Nội Dung, Chương Trình Giáo Dục Lý Luận Mác - Lênin Cho Học Viên Hệ Cao Cấp


đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội, tích cực đấu tranh chống lại những tư tưởng lạc hậu, phản động, bảo vệ sự trong sáng của lý luận, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước, yêu cầu công tác đào tạo cán bộ ngày càng trở nên cấp thiết, do đó vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin cũng như giảng viên trong các Trường Chính trị và Hành chính Lào ngày càng quan trọng hơn.

3.1.2.2. Nội dung, chương trình giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp

Nội dung, chương trình các môn khoa học Mác - Lênin có ảnh hưởng quan trọng tới công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin. Nội dung, chương trình phù hợp với đối tượng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ngược lại, sẽ hạn chế chất lượng giáo dục. Nội dung, chương trình các môn khoa học Mác - Lênin được đưa vào giảng dạy ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào ngày càng được hoàn thiện và có hệ thống. Từ năm 1993 đến năm 2002, việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin chủ yếu dựa vào giáo trình (Đề cương bài giảng của chương trình hệ cao cấp cấp tốc 10 tháng hành chính. Chương trình này có mục đích nhằm bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ đang đương chức cấp trung, cao cấp trong bộ máy của Đảng - Nhà nước và những cán bộ không có thời gian học dài hạn. Qua thực hiện chương trình hệ cao cấp cấp tốc 10 tháng (1993-2002) đã bồi dưỡng được 500 học viên và một số học viên đã trở thành những cán bộ chủ chốt ở Trung ương và địa phương; có thể nói rằng chương trình này đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của đất nước.

Năm 2004, Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào ra quyết định số: 176-HVCT-HCQG, ký ngày 28 tháng 4 năm 2004 về việc củng cố chương trình cao cấp cấp tốc 10 tháng thành chương trình hệ cao cấp hai năm rưỡi, biên soản tất cả các giáo trình chuẩn quốc gia của Bộ giáo dục và thể thao, số 0922-BGD-TT, ký ngày 17 tháng 7 năm 2001; và ra quyết định số: 399-


HVCT-HCQG, ký ngày 29 tháng 7 năm 2005 về việc xuất bản giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin áp dụng vào hệ cao cấp. Đồng thời, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã chỉ đạo các Trường Chính trị và Hành chính trong toàn quốc đưa vào giảng dạy từ khóa học 2005-2006. Mới đây, năm 2011, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã chỉ đạo các khoa biên soạn lại các giáo trình bộ môn khoa học Mác - Lênin áp dụng cho các lớp hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào để tạo điều kiện cho học viên tiếp thu các học thuyết với tính chủ động, tích cực.

Như vậy, so với trước đây, việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin thuận lợi hơn bởi giáo trình phong phú, không có tình trạng khan hiếm như trước. Điều đó cũng nói lên tầm quan trọng của việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với môn học và hệ thống giáo dục chính trị và hành chính ở Lào.

Việc giáo dục và giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay đang thực hiện theo chương trình đào tạo hệ cao cấp của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào và chương trình được Bộ Giáo dục - Thể thao phê duyệt ngày 12 tháng 7 năm 2005. Từ việc triển khai giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, cho thấy những ưu điểm và hạn chế của giáo trình trong việc giáo dục nguyên lý của các bộ môn khoa học Mác - Lênin cho học viên như sau:

Về ưu điểm:

Thứ nhất, nội dung của các môn khoa học Mác - Lênin được trình bày một cách khoa học, rõ ràng, có tính hệ thống; giáo trình đã làm rõ các khái niệm của môn học, đối tượng, lịch sử phát triển của nó. ë mỗi bài, tri thức lý luận đã có sự liên hệ với chủ trương, đường lối của Đảng, với thực tiễn cách mạng Lào cũng như thực tiễn hoạt động học tập của học viên.

Thứ hai, hệ thống các chương của bộ môn được cấu tạo trong chương trình


phản ánh khá đầy đủ nội dung cơ bản của lý luận khoa học Mác - Lênin, đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính sáng tạo. Cuối mỗi chương đều có câu hỏi

ôn tập làm căn cứ cho học viên nắm được nội dung trọng tâm của bài, chương

đồng thời cũng đã có những câu hỏi mở rộng, rèn luyện cho học viên có khả năng diễn giải, thảo luận và lập luận một vấn đề theo suy nghĩ độc lập, nêu vấn đề thực tiễn trong công tác so với lý luận đã học tập.

Về hạn chế:

Thứ nhất, giáo trình chưa thật bám sát đối tượng học. Giáo trình biên soạn dựa vào cuốn giáo trình hệ cử nhân năm 1996 do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giúp biên soạn, nội dung chỉ thiên về một nội dung cụ thể của các bộ môn mà chưa giới thiệu được quá trình phát triển tư tưởng của các bộ môn khoa học của nhân loại.

Thứ hai, chương trình còn mang nặng tính lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao, tính thống nhất giữa lý luận với thực tiễn chưa thật rõ nét, các thành tựu khoa học chưa được đưa vào để minh họa cho tri thức các môn khoa học Mác

- Lênin. Với những ưu điểm, hạn chế trên đã tác động cả tích cực và tiêu cực

đến công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính Lào.

3.1.2.3. Tính tích cực, chủ động tự giáo dục của học viên

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt mà bản chất của nó là truyền

đạt, lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm của các thế hệ loài người. Nhờ

đó các thế hệ nối tiếp nhau kế thừa, bổ sung và phát triển những tri thức và kinh nghiệm của thế hệ trước, trên cơ sở đó mà nhân loại càng phát triển.

Giáo dục là một quá trình hai mặt, một mặt là sự tác động từ bên ngoài vào đối tượng được giáo dục; mặt khác là thông qua sự tác động này mà đối tượng tự biến đổi bản thân mình, tự hoàn thiện mình, tự giáo dục. Học viên với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, được giáo dục bởi nhà trường, xã


hội và thực tiễn từ đó sẽ lĩnh hội những giá trị của nội dung giáo dục lý luận Mác - Lênin, biến nó thành nguyên tắc định hướng chi phối suy nghĩ và hành

động của chính mình để tự hoàn thiện phù hợp với yêu cầu của cuộc sống và nhiệm vụ của mỗi học viên.

Tự giáo dục, hay nói cách khác là việc biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, đó là khâu quan trọng, có tính quyết định đến hiệu quả của quá trình giáo dục nói chung, giáo dục lý luận Mác - Lênin nói riêng. Như vậy, trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu cao của cuộc sống và xã hội, nhất là của sự nghiệp đổi mới đất nước, mỗi học viên phải nỗ lực phát huy cao độ tính tích cực chủ động trong giáo dục, trong học tập, trong nghiên cứu khoa học và trong giác ngộ chính trị - tư tưởng.

Tự giáo dục là quá trình tự thân. Nó đòi hỏi học viên phải có một nghị lực, ý chí quyết tâm cao để chiến thắng được chính bản thân mình, không gục ngã trước những cám dỗ của đồng tiền và tâm lý hưởng thụ tầm thường. V.I.Lênin đã nói: “ Không tự mình chịu bỏ ra một công phu nào đó thì không thể tìm ra chân lý ”[49, tr.82]. Như vậy, năng lực tự giáo dục của học viên

được biểu hiện ở khả năng tự nghiên cứu, tự học trên cơ sở các bài giảng của giảng viên, sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo. Do đó, tự giáo dục ở đây không chỉ đòi hỏi học viên một thái độ tự học nghiêm túc, tích cực mà còn phải có mục đích học tập, rèn luyện đúng đắn để hoàn thiện nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình giáo dục, học viên còn phải thực hiện tự phê bình và phê bình để kịp thời uốn nắn những lệch lạc trong tư tưởng, đồng thời đây cũng là cơ hội để học viên bày tỏ thái độ, nguyện vọng của mình, giúp cho sự tác động của chủ thể giáo dục đạt hiệu quả cao hơn và tự giáo dục còn đòi hỏi mỗi học viên phải có thái độ nghiêm túc đối với bản thân trong việc đánh giá, nhận xét về mọi hành vi của mình và tự chịu trách nhiệm trước kết quả của những hành vi đó.

Tính tích cực, chủ động trong tự học, tự giáo dục lý luận Mác - Lênin


của học viên chính là con đường ngắn nhất để học viên vươn tới lý tưởng cao đẹp, thế giới quan Mác - Lênin và phương pháp luận khoa học, để trở thành con người toàn diện, vừa có đức có tài đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ việc tiếp thu những tri thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở tri thức đó một niềm tin khoa học tạo lên nấc thang đầu tiên hình thành thế giới quan khoa học trong họ. Phần lớn học viên đều có lý tưởng cộng sản, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định, có niềm tin và quyết tâm cao trong việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

Như vậy, tính tích cực, chủ động, tự giác trong tự giáo dục của học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho họ.

3.2. thực trạng giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay

3.2.1. Thực trạng giảng dạy các môn lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào

Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp là một yếu tố hợp thành quan trọng trong chương trình giáo dục ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, hướng đến việc xây dựng những thế hệ cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong quá trình hòa nhập và phát triển

đất nước.

Từ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của các Trường Chính trị và Hành chính nhất là thực hiện khẩu hiệu mà các trường đề ra là “dạy tốt, dạy giỏi và học giỏi có kỷ luật tốt”, trong những năm qua, công tác giảng dạy của các Trường Chính trị và Hành chính thực sự là bộ phận quan trọng góp phần giáo dục lý luận Mác - Lênin, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ kế cận trong tỉnh, huyện. Điều này được thể hiện ở mấy mặt sau:


Thứ nhất, về số lượng và cơ cấu của đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin trong 5 Trường Chớnh trị và Hành chớnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có chương trình đào tạo hệ cao cấp, tính đến năm 2012-2013 tổng số cán bộ tham gia nghiên cứu và giảng dạy (một số là cán bộ giảng dạy kiêm chức) có 93 người. Cụ thể là, Trường Chớnh trị và Hành chớnh Thủ đụ Viờng Chăn có 15 người, nữ 5 người; Trường chính trị và Hành chính tỉnh Sa Van Na Khệt có 15 người, nữ 3 ; Trường Chính trị và Hành chính tỉnh Chăm Pa Sắc có 25 người, nữ 6 người; Trường Chính trị và Hành chính tỉnh U Đôm Xay gồm có 16 người, nữ 5 người; Trường Chính trị và Hành chính tỉnh Luông Pha Bang có 22 người, nữ 3 người. Các giảng viên được phân công giảng dạy tất cả các môn khoa học Mác - Lênin và các môn khoa học khác. Điều này cho thấy đội ngũ giảng viên ở các Trường Chớnh trị và Hành chớnh Lào còn thiếu về số lượng, từ

đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin.

Bảng 3.1. Nhu cầu giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin của các trường Chính trị và Hành chính Lào đến năm 2020


Trường Chính trị và Hành chính

Nhu cầu các môn khoa học Mác-Lênin

Triết học

KTCT

CNXHKH

Thủ đô Viêng Chăn

6

5

6

Tỉnh SaVăn Na Khệt

5

7

6

Tỉnh Chăm Pa Sắc

6

7

5

Tỉnh LuôngPha Bang

5

4

6

Tỉnh U Đôm Xay

5

5

4

Số GV cần bổ sung

27

28

27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 181 trang tài liệu này.

Vấn đề về giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay - 11

Nguồn: Phòng chuyên môn các trường Chính trị và Hành chính Lào, năm 2012-2013[106].

Như vậy, có thể thấy trong 5 - 7 năm tới, các Trường Chính trị và Hành


chính Lào cần bổ sung thêm số lượng giảng viên Mác - Lênin. Mỗi trường cần có ít nhất là khoảng 15 đến 20 giảng viên mới đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ kế cận các cấp, các ngành của tỉnh và huyện theo chương trình đào tạo hệ cao cấp nhất là các bộ môn khoa học lý luận Mác - Lênin của các trường.

Bên cạnh đó, giảng viên Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay về độ tuổi, qua điều tra cho thấy: 22,58% giảng viên Mác

- Lênin ở độ tuổi dưới 30 tuổi; 25,80% giảng viên ở độ tuổi 31-40; và 33,33% là giảng viên ở độ tuổi từ 41-50; và từ 51 trở lờn chiếm 18,27%.

Bảng 3.2. Số giảng viên chính và độ tuổi giảng viên dạy các môn Mác- Lênin ở các trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay


Tên các Trường Chính Trị và Hành chính Lào

Tỉng sè GV

Giới tính

Độ tuổi

Nam

Nữ

Dưới 30

31-40

41-50

51 trở lên

Thủ đô ViêngChăn

15

10

5

4

3

5

3

Sa Văn Na Khệt

15

12

3

4

4

4

3

Chăm Pa Sắc

25

19

6

5

7

9

4

Luông Pha Bang

22

19

3

3

7

9

3

U Đôm Xay

16

11

5

5

3

4

4

Tỉng céng

93

71

22

21

24

31

17


Nguồn: Phũng chuyờn mụn cỏc trường Chớnh trị và Hành chính Lào, Năm 2012-2013[106].

Có thể thấy rằng đội ngũ giảng viên Mác-Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay rất ít, giảng viên trẻ còn ít. Phần lớn giảng viên có

độ tuổi từ 41 trở lên. Đồng thời đội ngũ này là những đảng viên có tuổi đảng lâu năm hơn là điểm tựa vững chắc cho đội ngũ giảng viên trẻ. Họ có kinh nghiệm


giảng dạy và phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Họ là những người được

đào tạo cơ bản từ Đại học quốc gia Lào, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam. Do đa số các Trường Chính trị và Hành chính Lào mới được phép đào tạo hệ cao cấp (trừ Trường Chính trị và Hành chính Thủ

Đô Viêng Chăn được phép đào tạo từ năm 2005 và Trường Chính trị và Hành chính tỉnh Sa Văn Na Khệt năm 2007) nên giảng viên Mác - Lênin chủ yếu có trình độ cử nhân.Trong tổng số giảng viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay tính đến năm học 2012 - 2013, có 5 tiến sĩ, chiếm 5,37%, 18 thạc sĩ, chiếm 19,35%, cử nhân có 70 người, chiếm 75,26%.

Bảng 3.3. Trình độ giảng viên Mác - Lênin các trường Chính trị và Hành chính Lào (năm học 2012-2013)


Tên các trường Chính trị và Hành chính Lào

Trình độ GV Mác-Lênin

Cử nhân

Thạc sĩ

Tiến sĩ

Thủ Đô Viêng Chăn

11

4

0

Sa Văn Na Khệt

10

3

2

Chăm Pa Sắc

20

4

1

Luông Pha Bang

17

4

1

U Đôm Xay

12

3

1

Tỉng céng

70

18

5

Nguồn: Phòng chuyên môn các trường Chính trị và Hành chính Lào[106]. Thực tế cho thấy, đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở các Trường Chính trị

Xem tất cả 181 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí