hơn trong công tác; có 18,06% số học viên được hỏi còn phân vân và chỉ có 4,36% số học viên được hỏi phủ nhận điều này (xem phụ lục 2 bảng 1).

Như vậy, với ý thức cao trong quá trình học tập, phần lớn học viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào có tư tưởng chính trị vững vàng, kiên

định chủ nghĩa Mác - Lênin, có đạo đức trong sáng, có niềm tin và quyết tâm cao và thấy sự cần thiết phải học tập lý luận Mác - Lênin.

Trường Chính trị và Hành chính Lào là nơi đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh

đạo, quản lý và cán bộ kế cận về chính trị và hành chính cho các cơ quan đoàn thể ở các tỉnh và địa phương, với chuyên ngành chính là chính trị, quản lý kinh tế, hành chính. Do vậy, học viên ở đây cũng là từ các nơi khác nhau và có trình

độ khác nhau, đó là do yêu cầu của bản thân học viên và cơ quan chủ quản, họ


đều được phân vào các chuyên ngành thích hợp với công việc cụ thể mà họ đảm nhận. Họ ý thức được vị trí vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin.

Thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào trong những năm vừa qua, nhưng nhìn chung, phương pháp học tập của học viên vẫn còn thụ động, kém năng động, vẫn theo phương pháp cũ, lối học chưa tích cực, chưa chủ động, sáng tạo. Một phần là do sách tham khảo còn quá ít mà chủ yếu là dựa vào giáo trình, không được bổ sung thường xuyên. Qua điều tra 321 học viên, có 55,45% là học viên có sưu tầm đọc thêm các tài liệu và các văn kiện của Đảng; đôi khi có đọc tài liệu là 35,51%; chưa bao giờ đọc chiếm 9,03%. Về việc học các môn khoa học Mác -Lênin một cách tích cực, chủ động là 54,51%, tích cực nhưng chưa chủ động là 43%, không tích cực, chủ động là 2,49%. Khi hỏi học viên ở các trường có quan tâm

đến những vấn đề về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thì có 7,78% cho rằng không quan tâm, thỉnh thoảng quan tâm 43,30% và thường xuyên quan tâm là 48,90% (xem phụ lục 2 bảng 1).

Với sự cố gắng và có phương pháp học tập, rèn luyện đúng đắn, nhờ

đọc tài liệu trước khi lên lớp, học viên chủ động nghe giảng và tiếp thu bài giảng nhờ đó, đa số học viên nắm bắt được những vấn đề cơ bản, then chốt của từng bài. Phương pháp như vậy đã đem lại kết quả học tập khá hơn. Kết quả học tập các môn khoa học Mác - Lênin của học viên ở 5 Trường Chính trị và Hành chính Lào với 321 học viên của các lớp cao cấp chính trị và hành chính cho thấy: số học viên đạt kết quả giỏi và khá chiếm tỷ lệ cao so với trung bình. Trong các môn khoa học Mác - Lênin thì số học viên đạt kết quả giỏi môn kinh tế chính trị nhiều hơn các môn khác chiếm 31,46%. Trong khi

đó giỏi môn triết học Mác - Lênin chiếm 29,28% và chủ nghĩa xã hội khoa học là 29,90%.

- Số học viên học giỏi các môn khoa học Mác-Lênin chiếm 30,21%.

- Số học viên học khá các môn khoa học Mác-Lênin chiếm 43,71%.


- Số học viên học trung bình các môn khoa học Mác-Lênin chiếm 26,05% (xem phụ lục 1 bảng A 4).

Từ kết quả trên cho thấy học viên đã tích cực rèn luyện học tập tốt hơn, một phần là do Ban giám hiệu, các cơ quan đoàn thể thường xuyên theo dõi, thông qua giảng viên chủ nhiệm, phòng quản lý học viên để ngăn ngừa những biểu hiện tiêu cực trên các mặt học tập, lối sống, xử lý kịp thời những học viên vi phạm. Dưới sự điều hành, quản lý của các tổ chức trong trường như: phòng quản lý học viên, Đoàn thanh niên, công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ... có nhiều hoạt động thiết thực, tạo sân chơi bổ ích cho học viên và học viên đã tích cực tham gia để phấn đấu trở thành cán bộ mẫu mực. Trong năm học 2011 - 2012 theo Tổng kết tổ chức thực hiện học tập và giảng dạy của 5 trường Chính trị và Hành chính Lào thì có 73 học viên được xếp loại giỏi chiếm 22,74%, nhưng cũng có 3 trường hợp đã bị kỷ luật cho thôi học.

Như vậy, có thể nói rằng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào về cơ bản là tốt, đạt được mục tiêu đề ra.

3.2.3. Về nội dung chương trình, giáo trình và cơ sở vật chất

Thứ nhất, về nội dung chương trình.

Để đáp ứng yêu cầu giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp trong hệ thống các Trường Chính trị và Hành chính Lào, căn cứ vào vị trí, chức năng nhiệm vụ của Học viện, Giám đốc Học viên Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã ra quyết định số 175/HVCT-HC, ngày 28 tháng 4 năm 2004 về việc phê duyệt củng cố chương trình lý luận chính trị-hành chính, thành lập hội đồng biên soạn giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin. Giám

đốc Học viện cũng tổ chức các nhà khoa học biên soạn các giáo trình để phục vụ cho việc dạy và học tại Học viện và trong hệ thống các Trường Chính trị và Hành chính. Thực hiện Quyết định số 1188-GD-TT ngày 12 tháng 7 năm 2005 về việc công nhận và phê duyệt chương trình lý luận chính trị - hành

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí