Internet). Nhưng với những mục tiêu như trên thì công ty cần phải đầu tư hơn nữa trong vấn đề cơ sở vật chất: đặc biệt là nâng cấp các thiết bị liên quan tới việc điều hành mạng thông tin.
Trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử, việc tạo ra cơ sở vật chất phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu để triển khai thương mại điện tử là rất quan trọng. Để tạo ra một cơ sở vật chất phù hợp thì công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn cần phải thực hiện một số công việc sau:
- Thứ nhất, cần đầu tư xây dựng một mạng máy tính đủ mạnh để có thể kết nối Internet phục vụ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Công ty cũng nên kết nối Internet qua đường ADSL để đảm bảo tốc độ truy cập.
- Thứ hai, Công ty đó xây dựng website để quảng bá sản phẩm của mình qua mạng toàn cầu. Như đã phân tích ở trên, quảng bá sản phẩm qua website có lợi ích cao hơn rất nhiều các phương thức quảng cáo thông thường khác. Tuy nhiên, để các website này phát huy hiệu quả trong hoạt động đòi hỏi Công ty phải dành ra một khoản ngân quỹ hàng năm để có thể phục vụ cho việc sửa sang, tu bổ và cập nhật thông tin cho website.
- Thứ ba, Công ty TNHH mây tre xuất khẩu cần ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật để có thể quản lý hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử một cách có hiệu quả. Các giải pháp đó bao gồm:
- + Giải pháp thương mại điện tử của Microsoft Corp
Vào tháng 4 năm 1998 Microsoft Corp. cho ra đời phiên bản Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition một sản phẩm dùng cho thương mại điện tử nhằm vào các doanh nghiệp vừa và lớn quan tâm đến việc xây dựng các WEB site thương mại điện tử cho cả hai mô hình doanh nghiệp-tới-người dùng (B2C) và doanh nghiệp-tới-doanh nghiệp (B2B). Các khách hàng sử dụng Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition có thể kể đến bao gồm Office Depot, BarnesandNoble.com, 1-800-FLOWERS, Eddie Bauer, Tower Records và nhiều công ty thành công khác trong lĩnh vực thương mại điện tử. Phần mềm này có
mức giá 4,609 USD cho một máy chủ với bản quyền truy nhập cho 25 người dựng hoặc 5,599 USD cho một máy chủ và bản quyền truy nhập cho 50 người. Microsoft WEB site Server 3.0 Commerce Edition bao gồm ba phần chính sau:
Tiến hành-Engage: Thành phần này giúp cho các doanh nghiệp tạo dựng các WEB site thương mại điện tử, tiến hành các công việc tiếp thị và quảng cáo trên WEB site cũng như tạo các trang WEB động phù hợp với sở thích của mỗi cá nhân khi truy nhập vào WEB site này.
Có thể bạn quan tâm!
- Doanh Thu Thu Được Từ Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu
- Triển Vọng Phát Triển Ngành Thủ Công Mỹ Nghệ Và Ứng Dụng Tmđt Trong Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu Tại Công Ty Tnhh Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn
- Thông Tin Tư Vấn Về Ứng Dụng Thương Mại Điện Tử Trong Hoạt Động Xúc Tiến Xuất Khẩu Cho Các Doanh Nghiệp.
- Ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạnh Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn - 13
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Giao dịch-Transact: Cho phép người quản lý hệ thống kiểm soát các giao dịch tài chính trực tuyến với các khả năng bảo mật, tiếp nhận các đơn đặt hàng nhiều mức, quản lý và định hướng các giao dịch.
Phân tích-Analyze: Giúp các công ty đánh giá được các giao dịch mua bán của khách hàng và bạn hàng, các mức sử dụng dữ liệu để có thể đưa ra được các quyết định nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình kinh doanh điện tử.
2.2. Đào tạo đội ngũ nhân lực phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp để có thể ứng dụng thương mại điện tử.
Nhõn lự c chí nh là y ếu tố quyết đị nh cho sự thà nh c ụng củ a doanh nghiệ̣ p khi tham gia và o thương mạ i điệ n tử . Bở i vì nếu khụng có nh õn lự c khai thác thì những đầu tư cho cơ sở hạ tầ̀ng sẽ trở n ờn rṍ t lãng phí. Nguồ n nhõn lự c phục vụ cho thương mại điện tử phải là những người hi ểu biế́ t s õu sắ c v ề cụng nghệ thụng tin để̉ quả n lí , kiểm soá t cá c giao dị ch qua mạ ng , vừ a có kiế n thứ c về thương mạ i, kinh tế .
Như vậ y, ngoài một bộ phậ n nhõn viờn thự c sự tham gia và o nhữ ng liờn lạc trực tiếp qua mạng , giỏm đốc cụng ty cũ ng phả i chu ẩn bị kiế n thứ c cho mì nh . Giỏm đốc cũ ng cầ n hiểu cá ch thứ c vậ n hà nh củ a mộ t tổ chứ c thương mạ i điệ n tử để̉ có th ể nắ m vữ ng hoạt động kinh doanh của doanh nghi ệp mì nh, từ đó có thể có những quyết sách đúng đắn để̉ phát triển kinh doanh.
Một đội ngũ nhân lực phù hợp, có trình độ vận hành thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu là rất quan trọng. Muốn làm được như vậy, Công ty cần thực hiện một số công việc sau:
- Công ty cần có chương trình đào tạo ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu cho các cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và đội ngũ nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này. Nội dung đào tạo bao gồm: kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, xuất nhập khẩu; kiến thức cơ bản về thương mại điện tử; cách thức vận hành các phần mềm quản lý hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.
- Cần tuyển dụng và đào tạo riêng một đội ngũ nhân lực có chuyên môn trong lĩnh vực thương mại điện tử để quản lý hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử.
- Cần phối hợp với các trường đại học thuộc khối kinh tế và công nghệ thông tin, cũng như phối hợp với các bộ ban ngành chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử như Bộ Thương mại, VCCI, VSAC để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng được đội ngũ nhân lực về thương mại điện tử phù hợp với các yêu cầu của Công ty. Trong thời gian tới, Công ty có thể phối hợp với VCCI để tổ chức các khoá đào tạo kiến thức về TMĐT, tiếp cận các kỹ năng sử dụng các tiện ích của công nghệ thông tin để ứng dụng trong hoạt động kinh doanh, kỹ năng sử dụng công cụ tham gia vào Sàn giao dịch TMĐT của các doanh nghiệp trên cả nước. Các khoá học này sẽ cung cấp một khối lượng kiến thức rất bổ ích cho doanh nghiệp từng bước tiếp cận với TMĐT và sử dụng cụng cụ TMĐT vào trong hoạt động của doanh nghiệp. Đây được coi là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp tự tin hơn trong việc mạnh dạn tiếp cận và sử dụng TMĐT vào trong hoạt động kinh doanh của mình.
2.3. Tổ chức bộ máy doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu ứng dụng thương mại điện tử phục vụ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu.
Theo nghiên cứu ở phần các khó khăn trong việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu thuộc chương II, ta thấy công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn chưa có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực thương mại điện tử. Bởi vậy, việc cần làm trước mắt với công ty là phải hình thành một bộ phận chuyên trách về thương mại điện tử. Trong bộ phận này sẽ bao gồm các cán bộ có trình độ chuyên môn cao về thương mại điện tử và nghiệp vụ ngoại thương.
Ngoài ra, Công ty cũng cần phải dành một khoản ngân sách hợp lý phục vụ cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử. Khoản ngân sách này sẽ dành cho các hoạt động như: đào tạo nhân lực, bảo trợ máy móc công nghệ, cập nhật website,…
Do công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn là một doanh nghiệp xuất khẩu quy mô vừa và nhỏ, vì vậy nên lập tổ thương mại điện tử trực thuộc phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Tổ thương mại điện tử và tổ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu có sự phân công thực thi các công đoạn khác nhau trong quy trình quản trị nhưng đều nhằm vào mục đích chung là nâng cao hiệu quả ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu và tăng lợi nhuận cho Công ty.
2.4. Tham gia vào trung tâm giao dịch TMĐT
Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn mới triển khai cổng thông tin TMĐT để giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm đối tác từ đó có thể giúp công ty tăng được doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Theo nghiên cứu ở phần các khó khăn trong việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động xúc tiến xuất khẩu thuộc chương II, ta thấy công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn chưa có bộ phận chuyên trách về lĩnh vực thương mại điện tử. Bởi vậy, cho đến thời điểm hiện nay Công ty TNHH mây tre Chúc Sơn vẫn chưa tham gia vào trung tâm giao dịch TMĐT. Đây cũng là điểm hạn chế khiến cho doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu của công ty khiêm tốn.
Do đó, để cải thiện tình hình trên và thúc đẩy hơn nữa hoạt động xúc tiến xuất khẩu Công ty nên sớm tham gia vào trung tâm giao dịch TMĐT. Vì việc tham
gia vào trung tâm giao dịch TMĐT sẽ mang lại cho công ty rất nhiều lợi ích như trình bày ở phần II.1.1.1.
2.5. Giải pháp dành cho trang web của công ty
Địa chỉ website của công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn: www.chucson.com.vn chưa thự sự gây ấn tượng đặc biệt đối với người xem và đối tác. Qua địa chỉ này khách hàng không thực sự biết được đặc điểm và ngành nghề kinh doanh của công ty. Do đó, để thu hút hơn nữa sự quan tâm của khách hàng thì cần một số giải pháp sau:
* Cần có những hoạt động marketing trực tuyến địa chỉ trang web:
+ Đăng ký tham gia vào trung tâm giao dịch TMĐT www.vnemart.com (đây là trang web chuyên về xúc tiến xuất khẩu )
Khi tham gia vào sàn giao dich này, công ty không những có thể mở rộng khả năng tiếp cận thị trường mà còn được bổ sung các kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương, các kiến thức về thương mại điện tử, cơ sở dữ liệu luật Thương mại Việt Nam và Quốc tế, hồ sơ thị trường.
+ Đăng ký tham gia vào “ Mạng điện tử hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam”
http://www.vietnamshop.ne.jp. Đây là một website được tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) chính thức khai trương vào 7/11/2001. Đây là một dự án thử nghiệm nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng Nhật Bản nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Mạng điện tử hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, có tên tiếng Anh là Vietnam Zakka là kết quả hợp tác của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) và Bộ Thương mại Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại Việt Nam (Viet trade). Website này là một mô hình kinh doanh qua thư điện tử cho các công ty của Nhật Bản và Việt Nam trong bước khởi đầu hoạt động kinh doanh thương mại điện tử giữa hai nước. Vì vậy, khi tham gia vào mạng này sẽ giúp công ty có nhiều cơ hội mở rộng thêm các quan hệ làm ăn với các khách hàng Nhật Bản (đây được coi là một đối tác rất có tiềm năng và rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam).
+ Đăng quảng cáo trên các trang quảng cáo của các báo chuyên về thủ công mỹ nghệ.
* Về nội dung của trang web:
+ Cần bổ sung thêm một số ngôn ngữ của 1 số nước được xem như là những thị trường chính nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam như tiếng Nhật, tiếng Pháp, ...ngoài tiếng anh để có thể phục vụ được số lượng khách hàng nhiều hơn và đa dạng hơn. Vì trên thực tế, hiện nay ngôn ngữ chính của website chỉ là tiếng Anh.
+ Cần bổ sung thêm chức năng sitemap.
+ Cần liên tục cập nhật thông tin về sản phẩm mới và khi tải lên trang web thì cần chú ý để tránh việc bị lỗi các file ảnh. Vì như vậy sẽ gây cho khách hàng cảm giác không thoải mái và khó có thể tiến tới việc thực hiện đặt hàng và giao kết hợp đồng.
+ Cần bổ sung thêm thông tin giới thiệu về công ty cũng như quá trình hình thành và phát triển của công ty. Như vậy, có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu thông tin về công ty của khách hàng. Trên thực tế, các thông tin này vẫn chưa có đầy đủ trên website của công ty.
+ Cần hoàn thiện thêm chức năng cú thể ký kết được hợp đồng trực tuyến.
+ Bổ sung thêm chức năng thanh toán trực tuyến.
* Cần bổ sung các kênh thông tin để duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng thông qua các hình thức tác nhiệp cho người sử dụng. Từ đó cho phép khách hàng có thể nhận được các thông tin mới nhất, các văn bản về công ty khi đã đăng ký tài khoản sử dụng.
KẾT LUẬN
Với đà tăng trưởng như hiện nay, trong thời gian tới chắc chắn mặt hàng thủ công mỹ nghệ sẽ tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao và mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu thì vai trò của hoạt động xúc tiến xuất khẩu là vô cùng quan trọng.
Như ta đã nghiên cứu trong luận văn, trong số các hình thức xúc tiến xuất khẩu hiện nay thì xúc tiến xuất khẩu thông qua thương mại điện tử là một hình thức mới mẻ nhưng phát huy được hiệu quả rất cao so với các hình thức xúc tiến thông thường khác. Và trong quá trình ứng dụng phương thức xúc tiến này, ngành thủ công mỹ nghệ có thể nói là ngành đi đầu trong cả nước. Bên cạnh những nhược điểm còn tồn tại thì không ai có thể phủ nhận được vai trò của thương mại điện tử trong việc giúp cho ngành thủ công mỹ nghệ đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu rất cao trong thời gian qua.
ý thức được vai trò của thương mại điện tử và việc ứng dụng chúng trong hoạt động xúc tiến thương mại, tôi đã lựa chọn đề tài ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại Công ty TNHH mây tre xuất khẩu Chúc Sơn làm đề tài để nghiên cứu. Hi vọng rằng đề tài này không chỉ giúp cung cấp những cái nhìn khái quát nhất về thương mại điện tử và việc ứng dụng nó trong hoạt động xúc tiến thương mại mà sẽ còn giúp cho doanh nghiệp có thể phát huy hơn nữa các lợi ích của thương mại điện tử và tận dụng được triệt để các lợi ích đó trong thực tiễn.
Tuy nhiên trong thời gian có hạn, và do thương mại điện tử cũng là một vấn đề rất rộng nên luận văn này có thể còn cò nhiều sai sót. Tôi mong sẽ nhận được những đóng góp ý kiến để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
Tài liệu tham khả o
Tiếng Việt:
1. Đặng Ngọc Dinh & Becker, Jorg (2000), Internet ở Việt Nam và các nướ c đang phá t triển, Nhà Xuất Bả n Khoa Họ c Kỹ Thu ật, Hà Nội.
2. Lê Trung Thành, Lê Thị Mỹ Linh (1997), Nguyên lý Marketing (dùng cho lớp Cao học Quản trị Kinh doanh), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Viện Quản trị Kinh doanh, Hà Nội.
3. Hội Khoa họ c Kinh tế Việt Nam, Thờ i Bá o Kinh Tế Việt Nam.
4. Hội Tin họ c Vi ệt Nam, Tin họ c và Đờ i sống.
5. Sở Khoa Họ c, Công Nghệ & Môi Trườ ng Tp . Hồ Chí Minh,
Thế giớ i Vi Tí nh Việt Nam.
6. Tổng Cụ c Bưu Đi ện, Tạp chí Bưu chính Viễn Thông – Chuyên đề Internet.
7. Vũ Hữu Tửu, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản giáo dục.
8. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê, Nhà xuất bản thống kê.
9. Báo điện tử Việt Nam, http:// www.vnanet.com.vn
10. Báo điện tử Việt Nam, http:// www.vnexpress.com.vn
11. Sàn giao dịch trực tuyến, http:// www.vnemart.com.
12. Siêu thị chợ ảo, http:// www.alibaba.com.vn
13. Trang thông tin thương mại điện tử, http:// www.vec.com.vn
14. Báo Thanh niên trực tuyến, http:// www.thanhnienonline.com.vn
15. Bộ Thương mại, http:// www.mot.gov.vn
16. Phòng Thương mại Cụng nghiệp Vịờt Nam, http://www.vcci.com.vn