Tiểu kết Chương 3
Trong Chương 3, luận văn đã căn cứ vào kết quả đánh giá, khảo sát, tổng hợp từ thực tiễn ở Chương 2 để đưa ra những đánh giá khái quát về việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình, để đưa ra những đề xuất để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền trên truyền hình hiện nay.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình: trước tiên, cần đổi mới về nhận thức của việc tuyên truyền, trong đó tập trung vào việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, lãnh đạo các đài PTTH; nhận thức về vai trò của việc tuyên truyền thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình; Nâng cao nhận thức của bản thân chủ thể tham gia tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình (lãnh đạo các đài PTTH, phóng viên, BTV); nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm của đội ngũ phóng viên, BTV và đặc biệt nâng cao năng lực nghề nghiệp trong việc tuyên truyền nội dung này.
Cùng với những giải pháp trên, những ý kiến nhiều chiều, phản biện của công chúng đối với những thông tin tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình cũng cần được thông tin, phản hồi nhanh chóng, phù hợp. Điều đó đòi hỏi các đài PTTH phải xây dụng được hệ thống thông tin đa chiều, tăng khả năng tương tác với khán giả, tiến hành điều tra công chúng, qua đó biết được công chúng cần gì, muốn biết điều gì để từng bước cải tiến nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả.
KẾT LUẬN
Qua hơn 10 năm, Đảng triển khai và tổ chức thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 06-CT/TW và Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã tổ chức chỉ đạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, đảng đoàn, ban cán sự đảng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội để phổ biến, quán triệt, triển khai và hướng dẫn tổ chức thực hiện các Chỉ thị. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nói chung và trên truyền hình nói riêng. Các đài PTTH đã nhận thức sâu sắc, chủ động xây dựng kế hoạch hằng năm và chỉ đạo cấp dưới trực thuộc xây dựng kế hoạch, triển khai sâu rộng trong đội ngũ phóng viên, BTV thực hiện nghiêm túc việc học tập và làm theo Bác. Nhờ đó, việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có tác động tích cực và đóng góp quan trọng vào công tác xây đựng và chỉnh đống Đảng ở tại các địa phương, nhất là việc học tập đã từng bước đi vào nền nếp, thực chất hơn.
Từ nhận thức đến hành động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có chuyển biến tích cực. Về cơ bản, nhân dân các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn đều biết tới chủ trương lớn của Đảng ta về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao tính tự giác, ý thức trách nhiệm, gương mẫu, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện trong công tác và cuộc sống. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đang đi dần vào cuộc sống, qua đó, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân tích cực học tập và làm theo lời Bác, xây dựng đời sống, phát triển kinh tế - xã hội. Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình của 3 đài PTTH trong diện khảo sát thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện các Nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các địa phương, cơ quan, đơn vị; nhiều tấm gương tiểu biểu của cán bộ và nhân dân về học tập và làm theo lời Bác đã xuất hiện trong cuộc sống, có sức lan tỏa rộng rãi, có tác dụng định hướng xây dựng văn hóa và nhân cách con người Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền vẫn còn tồn tại một số hạn chế, khuyết điểm. Những hạn chế, khuyết điểm trên nếu không được kịp thời khắc phục sẽ ảnh hưởng đến kết quả công tác tuyên truyền, đến ý nghĩa chính trị - xã hội to lớn của việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình hiện nay. Để thực hiện tốt việc tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên truyền hình, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, hệ thống chính trị, xã hội và nhân dân trong giai đoạn hiện nay cần phải thực hiện đầy đủ các giải pháp nêu trên. Trước hết, hiện nay cần phải nêu cao trách nhiệm của các đài PTTH, đồng thời phát huy hết năng lực, khả năng của đội ngũ phóng viên, BTV trong việc sản xuất các chương trình tuyên truyền gắn với việc đổi mới nội dung, hình thức.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Anh (2014), Nâng cao chất lượng tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trên sóng Đài truyền hình Việt Nam, Luận văn cao học báo chí.
2. Trần Quốc Bảo, Nâng cao chất lượng chương trình thời sự truyền hình của Đài PTTH Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ báo chí học, năm 2015.
3. Nguyễn Văn Dững (2011), Báo chí Truyền thông hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Dững (2012), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật
5. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) (2011), Báo chí - Những điểm nhìn từ thực tiễn tập 2, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
6. Phạm Thị Dung, Nâng cao hiệu quả tuyên truyền điển hình tiên tiến trên báo Thái Bình, Luận văn thạch sĩ báo chí học, năm 2011.
7. Vũ Quang Hào (2007, tái bản), Ngôn ngữ báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội.
8. Học viện Báo chí và Tuyên truyền (2011), Lý luận chính trị và truyền thông, những điểm nhìn từ thực tiễn đào tạo, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
9. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), Từ điển Bách khoa Việt Nam, (tập 1,2,3,4), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
10.Hội Nhà báo Việt Nam (1987), Viết tin và viết người tốt, việc tốt.
11. Phạm Thành Hưng (2007), Thuật ngữ báo chí - Truyền thông, NXb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. Trần Bảo Khánh, SXCT truyền hình,NXB Văn hóa Thông tin năm 2002
13. Nguyễn Thế Kỷ (2012), Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Trần Lâm, Truyền hình Việt Nam một phần tư thế kỷ, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội năm 1996.
15. Hồ Quang Lợi (2006), Chính luận báo chí, wesite:nghebao.vn
16. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, NXB Thông tin và Truyền thông.
17. Hồ Chí Minh (1948), Thư gửi Hội nghị thông tin tuyên truyền và Báo chí toàn quốc, Toàn tập, Tập 9, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996, Tr.616.
18. Hồ Chí Minh (1947), Người tuyên truyền và cách tuyên truyền, Toàn tập, Tập 5, NXB Chính trị Quốc gia (lần 2), Hà Nội, 2000, Tr.162.
19. Hồ Chí Minh (1947), Sửa đổi lối làm việc, Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, Tr. 269-280.
20. Hồ Chí Minh (1950), Nói về công tác huấn luyện và học tập,, Toàn tập, Tập 6, NXB Chính trị Quốc gia (lần 2), Hà Nội, 2002, Tr.71
21. Hồ Chí Minh (1954), Tuyên truyền, Toàn tập, Tập 10, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002, Tr.204.
22. Hồ Chí Minh (1958), Đạo đức cách mạng, Toàn tập, Tập 9, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996, Tr.204-293.
23. Hồ Chí Minh (1956), Bài nói chuyện tại lớp Nghiên cứu chính trị khoá I Trường Đại học nhân dân Việt Nam, Toàn tập, Tập 8, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, Tr.217
24. Hồ Chí Minh (1960), Phát huy tinh thần cầu học, cầu tiến bộ, Toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1995, Tr.215.
25. Hoàng Phê (1975), Phân tích ngữ nghĩa, tạp chí Ngôn ngữ, số 2/1975.
26. Trần Thế Phiệt, Tác phẩm báo chí, Tập 3 NXB Giáo dục năm 1995
27. Dương Xuân Sơn (2005), Thể loại báo chí, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
28. Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý luận chính trị, năm 2005.
29. Từ lý luận đến thực tiễn báo chí (1999), NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
30. Đỗ Công Tuấn (chủ biên) Trịnh Đình Thắng, Lê Hoài An: Khoa học luận đại cương, NXB Chính trị quốc gia năm 1999.
PHỤ LỤC
BẢNG KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Tổng số phiếu phát ra: 300; Tổng số phiếu thu về: 300; Thời gian thực hiện: Từ tháng 3 năm 2019 đến tháng 5 năm 2019; Địa điểm thực hiện: Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn.
Nội dung thăm dò ý kiến
1. Ông/Bà có đọc, nghe, xem thông tin chương trình “Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” trên các phương tiện thông tin đại chúng không?
Đáp án | Số phiếu | Tỷ lệ (%) | |
1 | Có | 207 | 76.5% |
2 | Không | 26 | 6.5% |
3 | Hiếm khi | 67 | 17% |
Có thể bạn quan tâm!
- Tỷ Lệ Đánh Giá Về Hình Thức Tuyên Truyền Thực Hiện Học Tập Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh (Nguồn Tác Giả).
- Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tuyên Truyền Học Tập Và Làm Theo Tư Tưởng, Đạo Đức, Phong Cách Hồ Chí Minh Trên Truyền Hình
- Tuyên truyền học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên sóng truyền hình địa phương các tỉnh phía Bắc hiện nay - 12
Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.
2. Nếu chọn Có, Ông/Bà thường đọc, nghe, xem thông tin người tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng nào? (Chỉ chọn một đáp án)
Đáp án | Số phiếu | Tỷ lệ (%) | |
1 | Báo in | 29 | 9,6% |
2 | Báo mạng điện tử | 56 | 16,8% |
3 | Kênh truyền hình | 195 | 63,5% |
4 | Mạng xã hội | 30 | 10.1% |
5 | Kênh phát thanh | 0 | 0% |
3. Ông/Bà có xem Đài truyền hình về chương trình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” không?
Đáp án | Số phiếu | Tỷ lệ (%) | |
1 | Thường xuyên | 92 | 38% |
2 | Ít khi | 26 | 6,5% |
3 | Thỉnh thoảng | 140 | 51,5% |
4 | Chưa xem bao giờ | 16 | 4% |
4. Ông/Bà đánh giá về nội dung tuyên truyền thực hiện học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên đài PTTH hiện nay?
Đáp án | Số phiếu | Tỷ lệ (%) | |
1 | Rất hấp dẫn | 54 | 18% |
2 | Bình thường | 96 | 32% |
3 | Không hấp dẫn | 150 | 50% |
5. Theo Ông/Bà, hình thức tuyên truyền thực hiện học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên đài PTTH như thế nào?
Đáp án | Số phiếu | Tỷ lệ (%) | |
1 | Hấp dẫn | 65 | 23% |
2 | Bình thường | 95 | 31% |
3 | Không hấp dẫn | 140 | 46% |
6. Đánh giá của Ông/Bà về thông tin chương trình học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các chuyên mục:
Đáp án | Số phiếu | Tỷ lệ (%) | |
1 | Thông tin có khách quan không? | ||
Có | 265 | 97,48% | |
Không | 35 | 2,52% | |
2 | Có xuất hiện những hình ảnh, lời bình phản cảm không? | ||
Có | 5 | 7,82% |
Không | 270 | 81,84% | |
Hiếm khi | 25 | 10,34% | |
3 | Thông tin học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có lý giải hành vi? | ||
Có | 260 | 80,72% | |
Không | 16 | 7,26% | |
Hiếm khi | 24 | 12,02% | |
4 | Nguyên nhân học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh có được đề cập trong chương trình không? | ||
Có | 284 | 95,53% | |
Không | 7 | 1,95% | |
Hiếm khi | 9 | 2,52% | |
5 | Có thấy được vai trò của cơ quan chức năng trong thông tin học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh không? | ||
Có | 256 | 87,7% | |
Không | 29 | 8,1% | |
Hiếm khi | 15 | 4,2% | |
6 | Có làm cho người xem rút ra bài học không? | ||
Có | 270 | 92,2% | |
Không | 11 | 3,0% | |
Hiếm khi | 19 | 4,8% |