Truyện và ký La Quan Miên - 2

chương, La Quán Miên sớm đến với trang viết và có được những thành công đáng khích lệ. Sáng tác của ông được các cây bút chuyên nghiệ ạn đọc nhiệt tình đón nhận. Nhận thấy sức hấp dẫn riêng trong truyện và ký của La Quán Miên, một số nhà nghiên cứu đã trân trọng viết bài giới thiệu tác phẩm của ông với bạn đọc.




(


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Truyện và ký La Quan Miên - 2

:“Truyện của La Quán Miên rất ngắn. Đó là một ưu điểm về thể loại. Anh viết hồn nhiên, giản dị, đậm đà hương vị đời sống thiên nhiên, phong tục tập quán của đồng bào Thái miền Tây Nghệ An, vừa cổ xưa, vừa hiện đại. Giọng văn La Quán Miên hồn nhiên, khỏe khoắn, có sức lực và triển vọng” Miên ngay từ tập tác phẩm đầu tay.

Năm 1997, Bùi Việt Thắng có bài viết Độc đáo La Quán Miênđăng trên tạp chí Văn nghệ Dân tộc và Miền núi. Tác giả bài viết thật sự bị “gây ấn tượng mạnh . Ông nhận xét: “Gặp

La Quán Miên là gặp một cách viết hồn nhiên như được uống nước từ nguồn, trong sạch, mát lành mà không cần qua khử trùng”, “viết truyện đến như thế là đã gọt rũa tác phẩm đến sắc nhọn, như là đã nén chặt thuốc nổ vào ruột đạn. La Quán Miên có cách viết nhuần nhuyễn để cho triết lý không lộ liễu và chất liệu không sống sượng” [64, tr.28]. Bùi Việt Thắng cũng có ý kiến về ký của La Quán Miên: “kí được viết rất hoạt, có thể ví như những bài giảng đạo đức công dân được viết bằng văn chương” [64, tr.28].





: “trong lòng tôi như có những làn gió nhẹ thoang thoảng hương rừng mang phong vị bản sắc Thái (Nghệ An)” [61, tr.20].

(

: “những trang văn của La Quán Miên viết về rẻo cao, về dân tộc thiểu số rất hoạt, mềm mại, rất có không khí là điều dễ hiểu. Khung cảnh, tính cách, tâm lý, ngôn ngữ ở đây đều nhuyễn, hài hòa, có hồn, có đường nét, sắc màu, giàu chi tiết. Nhiều trang, La Quán Miên nói về phong tục của người thiểu số, rất gợi cảm, thú vị, vừa có văn, vừa là một tài liệu có giá trị về mặt dân tộc học, văn hóa học...”

5, 1999).

Về tập truyện Năm học đã qua (xuất bản năm 2003) của La Quán Miên, tác giả Bùi Hồng nhận xét: “Bên cạnh những câu chuyện về những nhân vật của mình, trong truyện này bạn đọc sẽ được biết thêm về những phong tục tập quán, cưới hỏi, ma tang của một số dân tộc miền núi qua một vài trang. Với một cốt truyện giản dị, lối hành văn mộc mạc, giàu hình ảnh – “Năm học đã qua” có sức lôi cuốn bạn đọc” “cốt truyện giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đọc, đấy là điều nhà văn La Quán Miên đã làm được ”(

)




nét riêng khó lẫn và ưu thế nổi bật trong truyện và ký La Quán Miên.

Tìm hiểu về truyện và ký của La Quán Miên, bên cạnh những nhận xét, đánh giá chung, chúng tôi còn tập hợp được những bài thẩm bình, nhận xét cụ

thể về một phương diện đặc sắc nổi bật của tác phẩm. Tiêu biểu như nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình Văn Giá về “tứ truyện” trong truyện ngắn Coóng: “Gọn ghẽ như một cổ tích. Tứ truyện chìm sâu vào trong mạch truyện. Nhờ thế, câu chuyện chứa nhiều sức gợi, để lại nhiều dư vị trong lòng người đọc” [25, tr.84]; hoặc nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được phản ánh trong truyện ngắn Tình yêu của hổ: “tác giả phải chăng muốn gửi đến chúng ta một thông điệp nghệ thuật rằng: Trên thế gian này giữa người với người, người với vật và rộng ra là với thiên nhiên quanh ta, chúng ta phải biết sống nương tựa vào nhau, hòa hợp và yêu thương nhau, cho sự bình yên và hạnh phúc. Người – vật

– thiên nhiên phải là bạn của nhau, nâng đỡ lẫn nhau, theo quy luật nhân quả, có trước có sau” [25, tr.77].

. Đó là hiện tượng “cốt truyện còn sơ sài”, “nhân vật còn mờ nhạt”: “Hầu như các truyện chưa thành truyện, vì còn quá đơn giản, (…). Phần ký cũng mới chỉ là những kỷ niệm đáng yêu, đáng nhớ được kể lại một cách thật thà, được ghi chép lại một cách đơn sơ, còn sa vào kể việc, giải thích, trích dẫn nhiều, chưa thành những bút ký văn học hay” ) [61, tr.20]; nhiều truyện còn đơn sơ” ) [61, tr.20].

Tập hợp tư liệu nghiên cứu về La Quán Miên,

-

- -

. Từ các tài liệu thu thập được, chúng tôi đánh giá tình hình nghiên cứu về truyện và ký của La Quán Miên trên những nét cơ bản như sau:

- Về mức độ: chủ yếu là các bài viết có dung lượng ngắn với mục đích giới thiệu hoặc trình bày cảm nhận về tác phẩm của La Quán Miên khi xuất bản hoặc khi được nhận giải thưởng;

- Về phạm vi: mỗi bài viết tập trung vào một (hoặc một nhóm) tác phẩm của nhà văn;

- Về kết quả nghiên cứu:

+ Xác định được nội dung cơ bản của truyện và ký La Quán Miên là hiện thực cuộc sống và con người miền núi, đặc biệt là đời sống của đồng bào dân tộc Thái trong mối quan hệ gắn bó giữa truyền thống và hiện tại;

+ Khẳng định nét riêng trong truyện và ký La Quán Miên là bản sắc dân tộc Thái, thể hiện đậm nét trong nhiều phương diện (khung cảnh, nhân vật, ngôn ngữ…) của các tác phẩm;

Tuy nhiên kết quả nghiên cứu mới dừng lại ở những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát hoặc những cảm nhận, thẩm bình về một tác phẩm cụ thể; chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu toàn bộ truyện và ký của La Quán Miên.

Đây chính là “khoảng trống” để chúng tôi lựa chọn đề tài, tiếp tục nghiên cứu truyện và ký của La Quán Miên ở mức độ rộng và sâu hơn, trên cơ sở những ý kiến đánh giá, gợi mở của người đi trước.

3. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu về đề tài truyện và ký La Quán Miên, chúng tôi xác định mục đích:

Khẳng định ý nghĩa của truyện và ký La Quán Miên đối với cuộc sống và con người miền núi; khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với văn xuôi dân tộc Thái nói riêng và văn xuôi dân tộc thiểu số nói chung;

Góp phần khẳng định một hướng nghiên cứu có ưu thế của Đại học Thái Nguyên: nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc;

Góp phần khẳng định vị trí của văn học dân tộc thiểu số trong nền văn học Việt Nam hiện đại; khẳng định bước trưởng thành của các nhà văn dân tộc thiểu số.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu về đề tài này, chúng tôi xác định những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản của văn xuôi dân tộc Thái thời kì hiện đại về đội ngũ sáng tác, thể loại, những đặc điểm nội dung và nghệ thuật, từ đó đưa ra những đánh giá khái quát về thành tựu, đóng góp của bộ phận văn học này;

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến con đường sáng tác văn chương của nhà văn La Quán Miên làm cơ sở để giải thích những thành công và hạn chế (nếu có) trong sáng tác của nhà văn đặc biệt là mảng truyện và ký;

- Khảo sát, xác định và phân tích những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong truyện và ký của nhà văn La Quán Miên; so sánh những đặc điểm đó với sáng tác của các nhà văn dân tộc thiểu số khác.

- Đánh giá ý nghĩa của truyện và ký của La Quán Miên trong mối quan hệ với cuộc sống, con người miền núi; đặc biệt là cuộc sống của đồng bào dân tộc Thái hiện nay; đánh giá đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của văn xuôi dân tộc Thái nói riêng và văn xuôi dân tộc thiểu số nói chung.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động văn học của La Quán Miên bao gồm sáng tác, nghiên cứu, sưu tầm và dịch thuật. Sáng tác của ông có các thể loại: thơ, truyện và ký. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu là các tác phẩm thuộc thể loại truyện và ký của nhà văn.

5.2. Phạm vi nghiên cứu

a) Những tập truyện và ký của La Quán Miên đã được xuất bản (gồm 5 tập truyện, từ năm 1996 đến 2003):

- Hai người trở về bản (Truyện và ký, Nxb Văn học, 1996).

- Vùng đất hoa kờ mạ (Truyện và ký, Nxb Văn học, 1997).

- Trời đỏ (Truyện và ký, Nxb Nghệ An, 1998).

- Bản nhỏ tuổi thơ (Truyện vừa, Nxb Kim Đồng, 2000).

- Năm học đã qua (Truyện vừa, Nxb Nghệ An, 2003).

b) Một số truyện ngắn và bài ký được in trên các báo và tạp chí:

- Gặp lại một dòng sông (ký, Báo Nghệ An - Dân tộc - Miền núi, 2007);

- Bản mới ven sông (ký, Báo Nghệ An - Dân tộc - Miền núi, 2007);

- Ký ức, suy tư về lũ đầu nguồn (ký, Báo Văn nghệ, 2010);

- Cầm Quý (Truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ Vinh số 13, 2012).

- Nhả Póm (Truyện ngắn, Tạp chí Văn nghệ Vinh số 14, 2013).

6. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê các tác phẩm văn học của nhà văn La Quán Miên; những tác phẩm văn xuôi dân tộc Thái thời kì hiện đại và những bài viết nghiên cứu về tác giả, tác phẩm của La Quán Miên.

- Phương pháp so sánh đối chiếu để thấy được nét chung và nét riêng về nội dung và nghệ thuật truyện và ký của nhà văn La Quán Miên so với một số cây bút văn xuôi dân tộc thiểu số tiêu biểu khác.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để xác định những đặc điểm cơ bản của văn xuôi dân tộc Thái; đánh giá thành công và hạn chế (nếu có) của truyện và ký La Quán Miên.

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành giữa văn học, lịch sử, văn hóa học được sử dụng để tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử và xã hội trong truyện và ký của nhà văn La Quán Miên.

7. Đóng góp của luận văn

Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu truyện và ký của La Quán Miên. Việc lấy truyện và ký của nhà văn La Quán Miên làm đối tượng nghiên cứu là một cách ghi nhận, khẳng định những đóng góp và vị trí của văn học dân tộc Thái cũng như văn học dân tộc thiểu số đối với nền văn học Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của luận văn là một tài liệu tham khảo hữu ích đối với những người nghiên cứu, đặc biệt là văn xuôi dân tộc Thái và văn học dân tộc thiểu số nói chung.

8. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, chúng tôi đã triển khai nội dung của luận văn thành 3 chương:

Chương 1: La Quán Miên - nhà văn dân tộc Thái (thời kì hiện đại).

Chương 2: Cuộc sống và con người miền núi trong truyện và ký của La Quán Miên.

Chương 3: Một số đặc điểm nghệ thuật trong truyện và ký của La Quán Miên.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1

LA QUÁN MIÊN – NHÀ VĂN DÂN TỘC THÁI (THỜI KÌ HIỆN ĐẠI)


1.1. Khái quát về văn xuôi dân tộc Thái thời kì hiện đại

1.1.1. Đội ngũ sáng tác

Là một thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, dân tộc Thái có nền văn học dân gian phong phú. Theo dòng lịch sử, văn học Thái vẫn không ngừng vận động, phát triển từ văn học truyền khẩu đến văn học thành văn. Từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, văn học dân tộc Thái đã có được một diện mạo mới với đội ngũ các nhà văn, nhà thơ ngày càng phát triển: Cầm Biêu, Lương Quý Nhân, Hoàng Nó, Lò Văn Cậy, Tòng Ín, Vương Trung, Bùi Tiên, Sa Phong Ba, La Quán Miên, Lò Vũ Vân, Lò Cao Nhum, Cầm Hùng, Thái Tâm, Vi Hợi, Lang Quốc Khánh, Cầm Bá Lai, Vi Văn Thứa, Kha Thị Thường.v.v…Văn học dân tộc Thái đã góp phần làm phong phú thêm đời sống văn học Việt Nam vốn phong phú, đa dạng và giàu bản sắc. Trong sự vận động và phát triển chung, văn xuôi dân tộc Thái cũng đạt được những kết quả đáng ghi nhận về các phương diện: đội ngũ sáng tác, số lượng và chất lượng tác phẩm.

Đội ngũ sáng tác văn xuôi dân tộc Thái ngày càng phát triển. Từ hai gương mặt xuất hiện vào những năm 60 của thế kỉ trước là Vương Trung và Lò Văn Sỹ, đến nay, văn xuôi dân tộc Thái có thêm nhiều gương mặt mới như: Sa Phong Ba, La Quán Miên, Cầm Hùng, Lang Quốc Khánh, Vi Hợi, Kha Thị Thường… Trong đội ngũ sáng tác đó, có những nhà văn được đào tạo chính quy (Vương Trung, Sa Phong Ba, Kha Thị Thường); có người viết từ niềm say mê và kinh nghiệm cá nhân; đa số vừa sáng tác vừa dạy học, làm báo hoặc làm công tác văn học nghệ thuật ở địa phương (Vương Trung, La Quán Miên, Cầm Hùng, Lang Quốc Khánh, Vi Hợi…). Các cây bút văn xuôi dân tộc Thái hiện nay chủ yếu tập trung ở một số tỉnh của khu vực Tây Bắc và miền Trung; trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023