Những Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sáng Tác Của La Quán Miên

Rừng, O Long, Sương rơi từ núi… của Kha Thị Thường). Cách mở đầu, diễn biến và kết thúc tác phẩm của văn xuôi dân tộc Thái thường nhanh, ngắn gọn, linh hoạt và tự nhiên. Điều đó ta thấy rất rõ trong các tác phẩm như: Những bông ban tím, Sao lạ Phiềng Xa, Nỗi bực của y sĩ Pằn…(Sa Phong Ba); trong các truyện ngắn của La Quán Miên, Cầm Hùng, Kha Thị Thường. Sự đổi mới trong kết cấu truyện của các nhà văn dân tộc Thái chưa phải là những sáng tạo mang tính đột phá, song cũng phản ánh ý thức mang lại hình thức mới cho tác phẩm của những người cầm bút.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật, trong văn xuôi dân tộc Thái thời kì hiện đại, ngoài cách xây dựng nhân vật đơn tuyến, một số tác giả đã xây dựng được những nhân vật mang tính đa diện như: Long Phúc (Đất bản quê cha - Vương Trung), Y Sương (Sương rơi từ núi - Kha Thị Thường). Nhiều nhà văn đã xây dựng nhân vật theo tuyến và sử dụng thủ pháp nghệ thuật tương phản theo lối truyền thống (Những bông ban tím, Lòng rừng, Bố con ông Pấng, Nỗi bực của y sĩ Pằn - Sa Phong Ba; Hai người trở về bản - La Quán Miên...). Tuy nhiên, để phản ánh cuộc sống “đa đoan”, “đa sự”, một số tác phẩm đã xuất hiện kiểu nhân vật tâm lý (Ảo ảnh, Khuôn mặt tình yêu, Ngày biết tuổi…Kha Thị Thường; Mối tình Mường Sinh - Vương Trung). Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật đặc biệt là thủ pháp độc thoại nội tâm đã được các nhà văn chú ý khai thác (nhân vật Sương trong Mối tình Mường Sinh của Vương Trung; y sĩ Pằn trong Nỗi bực của y sĩ Pằn,…của Sa Phong Ba; nhân vật “tôi” trong Khuôn mặt tình yêu của Kha Thị Thường.v.v…).

Cũng như các nhà văn dân tộc thiểu số khác, trong các sáng tác của Vương Trung, Sa Phong Ba, La Quán Miên, Kha Thị Thường…chúng ta đều bắt gặp thủ pháp nghệ thuật so sánh, ví von giàu hình ảnh rất gần gũi với cách cảm, cách nói của người miền núi. Những từ ngữ địa phương mang màu sắc dân tộc, những câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, dân ca, câu chuyện cổ, bài cúng lễ của người Thái được các nhà văn vận dụng linh hoạt góp phần tạo nên hiệu quả về nghệ thuật.

Ví dụ, nói về công việc khai khẩn đất hoang, cải tạo đất bạc màu của Pâng Pun (Đất bản quê cha) luôn bị những kẻ độc địa, ghen tị, xỏ xiên bới móc, tác giả Vương Trung đã mượn ý những câu thành ngữ, tục ngữ Thái: “Đất bỏ hoang phơi trời thì câm lặng. Đất có sức người lay dậy lại đâm điều rối tung. Kẻ nằm tị kẻ làm, kẻ nhịn ghét kẻ ăn. Lắm kẻ lưỡi dằm miệng gai chĩa vào cắn xé anh” [87, tr.22], “những kẻ miệng dằm mồm gai thì cạnh khóe châm chọc đủ điều trên đời, có câu nghe xót cả tai” [87, tr.32]. Ngôn ngữ trần thuật, ngôn ngữ nhân vật trong văn xuôi dân tộc Thái tự nhiên, mộc mạc và chân thật như bản tính của con người miền núi.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đáng ghi nhận như trên về phương diện nội dung phản ánh và nghệ thuật thì văn xuôi dân tộc Thái còn có những hạn chế nhất định. Mặc dù, các tác giả đã mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực nhưng tác phẩm viết về an ninh quốc phòng miền núi chưa nhiều, chưa thật sâu. Tính phê phán trong các tác phẩm chưa sắc thậm chí một số truyện ngắn còn mang nặng tính thuyết lí khô khan, thiếu khả năng hư cấu và tính sáng tạo. Sự xung đột, mâu thuẫn đối kháng giữa các nhân vật còn tương đối đơn giản. Việc tiếp thu ảnh hưởng của văn học dân gian, một mặt đem lại sức hấp dẫn và bản sắc riêng của văn xuôi hiện đại dân tộc Thái, mặt khác đem lại cảm giác nặng nề khi nhà văn vận dụng quá nhiều các câu tục ngữ, ca dao, dân ca trong một tác phẩm…Ví dụ, trong 8 trang (từ trang 96 đến trang 103) của tiểu thuyết Đất bản quê cha, xuất hiện tới 9 lần bài dân ca Thái; trong 4 trang (từ 102 đến 105) của tiểu thuyết Mối tình Mường Sinh xuất hiện 4 lần bài hát đối đáp và trong 5 trang (từ 145 đến 149) xuất hiện 8 bài cúng. Đối với thể loại ký, mặc dù có những thành công bước đầu nhưng còn khá đơn giản về nội dung và tính nghệ thuật chưa cao.

Song, một số hạn chế nêu trên không làm giảm đi sức hấp dẫn và giá trị căn bản của văn xuôi dân tộc Thái. Sự có mặt của các nhà văn dân tộc Thái và những

sáng tạo nghệ thuật của các tác giả đã góp phần làm nên diện mạo phong phú của nền văn học nước nhà.

1.2. Giới thiệu nhà văn La Quán Miên

1.2.1. Hành trình đến với văn chương

Nhà văn, nhà giáo La Quán Miên tên thật là Quán Vi Miên, sinh ngày 31 tháng 10 năm 1951 tại bản Chiêng Đôn, mường Khủn Tinh (nay là xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An). Địa danh này gắn với bao truyện cổ, truyền thuyết, sử thi, ca dao, dân ca của người Thái nơi đây. Là con út trong một gia đình nông dân, dân tộc Thái nên trong quá trình sáng tác, nhà văn lấy bút danh là La Quán Miên vì theo tiếng Thái “La” có nghĩa là “con út”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Ngay từ hồi học cấp I, cấp II, Quán Vi Miên là người rất ham học, say mê đọc sách và có tố chất văn chương. Cậu học trò người Thái sáng dạ đã được các thầy giáo giỏi yêu quý, trực tiếp bồi dưỡng văn chương (thầy Nguyễn Bá Tường, Phạm Đức Du, Nguyễn Thế Đạt rất giỏi Hán văn, sau này là đồng tác giả cuốn “Văn học Trung đại Nghệ An”); thầy Hồ Ngọc Mân sau này là Giảng viên Trường Đại học Cần Thơ). Do vậy, Quán Vi Miên luôn đạt giải trong các đợt thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh. Năm 1967, Quán Vi Miên đạt giải nhất Văn cấp tỉnh, sau đó đi thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc (giải quốc gia lúc đó).

Ngay từ thời học cấp I (1960-1964), cậu bé Quán Vi Miên đã bắt đầu ghi chép những câu chuyện cổ do ông bà, bố mẹ và người già trong bản kể. Những câu chuyện này về sau trở thành tư liệu về văn học dân gian và một số chi tiết trở thành tư liệu để sáng tác sau này. Sang những năm học cấp 2, Quán Vi Miên bắt đầu viết truyện ngắn và những bài thơ đầu tiên nhưng “Viết những truyện và thơ này chỉ vì yêu thích, chứ không có ý thức sáng tác, nên tôi lưu giữ chúng trong sổ tay, không cho ai xem và không gửi đi đâu” (La Quán Miên). Lên cấp III, Quán Vi Miên sáng tác một số bài thơ (Anh được về thăm, Xuống núi – ta đi đánh Mỹ, Nghe con gái hát, Những cô gái bản ta đâm gạo, v.v.) gửi cho Ban vận động thành lập Hội Văn nghệ Nghệ An và sau đó được đăng trên tờ

Truyện và ký La Quan Miên - 4

Tin sáng tác (sau này là Tạp chí của Hội Văn nghệ Nghệ An). Trong thời gian học ở trường Trung học Sư phạm miền núi Nghệ An (1969 – 1972), Quán Vi Miên được học với các nhà thơ Trần Văn Khoan (Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An), nhà thơ Thạch Quỳ (Hội Nhà văn Việt Nam) và sinh hoạt trong nhóm bạn văn. Trong nhóm đó, sau này có người trở thành nhà văn như Nguyễn Ngọc Lợi (Hội Nhà văn Việt Nam). Đây cũng là môi trường thuận lợi để La Quán Miên học hỏi và mạnh dạn bước vào con đường sáng tác.

Sau khi học xong trường Trung học Sư phạm miền núi Nghệ An, La Quán Miên trở về dạy học tại chính quê hương mình. Trong mười năm dạy học (1972

-1982), ông vẫn tiếp tục theo đuổi sự nghiệp văn chương và sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc Thái, H’mông, Thổ... Hoàn thành tập thơ Anh được về thăm (16 bài), sau này in chung với Sầm Nga Dy và Vi Văn Thứa trong tập Hương đất quế (1983). Năm 1982, La Quán Miên học Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội và sau đó tiếp tục học Đại học Sư phạm Quốc gia Volgograd (1983-1988). Trong thời gian học ở Liên Xô, ông dành nhiều thời gian đọc các tác phẩm văn học tiếng Nga của các tác giả Xô Viết và tập dịch (sau này về nước, ông chỉnh lại và in ở một số báo, tạp chí địa phương và Trung ương). Kết thúc thời gian học tập ở Liên Xô, La Quán Miên trở về quê hương miền Tây Nghệ An, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Từ năm 1988 đến năm 2008, La Quán Miên giảng dạy bộ môn Tâm lí giáo dục ở Trường Trung học Sư phạm miền núi Nghệ An (sau là trường Trung học Sư phạm Nghệ An) và Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. Từ năm 2008 đến nay, ông nghỉ hưu và vẫn tiếp tục sáng tác, nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian dân tộc Thái và dân tộc thiểu số khác ở Nghệ An như: Ơ Đu, Thổ, Khơ Mú, H’mông.

Năm 1999, nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu sưu tầm văn hóa, văn nghệ dân gian La Quán Miên được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Ông cũng là Hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội viên Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Nghệ

An, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Nghệ An, Hội viên Chi hội Văn nghệ dân gian tỉnh Nghệ An.

Từ người học trò yêu thích văn chương, La Quán Miên đã trở thành nhà văn tiêu biểu của văn học Thái thời kì hiện đại. Trong suốt quá trình học tập, giảng dạy và hiện nay đã nghỉ hưu, La Quán Miên vẫn luôn dành niềm đam mê văn chương và tâm huyết cho sự nghiệp sáng tác văn học, sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian và có những đóng góp quan trọng vào nền văn học dân tộc thiểu số nước nhà.

1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sáng tác của La Quán Miên

1.2.2.1. Nguồn mạch văn hóa, văn học dân gian Thái

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến con đường sáng tác văn chương của La Quán Miên là nguồn mạch văn hóa, văn học dân gian dân tộc Thái. Ông sinh ra trong một gia đình người dân tộc Thái có ông bà, bố mẹ thuộc nhiều trường ca, truyện thơ, ca dao, tục ngữ, các làn điệu dân ca Thái Nghệ An như: “Nhuôn, Lăm, Xuối”. Từ khi còn nhỏ, ông được ông bà, bố mẹ hát – kể và đọc cho nghe rất nhiều. Trong đó, người cha (Quán Vi Nguyệt) là một người rất am hiểu phong tục tập quán Thái, thông thạo chữ Thái cổ, chữ quốc ngữ và biết chữ Nho, chữ Pháp đặc biệt rất say mê ghi chép và phiên âm những trường ca, truyện thơ Thái sang tiếng Thái Latinh (sau này tác giả đã dịch ra tiếng Việt). Khi qua đời, người cha đã để lại cho La Quán Miên một “gia tài” lớn về văn hóa, văn học dân gian. Ngay từ khi còn nhỏ, La Quán Miên đã rất yêu thích văn hóa dân gian của dân tộc mình. Trong lần trò chuyện với tác giả luận văn, nhà văn tâm sự: “Lúc còn nhỏ, mỗi lần trong bản tổ chức các cuộc hát đối đáp nam nữ, đánh cồng, nhảy sạp, thổi kèn. Kể cả cưới xin, ma chay, lễ hội…cậu bé Quán Vi đều đến xem và nghe rất chăm chú… Khi có ý thức, cậu bắt đầu ghi chép lại những gì ông bà, cha mẹ, dân bản kể và những gì mình trực tiếp chứng kiến vào những mảnh giấy nhỏ rồi cất rất kĩ” (Ghi trực tiếp). Những quan sát đó là nguồn tư liệu quý giá và quan trọng đối với nhà văn trong quá trình nghiên cứu, sáng tác sau này. Những câu chuyện trước đây được nghe già làng và ông bà, bố mẹ

kể cứ trăn trở và thôi thúc người viết văn trẻ La Quán Miên lục tìm từng tờ giấy ghi chép trước kia để viết thành truyện Hổ báo thù, Tình yêu của hổ,… đậm màu sắc dân gian.

Được sinh ra và lớn lên trong cái nôi phong tục của bản mường nên La Quán Miên hiểu người già, thầy mo chính là một “kho tàng” văn hoá cổ sống động, là tri thức bách khoa của người Thái. Nhận thức đúng đắn này đã đưa ông rong ruổi, lặn lội bao nhiêu ngày tháng ở khắp các bản làng mà ông biết ở đó có “mỏ”, có “kho” văn hoá dân gian để sưu tầm, nghiên cứu, dịch và viết. Điều đầu tiên đến các bản làng, ông tìm đến thầy mo, già làng để nghe kể chuyện và ghi chép lại. Thấy trẻ con hát đồng giao, ông “sấn” vào chơi như sống lại với tuổi thơ. Cuốn Truyện thơ và đồng dao Thái miền Tây Nghệ An, Phong tục tập quán các dân tộc thiểu số Nghệ An, Chim yểng (truyện thơ dân gian Thái), Ca dao - dân ca Thái Nghệ An, Truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số Nghệ An, Khóc tiễn hồn… ra đời từ những chuyến đi học hỏi, sưu tầm và nghiên cứu đó. Ông nói: “Càng già thì càng yêu; càng già thì duyên đời càng nhiều nên sau sáng tác, sưu tầm ông chuyển sang viết nghiên cứu để làm cho chất văn về người miền núi sâu và đậm hơn” “sợ không còn quỹ thời gian để viết hết những gì về bản mường mà mình đam mê” (bài viết Đam mê bản mường, tài liệu do nhà thơ Vũ Toàn – Hội Nhà văn Việt Nam cung cấp).

Là một người say mê và sớm có ý thức tìm hiểu những di sản văn hóa, văn học của quê hương, với La Quán Miên, tình yêu văn hóa, văn học quê hương cứ lớn dần lên theo năm tháng và trở thành máu thịt, nguồn nuôi dưỡng cảm hứng không bao giờ cạn trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn.

1.2.2.2. Niềm say mê văn chương của La Quán Miên

Sinh ra trong một gia đình nông dân miền núi nhưng nhà văn La Quán Miên là người hiếu học và yêu thích văn chương từ nhỏ. Nhà văn tâm sự: “Khi bắt đầu biết đọc, cậu bé Quán Vi theo bố đi chợ Tổng Nải để mua sách và truyện tranh. Lên lớp 3, lớp 4, cậu bé đầu đọc các tác phẩm văn học và biết “tầm”

sách” (Ghi trực tiếp). Vì rất mê đọc sách nên những lúc chăn trâu, ông cũng mang theo sách đi đọc. Ban đêm, ông học bài và đọc sách bên bếp lửa nhà sàn. Nhà văn bồi hồi nhớ lại cảm giác lúc đó: “Sách mở ra trước tâm hồn trẻ con nơi góc rừng xa xôi này một chân trời mới lạ mà bản làng không có. Tâm trí tôi vẫn còn cảm giác ôm cuốn sách bé nhỏ về mường mà ngực mình cứ thơm thơm mùi giấy mực” (Đam mê bản mường). Lên cấp 2, ông đã đọc được mấy trăm cuốn sách (sách thiếu nhi, sách về văn học Xô Viết) và xây dựng cho mình một tủ sách. Không chỉ sưu tầm sách trong huyện, ông còn rủ bạn xuống miền xuôi để mua sách. Hồi học cấp 3, cuộc chiến tranh đang diễn ra ác liệt nhưng ông và những người bạn vẫn vượt qua bom đạn, xuống hiệu sách Dốc Lụi ở thị trấn Nghĩa Đàn cách mường Khủn Tinh gần 70 cây số để mua sách đọc. Ông tâm sự: “Ngày đó, tôi rất mê đọc các tác phẩm văn học Việt Nam, Liên Xô, v.v. Có cuốn sách nào mới ra mà thầy giáo và bạn bè cho biết là tôi tìm đọc (mượn hoặc mua) bằng được” (Ghi trực tiếp). Những trang sách đã giúp ông tích lũy được nhiều kiến thức về văn hóa, đất nước và con người.

Yêu thích văn chương, La Quán Miên tập sáng tác ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bắt đầu là thơ; lúc đầu viết rồi tự mình đọc, giấu đi, không cho ai xem. Sau đó học lên cấp 2, được thầy giáo khuyến khích, Quán Vi Miên đã đưa cho thầy xem và góp ý. Lên cấp 3 (1968-1969), ông mạnh dạn gửi thơ cho báo tỉnh, Hội Văn nghệ tỉnh và được in. Từ đó ông tự tin hơn vào năng lực của mình. Vào học sư phạm, ông đã trao đổi thơ với một nhóm bạn yêu văn chương. Mỗi lần viết được bài thơ mới, La Quán Miên mang đến nhờ thầy giáo (nhà thơ Thạch Quỳ) nhận xét, góp ý.

Chính niềm yêu thích, say mê, ham học hỏi và có tố chất văn chương nên từ khi còn đi học, Quán Vi Miên là một trong những học sinh giỏi văn của trường (từ cấp 1, 2, 3 đến sư phạm) được thầy cô, bạn bè yêu quý. Sự đam mê văn chương, say mê tìm hiểu văn hóa dân gian cùng với một “gia tài” lớn của người cha để lại và những tư liệu do chính bản thân ghi chép lại là “gia tài” quý

giá để La Quán Miên vững bước tìm đến con đường văn chương, con đường nghiên cứu văn hóa, văn nghệ, văn học dân gian sau này.

1.2.2.3. Quê hương Nghệ An giàu truyền thống văn hóa, lịch sử

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến con đường sáng tác văn chương của La Quán Miên là quê hương Nghệ An giàu truyền thống văn hóa, lịch sử. Nhà văn đã sinh ra và lớn lên trên mảnh đất miền núi Nghệ An gắn với bao truyện cổ, truyền thuyết, sử thi, ca dao, dân ca…Ta có thể kể đến những sử thi nổi tiếng: Khủn Chưởng, Lai mổng mương” (Trông mường); Chim phượng hoàng; Chàng Hún Lu, nàng Ùa Piểm; Nàng Căm, chàng Ín; những truyện cổ dân gian (Pù Thén đuổi gà, Con mối xuống mường, Chàng mồ côi và con quỉ, Cô gái và chàng trai út...). Nơi đây cũng là địa bàn diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh thế kỉ XV: “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật/ Miền Trà Lân trúc chẻ, tro bay” (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi). Những truyền thuyết về cô gái Bản Le, bảy chàng trai đã có công giúp nghĩa quân Lam Sơn tiêu diệt quân Minh; các sự tích về tên bản, tên núi, tên suối, tên rừng, cánh đồng.v.v…đã hấp dẫn và khiến ông phải đi tìm và “giải mã” bằng được. Đây cũng là nguồn cảm hứng cho nhà văn sáng tác và nghiên cứu, sưu tầm.

La Quán Miên tìm hiểu lịch sử các bản mường, các dòng họ Thái, các nhóm Thái thiên di từ đâu đến, có mặt từ bao giờ, phong tục tập quán và các lễ hội... Do đó, tri thức về lịch sử, địa lý, dân tộc học, v.v. của ông ngày một dày thêm. Qua hành trình khám phá, ông hiểu quê hương mình sâu sắc hơn, gắn bó hơn. Yêu mảnh đất, yêu con người, ông hiểu người dân Thái ở quê ông đã phải đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh với xã hội bao nhiêu đời nay mới xây dựng được quê hương đẹp như vậy. Tình cảm của ông với quê hương cũng ngày một nồng nàn, thôi thúc ông cầm bút. Bài thơ đầu tiên ông viết là Anh được về thăm - bài thơ viết về người anh trai đi bộ đội, chiến đấu ở chiến trường Lào được về phép qua nhà, sau đó vào Nam đánh giặc ở Khe Sanh - Làng Vây. Những tác phẩm sau đó nhà văn viết về người mẹ, người cha, viết về dân bản,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2023