Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ - 9

nhiều thành quả đến giai đoạn hiện nay (tính đến thời điểm 31/12/2013) cả nước có

312.401 cán bộ công chức từ cấp huyện trở lên và 227.253 cán bộ công chức cấp xã. Viên chức (tính đến tháng 6 năm 2014) là 1.995.414 viên chức (Nguồn Vụ: cải cách viên chức – Bộ Nội vụ). Như vậy với lực lượng CBCC đông đảo là ưu điểm nổi bật của Nhà nước ta, bên cạnh đó 70% là cán bộ công chức trẻ (Từ 22-35 tuổi) là một thuận lợi cho quá trình đổi mới khi đội ngũ cán bộ trẻ dễ dàng tiếp thu khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và đủ sức mạnh cũng như niềm tin theo đuổi con đường mà Đảng và Nhà nước đang đi.

Như vậy với những điều kiện thời cuộc, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nêu trên đã có tác động không nhỏ đến nhân cách cá nhân con người. Đó cũng là môi trường tốt nhất để mỗi người tự tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt, trong đó trước hết là đội ngũ CBCC trong nhà nước. Đảng ta khẳng định trong công cuộc đổi mới đất nước, đội ngũ cán bộ có sự trưởng thành vượt bậc về bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn và phẩm chất ĐĐCM.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển CNH-HĐH đất nước đời sống kinh tế - chính trị ngày càng ổn định, lẽ ra đây sẽ là điều kiện tốt để người cán bộ phát huy vai trò nêu gương, đem tài năng để cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước. Song ngược lại một số người lại có tư tưởng “Đục nước, béo cò” tranh thủ khi đang giữ vị trí trong cơ quan để kiêm lợi cho cá nhân, gia đình, họ tộc… Trong trường hợp đó khía cạnh đạo đức bị ảnh hưởng không nhỏ, biểu hiện ở chỗ xã hội phát triển theo xu hướng tiến bộ, nhưng một bộ phận cá nhân lại có xu hướng thoái bộ. Ở bộ phận này, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức, tinh thần tập thể … của ĐĐCM ngày càng lu mờ, thay vào đó là tư tưởng ích kỷ, hẹp hòi, cục bộ, địa phương chủ nghĩa… của chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân như đã biết, nó lan nhanh và ăn sâu, bám rễ vào ý thức người cán bộ là vô cùng nguy hiểm, nó kéo lùi sự phát triển của xã hội.

- Vì chủ nghĩa cá nhân mà sinh ra tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, buôn lậu, lối sống xa hoa, hưởng lạc…ở những cán bộ có chức có quyền nhưng thoái hóa biến chất. Nó được biểu hiện ở một số cán bộ có thái độ quan liêu, hách dịch, lên

mặt “quan cách” cách đối với nhân dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân; ở sự chi tiêu lãng phí không tiếc tiền của của Nhà nước, của Nhân dân, thậm chí mượn danh nghĩa của Nhà nước với lý do “Đối ngoại”, “Tiếp khách” để ăn chơi xa hoa, trác táng như ném tiền qua cửa sổ…. Điển hình là các vụ cấu kết để làm ăn bất chính những năm gần đây như: Trường hợp Dương Chí Dũng tổng giám đốc của tập đoàn Vinashin đã tham nhũng của Nhà nước hàng trăm nghìn tỷ đồng, cuối cùng Chính phủ phải bỏ một phần tiền ra để bù đắp. Vinashin sau đó chuyển nợ cho Vinalines và Tập Đoàn dầu khí (PVN), khiến các Tập Đoàn này lâm vào khó khăn và cuối cùng gánh nặng lại đè lên vai Nhà nước. Chính phủ cũng phải tăng vốn điều lệ cho Vinashin từ 9.000 tỉ đồng lên 14.655 tỉ đồng cũng vẫn là tiền từ ngân sách nhà nước (NSNN). Thực tế cho thấy, nạn tham nhũng, buôn lậu phát triển với quy mô ngày càng rộng và mức độ ngày càng trầm trọng hơn, theo thống kê của Ủy ban kiểm tra kinh tế của Quốc hội, dẫn lại số liệu của Bộ Tài chính (BTC), theo Ủy ban Kinh tế (UBKT), thâm hụt ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) trung bình trong giai đoạn 2003-2007 chỉ chiếm 1,3% GDP, con số này tăng gấp đôi lên 2,7% GDP trong giai đoạn 2008-2012. Trong khi đó, tổng nợ công cũng tăng từ 40% GDP cuối năm 2007 lên khoảng 56,3% GDP vào cuối năm 2010 và giảm đôi chút xuống còn 54,9% GDP vào năm 2011 và ước 55,4% GDP vào năm 2012. (Nguồn báo Thanh niên online ngày 25/8/2013)… Tính chất các vụ tham nhũng ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, không chỉ cá nhân tham nhũng mà còn mang tính tập thể, câu kết với nhau để bòn rút tài sản của Nhà nước; Nạn mua bán chức quyền gần đây báo chí đưa tin như trường hợp bí thư Sang của Huyện Mỹ Đức thành phố Hà Nội khi con báo cáo bố, anh em, họ hàng, cháu chắt kính thưa bác… ông Lê Văn Trang con trai của ông Sang làm bí thư xã An phú, con dâu ông làm ở phòng Quản lý đô thị huyện Mỹ Đức, chị họ bí thư Huyện ủy làm kế toán trưởng của UBND huyện, cháu họ làm các trường học trên địa bàn huyện…. Nhìn từ khía cạnh xã hội gọi là “Cả họ làm quan” xây dựng một cơ chế “Gia đình trị” trong đơn vị. Thực chất ở đây, bọn tham nhũng hay lợi dụng chức quyền để mua quan bán chức để kiếm lợi cho cá nhân, vì thế nhiều tập thể chân chính đang bị

bọn cá nhân chủ nghĩa lợi dụng biến thành “phường hội” để bòn rút tiền bạc của Nhà nước, của nhân dân.

- Vì suy thoái đạo đức mà tính trạng kèn cựa địa vị, sự gắn kết giữa cán bộ vụ lợi với cán bộ địa vị đã gây ra mất đoàn kết nội bộ giữa không ít cán bộ có chức, có quyền ở nhiều địa phương, tập thể, cơ quan đơn vị,... Ở những nơi đó, đức hy sinh, tính đồng chí, lòng nhân ái bị suy giảm và mất chuẩn mực.

- Việc cách biệt về thu nhập không hợp lý ngày càng sâu sắc, sự phân biệt giàu nghèo diễn ra phức tạp, sự phân phối còn thiếu công bằng, những người cán bộ chân chính rất phẫn nộ trước những kẻ lợi dụng chính quyền, lợi dụng sơ hở của pháp luật, yếu kém trong quản lý để làm giàu bất chính. Theo báo cáo của Ban cán sự đảng Thanh tra Nhà nước, qua tiến hành 22.500 cuộc thanh tra, xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đến nay, ngành Thanh tra đã kiến nghị xử lý hành chính 11.684 cán bộ, gồm 7 cán bộ cấp tỉnh; 33 cán bộ cấp cục, vụ, viện; 172 cán bộ cấp huyện, quận, thị xã; 229 giám đốc công ty, xí nghiệp; 393 cán bộ cấp phòng; 2 tổng giám đốc; 178 cán bộ xã, phường, thị trấn và 9.060 cán bộ, công chức khác [31, tr.303].

- Vì suy đồi về đạo đức nên cán bộ không quan tâm đến rèn luyện phẩm chất chính trị và ĐĐCM. Lối sống cơ hội, thực dụng cũng đang diễn ra dưới nhiều hình thức. Tình trạng chạy chức, chạy quyền, hối lộ, chạy quyền, chạy tội,… đang phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

- Năng lực lãnh đạo, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học của cán bộ có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Điều đó một phần là cán bộ giảm sút ý chí, thiếu tu dưỡng bản thân, trở thành những cán bộ trung bình hoặc yếu kém, tình trạng ngại học tập là khá phổ biến. Không ít cán bộ yếu kém về trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ; tụt hậu về trí tuệ, năng lực tư duy, năng lực tổ chức và hoạt động thực tiễn trước yêu cầu mới của nhiệm vụ cách mạng giao phó. Tình trạng tuổi bình quân của cán bộ ngày càng cao, lực lượng kế cận chưa đáp ứng dẫn đến hụt hẫng ở nhiều nơi. Sự không thống nhất giữa lời nói với việc làm của một số bộ phận trước nhiệm vụ cách mạng,…

Tất cả những biểu hiện của thực trạng đạo đức cán bộ trên, đặt biệt là tình

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ - 9

hình suy thoái về đạo đức cán bộ cụ thể trong công tác cán bộ của Nhà nước bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Do sự tác động của nền kinh tế thị trường:

Mặt tích cực: Nền KTTT với những quy luật vận động khách quan của nó đã đặt cá nhân vào đúng vị trí là chủ thể của quá trình vận hành nền kinh tế. Từ đó vai trò của cá nhân cũng được đề cao trong mọi lĩnh vực hoạt động. Nếu trước đây thường lấy những giá trị tập thể, xã hội làm chuẩn mực thì nay đã hướng vào những giá trị cá nhân. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý từ chỗ không dám bộc lộ cá tính, phẩm chất xu hướng, sở thích cá nhân vì sợ đối lập với tập thể, cộng đồng thì nay đang hướng tới sự phát triển chủ động, sáng tạo mang tính đặc thù cá nhân. KTTT đã khẳng định và đề cao vai trò của cá nhân, làm cho trách nhiệm của mỗi cá nhân cũng trở nên rõ rang hơn đặc biệt là đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Trước đây, cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp đã tạo ra một mẫu người lãnh đạo, quản lý thụ động, trì trệ, ngại đổi mới, có thái độ bàng quang, thờ ơ, ỷ lại, trông chờ, thiếu ý chí rèn luyện phấn đấu để vươn lên thì nay cơ chế thị trường là tác nhân mạnh mẽ cho sự phát triển nhân cách của họ, tạo điều kiện cho họ có khả năng tự khẳng định mình, năng động, dám nghĩ, dám làm, chấp nhận cạnh tranh, thậm chí có khi phiêu lưu mạo hiểm để tìm sự thành công nhất là trên lĩnh vực kinh tế.

Quy luật thị trường rất sòng phẳng, không chấp nhận chủ nghĩa bình quân, cào bằng trong mọi mối kinh tế. Nó đòi hỏi con người vươn tới sự bình đẳng, công bằng trên cơ sở khẳng định tài năng, sáng tạo cá nhân với ý chí phấn đấu vươn lên không ngừng. Cạnh tranh là quy luật vốn có của KTTT với nguyên tắc “giỏi” thắng, “kém” bị loại. Do đó, sẽ không có chỗ đứng cho những ai thiếu ý chí phấn đấu để vươn lên bằng trí tuệ, tài năng, sự tháo vát, óc sáng tạo của chính mình. Bởi vậy, để cạnh tranh lành mạnh, có hiệu quả trong nền KTTT, buộc mỗi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải rèn luyện phấn đấu không ngừng để tự khẳng định mình, thay cho tư tưởng ỷ lại, trông chờ, “trung bình chủ nghĩa”, “xấu đều hơn tốt lỏi”, bình chân như vại, phó mặc cho sự may rủi, vốn đã tồn tại trong “nếp nghĩ”, “nếp làm” của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý trước đây.

Có thể nói, KTTT đã có những tác động tích cực đến sự phát triển nhân cách người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng và CBCC, viên chức nói chung ở nước ta hiện nay. Nó chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu của những ưu điểm nêu trên của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay.

Mặt tiêu cực: Khác hẳn với nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, nền KTTT khuyến khích sự phát triển cá nhân và đề cao lợi ích cá nhân, tạo điều kiện cho mọi người làm giàu chính đáng theo pháp luật. Nhưng chính điều này đã “kích thích” không ít người vốn mang sẵn trong mình động cơ cá nhân chủ nghĩa, đã lợi dụng chức quyền, lợi dụng sự chưa hoàn thiện của cơ chế chính sách, của luật pháp để làm giàu bất chính, lợi dụng danh nghĩa tập thể để mưu lợi cá nhân.

Trong cơ chế thị trường, xã hội có nhiều thành phần kinh tế, nhiều chủ thể cùng phát triển và cạnh tranh nhau, bên cạnh mặt tích cực cần khẳng định, phải nhận thức đầy đủ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường với sức cuốn hút của đồng tiền và lợi ích vật chất đang hàng ngày, hàng giờ tác động đến tư tưởng, tình cảm của con người, kích thích lòng ham muốn tiền tài, địa vị, lối sống xa hoa, hưởng lạc của không ít cán bộ, đảng viên trực tiếp nắm quyền, nắm tiền. Chính mặt trái này đã làm cho một bộ phận đội ngũ ấy chỉ quan tâm đến lợi ích riêng, xem nhẹ, thậm chí coi thường lợi ích chung. Để đạt được lợi ích tối đa cho cá nhân mình, họ sẵn sàng “giày xéo” lên lợi ích chung, làm ăn phi pháp kiếm lời bằng mọi giá, bất chấp đạo đức và luật pháp. Đảng ta cho rằng:

Chúng ta không quy mọi xấu xa đều do KTTT, nhưng không thể không thấy rằng về khách quan mà nói, KTTT với sức mạnh tự phát ghê gớm của nó đã khuyến khích chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, làm cho người ta chỉ chú ý tới lợi ích vật chất mà coi nhẹ lợi ích tinh thần, chỉ chú ý lợi ích cá nhân mà coi nhẹ lợi ích cộng đồng, chỉ chú ý lợi ích trước mắt mà coi nhẹ lợi ích lâu dài cơ bản… [7, tr.29].

Đảng ta còn chỉ rõ: “KTTT có những mặt tiêu cực mâu thuẫn với bản chất của CNXH. Đó là xu thế phân hóa giàu nghèo quá mức, là tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm” [4, tr.72]. Sự thay đổi cơ

chế vận hành nền kinh tế kéo theo sự thay đổi quan niệm về thang giá trị đạo đức, biểu hiện như: từ coi trọng CT-XH sang chạy theo các giá trị kinh tế vật chất; từ chỗ lấy con người xã hội, tập thể làm mẫu mực chuyển sang chỗ quá nặng về con người cá nhân, thậm chí cá nhân chủ nghĩa; từ chỗ trong quan hệ cá nhân bao gồm cả đức và tài và đức là gốc chuyển sang coi nhẹ đạo đức; từ chỗ sống vì lý tưởng đến chỗ quá thực dụng, sùng bái đồng tiền, sống xa hoa, lãng phí. Nhiều giá trị truyền thống bị coi thường, một số thuần phong mỹ tục bị xâm phạm. Trong khi đó chúng ta chưa hoàn thiện được hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo cho sự thống nhất các lợi ích trong nền KTTT. Nhiều chủ trương chính sách, trước hết về kinh tế chưa đầy đủ hoặc còn sơ hở, thậm chí sơ hở kéo dài, đã gây thêm khó khăn cho việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ có chức có quyền trong việc giải quyết mối quan hệ lợi ích. Trong tình hình hiện nay, chính sách đãi ngộ khuyến khích sản xuất, nhất là chính sách tiền lương chưa đảm bảo tái sản xuất sức lao động xã hội, làm cho nhiều CBCC phải lo có thu nhập thêm để trang trải chi tiêu, đó cũng là nguyên nhân để chủ nghĩa cá nhân nảy nở và phát triển.

Những biểu hiện thoái hóa, biến chất sa đọa về đạo đức ở một số cán bộ vừa nêu trên cho thấy, ở họ bản lĩnh đạo đức bị sụp đổ trước sự tấn công uy lực của đồng tiền, uy lực của những dục vọng, những bản năng thấp hèn của con người thiếu ý chí nay có dịp trỗi dậy. Trong sự vận động đi lên của xã hội, đặc biệt là những bước ngoặt của tiến trình lịch sử, không thể tránh khỏi những hiện tượng tự đào thải. Phẩm giá con người, bản lĩnh đạo đức của con người được thử thách vào chính những bước ngoặt như vậy. Chặng đường quá độ lên CNXH ở nước ta trong bối cảnh phát triển một nền KTTT, rõ ràng cũng là thời điểm biến động trong gương mặt đạo đức của xã hội. Trong đó, sự suy thoái đạo đức của một số bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý là một trong những biến động ấy.

Do pháp luật còn nhiều sơ hở và thiếu nghiêm minh

Trong mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật thì pháp luật cũng tham gia tích cực vào việc giữ gìn và phát triển các giá trị đạo đức, do đó nó cũng là điều kiện để giúp con người không thể thực hiện những hành vi vô đạo đức. Đạo đức và

pháp luật đều là hình thái của YTXH, nó có tác dụng điều chỉnh ý thức và hành vi của con người cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, hướng con người hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với xã hội. Tuy nhiên, giữa chúng có những điều khác nhau căn bản. Sự khác nhau này thể hiện ở cấp độ giá trị và phạm vi điều chỉnh của nó. Pháp luật đề ra một hệ thống yêu cầu tối thiểu của xã hội, đòi hỏi mỗi cá nhân bắt buộc phải phục tùng để duy trì trật tự xã hội. Còn đạo đức đề ra một hệ thống yêu cầu tối đa của xã hội đòi hỏi cá nhân tự nguyện tự giác phục tùng. Sự khác nhau giữa pháp luật và đạo đức còn thể hiện ở yếu tố trừng phạt. Sự trừng phạt của pháp luật là mang tính cưỡng chế thông qua các công cụ chuyên chính của nhà nước; còn sự trừng phạt của đạo đức là sự phán xử của lương tâm và sự lên án của dư luận xã hội. Có thể nói, cái chung giữa đạo đức và pháp luật là ở chỗ, sự đánh giá đạo đức và sự đánh giá về pháp luật đều có liên quan đến hành vi có tính chất tự giác và đụng chạm đến lợi ích của các cá nhân khác, của xã hội. Tuy nhiên, tính tự giác trong pháp luật mang tính cưỡng chế, còn tính tự giác của đạo đức mang tính tự nguyện. Cho nên bao giờ ý thức đạo đức cũng mang tính tự nguyện tự giác cao hơn ý thức pháp luật. Bởi vậy, người ta thường quan niệm pháp luật là đạo đức tối thiểu còn đạo đức là pháp luật tối đa. Giữa chúng có quan hệ gắn bó với nhau, nếu luật pháp không nghiêm sẽ là điều kiện cho hành vi vô đạo đức xuất hiện và ngược lại. Hơn thế nữa, nếu xét về phạm vi, thì đạo đức có nội dung bao quát và rộng hơn pháp luật. Pháp luật dù cặn kẽ chi tiết cụ thể đến đâu cũng không thể bao quát được ý chí và động cơ của con người trong mọi lĩnh vực xã hội. Do đó, nếu ý thức đạo đức càng cao thì càng hạn chế sự vi phạm pháp luật, ngược lại ý thức đạo đức kém sẽ dẫn tới khả năng vi phạm pháp luật càng lớn.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là những người luôn nắm trong tay “chìa khóa” của quyền lực, của hàng - tiền, nếu pháp luật lỏng lẻo, không nghiêm, sẽ tạo điều kiện cho họ thực hiện những hành vi vô đạo đức. Thực tế ở nước ta hiện nay, sự sơ hở, thiếu nghiêm minh của pháp luật đã góp phần không nhỏ vào sự thoái hóa biến chất về đạo đức của một bộ phận của cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Sự sơ hở của pháp luật thể hiện trước hết ở phạm vi điều chỉnh của nó, chưa

kịp thời bổ sung những điều luật cần thiết đáp ứng những nhu cầu mới nảy sinh trong nền KTTT. Do đó còn có nhiều kẽ hở để những kẻ có chức có quyền lợi dụng làm ăn bất chính, đục khoét của công. Pháp luật không nghiêm minh thể hiện ở mức độ xử phạt chưa hợp lý đối với những tội danh như tham nhũng, tham ô, hối lộ, lợi dụng chức quyền để làm hại đến danh dự, lợi ích của người khác, của tập thể, của xã hội v.v… Do vậy, ở nước ta hiện nay cần phải coi trọng, hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật, thực hiện sự công bằng trước pháp luật đối với mọi công dân bất kể họ ở cương vị nào.

Do sự lơi lỏng ý thức tu dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý

Đảng ta cho rằng: “…khi đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, trước sự cám dỗ của tiền tài vật chất, trước những đòn tấn công hiểm độc của các thế lực thù địch, nhiều cán bộ đã lơi lỏng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, né tránh tự phê bình nên bị chủ nghĩa cá nhân lấn át” [5, tr.26]. Trên thực tế hiện nay, một bộ phận cán bộ có lãnh đạo, quản lý đã không chịu tu dưỡng, rèn luyện những phẩm chất đạo đức cơ bản của người cách mạng như: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…, do vậy đã để cho những lợi ích ích kỷ thấp hèn của cá nhân chi phối, trở thành động cơ, mục đích trong cuộc sống. Một số cán bộ lãnh đạo, quản lý đã lợi dụng chức quyền, lợi dụng “kẽ hở” của luật pháp để đục khoét của công. Từ chỗ có quyền, có tiền nhưng thiếu nhân cách đạo đức nên họ đã sa vào lối sống thực dụng, đồi trụy, tha hóa về đạo đức, làm mất đi nhận thức bản chất sự thật, không phân biệt được đúng, sai, phải trái. Thậm chí nhiều khi vì lợi ích cá nhân, vì hám lợi nên dù biết là sai trái, vô đạo đức nhưng họ vẫn cố tình làm, họ trở thành đối tượng dễ bị kẻ xấu và kẻ thù lợi dụng nhằm chia rẽ Đảng, chống phá từ bên trong nội bộ của ta và vô tình họ đã tiếp tay cho kẻ thù. Hồ Chí Minh đã từng nói: ĐĐCM không tự nhiên mà có, nó phải do rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà củng cố và phát triển “cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” mới có thể có được. Những hiện tượng nêu trên chính là hậu quả của sự thiếu ý thức rèn luyện ĐĐCM như Hồ Chí Minh đã chỉ ra.

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí