Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay - 12


tế) nên có khi các phóng viên, BTV hoặc các ban, đài khác nhận rồi nhưng vì lý do nào đó hộ không thực hiện được. Do vậy, kế hoạch đặt bài bị phá vỡ, đến thời hạn phát sóng mà chương trình không có. Ví dụ, khi đài PTTH Hà Giang đặt bài cho phóng viên huyện Đồng Văn xuống xã Lũng Phìn làm chương trình biểu dương một số hộ gia đình chăn nuôi giỏi tại địa phương, nhưng do phóng viên gặp khó khăn về điều kiện đi lại, tiếp cận nhân vật nên ảnh hưởng đến kế hoạch tuyên truyền của đài PTTH Hà Giang.

Ba là, cần tìm tòi cách thể hiện mới đáp ứng nhu cầu của công chúng: Ba đài PTTH trong diện khảo sát tuy mới ra đời nhưng có thể nói đã đạt được kết quả không nhỏ khi được nhiều người dân đánh giá thông tin cập nhật, hay, hấp dẫn và bổ ích. Và để xây dựng các chương trình phù hợp thị hiếu, lãnh đạo ba đài PTTH trong diện khảo sát cần không ngừng đổi mới mình. Thực tế, cứ sau một thời gian theo dòi và đánh giá các chương trình từ cả hai phía chuyên môn và khán giả qua hệ thống đo rating thì ba đài PTTH trong diện khảo sát lại tiến hành sàng lọc và đổi mới các format cũng như cách thể hiện sao cho phù hợp và hấp dẫn với công chúng.

Nâng cao tính tương tác với công chúng thông qua hiển thị email cá nhân của phóng viên, BTV khi dẫn chương trình; mail, số điện thoại của Ban phụ trách chuyên mục tại cuối chương trình và cuối trang chuyên mục phát sóng để công chúng có thể cung cấp thông tin cho chương trình, đồng thời phản hồi thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện. Cùng với đó, việc định kỳ khảo sát mức độ hài lòng của công chúng cũng là một trong những hình thức giúp các Đài PTTH rút kinh nghiệm từ những cái chưa tốt, để hoàn thiện hơn chất lượng nội dung, nâng cao hình thức chương trình, để phục vụ tốt hơn nhu cầu của công chúng.

Việc đổi mới nội dung, hình thức chương trình phù hợp với nhu cầu của khán giả là một giải pháp quan trọng cần được áp dụng triệt để. Khán giả


chính là mục tiêu của kênh, vì vậy đáp ứng trúng và đúng nhu cầu của họ một cách phù hợp, có định hướng sẽ là thành công của bất cứ đài PTTH nào khi tuyên truyền. Lãnh đạo các đài PTTH trong diện khảo sát đánh giá rất cao nhiệm vụ đó vì vậy lãnh đạo các đài PTTH luôn luôn lắng nghe những ý kiến đánh giá và phản hồi của khán giá để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin của quần chúng nhân dân. Cần nghiên cứu, tận dụng tối đa các phóng viên tại hiện trường để tạo sự sôi động và hấp dẫn. Ba đài PTTH trong diện khảo sát cần tiến hành nghiên cứu một cách bài bản để xây dựng khung chương trình chuẩn, phù hợp với tiêu chí của mình. Trên cơ sở đó, cộng với sự sáng tạo của phóng viên, BTV sẽ thiết kế được những chương trình hay, hấp dẫn người xem. Ngoài ra, ba đài PTTH trong diện khảo sát cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm và hiệu quả hoạt động bộ phận chuyên trách điều tra khán giả, để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của đông đảo khán giả.

Bốn là, quản trị kỹ thuật và tích hợp truyền hình trên nền tảng internet: Tình trạng thiếu máy quay, thiếu thiết bị dựng; máy quay và thiết bị dựng đồng bộ là nguyên nhân hàng đầu gây ảnh hưởng đến kết quả xây dựng các chương trình tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay. Do vậy, cần phải khẩn trương đầu tư mới và nâng cấp chất lượng thiết bị dựng, máy quay phim, số hóa hệ thống máy quay, bàn dựng, thiết bị phát sóng chương trình một cách đồng bộ.

Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, đặc biệt sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử, mạng xã hội, khán giả đặc biệt khán giả trẻ có xu hướng lựa chọn mạng xã hội và báo mạng, trang tin điện tử để theo dòi thông tin. Trong phiếu thăm dò ý kiến, vẫn còn nhiều khán giả theo dòi nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên báo mạng điện tử và mạng xã hội. Chính vì vậy ba đài PTTH trong diện khảo sát cần phát triển việc hội tụ truyền thông tích hợp truyền hình, phát thanh trên


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

trang tin điện tử, mạng xã hội, từ đó làm tăng tính hiệu quả tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hiện nay.

Các đài PTTH cần làm tốt công tác quản trị kỹ thuật và tích hợp trên truyền hình. Đồng thời, nâng cấp phương tiện,trang bị các studio dành cho truyền hình và phóng viên…, đáp ứng nhu cầu chương trình tuyên truyền đa phương tiện. Thực tế hiện nay, ba đài PTTH trong diện khảo sát khi tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mới chỉ tập trung trên sóng truyền hình, chưa có sự tích hợp với mạng xã hội và các loại hình báo, đặc biệt là báo điện tử. Do vậy, để nâng cao chất lượng tuyên truyền nội dung này trên truyền hình hiện nay các đài PTTH cần có sự phối kết hợp với các hình thức tuyên truyền khác.

Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay - 12

3.2.3. Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, phóng viên

Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của đội ngũ phóng viên, BTV trong việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình thời gian tới cần:

Thứ nhất, phóng viên, BTV phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ chính trị, vì tuyên truyền về Bác thực chất là làm chính trị, làm công tác tư tưởng. Học tập chính trị trước hết là học và thấm nhuần các quan điểm, đường lối chung của Đảng về vị trí, vai trò của truyền hình trong công tác tuyên truyền, đặc biệt là trong công tác tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình hiện nay. Ngoài ra, mỗi phóng viên, BTV luôn cần trau dồi để ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài để có thể đọc hiểu được tin, bài của báo chí nước ngoài, từ đó có thể nắm bắt được nhiều thông tin, cách thức truyền thông hiện đại và có những giải pháp phù hợp để tuyên truyền chính xác, có chiều sâu và thuyết phục trên báo chí của mình. Ngoài ra, việc biết được tiếng các dân tộc ít


người của ba địa phương Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn là điều kiện thuận tiện cho quá trình tác nghiệp và tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đồng bào dân tộc ít người.

Thứ hai, phóng viên, BTV cần thận trọng khi khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Đặc biệt, hiện nay khi công nghệ phát triển, mạng xã hội là phương thức có thể truyền thông tin nhanh chóng tới đa dạng công chúng, chính điều này đã ảnh hướng không nhỏ tới đội ngũ phóng viên, BTV ở các đài PTTH. Không ít thông tin trên mạng xã hội đã gây nhiễu. Vậy nên, thực tế cho thấy, “không tẩy chay” mạng xã hội mà cần “bắt tay” với mạng xã hội nhưng với nguyên tắc tỉnh táo, khách quan, chuyên nghiệp. Mặt khác, khi thông tin thực hiện tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình, các phóng viên, BTV cũng cần cân nhắc và tính toán các yêu cầu đặc thù của lĩnh vực này, tránh lộ, lọt thông tin có yêu cầu bí mật, gây hại cho đất nước.

Thứ ba, phóng viên, BTV cần nâng cao trình độ kiến thức hiểu biết về pháp luật, bởi vì khi tuyên tuyên truyền nội dung này, phóng viên, BTV phải đối mặt với không ít thách thức. Do đó, để mỗi chương trình là một thông điệp về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thì phóng viên, BTV cần chủ động, tăng cường giao lưu, đối thoại với các cơ quan chức năng để nâng cao trình độ, kiến thức, hiểu biết pháp luật, am hiểu các khái niệm, nội hàm vấn đề liên quan. Cùng với đó, phải tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình chính xác, tránh sơ hở, làm “nóng” vấn đề không cần thiết, phản tác dụng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, thậm chí là nhiễu thông tin...

Thứ tư, đối với những người làm báo trẻ, khi tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình cần thận trọng khi đề cập những nội dung liên quan đến các thông tin khai thác được khi


tác nghiệp. Đặc biệt, phóng viên, BTV không nên đăng tải các thông tin thu thập được, nhưng không được đài sử dụng trên các trang cá nhân của mình. Luôn nên ghi nhớ, uy tín của các đài mình đang công tác có thể bị giảm, khi các quan điểm không đúng đắn của cá nhân của phóng viên, BTV được đưa lên các trang mạng xã hội. Đặc biệt, trong môi trường hội tụ truyền thông như hiện nay, phóng viên, BTV cần phải biết thẩm định nguồn thông tin từ intetnet. Việc tìm ra được thông tin cần thiết trên internet là một vấn đề khó, song để thẩm định những nguồn thông tin này còn khó hơn nhiều lần. Nhiều thông tin trích dẫn sai, sẽ có những tác động tiêu cực đối với vấn đề hoặc đối tượng của bài viết. Do đó, nhà báo khi khai thác thông tin từ internet về vấn đề thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hình cần hết sức cẩn trọng, đặc biệt phải biết thẩm định nguồn tin và xử lý một cách chính xác, phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đúng với tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Thứ năm, luôn trau dồi, nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Truyền hình ra đời bắt nguồn từ nhu cầu xã hội và để giải quyết những vấn đề xã hội có liên quan đến cộng đồng. Phóng viên hay BTV trước hết là một công dân. Bởi vậy mà trách nhiệm xã hội là yêu cầu khách quan, đòi hỏi từ các mối quan hệ thuộc về bổn phận, nghĩa vụ xã hội của truyền hình. Trách nhiệm xã hội của phóng viên, BTV là một nguyên tắc. Không thể có được sự chân thật, khách quan nếu phóng viên, BTV không có trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội của phóng viên, BTV là khi thực hiện một chương trình tuyên truyền, phải nghĩ đến công chúng, đến lợi ích chung của cả cộng đồng xã hội chứ không phải lợi ích riêng của một nhóm. Người phóng viên, BTV phải nghĩ đến hiệu lực, hiệu quả tác động của tác phẩm đến công chúng. Từ đó phóng viên, BTV sẽ phải cân nhắc xem mình viết cái gì, phản ánh cái gì, tuyên tryền cái gì và như thế nào. Trách nhiệm xã hội của phóng viên, BTV, trước hết là trách


nhiệm với hiệu quả của các chương trình tuyên truyền sau khi đến với công chúng. Không giống như một số nghề nghiệp khác, phóng viên, BTV phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với sản phẩm do mình sáng tạo ra, bắt đầu từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc của quá trình sáng tạo tác phẩm.

Theo đó, có trách nhiệm xã hội là phóng viên, BTV không cẩu thả, qua loa trong bất kỳ khâu nào của quy trình lao động sáng tạo các chương trình tuyên truyền. Khi phóng viên, BTV xác định viết cho công chúng, viết vì công chúng cũng là khi phóng viên, BTV thực hiện nguyên tắc khách quan, nhân văn trong tất cả các khâu công việc. Chuẩn mực ứng xử đối với mối quan hệ cụ thể trong quá trình tác nghiệp, trong đó bao gồm cả những biểu hiện của trách nhiệm xã hội chính là đạo đức phóng viên, BTV. Đặc biệt, những chuẩn mực về đạo đức truyền hình, trách nhiệm xã hội của phóng viên, BTV luôn gắn với năng lực chuyên môn của phóng viên, BTV trong toàn bộ quy trình sáng tạo tác phẩm tuyên truyền. Một phóng viên, BTV giỏi về nghiệp vụ, năng lực tốt nhưng thiếu đạo đức, xem nhẹ trách nhiệm công dân thì sẽ cho ra đời những sản phẩm chất lượng không cao. Nhìn ở góc độ nhân văn, phóng viên, BTV đó sẽ cho ra đời những sản phẩm thiếu tính nhân văn. Nếu chỉ có tài mà thiếu tâm, thiếu đức thì không thể sáng tạo nên những sản phẩm tinh thần có giá trị hữu ích cho đời. Nói vậy để thấy rằng, đạo đức phóng viên, BTV phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt nhận thức và quy trình sáng tạo của lao động của phóng viên, BTV. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của phóng viên, BTV, xét cho cùng cũng chính là nhằm nâng cao trình độ tư duy, phẩm chất chính trị và nghiệp vụ của phóng viên, BTV.

3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương thức quản lý

Việc đầu tư các trang thiết bị làm việc của các đài PTTH cần được đảm bảo đầy đủ, giúp phóng viên, BTV có đủ công cụ để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là những điều kiện thiết yếu để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.


Các đài PTTH cần phải có trụ sở làm việc đủ rộng và đầy đủ trang thiết bị cơ bản. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, phóng viên, BTV cần được trang bị cả những phương tiện, thiết bị làm việc hiện đại để có thể cập nhật được các thông tin cũng như kịp thời thu thập đầy đủ thông tin.

Để phù hợp với sự phát triển của truyền hình trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, cần đề ra các giải pháp khắc phục như: (1) Rà soát, đổi mới, hoàn thiện các văn bản của Nhà nước về tổ chức và hoạt động tuyên truyền trên truyền hình; (2) Đổi mới cơ chế, chính sách để các tổ chức, cơ quan nhà nước tăng cường quản lý và phối hợp hoạt động với hoạt động tuyên truyền trên truyền hình; (3) Xây dựng quy định chặt chẽ, rò ràng về trách nhiệm các cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin kịp thời cho hoạt động tuyên truyền và nghiêm túc tiếp nhận, xử lý và phản hồi cho các đài, đồng thời tạo điều kiện cho phóng viên, BTV tác nghiệp; (4) Xây dựng cơ chế chính sách để các đài khai thác, sử dụng mặt tích cực của mạng xã hội đi đôi với việc quản lý, xử lý việc lợi dụng mạng xã hội để tuyên truyền chống Đảng, Nhà nước, chế độ (Theo Luật An ninh mạng mới được thông qua); (5) Đổi mới nội dung, phương thức quản lý của Nhà nước đối với hoạt động tuyên truyền trên truyền hình; (6) Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động tuyên truyền, kiện toàn bộ phận truyền thông của cơ quan; (7) Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động tuyên truyền kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, hệ thống kiến thức về chính trị, văn hóa hành chính…

3.2.5. Xử lý, khai thác tối đa những phản hồi từ công chúng trong quá trình tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình hiện nay

Một trong những điều làm nên sự khác biệt giữa truyền hình truyền thống và truyền hình hiện đại đó là tính hai chiều của thông tin. Trước kia, công chúng tiếp nhận thông tin trên truyền hình một cách thụ động, phóng


viên, BTV cung cấp thông tin gì, công chúng tiếp nhận thông tin đó; nhưng hiện nay, vị trí của công chúng với thông tin trên truyền hình đã khác. Công chúng không còn là người thụ động tiếp nhận mà giờ công chúng là người hoàn toàn chủ động trong tiếp nhận thông tin; chủ động nhận xét, đánh giá, yêu cầu với các đài PTTH. Với các đài PTTH, tính chủ động của công chúng càng cao; khả năng tương tác của công chúng càng nhanh chóng, dễ dàng hơn thông qua việc tham gia các diễn đàn, hay bình luận ở cuối những chương trình, trong các hộp thông tin phản hồi.

Thực tế, những ý kiến, phản biện của người dân đối với những thông tin và sự kiện diễn ra trong xã hội nói chung, những vấn đề về tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói riêng thời gian qua đã được chú ý, nhưng chưa được quan tâm khai thác và xử lý một cách bài bản. Để thông tin đa dạng, kịp thời và mang tính hai chiều, đòi hỏi đài PTTH phải xây dựng được hệ thống thông tin đa chiều, tăng khả năng tương tác với công chúng, tiến hành điều tra công chúng, qua đó biết được công chúng cần gì, muốn biết điều gì để từng bước cải tiến nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng thông tin, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả. Cùng với đó là tăng cường, khuyến khích sự tương tác, phản hồi từ công chúng về những nội dung tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, các đài phải lập kế hoạch, phân công cụ thể nhân lực vào việc đăng tải, thực hiện phản hồi, có những phản ứng kịp thời, đúng đắn trước những tương tác của công chúng. Muốn làm được điều này một cách chất lượng, thuyết phục thì cần có một bộ phận chuyên nghiệp để có khả năng ứng phó, phản hồi công chúng một cách phù hợp.

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí