Tư duy tự sự trong tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


LÊ THỊ HUỆ


TƯ DUY TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Tư duy tự sự trong tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh - 1


Người hướng dẫn khoa học

TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH


HÀ NỘI - 2017


Lời cảm ơn


Lời đầu tiên, tôi xin bảy tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Tuyết Minh, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn và các thầy, cô giáo Bộ môn Văn học Việt Nam đã tham gia giảng dạy, truyền đạt kiến thức, hướng dẫn khoa học, đóng góp ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn.

Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã cổ vũ, động viên và tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành tốt chương trình học tập và nghiên cứu.


Hà Nội, tháng 10 năm 2017

Tác giả luận văn


Lê Thị Huệ


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Tác giả luận văn


Lê Thị Huệ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử vấn đề 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5. Phương pháp nghiên cứu 8

6. Đóng góp của luận văn 8

7. Cấu trúc luận văn 8

CHƯƠNG 1. GIỚI THUYẾT VỀ TƯ DUY TỰ SỰ VÀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH 9

1.1. Giới thuyết về tư duy tự sự 9

1.1.1. Khái niệm tư duy 9

1.1.2. Khái niệm tư duy tự sự 12

1.1.3. Những phương diện cơ bản của tư duy tự sự 14

1.2. Giới thuyết về tiểu thuyết lịch sử 19

1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử 19

1.2.2. Đặc trưng thể loại 22

1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử trong đời sống tiểu thuyết Việt Nam đương đại 23

1.3. Nguyễn Xuân Khánh và thể loại tiểu thuyết lịch sử - văn hóa 25

1.3.1. Nguyễn Xuân Khánh và hành trình viết văn nửa thế kỉ 25

1.3.2. Tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy tiểu thuyết thế kỉ XXI 27

CHƯƠNG 2.TƯ DUY TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN 31

ĐỀ TÀI, CẢM HỨNG, NHÂN VẬT 31

2.1. Đề tài lịch sử - văn hóa và thông điệp thế sự 31

2.2. Cảm hứng lịch sử - văn hóa và suy tư thế sự 36

2.3. Nhân vật lịch sử - văn hóa 45

2.3.1. Nhân vật lịch sử 47

2.3.2. Nhân vật văn hóa 56

CHƯƠNG 3. TƯ DUY TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ - VĂN HÓA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH - NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT 72

3.1. Điểm nhìn trần thuật 72

3.1.1. Sử dụng linh hoạt điểm nhìn 72

3.1.2. Điểm nhìn có sự chuyển dịch từ ngoài vào trong 77

3.2. Ngôn ngữ và các biểu tượng 81

3.2.1. Sự đan xen ngôn ngữ lịch sử với ngôn ngữ đời sống 82

3.2.2. Sử dụng các biểu tượng 86

3.3. Giọng điệu đa âm 91

KẾT LUẬN 99

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Lý do chọn đề tài‌


MỞ ĐẦU

Giữa sự đa dạng của đời sống văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI, dòng tiểu thuyết lịch sử - văn hoá đã đóng góp những thành tựu quan trọng với những tên tuổi như Nguyễn Xuân Khánh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Mộng Giác... Họ đã kiến tạo một giá trị mới cho tiểu thuyết Việt Nam, trong đó, Nguyễn Xuân Khánh là tác giả đạt được nhiều thành công. Bộ ba trường thiên tiểu thuyết Hồ Qúy Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006) và Đội gạo lên chùa (2011) đã cho thấy một trong những chân dung tiểu thuyết gia hàng đầu, trong chân dung một nhà văn hóa.

Tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Năm 2012, Nhà xuất bản Phụ nữ phối hợp với Viện Văn học Việt Nam tổ chức Hội thảo “Lịch sử và văn hóa, cái nhìn nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh”. Hội thảo đã thu hút được trên 20 bài viết với những kiến giải khác nhau về nghệ thuật tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp - Viện trưởng Viện Văn học khẳng định:“ Ngày nay người ta coi tiểu thuyết lịch sử như một diễn ngôn văn hóa nghệ thuật. Vì thế, mỗi nhà văn phải tạo ra một tư tưởng, cái nhìn riêng của anh ta về lịch sử, gắn liền với nó là một thi pháp nghệ thuật... Thông qua hiện tượng Nguyễn Xuân Khánh đặt ra một vấn đề sâu hơn, đó là sự đổi mới tư duy nghệ thuật, diễn ngôn lịch sử, làm cho tiểu thuyết lịch sử của Việt Nam phong phú hơn, khiến người ta yêu lịch sử hơn, biết hưởng thụ lịch sử trên tinh thần nhân văn hiện đại[15].

Khảo sát tiểu thuyết lịch sử - văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi nhận thấy, dường như có một dòng chảy liên tục trong tư duy tự sự của nhà văn. Nếu Hồ Quý Ly hướng đến khai thác nhân vật lịch sử và kiến giải về con đường lựa chọn lịch sử khi vận nước đòi hỏi phải canh tân đổi mới, thì


Mẫu Thượng Ngàn lại hướng đến khai thác vấn đề vấn đề phong tục - nguồn cội của sức sống dân tộc, và Đội gạo lên chùa hướng đến lí giải vấn đề tôn giáo trong tình huống con người phải lựa chọn con đường tu thân và cách ứng xử tùy duyên.

Lựa chọn nghiên cứu đề tài Tư duy tự sự trong tiểu thuyết lịch sử, văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh, chúng tôi mong muốn làm rõ hơn những đóng góp của nhà văn đối với dòng tiểu thuyết lịch sử - văn hóa nói riêng và văn xuôi Việt Nam đương đại nói chung.

2. Lịch sử vấn đề

Nối tiếp mạch truyền thống, tiểu thuyết lịch sử đương đại có nhiều tác phẩm gây chú ý với người đọc, có những năm đã từng tạo nên “cơn sốt” trong đời sống văn học. Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng Ngàn Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh là những tác phẩm nằm trong số đó. Cả ba cuốn tiểu thuyết sau khi xuất hiện trên văn đàn đã gây xôn xao dư luận và trở thành hiện tượng văn học nổi bật. Bộ ba tiểu thuyết này giành được nhiều giải thưởng danh giá: Hồ Quý Ly giành được 4 giải (Giải thưởng Cuộc thi tiểu thuyết 1998- 2000 của Hội Nhà văn Việt Nam; Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2001; Giải thưởng Mai vàng của báo Người lao động 2001; Giải thưởng Thăng Long của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội 2002); Mẫu Thượng Ngàn có 2 giải (Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2006; Giải thưởng văn hoá Doanh nhân 2007); Đội gạo lên chùa xuất bản đầu năm 2011, đầu năm 2012 đã được trao ngay Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam. Ba cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh cũng là những đầu sách bán chạy của thập niên đầu thế kỉ XXI: Hồ Quý Ly đã tái bản 11 lần; Mẫu Thượng Ngàn tái bản 7 lần; Đội gạo lên chùa đã tái bản 4 lần.

Những vấn đề Nguyễn Xuân Khánh đặt ra trong tác phẩm cũng như cách nhà văn chiêm nghiệm về lịch sử, văn hóa trong cả ba cuốn tiểu thuyết


đã trở thành mối quan tâm của đông đảo bạn đọc và các nhà phê bình, nghiên cứu. Có thể kể những công trình tiêu biểu sau đây:

Lại Nguyên Ân nhận định: “Tác giả Nguyễn Xuân Khánh vừa khai thác tối đa các nguồn sử liệu, văn liệu hiện còn, vừa phóng khoáng trong những hư cấu tạo một thực tại tiểu thuyết vừa tương đồng với những thông tin còn lại về một thời đã lùi xa vừa in dấu cách hình dung và trình bày riêng của tác giả” [1].

Phạm Toàn nhận xét: “Nguyễn Xuân Khánh không vì viết về lịch sử mà lệ thuộc vào sự việc, không rơi vào việc dùng “tiểu thuyết” chỉ để viết lại thông sử nước nhà theo một cách khác” [47].

Đỗ Ngọc Yên khẳng định:“ Qua Hồ Qúy Ly, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ mang đến cho thể loại lịch sử một sinh khí còn nâng vị thế của nó lên một tầm cao mới về nội dung, đề tài, chủ đề và hình thức thể hiện. Nguyễn Xuân Khánh đã vượt lên trên những sự kiện lịch sử, thổi vào đó luồng cảm xúc thẩm mĩ của chủ thể sáng tạo, làm cho các sự kiện ấy trở nên sống động hơn, gây hứng thú cho bạn đọc...”[58].

Nhà văn Hồ Anh Thái nhận xét: “Cuốn sách làm tốt hai yếu tố: tiểu thuyết và lịch sử. Nhân vật và không khí lịch sử sinh động, có hồn, chuyển tải được những vấn đề cốt lõi của lịch sử và thời đại. Viết về một nhân vật lịch sử chủ trương đổi mới ráo riết tìm cách phế bỏ một chính thể cũ nát lỗi thời, quyết tâm xây dựng một xã hội mới bằng phương pháp tàn bạo, hà khắc, thậm chí tàn khốc, Nguyễn Xuân Khánh đã có được thái độ khách quan của một nhà tiểu thuyết và của người khảo sát lịch sử. Cũng trong việc lựa chọn viết về Hồ Qúy Ly và thời đại của ông, tác giả chọn được một phương tiện tốt để gửi gắm nhiều tâm sự của trí thức hôm nay về thời cuộc” [35].

Nhà văn Trung Trung Đỉnh có ý kiến sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết

Hồ Qúy Ly “ không chỉ ở văn mạch mà cái chính là tác giả đã tự lựa chọn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/08/2022