Khái Niệm Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đạo Đức Cán Bộ

Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các QHXH. Có đạo đức của xã hội nguyên thủy, đạo đức của chế độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những QHXH đang có; trái lại, giai cấp bị bóc lột tùy theo nhận thức về tính bất công của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra quan niệm đạo đức riêng của mình. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định. Các hình thái kinh tế - xã hội (KT-XH) thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung. Tính kế thừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất kì cộng đồng người nào" (Lênin). Đó là những yêu cầu đạo đức liên quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người. Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản bội... và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng, khiêm tốn... "không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân loại" (Enghen).

Đạo đức nói chung, đạo đức cán bộ nói riêng có ảnh hưởng lớn tới đạo đức của các đối tượng trong xã hội, tới mọi mặt đời sống nhà nước, xã hội, cơ quan, tổ chức. Đạo đức cán bộ là tấm gương phản chiếu đời sống nhà nước, chế độ công vụ của một quốc gia trong những thời đại nhất định thể hiện trình độ văn minh, văn hóa của hoạt động công vụ. Bộ mặt của nhà nước, sự tín nhiệm từ nhân dân được đánh giá từ thái độ, cách ứng xử của cán bộ trong hoạt động công vụ và trong lề lối sinh hoạt của họ. Vì tất cả mọi hoạt động của Nhà nước đều do cán bộ nói chung, CBCC nói riêng thực hiện. Từ quan điểm trên ta hiểu đạo đức cán bộ công chức ở hai khía cạnh sau:

Có thể hiểu đạo đức cán bộ là hệ thống các nguyên tắc, các quy tắc hành vi, quy tắc sử sự điều chỉnh ý thức, thái độ, hành vi, cách xử sự của cán bộ trong công vụ và ngoài công vụ.

Qua quan điểm về đạo đức, trên cơ sở TTHCM về đạo đức cán bộ, cùng những luận giải sơ bộ nêu trên về đạo đức, đạo đức cán bộ thì có thể rút ra kết luận về đạo đức cán bộ như sau: Đạo đức cán bộ là hệ thống các nguyên tắc, quy phạm

hình thành một cách tự nhiên trên cơ sở quan niệm về lẽ phải, sự công bằng, về điều thiện, cái ác, cái đúng, cái sai trong đời sống xã hội, đời sống Nhà nước để điều khiển ý thức, hành vi, cách xử sự của cán bộ trong hoạt động công vụ, nhiệm vụ cũng như thái độ của cán bộ trong công vụ.

1.1.3. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ

Theo Hồ Chủ Tịch, ĐĐCM là yêu cầu cơ bản, là cái gốc của người cán bộ. Người nói: “…cũng như sông phải có nguồn, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có ĐĐCM, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” [20, tr.252-253]. Hồ Chí Minh quan niệm ĐĐCM là đạo đức của người cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, ĐĐCM là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; luôn yêu thương, quý trọng con người, sống có tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng… Và ĐĐCM là cái gốc của nhân cách, là nền tảng của người cách mạng.

Hồ Chí Minh xây dựng đạo đức cán bộ ở hai nội dung cơ bản:

Một là, xây dựng hệ thống những chuẩn mực của nền đạo đức mới. tổng hợp những chuẩn mực đó thành phẩm chất đạo đức của mỗi cá nhân, tập thể...

Hai là, xây dựng những nguyên tắc trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức mới. Hai nội dung này nhằm mục đích phát triển con người một cách toàn diện, hướng tới các giá trị cao đẹp Chân – Thiện – Mỹ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Những giá trị tích cực của học thuyết của Khổng Tử đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và phát triển trong quá trình giáo dục và rèn luyện đội ngũ cán bộ. Nội dung chủ yếu của ĐĐCM gồm trung - hiếu - nhân - trí - dũng, đều là những phạm trù có nguồn gốc từ đức trị, song đã được Hồ Chủ tịch “cách mạng hóa”, cho nên chúng mang những nội dung mới.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một hệ thống các quan điểm cơ bản và toàn diện về đạo đức, bao gồm: vị trí, vai trò, nội dung của đạo đức; những phẩm

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ - 3

chất đạo đức cơ bản và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới; yêu cầu rèn luyện đạo đức với mỗi người cách mạng.

Tóm lại từ những luận giải trên thì TTHCM về đạo đức cán bộ là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc của Người về những chuẩn mực và những nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới so với nền đạo đức cũ (Đạo đức thời phong kiến) nhằm phát triển toàn diện con người trong thời đại mới.

1.1.4. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cán bộ

1.1.4.1. Đạo đức cách mạng là gốc của cán bộ

Thứ nhất: Đạo đức là “gốc”, là nền tảng của người cách mạng, giống như cây phải có gốc, sông, suối phải có nguồn, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng cực kỳ gian khổ khó khăn. Không phải ngẫu nhiên mà khi Lênin mất, Hồ Chí Minh đã viết những dòng đầy xúc động trước tấm gương đạo đức trong sáng mẫu mực của người thầy vĩ đại: “… Không phải chỉ thiên tài của Người, mà chính là tính coi khinh sự xa hoa, tinh thần yêu lao động, đời tư trong sáng, nếp sống giản dị, tóm lại là đạo đức vĩ đại và cao đẹp của người thầy, đã ảnh hưởng lớn lao tới các dân tộc Châu Á và đã khiến cho trái tim của họ hướng về người, không gì ngăn cản nổi…”. Còn trong “Đường Cách mệnh” tác phẩm “gối đầu giường” của những người cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dành chương đầu tiên để bàn về tư cách người cách mạng, sau đó mới nói về lý luận và đường lối cách mạng. Với Hồ Chí Minh, “Đức là gốc” cho nên, ĐĐCM không chỉ giúp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới mà còn giúp người cách mạng không ngừng cầu tiến bộ và hoàn thiện bản thân mình.

Người có ĐĐCM thì khi gặp khó khăn gian khổ, thất bại tạm thời... cũng không rụt rè lùi bước, khi gặp thuận lợi và thành công, vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, khiêm tốn, chất phác, không công thần, địa vị, kèn cựa hưởng thụ, thật sự trở thành người “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Vì “Đức là gốc” cho nên ĐĐCM là thước đo lòng cao thượng của con người. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động cách mạng, mỗi người có công việc, tài năng, vị trí khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng bất cứ

ai giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng. Ở mỗi giai đoạn nhất định của tiến trình cách mạng, quan niệm về phẩm chất đạo đức, tư cách của người cán bộ, đảng viên lại có những yêu cầu cụ thể. Song nhất quán và xuyên suốt trong TTHCM thì, đó phải là những con người dám xả thân cho cách mạng, đi tiên phong trong phong trào quần chúng, phải biết “làm việc”, biết “sửa đổi lối làm việc” và luôn luôn phải rèn luyện đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Như sông có nguồn thì mới có nước, như cây phải có gốc, vì nếu không có gốc thì cây chết, người cán bộ, đảng viên phải có ĐĐCM, vì nếu không có ĐĐCM, thì “dù tài giỏi đến đâu cũng không thể lãnh đạo được nhân dân”. ĐĐCM, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh là đạo đức hành động vì nhân dân, thể hiện bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng vững vàng, tự tin và dám chịu trách nhiệm trước bất kỳ khó khăn nào. Người cán bộ, đảng viên phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, để lòng mình hướng đến “chí công, vô tư”, để “khi đi thì dân tiếc, sắp đến thì dân mong”.

Thứ hai: Trong mối quan hệ giữa Đức và Tài thì “Đức là gốc” nhưng đức và tài phải đi đôi với nhau, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia được. Hồ Chí Minh yêu cầu: Tài lớn thì Đức càng phải cao, vì khi đã có trí thì cái đức chính là cái đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác ngộ, đã chấp nhận và lựa chọn tin theo. Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Bởi người thật sự có đức thì bao giờ cũng cố gắng học tập, nâng cao trình độ, rèn luyện năng lực để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Và khi đã thấy sức không vươn lên được thì sẵn sàng nhường bước, học tập và ủng hộ người tài đức hơn mình, để họ gánh vác việc nước việc dân. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, rèn luyện người cán bộ, đảng viên có đủ đức và đủ tài, vừa hồng và vừa chuyên. Thời chiến cũng như thời bình, nơi chiến trường hay tại hậu phương, trong học tập, lao động, sản xuất hay khi chiến đấu, Người luôn quan tâm, động viên và dìu dắt đội ngũ cán bộ, đảng viên để họ thấm nhuần ĐĐCM, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Theo Người, chừng nào chủ nghĩa cá nhân với những căn bệnh thường mắc như

cậy quyền và cậy thế, kiêu ngạo và xa hoa, quan liêu và coi thường quần chúng, tự kiêu và không muốn học tập, không thực hiện tốt phê bình và tự phê bình vẫn còn hiện hữu, thì chừng đó cán bộ, đảng viên sẽ không thể hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, hoàn thành những trọng trách mà nhân dân tin tưởng giao phó.

Vì vậy, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao tư cách người cách mạng. Người đã dày công đào luyện đội ngũ cán bộ vừa biết trọn đời hy sinh cho lý tưởng cao đẹp, vừa biết gắn bó máu thịt với nhân dân và hòa mình vào cuộc đấu tranh vì nhân loại tiến bộ; đồng thời biết sống một cuộc sống giản dị và trong sạch. TTHCM về đạo đức và ĐĐCM đã đóng góp làm phong phú thêm tư tưởng ĐĐCM của đạo đức học Mác-Lênin, được biểu hiện vận dụng nhuần nhuyễn giữa tính nhân văn của các dân tộc Việt Nam với ĐĐCM của giai cấp công nhân.

Xét về lý luận, quan điểm “Đức là gốc” của Hồ Chí Minh có nội dung phong phú, bao trùm và xuyên suốt toàn bộ tư tưởng ĐĐCM của Người.

1.1.4.2. Những yêu cầu cơ bản của đạo đức cán bộ

Nghiên cứu di sản tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ta thấy Người có những lời dạy với những phẩm chất đạo đức cụ thể cho từng đối tượng. Người nêu cái đúng, cái tốt, cái hay, đồng thời cũng chỉ ra cái sai, cái xấu, cái dở để giáo dục đạo đức cho các tầng lớp nhân dân. Qua đó, Hồ Chí Minh đã nêu bật những phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại mới. Đây cũng là những phẩm chất của nền đạo đức mới, ĐĐCM Việt Nam và cũng là đạo đức cán bộ. Đó là những phẩm chất đạo đức sau:

- Trung với nước, hiếu với dân

Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác. Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức. “Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc vì CNXH và hạnh phúc của nhân dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng

đánh thắng” [18, tr.350]. Câu nói đó của Người vừa là lời kêu gọi hành động, vừa là định hướng chính trị - đạo đức cho mỗi người Việt Nam không phải chỉ trong cuộc đấu tranh cách mạng trước mắt, mà còn lâu dài về sau.

Đề cập đến yêu nước, Hồ Chí Minh đề cập khái niệm yêu nước, yêu nước là tình cảm tự nhiên, yêu nước và yêu dân tộc, vai trò của yêu nước, tính giai cấp của yêu nước, chủ nghĩa yêu nước, yêu nước ở Việt Nam ngày nay. Nội dung của chủ nghĩa yêu nước theo Bác là trung thành với lý tưởng XHCN; quan niệm về trung khác với trong xã hội phong kiến, TTHCM về trung với nước, hiếu với dân thể hiện quan điểm của Người về mối quan hệ và nghĩa vụ của mỗi cá nhân với cộng đồng, đất nước. Nội dung chủ yếu của trung với nước là: Trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết; quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng; thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

“Trung” và “Hiếu” là hai khái niệm cơ bản, là trung tâm của tư tưởng đạo đức Nho giáo. Theo đó, “trung” và “hiếu” chỉ tồn tại trong một phạm vi nhỏ hẹp là trung đối với vua, hiếu đối với cha mẹ. Ở tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, “trung” và “hiếu” đã được mở rộng ra phạm vi xã hội: trung với nước, hiếu với dân thì nước ở đây là nước của dân và dân là chủ của nước, “trung”, “hiếu” đã mang một chất lượng mới với ý nghĩa cách mạng, hết sức sâu sắc, vượt xa những giá trị đạo đức truyền thống Nho giáo. Người nói:

Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, trung là trung với vua, hiếu là hiếu với cha mẹ mình thôi. Ngày nay nước ta là một nước dân chủ cộng hòa (…), trung là trung với nước, hiếu là hiếu với dân [20, tr.640]. Và người cách mạng hiếu với nhân dân nên tích cực tham gia chiến đấu để giải phóng nước nhà, như thế không những cứu bố mẹ mình mà còn cứu bố mẹ người khác, bố mẹ cả nước nữa [19, tr.640, 94-95].

