Về Đối Tượng Và Điều Kiện Hưởng Cứu Trợ Xã Hội

Tiếp đó, ngày 7-4-2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BLĐTBXH hướng dẫn điều kiện, tiêu chuẩn giải quyết chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ. Theo đó điều kiện để hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là: đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8-1961 đến 30-4-1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hoá học; mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học/điôxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20-2-2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học/điôxin.

Phong trào “đền ơn đáp nghĩa” được khởi nguồn từ năm 1947 đến nay, nhân dân cả nước đã có nhiều hoạt động phong phú, thiết thực thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc và trở thành nét đẹp trong đời sống văn hoá của nhân dân ta. Cũng từ phong trào “đền ơn đáp nghĩa” đã có hơn 300 nghìn gia đình chính sách được tặng “nhà tình nghĩa”, hơn 600 nghìn sổ tiết kiệm được gửi đến các gia đình chính sách còn khó khăn, hàng chục nghìn “vườn cây tình nghĩa”, “ao cá tình nghĩa”… được trao tặng, tổng giá trị các hoạt động tình nghĩa tới hàng nghìn tỷ đồng.

“Trong điều kiện vừa chống lạm phát vừa chống suy giảm kinh tế, hằng năm, Nhà nước vẫn dành hơn 10 nghìn tỷ đồng thực hiện chế độ ưu đãi một lần hoặc thường xuyên cho 8,2 triệu người có công; thực hiện các chính sách bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí trong giáo dục, cấp đất, làm nhà, hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh và nhiều chế độ ưu đãi đặc thù khác… Từ năm 2008 đến nay, tuy điều kiện kinh tế có khó khăn, nhưng phong trào "đền ơn đáp nghĩa" vẫn tiếp tục phát triển, cả nước đã trao tặng gần 10 nghìn nhà tình nghĩa, sửa chữa hơn 8.000 nhà, tặng hơn 21 nghìn sổ tiết kiệm, vận động “Quỹ đền ơn đáp nghĩa” được hàng trăm tỷ đồng; gần 10 nghìn xã, phường (đạt tỷ lệ gần 95%) được uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố công nhận làm tốt công tác

33

thương binh, liệt sĩ”. Một thành tựu khá nổi bật nữa là chế độ trợ cấp ưu đãi xã hội đã có sự đổi mới căn bản. Gắn liền với lộ trình cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp ưu đãi xã hội được điều chỉnh trên cơ sở mức tiêu dùng bình quân của toàn xã hội, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. “Năm 2007, nguồn lực tài chính dành riêng ưu đãi xã hội là 13.000 tỷ đồng, năm 2008 là 15.000 tỷ đồng, năm 2009 là 17.000 tỷ đồng (riêng năm 2009 cùng với nguồn lực tài chính từ địa phương, nguồn huy động từ xã hội hoá, chi ưu đãi xã hội đối với người có công lên tới 20.000 tỷ đồng)”14.

Chăm sóc nâng cao sức khoẻ nhân dân

Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được Đảng chú trọng nên đạt kết quả tốt, góp phần hạ thấp tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi, cơ bản thanh toán một số dịch bệnh phổ biến trước đây, khống chế thành công bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS). Mạng lưới y tế được mở rộng, đặc biệt là y tế cơ sở. Tính đến hết năm 2004, cả nước có 13.149 cơ sở y tế, tăng 1.370 cơ sở so với năm 1986; có 99.300 y, bác sĩ, tăng 35.600 người so với năm 1986. Số y tá có 49.000 người; nữ hộ sinh có 17.500 người, tăng 2.400 người so với năm 1986. Bình quân 1 vạn dân có 24,4 giường bệnh; 11,8 y, bác sĩ, tăng 1,4 người so với năm 1986. Số xã, phường có bác sĩ tăng lên đáng kể, nếu năm 1997 mới có 2.413, thì năm 2000 số xã, phường có bác sĩ đã lên tới 5.366. Chế độ khám, chữa bệnh cho người nghèo, khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đang được triển khai thực hiện.Việc phòng, chống HIV/AIDS được đẩy mạnh hơn. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm từ 33,4% năm 2000 xuống dưới 25% năm 2005… Tuổi thọ bình quân của dân số nước ta từ 63 tuổi năm 1990 tăng lên 67,8 năm 2000, 71,5 tuổi năm 2005 và 72 tuổi năm 2007.

Thực hiện chính sách an sinh xã hội

Chính sách an sinh xã hội là một trong những chính sách xã hội cơ bản của quốc gia hướng vào bảo vệ, bảo đảm an toàn cho các thành viên trong xã

34

hội trong các trường hợp rủi ro dẫn đến bị giảm hoặc bị mất thu nhập, hoặc phải tăng chi phí đột xuất do nhiều nguyên nhân khác nhau - gọi là “rủi ro xã hội”. An sinh xã hội dựa trên nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm và công bằng xã hội, là một trong những chỉ báo quan trọng của một xã hội phát triển. Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng phong phú, nhu cầu đáp ứng về an sinh xã hội càng đa dạng và tăng lên. Các nhu cầu về an sinh xã hội cơ bản bao gồm: bảo hiểm xã hội; duy trì mức thu nhập đủ sống khi gặp rủi ro; tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục, y tế, nước sạch sinh hoạt…).

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm phát triển hệ thống an sinh xã hội với những chính sách cụ thể nhằm phòng ngừa và khắc phục rủi ro trong kinh tế thị trường và rủi ro xã hội khác cho mọi người, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) đề ra chủ trương: “Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng, phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân”. Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ sáu khoá X một lần nữa nhấn mạnh: “từng bước mở rộng và cải thiện hệ thống an sinh xã hội để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, nhất là của nhóm đối tượng chính sách, đối tượng nghèo”.

Thực hiện chính sách an sinh xã hội phù hợp với kinh tế thị trường, tạo cơ hội cho mọi người tiếp cận các chính sách an sinh xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội (bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp), giảm nghèo và hoà nhập xã hội nhóm yếu thế (trợ giúp xã hội )…, chính là thực hiện công bằng xã hội, hướng vào phát triển con người, tạo động lực tăng trưởng và phát triển bền vững, đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đầu tư cho chính sách an sinh xã hội cũng chính là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển.

Nhìn tổng thể, chính sách trợ giúp xã hội ở Việt Nam đã đạt được thành quả góp phần bảo đảm an sinh xã hội cho người dân. Hệ thống trợ giúp xã hội

35

tuy đã hình thành nhưng chưa được hoàn thiện theo cách tiếp cận hệ thống, đồng bộ, toàn diện, bao phủ hết đối tượng, gắn kết chặt chẽ trong mối tương quan với an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về phát triển trợ giúp xã hội, nhất là trong điều kiện Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

2.PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CỨU TRỢ XÃ HỘI.

Ở Việt Nam, dù thuật ngữ “An sinh xã hội” mới chỉ xuất hiện từ những năm 70 trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài gòn nhưng cứu trợ xã hội chắc chắn đã xuất hiện từ rất lâu trong truyền thống tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc Việt. Hiện nay, cứu trợ xã hội được nhà nước Việt nam đặc biệt quan tâm và là một trong những chính sách lớn của Nhà nước, thể hiện qua Nghị định số 07/2000/NĐ-CP quy định về đối tượng được hưởng, chế độ hưởng cũng như các hình thức cứu trợ .

2.1.Về đối tượng và điều kiện hưởng cứu trợ xã hội

Theo pháp luật hiện hành, đối tượng được hưởng cứu trợ xã hội được chia thành hai loại theo hai chế độ: cứu trợ xã hội thường xuyên và cứu trợ xã hội đột xuất.

2.1.1. Đối tượng và điều kiện được cứu trợ xã hội thường xuyên

Chế độ cứu trợ xã hội thường xuyên là sự hỗ trợ, giúp đỡ về mặt vật chất và tinh thần mang tính lâu dài cho những người thuộc diện cứu trợ xã hội nhằm giúp đỡ họ ổn định cuộc sống, hoà nhập vào cộng đồng. Tuỳ từng đối tượng cứu trợ xã hội khác nhau mà pháp luật quy định chế độ trợ cấp cụ thể.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên bao gồm 9 nhóm đối tượng sau:

Trẻ em mồi côi và người có hoàn cảnh tương tự như trẻ em mồ côi

Người cao tuổi bao gồm người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo và người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

36

Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội.

Người tàn tật không có khả năng lao động hoặc không có khả năn tự phục vụ

Người mắc bệnh tâm thần hoặc tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được các cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

Người nhiễm HIV/AIDS không có khả năng lao động và thuộc hộ gia đình nghèo.

Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

Hộ gia đình có 2 người trở lên tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ hoặc có từ 2 người mắc bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm.

Người đơn thân thuộc hộ gia đình nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 16 tuổi, trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề được áp dụng dưới 18 tuổi.

Như vậy, so với các quy định trước đây nhóm đối tượng hưởng chế độ cứu trợ xã hội thường xuyên đã tăng lên 9 đối tượng so với 4 đối tượng đã quy định trong Nghị định số 07/2000/NĐ-CP. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung cụ thể của nhóm đối tượng đầu tiên này:

Trẻ em mồ côi và người có hoàn cảnh tương tự giống trẻ em mồ côi đó là:

- Trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng

- Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không có người nuôi dưỡng.

37

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ gia đình nghèo.

- Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên .

Đây là nhóm đối tượng đầu tiên được quan tâm trong nhóm đối tượng cứu trợ xã hội thường xuyên. Điều này cũng dễ hiểu bởi nhận thức của nhân loại nói chung và của Việt Nam nói riêng thì trẻ em được coi là tương lai của đất nước. Chính vì vậy, quyền trẻ em đã trở thành quyền hiến định, ghi nhận tại Điều 65 – Hiến pháp 1992 “trẻ em được gia đình, nhà trường và xã hội bảo vệ chăm sóc và giáo dục”. Tuy nhiên, một số trẻ em do hoàn cảnh nhất định cần đến sự giúp đỡ của Nhà nước, cộng đồng, xã hội. Trẻ em mồ côi sống trong điều kiện rất khó khăn, không được chăm sóc đầy đủ, phải lao động kiếm sống, ít có điều kiện đến trường, phải sống trong cảnh nghèo đói. Theo kết quả tổng hợp báo cáo của Bộ lao động-Thương binh và xã hội cho biết: “từ năm 2001 đến nay con số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đã giảm xuống 1,7 triệu em trong giai đoạn 2005-2007 và có xu hướng ổn định, không tăng đến năm 2008. Ngoài ra còn có 1.8 triệu em trong các hộ nghèo. Đây là các đối tượng rất cần được sự quan tâm của Nhà nước và cộng đồng nhằm giúp các em sớm hòa nhập vào cuộc sống và đảm bảo phát triển đầy đủ, toàn diện. Tuy nhiên, quy định này cũng bộc lộ nhiều hạn chế nhất định. Điều kiện xác định đối tượng hưởng cứu trợ xã hội là trẻ em từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đang đi học văn hóa, học nghề (khoản 1 điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP) là không phù hợp, bởi các lí do sau:

Theo quy định tại Điều 6 bộ luật Lao động thì người đủ từ 15 tuổi trở lên có thể tham gia quan hệ lao động

Hiện nay, với các điều kiện kinh tế, sức khỏe trẻ em nói chung đã tham gia quan hệ lao động dưới các hình thức khác nhau trong độ tuổi từ 12-13 trở lên và thậm chí ở một số gia đình khó khăn các em là trụ cột gia đình. Chính vì vậy, trong khi nguồn ngân sách cho cứu trợ xã hội chưa đủ mức độ bao phủ thì việc lựa chọn đúng đối tượng cứu trợ, đúng người là cần thiết nhất.

Người cao tuổi: vấn đề người cao tuổi đã và đang trở thành vấn đề xã hội của nhiều quốc gia quan tâm. Quan tâm chăm sóc người già nói chung và người già cô đơn không người nuôi dưỡng là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội, nhất là đối với Việt Nam, một đất nước có truyền thống tôn trọng người già. Theo quy định của pháp luật hiện hành, những người cao tuổi sau thuộc diện hưởng chế độ cứu trợ xã hội:

Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ nghèo

Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

Bằng quy định này, Nhà nước đã giúp không ít các đối tượng người già duy trì ổn định cuộc sống lúc cuối đời.Tuy nhiên, căn cứ vào quy định trên ta thấy tiêu chí quan trọng của người cao tuổi được hưởng cứu trợ xã hội là “cao tuổi” và “hộ nghèo”.

Các đối tượng trên được quy định mức độ trợ cấp của chế độ trợ cấp thường xuyên trong Nghị định 67/2007/NĐ-CP với các điều khoản sau:

Điều 7.

- Quy định mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là

120.000 đồng (hệ số 1); khi mức sống tối thiểu của dân cư thay đổi thì mức chuẩn trợ cấp xã hội cũng được điều chỉnh theo cho phù hợp.

- Các mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất đối với từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định này như sau:

Bảng 1.(21)

Mức trợ cấp xã hội hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng bảo trợ xã hội sống tại cộng đồng do xã, phường, quản lý.

(Đơn vị tính: nghìn đồng)


TT

Đối tượng

Hệ

số

Trợ

cấp

1

-Đối tượng tại khoản 1 Điều 4 từ 18 tháng tuổi trở lên .

-Đối tượng quy định tại khoản 2 ,khoản 3 Điều 4 và đối tượng không có khả năng lao độn quy địn h tại khoản 4 Điều 4.


1,0


120

2

-Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi

;từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật ;bị nhiễm HIV/AIDS.

-Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 tàn tật nặng.

-Đối tượng quy định tại khoản 5 ,khoản 6 Điều 4.

-Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi ,từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.


1,5


180

3

-Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng,bị nhiễm HIV/AIDS.

-Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4

-Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 2 người tàn tật nặng.

-Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi hoặc bị tàn tật hoặc bị nhiễm

HIV/AIDS.


2.0


240

4

Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em

dưới 18 tháng tuổi trên 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.


2,5


300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Pháp luật Việt Nam về cứu trợ xã hội - 5




5

-Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

-Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 3 người bi tàn

tật nặng


3,0


360

6

Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 có 4 người bị tàn

tật nặng

4,0

480

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/02/2023