Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


HÀ DUY HIỂN


Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.


Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. LÊ VĂN CẢM

Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự Việt Nam - 1

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS-TSKH Lê Văn Cảm. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào khác.

Tất cả các tư liệu được đề cập trong luận văn đều trung thực, chính xác, có nguồn gốc, rõ ràng.

Vậy tôi viết lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội xem xét để tôi bảo vệ Luận văn.

Tôi xin trân thành cảm ơn!

Người cam đoan


Hà Duy Hiển


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục từ viết tắt

MỤC LỤC


Trang


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN

TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 10

1.1. Vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự 10

1.1.1. Khái niệm vai trò của Thẩm phán 10

1.1.2. Mối quan hệ giữa Thẩm phán với các chức danh tư pháp khác 15

1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử và sự tác động đến

vai trò hoạt động tố tụng Thẩm phán 17

1.2. Các mô hình tố tụng hình sự và vai trò của những người

tiến hành tố tụng 21

1.3. Những yếu tố tác động đến vai trò của Thẩm phán trong

hoạt động tố tụng hình sự 25

1.3.1. Yếu tố truyền thống pháp lý 25

1.3.2. Yếu tố văn hóa pháp lý 27

1.3.3. Những ảnh hưởng của phương thức tổ chức quyền lực nhà nước 28

Kết luận Chương 1 31

Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN VÀ THỰC

TIỄN THI HÀNH 32

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các quy định pháp luật về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự ở

nước ta từ 1945 đến nay 32

2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980 32

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1992 35

2.1.3. Giai đoạn từ năm 2002 đến nay 38

2.2. Vai trò của Thẩm phán trong thực tiễn hoạt động tố tụng

hình sự 39

2.2.1. Vai trò của Thẩm phán trong việc thực hiện các quyền và nghĩa

vụ theo quy định của pháp luật luật tố tụng hình sự 39

2.2.2. Vai trò của Thẩm phán trong việc thực hiện các nguyên tắc cơ

bản của pháp luật tố tụng hình sự 51

2.2.3. Vai trò của Thẩm phán với việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng

tại phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp 58

Kết luận Chương 2 63

Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TRƯỚC YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ

PHÁP Ở VIỆT NAM 64

3.1. Sự cần thiết của công cuộc cải cách tư pháp 64

3.2. Những yêu cầu cơ bản về việc cải cách hoạt động của Tòa

án và Thẩm phán 68

3.2.1. Về việc cải cách hoạt động đối với Tòa án 70

3.2.2. Về việc cải cách hoạt động đối với Thẩm phán 72

3.3. Xác định vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống tư pháp 73

3.4. Một số vấn đề kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng về vai trò của Thẩm phán 75

3.4.1. Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà 75

3.4.2. Nâng cao tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán 76

3.4.3. Đổi mới về cơ chế hoạt động của Tòa án trên cơ sở đó hoàn

thiện vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự 77

3.4.4. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật để

nâng cao vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự 78

Kết luận Chương 3 80

KẾT LUẬN 82

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


BLTTHS: Bộ Luật tố tụng hình sự

HĐXX: Hội đồng xét xử

TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân Tối cao TAQS: Tòa án Quân sự

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế. Cùng với Hiến pháp năm 2013 đi vào cuộc sống, bảo đảm tính thượng tôn Hiến pháp, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cải cách tư pháp, một nhiệm vụ lớn và trọng tâm lúc này là căn chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tư pháp cho phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 và các định hướng của Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

Mục tiêu cải cách tư pháp thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó cải cách Tòa án và hoạt động xét xử là trung tâm của cải cách tư pháp với khâu đột phá là mở rộng tranh tụng dân chủ trong xét xử.

Để đạt mục tiêu đó, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra 5 phương hướng và 7 nhóm giải pháp, tập trung vào cải cách pháp luật nội dung (hình sự, dân sự, hành chính...) và pháp luật tố tụng; cải cách tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp; phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, của công luận, của nhân dân và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp và cơ quan tư pháp. Nghị quyết xác định Tòa án giữ vai trò trung tâm trong hệ thống tư pháp, hoạt động của Tòa án là trọng tâm của hoạt động tư pháp. Đây là bước

phát triển mới về nhận thức lý luận trong lĩnh vực tư pháp nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX với mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI tiếp tục khẳng định nhiệm vụ: “Cải cách tư pháp khẩn trương, đồng bộ, lấy cải cách hoạt động xét xử làm trung tâm” [18, tr.127].

Trước yêu cầu hội nhập sâu rộng nhằm nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam với cộng đồng Quốc tế trên tất cả các lĩnh vực với mục tiêu Việt Nam muốn làm bạn, làm đối tác tin cậy, là nước có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề Quốc tế có liên quan và một trong những lĩnh vực trọng tâm là Việt Nam đang quan tâm thực hiện cải cách hành chính, cải cách pháp luật một cách đồng bộ phù hợp với luật pháp Quốc tế.

Hiến pháp 2013 quy định “Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” [33, Khoản 3], trên tinh thần đó, vấn đề đặt ra cho các cơ quan Tư pháp Việt Nam nói chung và ngành Tòa án nói riêng nhiều thách thức thực sự là cơ quan bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Việt Nam đã và sẽ tham gia thực hiện các công ước, điều ước quốc tế khi gia nhập và trở thành thành viên, đòi hỏi hệ thống pháp luật bao gồm cả luật nội dung và luật tố tụng cần được sớm hoàn thiện. Thực tiễn trên đây đã đặt ra cho các Thẩm phán Việt Nam không những cần phải có kiến thức sâu rộng trong nhiều lĩnh vực luật nội dung mà còn phải hiểu biết và áp dụng thành thạo luật tố tụng liên quan để giải quyết các loại vụ án tranh chấp.

Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Tòa án đã tiến hành xét xử theo hướng nâng cao vai trò tranh tụng, đảm bảo quyền của bị cáo và những người tham gia tố tụng. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị xác định rõ nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020 là phải nâng

cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp. Trọng tâm là xây dựng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân, đổi mới việc tổ chức phiên toà xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm minh, nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên toà xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về chiến lược cải cách tư pháp, cùng với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 được Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ tám) thông qua ngày 24/11/2014 có hiệu lực ngày 01/6/2015; Bộ Luật Hình sự sửa đổi 2015, Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi 2015 được Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ mười) thông qua ngày 27/11/2015 có hiệu lực ngày 01/7/2015, thì Ngành Tòa án Việt Nam đang thực sự đổi mới về tổ chức và hoạt động; tăng cường quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Gắn liền với hoạt động của Tòa án là Thẩm phán, Thẩm phán là một trong số những người tham gia tố tụng giữ vai trò then chốt trong quá trình cải cách tư pháp nói chung, đặc biệt là việc thực hiện các mục tiêu mà Nghị quyết Đảng đã đề ra. Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự là một nội dung rất quan trọng, một mắt xích không thể thiếu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu về vai trò của Thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện thành công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một trong những nội dung của Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp là: “Bảo đảm tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác...; việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” [6]. Một phiên tòa nói chung và phiên tòa sơ thẩm hình sự nói riêng có bảo đảm tính chất tranh tụng hay

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí