Truyện và ký La Quan Miên - 3

đó, chủ yếu là Sơn La và Nghệ An: Vương Trung, Lò Văn Lả, Cầm Hùng, Sa Phong Ba,...(Sơn La), La Quán Miên, Thái Tâm, Lang Quốc Khánh, La Minh Thư, Vi Hợi, Kha Thị Thường,...(Nghệ An). Đây cũng là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc Thái ở nước ta. Điều đó cho thấy, các nhà văn dân tộc Thái luôn gắn bó, gần gũi với đồng bào mình. Sự gắn bó đó giúp cho ngòi bút nhà văn có điều kiện “bắt rễ” sâu vào cuộc sống, con người quê hương, làng bản và lưu giữ bản sắc dân tộc trên trang viết. Chính sự trưởng thành của các nhà văn dân tộc Thái trở thành niềm tự hào của đồng bào quê hương.

So với văn xuôi dân tộc Tày, văn xuôi dân tộc Thái chưa có được những nhà văn có bút lực dồi dào (như Vi Hồng, Cao Duy Sơn); song văn xuôi dân tộc Thái đã có được một đội ngũ những người cầm bút say mê, nhiệt huyết. Tình yêu với cuộc sống, con người quê hương và niềm say mê đối với văn chương đã đưa nhiều người con của dân tộc Thái từ những làng bản và những ngành nghề khác nhau đến với văn chương. Bằng vốn sống phong phú và sự nhiệt tình, tận tâm với trang viết, các cây bút văn xuôi dân tộc Thái đã mang lại cho mảng văn chương này những thành công đáng ghi nhận, đưa văn xuôi dân tộc Thái hòa vào dòng chảy chung của nền văn học dân tộc.

1.1.2. Thể loại

Bên cạnh sự phát triển về lực lượng sáng tác, văn xuôi dân tộc Thái đã đạt được sự phong phú về thể loại.

Truyện ngắn của các tác giả người dân tộc Thái xuất hiện vào những thập niên đầu 60, 70 của thể kỉ XX. Những truyện đầu tiên: Hoa trong men của Vương Trung, Người bán hàng trên Cò Mạ của Lò Văn Sỹ, Công việc của ông Ngắt của Sa Phong Ba. Đến năm 1982, tập truyện ngắn đầu tiên của văn học dân tộc Thái ra mắt người đọc, đó là tập truyện ngắn Những bông ban tím (Sa Phong Ba). Từ những thập niên 90 trở lại đây, thể loại truyện ngắn, truyện vừa của dân tộc Thái thực sự phát triển mạnh với sự ra đời của hàng loạt tập truyện: Vùng đồi gió quẩn (1994), Chuyện ở chân núi Hồng Ngài (2005),

Nhà ấy có ma xó (2010) của Sa Phong Ba; Con thuyền lá (1995), Cửa hàng dược trong nghĩa trang (1998) của Cầm Hùng; Đêm canh ba (tập truyện ngắn in chung, 2000), Lũ núi (2002), Mùa hoa lù cù (2008) của Kha Thị Thường; tập truyện, ký Xuống núi (2010) của Vi Hợi; nhiều tập truyện và ký, truyện vừa của La Quán Miên: Hai người trở về bản (1996), Vùng đất hoa kờ mạ (1997), Trời đỏ (1998), Bản nhỏ tuổi thơ (2000), Năm học đã qua (2003);…Theo đánh giá của chúng tôi, cho đến nay, truyện ngắn vẫn là thể loại đạt được nhiều thành công nhất của văn xuôi dân tộc Thái thời kì hiện đại.

Trong văn xuôi dân tộc Thái, so với truyện ngắn, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn. Người mở đầu cho thể loại này là nhà văn Vương Trung với Mối tình Mường Sinh (1994). Từ đó đến đầu những năm 2000, Vương Trung cũng như các cây bút văn xuôi dân tộc Thái khác không có thêm cuốn tiểu thuyết nào. Hơn mười năm sau, nhà văn Vương Trung mới hoàn thành cuốn tiểu thuyết thứ hai là Đất bản quê cha (2007). Hai năm sau đó, nhà văn Cầm Hùng gửi đến bạn đọc cuốn tiểu thuyết Cơn lốc đen (2009). Như vậy, cho đến nay, tác phẩm thuộc tiểu thuyết tuy có số lượng ít nhưng cũng đã góp phần làm cho diện mạo thể loại của văn xuôi dân tộc Thái thêm phần phong phú, hiện đại.

Bên cạnh truyện ngắn và tiểu thuyết, thể loại ký cũng có nhiều tác phẩm với sự góp sức của các nhà văn: Sa Phong Ba, La Quán Miên, Hà Sủm, Lang Quốc Khánh, Vi Hợi…Trong đó có thể kể đến sự thành công của những tác phẩm: bút ký Lặng lẽ Phiêng Côn của Sa Phong Ba; một số bài ký trong các tập truyện và ký Hai người trở về bản, Vùng đất hoa kờ mạ, Trời đỏ của La Quán Miên; tập bút ký Những miền thương nhớ (2005) của Lang Quốc Khánh; một số bài trong tập truyện, ký Xuống núi (2010) của tác giả Vi Hợi…

Trong quá trình sáng tác, nhiều cây bút văn xuôi dân tộc Thái đã đạt được giải thưởng văn học đánh khích lệ:

Tác giả Sa Phong Ba với truyện ngắn Công việc của ông Ngắt - Giải chính thức của Bộ Nội thương năm 1973, truyện ngắn Ông Pán đưa thư - Giải

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

chính thức của Tổng cục Bưu điện năm 1978; bút ký Lặng lẽ Phiêng Côn - Giải thưởng về đề tài công nhân lao động năm 1985, truyện ngắn Gói lương hưu - Giải nhì cuộc phát động sáng tác về bảo hiểm xã hội Sơn La và Hội Văn học nghệ thuật Sơn La phối hợp tổ chức năm 2000, truyện ngắn Chuyện ở chân núi Hồng Ngài - Giải khuyến khích của Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2006.

Bên cạnh đó, có thể kể đến thành công của nhiều cây bút khác: Vương Trung với tiểu thuyết Mối tình Mường Sinh - Giải A Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1995; Vi Hợi với truyện ngắn Xuống núi - Giải A Cuộc vận động sáng tác, quảng cáo tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tổ chức năm 2009; Hà Sủm với bút ký Đất rừng thân yêu - giải B trong cuộc thi sáng tác về đề tài miền núi và dân tộc do Tạp chí Văn hóa các dân tộc tổ chức năm 2001; Lang Quốc Khánh với tập bút ký Những miền thương nhớ - giải C, giải thưởng Hồ Xuân Hương của Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An trao tặng năm 2005.v.v…

Truyện và ký La Quan Miên - 3

Giải thưởng trao tặng cho các nhà văn dân tộc Thái gồm cả tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, ký. Đây là một phương diện khẳng định sự trưởng thành về chất lượng sáng tác của văn xuôi dân tộc Thái trong hành trình vừa qua.

Qua quá trình phát triển, với nỗ lực tìm kiếm các thể loại phù hợp để phản ánh cuộc sống, con người miền núi ở những chiều, kích khác nhau, các nhà văn dân tộc Thái đã tạo nên một diện mạo thể loại văn xuôi khá đa dạng. Tuy nhiên, so với “mặt bằng” chung, có lẽ diện mạo thể loại của văn xuôi dân tộc Thái chưa thật đầy đủ, phong phú và toàn diện. Nhìn một cách khái quát, ưu thế thể loại của văn xuôi dân tộc Thái thuộc về truyện ngắn và ký; tiểu thuyết số lượng còn ít, mức độ thành công chưa nhiều; phóng sự, tùy bút chưa hiện diện. Hy vọng trong hành trình phát triển, cùng với sự phát triển về đội ngũ sáng tác, văn

xuôi dân tộc Thái sẽ có một diện mạo thể loại ngày càng phong phú, đa dạng và đạt được nhiều thành công hơn.

1.1.3. Nội dung

Văn xuôi dân tộc Thái là một bộ phận của văn xuôi Việt Nam hiện đại do vậy nó vừa mang đặc điểm chung lại vừa có những đặc điểm riêng của một bộ phận văn học mà chủ thể sáng tạo là các tác giả người dân tộc Thái và đối tượng phản ánh chủ yếu là thiên nhiên, cuộc sống và con người miền núi.

Đối với các cây bút văn xuôi dân tộc Thái, thiên nhiên là một đối tượng thẩm mỹ quan trọng. Qua việc miêu tả thiên nhiên, nhà văn vừa thể hiện tình yêu đối với quê hương miền núi, vừa thể hiện sự khám phá về cuộc sống và con người. Bức tranh thiên nhiên trong văn xuôi dân tộc Thái thường hiện lên trong trạng thái vừa hùng vĩ, huyền bí vừa mang vẻ đẹp nên thơ. Đó là vẻ hùng vĩ, dữ dội của dãy núi Răng Voi cao vời vợi, sừng sững “trông giống như hàm răng dưới của một con thú dữ” (Sao Lạ Phiềng Xa - Sa Phong Ba); vẻ hoang lạnh của cánh rừng Pả Đông trong truyện Bản nhỏ tuổi thơ (La Quán Miên); những đêm trăng “đổ ánh sáng như bạc xuống thung lũng Piêng-luồng” trong truyện Công việc của ông Ngắt (Sa Phong Ba). Dưới ngòi bút của nhà văn Vi Hợi, thiên nhiên tràn đầy sức sống: “Tháng ba, tiết trời trở nên ấm áp. Trên những cành cây khẳng khiu, những chồi xanh biếc được ủ ấm trong mùa đông giá buốt, nay chợt bừng tỉnh, chui ra khỏi lớp vỏ khô cứng. Xa xa, hoa ban đua sắc điểm trắng cho những cánh rừng, hoa cờ mạ nở rộ, nhuộm vàng hai bên suối (...), hàng xoài xanh ngát, những chùm quả mới nhú ra khỏi đài hoa, non tơ phơi mình dưới nắng xuân ấm áp” (bút ký Gian khó với rừng) [20, tr.72].

Qua trang viết của các tác giả, người đọc như được tắm mình trong không khí nguyên sơ của núi rừng, cảm thấy mình gần gũi với thiên nhiên hơn. Qua đó, người đọc cũng cảm nhận rất rõ tình cảm gắn bó của nhà văn với cảnh vật miền núi qua những trang văn miêu tả.

Một trong những nội dung được các nhà văn phản ánh, miêu tả chân thực trong các sáng tác đó là những phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào miền núi từ phong tục ma chay, cưới xin, buộc vía, tỏ tình, giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày…đến những phong tục tín ngưỡng như: lễ cúng cơm mới, lễ mừng tiếng sấm đầu năm, lễ Cắm Phạ Ky Mọc (lễ ăn chay), cúng Bà Bếp, cúng con trâu…và những làn điệu dân ca Thái, các lễ hội: lễ hội gội đầu, cầu mùa, lễ hội Kin lẩu nó…Điều đó được thể hiện rất rõ trong tập truyện vừa Bản nhỏ tuổi thơ, Năm học đã qua...(La Quán Miên), tiểu thuyết Mối tình Mường Sinh, Đất bản quê cha (Vương Trung)...

Bên cạnh đó, văn xuôi viết về tình bạn, tình yêu, hôn nhân gia đình cũng khá phong phú. Có những câu chuyện về tình bạn chân thành, trong sáng với một tình yêu chung thủy, đầy lòng yêu thương và trách nhiệm như khúc ca ấm áp lòng người (Con thuyền lá, Tù binh của mẹ, Ngựa ôm - Cầm Hùng; Những mùa hoa nở, Rừng - Kha Thị Thường…). Nhưng cũng có những câu chuyện tình đầy éo le, trắc trở (Cửa hàng dược trong nghĩa trang, Hoa vông đỏ - Cầm Hùng; O Long, Dập dìu ngày xuân, Khuôn mặt tình yêu, Những mùa hoa nở - Kha Thị Thường…). Trong nội dung này, các nhà văn đã miêu tả được trạng thái tâm lí của nhân vật trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau. Đó có thể là sự đau đớn khi bị phản bội (Cửa hàng dược trong nghĩa trang, Khuôn mặt tình yêu) hay ngờ vực (O Long), tình yêu bị ngăn cấm, không trọn vẹn (Những mùa hoa nở, Rừng)…Trong số các nhà văn dân tộc Thái viết về tình yêu và hôn nhân, cây bút nữ trẻ Kha Thị Thường đã có nhiều trang văn gây xúc động lòng người. Ngòi bút của chị đã thể hiện những cảm xúc rất sâu sắc, tinh tế và sự cảm thông với người phụ nữ gặp nhiều nỗi trắc trở, bất hạnh trong tình yêu và nỗi chật vật, vất vả trong cuộc sống đời thường.

Tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em Thái, Thổ, H’mông, Mường, Kinh cũng là một nội dung mà các nhà văn muốn truyển tải đến bạn đọc. Trong đó có một số tác phẩm tiêu biểu: truyện ngắn Chuyện ở chân núi

Hồng Ngài, Tết mới ở Cáy Khẹ (Sa Phong Ba); Xuống núi, Nơi trời đất gặp nhau (Vi Hợi).v.v…Truyền thống đạo lý quý báu đó đã làm nên sức mạnh chiến thắng thiên nhiên trong lao động sản xuất và trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc đồng thời khẳng định sức mạnh đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

Bám sát những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể, văn xuôi dân tộc Thái đã tập trung phản ánh, ca ngợi cuộc sống mới, con người mới và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn miền núi như: xây dựng hợp tác xã nông nghiệp, làm thủy lợi, thủy điện, trồng rừng, xây dựng quê hương mới, cuộc sống định canh định cư, chống mê tín dị đoan, chống tư tưởng lạc hậu…Trong đó nhiều truyện ngắn của Sa Phong Ba như: Những bông ban tím, Nắng gió Phiêng Tam, Chuyện ở chân núi Hồng Ngài, Sao lạ Phiềng Xa, Bố con ông Pấng, Công việc của ông Ngắt… đã thể hiện niềm vui hân hoan, phấn khởi, sự tin tưởng của nhân dân khi được làm chủ tập thể, được chứng kiến sự thay đổi kì diệu trên quê hương khi có Đảng lãnh đạo. Ở đó có những con người cần cù, thông minh, dám thay đổi cách nghĩ, cách làm; đặc biệt là thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, được trang bị kiến thức khoa học kĩ thuật: nhân vật Nhọm, Nhớ, Bóng trong truyện ngắn Những bông ban tím; Di, Dụ trong Lòng rừng.v.v…Trong tập bút ký Những miền thương nhớ, Lang Quốc Khánh kịp thời phản ánh những con người dám xả thân lăn lộn, tìm mọi cách để vượt lên cái đói nghèo. Đó là ông Vi Văn Thơm, ông Quang Văn Phiêng…quyết không phá rừng, đào vàng mà bỏ mồ hôi công sức khai khẩn đất hoang để lập nên trang trại chăn nuôi, cây ăn quả, quế…cho giá trị kinh tế cao. Nội dung ca ngợi cuộc sống mới, con người mới trong văn xuôi dân tộc Thái thể hiện rõ niềm tin tưởng tuyệt đối của đồng bào dân tộc thiểu số và của chính những người cầm bút đối với chính sách phát triển kinh tế, văn hóa miền núi của Đảng và Nhà nước.

Mối quan hệ hòa hợp giữa thiên nhiên và con người là một nội dung thể hiện chiều sâu suy nghĩ và phản ánh của văn xuôi dân tộc Thái. Các tác phẩm

của Sa Phong Ba (Lòng rừng, Rừng bương của ông già Pàn); Kha Thị Thường (Lũ núi); Lang Quốc Khánh (Mường Khát, Vàng lộ thiên)…tập trung vào nội dung này. Qua tác phẩm của mình, các nhà văn đã phản ánh tình trạng hủy hoại môi trường, tàn phá thiên nhiên (nạn phá rừng, săn bắn, khai thác khoáng sản…) dẫn đến những tai họa khủng khiếp đối với cuộc sống của con người; từ đó gióng lên tiếng chuông cảnh báo về cách ứng xử và hành động của con người đối với thiên nhiên.

Các nhà văn dân tộc Thái đã kịp thời phản ánh những ảnh hưởng và mặt trái của cuộc sống hiện đại, của quyền lực, của đồng tiền lên số phận, nhân cách con người miền núi. Điều này được phản ánh rất rõ nét trong tiểu thuyết Cơn lốc đen của tác giả Cầm Hùng, Hoa nở trái mùa, Người trong họ, Sương rơi từ núi của Kha Thị Thường. Trong đó, Sa Phong Ba là cây bút có bản lĩnh, dám nhìn thẳng vào sự thật để phanh phui, mổ xẻ căn bệnh tham ô, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của một số kẻ có chức quyền trong xã hội. Nội dung đó được ông phản ánh trong nhiều truyện ngắn như: Gói quà bí mật, Thông cảm bác nhé, Chậc! tại mình cả, Chuyện của một người dạy thú thất nghiệp, Một hội bí mật của những người giàu, Câu chuyện ruột bút bi có kiến kim, Chuyện ông Póm tếu ở Nà Cút, Nhà thích cổng sau...

Một trong những nội dung được các nhà văn quan tâm và phản ánh trong các tác phẩm đó là vấn đề an ninh quốc phòng ở miền núi. Tuy số lượng tác phẩm viết về nội dung này chưa nhiều nhưng các nhà văn phần nào phản ánh được âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt, thâm hiểm của các thế lực phản động. Chúng lợi dụng sự thật thà, cả tin và mê tín của đồng bào để mua chuộc, xúi giục, chia rẽ tình đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền núi. Điều đó được phản ánh trong các tác phẩm: Mối tình Mường Sinh (Vương Trung), Sói mặt người (Cầm Hùng), Nơi trời đất gặp nhau (Vi Hợi).v.v…

Bên cạnh đó, văn xuôi dân tộc Thái đã mở rộng phạm vi phản ánh và đối tượng thưởng thức, có những trang viết trong trẻo dành cho thiếu nhi: tập

truyện vừa Bản nhỏ tuổi thơ - La Quán Miên, tập truyện Mùa hoa lù cù - Kha Thị Thường; có những trang viết đầy cảm động của về người lính: Con thuyền lá, Biên Hòa trong anh, Má con bé Lai, Ăn mừng ngày chiến thắng 30-4 - Cầm Hùng; những dòng viết xúc động về Bác Hồ: Sao lạ Phiềng Xa - Sa Phong Ba, Bức ảnh - Hà Sủm, Người con trai bản, Câu chuyện đêm bản Pha

- La Quán Miên...

Trên hành trình sáng tác, các cây bút văn xuôi dân tộc Thái đã không ngừng mở rộng biên độ phản ánh hiện thực trong tác phẩm. Qua tác phẩm của các nhà văn, thiên nhiên, cuộc sống, con người và những phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số hiện lên cụ thể, chân thực, rõ nét; nhiều vấn đề cấp thiết của đời sống cũng đi vào trang viết. Điều đó góp phần khẳng định ưu thế về khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống ở bề rộng và chiều sâu trong văn xuôi dân tộc Thái nói riêng và trong văn xuôi Việt Nam thời kì hiện đại nói chung.

1.1.4. Nghệ thuật

Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy đó là sự ảnh hưởng khá đậm nét của văn học dân gian lên các sáng tác văn xuôi hiện đại dân tộc Thái ở các phương diện: kết cấu, ngôn ngữ và cách xây dựng nhân vật; tạo nên ấn tượng vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, hấp dẫn đối với người đọc

Về phương diện kết cấu truyện, kiểu kết cấu truyền thống mang tính phổ biến, xuất hiện ở nhiều tác phẩm. Cốt truyện chủ yếu vẫn tuân theo trật tự thời gian tuyến tính, nhân vật, sự kiện trong tác phẩm còn đơn giản, chưa tạo được nhiều kiểu kết cấu nhân vật và sự kiện đa dạng. Có những truyện chỉ có 2, 3 nhân vật (Một dịp may để trả thù, Cửa hàng dược trong nghĩa trang - Cầm Hùng; Mùa hoa ban nở rộ - La Quán Miên; Món quà bí mật - Sa phong Ba…). Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác, các cây bút văn xuôi dân tộc Thái đã có ý thức đổi mới, phát triển cốt truyện theo hướng hiện đại. Đó là việc xây dựng kiểu cốt truyện gấp khúc, có sự đảo lộn thời gian (Đất bản quê cha - Vương Trung) và kết thúc mở, kết thúc không có hậu (Hai người trở về bản của La Quán Miên;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023