Trung - Hiếu là đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam và phương Đông, được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển trong điều kiện mới:

- Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước,

phát triển đất nước, làm cho đất nước “sánh vai với cường quốc năm châu". Nước là của dân, dân là chủ đất nước, trung với nước là trung với dân, vì lợi ích của nhân dân, “bao nhiêu quyền hạn đều của dân”; “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”...

- Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng, cán bộ nhà nước “vừa là người lãnh đạo, vừa là đầy tớ trung thành của dân”.

- Trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất hàng đầu của đạo đức cách mạng. Người dạy, đối với mỗi cán bộ đảng viên, phải “tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân”, và hơn nữa, phải “tận trung với nước, tận hiếu với dân”.

- Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất nước. Yêu nước và trung thành với lý tưởng XHCN.

Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “trung với nước, hiếu với dân” là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất, đó chính là tiêu chuẩn số một của người cách mạng, là tiêu chí để phân biệt những kẻ cơ hội, những kẻ giả danh cách mạng chỉ tìm mọi cách thu vén lợi ích cá nhân, “trung với nước, hiếu với dân” thể hiện phẩm chất đạo đức hàng đầu của người cách mạng, là giá trị văn hóa cao đẹp nhất, điển hình của người cán bộ, đảng viên và còn là mối quan hệ rộng lớn của mỗi con người với Tổ quốc, với dân tộc, với toàn thể nhân dân. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ này quyết định đến giải quyết các mối quan hệ khác và phẩm chất đạo đức khác. Có “trung với nước, hiếu với dân” thì người cách mạng mới cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Hồ Chí Minh khẳng định “ĐĐCM có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải, trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân” [23, tr.480]. Người còn chỉ rõ, ĐĐCM là, quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng đó là điều chủ chốt nhất, ĐĐCM là tuyệt đối trung thành với Đảng với dân. Đây chính là mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của chúng ta. Từ “trung”, “hiếu” của đạo đức truyền thống đã được Hồ Chí Minh phát triển lên tầm cao mới, đưa vào nội dung mới, phản ánh ĐĐCM cao hơn, rộng hơn. Người khắc phục triệt để tư tưởng “trung, hiếu” phong kiến là chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Người làm một cuộc cách

mạng trong quan niệm đạo đức “trung” “hiếu”, Hồ Chí Minh gạt bỏ cái hạn chế cốt lõi trong đạo đức cũ là lòng trung thành tuyệt đối với chế độ phong kiến mà ông vua là đại diện theo kiểu “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”. Người không chấp nhận lòng trung thành tuyệt đối của nhân dân đối với kẻ áp bức, thống trị mình là giai cấp phong kiến đã lỗi thời phản động, đó là điều cần phải thay đổi. Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Người đã dạy, ĐĐCM là ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu lý tưởng của Đảng. Như vậy, trung với nước, trung với Đảng là yêu cầu hàng đầu trong phẩm chất ĐĐCM của người cán bộ, đảng viên, là biểu hiện cao nhất thể hiện sự trung thành tuyệt đối với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc, trung thành với chế độ XHCN, trung thành với lợi ích của nhân dân.

Hiếu với dân trong xã hội phong kiến chỉ bó hẹp trong khuôn khổ, phạm vi gia đình, cụ thể là đối với cha mẹ “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu”, nghĩa là: cha bảo con chết, con không chết là bất hiếu, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Hồ Chí Minh đã khắc phục những hạn chế đó, Người đưa vào đạo “hiếu” một nội dung mới, rộng lớn hơn. Đó là hiếu với nhân dân lao động, là chủ nhân của đất nước, không phải là thần dân, con dân của vua như đạo đức phong kiến. Hiếu với dân theo Hồ Chí Minh là biết dựa vào dân, tin ở dân, lấy dân làm gốc, tôn trọng và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, quyền lực và lợi ích thuộc về nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì lợi ích của nhân dân, luôn gần dân, học hỏi nhân dân, chăm lo đời sống nhân dân. Hồ Chí Minh không chỉ làm cuộc cách mạng trong quan niệm “trung”, “hiếu” mà bản thân Người còn là tấm gương đạo đức cách mạng mẫu mực về “trung với nước, hiếu với dân”. “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” [18, tr. 512]. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh soi chiếu, tỏa sáng trong sự nghiệp của chúng ta. Suy nghĩ, học tập về Người chúng ta nhìn lại những thành quả đã đạt được và nghiêm khắc nhận ra những tồn tại yếu kém, mà Đảng ta đã chỉ rõ, là vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí