đó tuân thủ tỷ lệ cho vay tối đa của các ngân hàng. Các NHTM cũng có thể xem xét phối hợp xây dựng, củng cố một hệ thống cơ sở dữ liệu giúp tra cứu về các TSBĐ như năng lực sản xuất, mức độ khấu hao, vị trí, hiện trạng, khả năng tranh chấp, kiện tụng…, nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình định giá tài sản, giảm thiểu đến mức tối đa rủi ro liên quan tới TSBĐ.
Về công tác xử lý TSBĐ, các NHTM cần xác định đây là giải pháp chính để thu hồi vốn từ các khoản nợ xấu không có khả năng thu hồi. Tuy nhiên, thủ tục xử lý TSBĐ hiện nay vẫn còn nhiều phức tạp và kéo dài. Vì vậy, giải pháp đối với các NHTM trong việc xử lý TSBĐ khi cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện là chủ động đàm phán, thuyết phục và đôn đốc khách hàng tự xử lý tài sản, chủ động bán tài sản nhằm tiết kiệm thời gian, giảm thiểu nguy cơ chất lượng tài sản giảm.
Một giải pháp khác, đặc biệt trong bối cảnh nợ xấu lĩnh vực bất động sản đang rất lớn, là việc các NHTM vẫn chấp nhận cung cấp thêm tiền cho chủ đầu tư để hoàn thiện công trình, tạo ra một tài sản sinh lời trong tương lai, với điều kiện phải trả một phần khoản vay cũ. Đây là cách đã được các NHTM ở Úc, Đức triển khai có hiệu quả và hứa hẹn sẽ phát huy tác dụng ở Việt Nam.
Thứ ba, xem xét giải pháp hoán đổi nợ thành vốn đối với các khách hàng và dự án đầu tư có tiềm năng
Trên cơ sở đánh giá khả năng phục hồi và tiềm năng phát triển của các khách hàng vay vốn, các NHTM có thể tiến hành đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của doanh nghiệp để chuyển nợ thành vốn góp hoặc tham gia đấu giá cổ phần theo quy định để trở thành cổ đông, rồi từng bước thực hiện các giải pháp tái cấu trúc doanh nghiệp như xóa một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trường, quản trị, hỗ trợ về tài chính như cho vay, bảo lãnh... nhằm phục hồi từ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi, tạo nguồn trả nợ cho NHTM.
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động của các Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản là công ty con của các tổ chức tín dụng
Các AMC trực thuộc NHTM có nhiệm vụ tiếp nhận tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của những khoản nợ khó đòi thuộc cùng một hệ thống ngân hàng, định giá TSBĐ, tiếp nhận quản lý các khoản nợ tồn đọng, chủ động xử lý các TSBĐ thuộc quyền định đoạt của ngân hàng..., giúp NHTM có thể làm sạch tạm thời bảng cân đối tài sản để tập trung vào cấp tín dụng cho nền kinh tế; đồng thời có thể mua bán nợ tồn đọng, của các NHTM khác, của các Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, tích cực bán các khoản nợ xấu cho Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp và/hoặc Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Trong trường hợp khả năng tự xử lý các khoản nợ xấu của các NHTM là không đủ so với quy mô nợ xấu, các NHTM có thể xem xét việc bán các khoản nợ xấu này cho các tổ chức có năng lực và nguồn vốn để xử lý nợ xấu. Công ty DATC và VAMC là hai lựa chọn phù hợp nhất trong bối cảnh nợ xấu tại nhiều NHTM đang vượt quá khả năng tự xử lý. Biện pháp này giúp NHTM cải thiện phần nào bảng cân đối kế toán để mở rộng tín dụng, đồng thời có thể nhận thêm nguồn vốn từ bên ngoài, kể cả từ các đối tác nước ngoài, từng bước góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế.
c/ Chủ động thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh trong tương lai
Bên cạnh việc tập trung xử lý nợ xấu, trong thời gian tới, các NHTM cần phải chú trọng việc hạn chế nợ xấu tiếp tục phát sinh. Để thực hiện tốt công tác này, các ngân hàng cần thực hiện đánh giá lại để điều chỉnh lại chính sách tín dụng và quy trình tín dụng cho phù hợp với mục tiêu hướng tới tăng trưởng tín dụng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng tín dụng. Chính sách tăng trưởng tín dụng mạnh như trong giai đoạn từ năm 2005 cho tới 2010 không còn phù hợp, và thực tế đã cho thấy việc mở rộng tín dụng quá mức nhưng không tập trung bảo đảm chất lượng tín dụng đã gây ra những hệ quả không tốt đối với không chỉ khách hàng vay vốn mà với bản thân các NHTM. Trong thời gian tới, thay đổi chính sách tín dụng cần tập trung nhiều hơn vào việc điều chỉnh tín dụng theo cơ cấu ngành nghề, ưu tiên tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ưu tiên theo định hướng của Chính phủ như nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa… và hạn chế tín dụng đối với các ngành nghề có mức độ rủi ro cao như bất động sản, chứng khoán mà chỉ duy trì một tỷ trọng thấp nhất định.
Ngoài ra, các NHTM cần phải bảo đảm quy trình cho vay được tuân thủ ở tất cả các bước từ thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng và khoản vay, thực hiện việc đánh giá định kỳ trên cơ sở rủi ro của khách hàng và khoản vay, thực hiện đánh giá, phân loại nợ nhằm có các biện pháp can thiệp kịp thời. Công tác thẩm định tín dụng tại các NHTM cần được tập trung nâng cao chất lượng nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả của công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng và đưa ra quyết định tín dụng hợp lý, cũng như tạo cơ sở cho công tác kiểm tra, giám sát sau khi cho vay.
Để gắn liền công tác phòng ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh với tái cơ cấu lại hệ thống NHTM, cần nâng cao năng lực quản trị, điều hành, hệ thống kiểm soát, kiểm
toán nội bộ, phát triển hệ thống quản trị rủi ro và các chiến lực kinh doanh, chính sách, quy trình, thủ tục cấp tín dụng theo hướng lành mạnh, thận trọng; cải thiện trình độ, đạo đức của cán bộ tín dụng ngân hàng cũng là những giải pháp mà các NHTM cần tiến hành để hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.
3.2.2.3. Phát triển các mô hình hợp tác triển khai các sản phẩm tín dụng liên kết
Để khuyến khích tăng trưởng tín dụng từ phía cầu và giảm mức độ rủi ro tín dụng ngay từ khi thẩm định, quyết định cho vay, ngành Ngân hàng có thể nghiên cứu và triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù của từng lĩnh vực, đặc biệt chú trọng sản phẩm tín dụng vào lĩnh vực áp dụng khoa học công nghệ mới, liên kết chặt chẽ theo chuỗi từ khâu sản xuất, chế biến tiêu thụ. Ví dụ, cung cấp các gói sản phầm ưu đãi về lãi suất vay vốn, gói sản phẩm tín dụng dựa trên chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, cho vay theo dòng tiền, hỗ trợ khách hàng lập phương án sản xuất - kinh doanh, dự án đầu tư hợp lý, tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ, cho vay liên kết giữa chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà cung cấp vật liệu xây dựng và người mua nhà…
Chuỗi giá trị là một tập hợp các mối liên kết từ cung cấp đầu vào, sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Chuỗi giá trị của một sản phẩm là một hệ thống chứ không là hành vi đơn lẻ của từng doanh nghiệp nên có thể tạo nên sức cạnh tranh mạnh mẽ. Ở bất kỳ khâu nào trong chuỗi giá trị, ngân hàng cũng có thể tham gia cho vay các chủ thể kinh tế. Nếu nhiều ngân hàng cùng phối hợp để đưa vốn tín dụng vào chuỗi giá trị này, các rủi ro tại từng khâu sẽ được kiểm soát tốt hơn nhờ sự chia sẻ thông tin giữa các chủ thể khi việc cho vay ở khâu sau sẽ bảo đảm cho việc hình thành thị trường cho khâu trước. Về tổng thể, những rủi ro mang tính chu kỳ ảnh hưởng mạnh tới các chuỗi giá trị liên kết cao sẽ được giảm thiểu tốt hơn so với trường hợp các chuỗi giá trị liên kết thấp.
Với số lượng khách hàng rộng khắp trên địa bàn cả nước, thậm chí là cả các đối tác nước ngoài (thông qua các chi nhánh mở tại nước ngoài), các ngân hàng hoàn toàn có thể thực hiện vai trò tìm kiếm, chắp nối các khách hàng vay vốn trong một chuỗi giá trị. Việc giới thiệu các hộ gia đình, doanh nghiệp cần tìm kiếm đầu vào hoặc đầu ra cho sản xuất, hay cần tìm hiểu, chia sẻ kỹ năng nghề nghiệp… là việc làm các ngân hàng đã triển khai trong thời gian qua nhưng chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn. Một phần nguyên nhân là do đa phần các ngân hàng thực hiện công tác này một cách đơn lẻ mà chưa có sự phối hợp với nhau nên thông tin về khách hàng, thị trường tiềm năng… còn tương đối hạn chế. Trong thời gian tới, các ngân hàng cần thay đổi quan điểm đối với công tác này nhằm có sự phối hợp hài hòa hơn, từ đó hỗ trợ khách hàng vay vốn sử dụng vốn vay một cách hiệu quả. Khi đó, các ngân hàng không chỉ đẩy mạnh được đầu ra cho nguồn vốn huy động mà còn tăng cường được chất
lượng tín dụng. Đối với các dự án quy mô lớn, các ngân hàng có thể cho vay đồng tài trợ nhằm tăng cường khả năng đáp ứng nguồn vốn, gia tăng mức độ chính xác trong thẩm định dự án, nâng cao hiệu quả giám sát khoản vay và chia sẻ rủi ro.
Trong thời gian tới, NHNN và các NHTM có thể xem xét thí điểm các mô hình với các lĩnh vực khác trong nền kinh tế như khai thác tài nguyên, trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản tại một số địa phương có lợi thế tiềm năng, ngân hàng có thế mạnh về cấp tín dụng cho lĩnh vực này. Nếu thành công, các mô hình này có thể nhân rộng ra các địa phương khác và tại các NHTM khác trên phạm vi cả nước. Để triển khai sản phẩm liên kết dạng này NHNN thực hiện vai trò khuyến khích, định hướng và theo dõi việc tuân thủ các cam kết, đảm bảo nguyên tắc các ngân hàng tham gia chuỗi liên kết bình đẳng về vai trò, tự nguyện tham gia và thống nhất về quyền lợi, nghĩa vụ. Với mô hình chuỗi liên kết sẽ giúp cho hoạt động tín dụng được tăng trưởng một cách bền vững và nâng cao chất lượng tín dụng.
Để làm được điều này, các ngân hàng cần phối hợp chặt chẽ để có thể tập trung nguồn vốn, giúp cấp tín dụng kịp thời đối với sản xuất, thu mua, chế biến (đặc biệt là các hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ mục tiêu xuất khẩu hàng hóa) với lãi suất, thời hạn vay vốn, bảo đảm tiền vay hợp lý lẫn các thủ tục vay vốn theo hướng đơn giản hóa và gắn kết các chương trình khuyến nông hỗ trợ người sản xuất về kỹ thuật sản xuất kinh doanh. Song song với việc thực hiện các quy trình tín dụng truyền thống, các ngân hàng cần phải phối hợp với nhiều cơ quan, tổ chức đoàn thể để kết hợp hoạt động tín dụng với các hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho khách hàng. Các khóa tập huấn về kỹ thuật trổng trọt, chăn nuôi có thể được tổ chức trước, trong, và sau khi giải ngân nhưng phải bảo đảm liên tục, thường xuyên và đến đúng đối tượng, đúng nhu cầu để người vay vốn có thể vận dụng tốt nhất, kịp thời nhất những kiến thức được trang bị vào sử dụng vốn vay.
3.2.2.4. Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của NHTM hướng tới mục đích nhằm giảm thiểu những rủi ro phi hệ thống (non-systematic risks), qua đó tăng khả năng chịu đựng (khả năng chấp nhận) rủi ro của ngân hàng. Hoạt động kinh doanh cơ bản của một NHTM bao gồm tín dụng, đầu tư và các dịch vụ ngân hàng khác như thanh toán, ngoại hối, ủy thác, tư vấn tài chính… Việc nguồn thu của NHTM phụ thuộc quá nhiều vào hoạt động tín dụng như các ngân hàng Việt Nam khiến cho lợi nhuận và mức độ rủi ro của ngân hàng ở mức cao, không tận dụng được những ích lợi về giảm thiểu rủi ro mà đa dạng hóa kinh doanh đem lại. Khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn (có thể bắt nguồn từ thắt chặt CSTT của NHNN), nguồn thu từ hoạt động tín dụng sụt giảm khiến lợi nhuận của ngân hàng ở mức thấp (thậm chí bị âm) cản trở chức năng thúc đẩy tín dụng ra nền kinh tế.
Nguồn thu từ hoạt động tín dụng của NHTM phụ thuộc khá nhiều vào điều hành CSTT của NHNN khi một sự thay đổi trong định hướng thắt chặt hay nới lỏng CSTT sẽ nhanh chóng ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng ngân hàng, tới thu lãi, chi phí lãi, và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng. Trái lại, nguồn thu từ hoạt động phi tín dụng (mảng dịch vụ ngân hàng) có tính chất ổn định hơn và ít chịu ảnh hưởng từ điều hành CSTT của NHNN.
Hệ thống NHTM cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thông qua việc nâng cao tỷ trọng nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng và hoạt động đầu tư. Dù vậy, trong bối cảnh hoạt động đầu tư của NHTM Việt Nam đang bị kiểm soát khá chặt chẽ từ cơ quan quản lý Nhà nước do những bất cập trong nghiệp vụ này và những bài học thực tiễn từ hoạt động đầu tư của các NHTM trên thế giới trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, các NHTM nên tập trung vào phát triển mảng dịch vụ ngân hàng.
Các NHTM cần tập trung phát triển các mảng dịch vụ phi tín dụng như tư vấn tài chính cá nhân, thanh toán liên ngân hàng, đầu tư vào internet banking, phát triển các hình thức thanh toán qua các công cụ điện tử. Học hỏi kinh nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ từ các nhà đầu tư chiến lược là các ngân hàng nước ngoài sẽ giúp ngân hàng Việt Nam đẩy mạnh tiến trình này. Tùy vào năng lực của mình, mỗi ngân hàng cần tự xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển vào các mảng dịch vụ phi tín dụng dựa trên điều kiện và năng lực sẵn có. Ví dụ, đối với các ngân hàng đã có sẵn cơ sở hạ tầng thanh toán tốt cần tập trung vào công tác nâng cao các tiện ích sử dụng cho người sử dụng bao gồm nâng cấp hệ thống kỹ thuật, phát triển đội ngũ nhân viên hướng dẫn sử dụng dịch vụ phù hợp. Bên cạnh đó, ngân hàng này cần có sự phối hợp với các bên bán hàng khác như siêu thị, chuỗi cửa hàng … để có những chính sách giảm giá cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán phi tiền mặt. Đối với các ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống thanh toán cho khách hàng thì có thể: (i) liên kết với ngân hàng đã có cơ sở thanh toán tốt; (ii) phát triển xây dựng đội ngũ cán bộ tư vấn tài chính cho khách hàng cá nhân. Các ngân hàng cần phối hợp với các trường đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng nhằm tìm kiếm được lực lượng nhân lực phù hợp cho mảng hoạt động này.
3.2.3. Nhóm giải pháp đối với khách hàng vay vốn ngân hàng thương mại
3.2.3.1. Cải thiện khả năng hấp thụ vốn
Mô hình tăng trưởng theo chiều rộng mà nền kinh tế Việt Nam theo đuổi trong giai đoạn trước đã bộc lộ những yếu kém cố hữu của nó. Những yếu tố nền tảng cho tăng trưởng được tích lũy trong giai đoạn trước (trước 2010) đã cạn kiệt nên những giải pháp về phía tổng cầu thông qua mở rộng chính sách tài khóa và CSTT không còn phát huy được nhiều tác dụng. Triển khai các nhiệm vụ tái cấu trúc nền kinh tế đòi hỏi cần phải tập trung nâng cao năng lực của các yếu tố sản xuất như công nghệ và chất
lượng lao động, vốn dĩ đã chậm phát triển so với các doanh nghiệp nước ngoài và các quốc gia khác trên thế giới. Đây là điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp có thể hấp thụ được lượng vốn tín dụng từ các NHTM cũng như xa hơn là nâng cao năng lực cạnh tranh và tiến tới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp năm 20138, trở ngại chủ yếu đối với hệ
thống doanh nghiệp không còn là vấn đề tiếp cận vốn (25%) mà do sức tiêu thụ giảm (59%), hàng tồn kho tiêu thụ chậm (43%). Tuy nhiên, các yếu tố về chất lượng nhân lực chưa cao (12%) và công nghệ lạc hậu (11%) cùng với vấn đề hàng tồn kho tiêu thụ chậm cho thấy khả năng sản xuất và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở mức rất yếu. Như vậy, không thể kỳ vọng các doanh nghiệp có thể hấp thụ lượng vốn tín dụng trong bối cảnh hiện nay. Việc có gắng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng nhưng không đi kèm với cải thiện khả năng hấp thụ vốn sẽ dẫn tới nguồn vốn không được phân bổ và sử dụng hiệu quả, bất ổn kinh tế vĩ mô tái diễn là điều khó tránh khỏi (xem hình 3.3).
Hình 3.3: Trở ngại chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
43% | 37% | |||||
25% | 23% | |||||
12% | 11% 9% | |||||
3% | 2% | |||||
Sức tiêu Hàng tồn thụ giảm kho chậm tiêu thụ | Yếu tố đầu vào | Tiếp cận vốn khó khăn |
Thủ tục Chất pháp lý lượng phức tạp nhân lực chưa cao |
Công Giao An ninh - nghệ lạc thông vận chính trị hậu tải | Khác |
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Hoạt Động Của Công Ty Quản Lý Tài Sản Của Các Tổ Chức Tín Dụng Việt Nam Để Thúc Đẩy Hoạt Động Mua Và Xử Lý Nợ Xấu
- Dần Hạn Chế Các Biện Pháp Hành Chính Trong Điều Hành Lãi Suất, Hướng Tới Sử Dụng Các Công Cụ Gián Tiếp
- Giảm Độ Trễ Trong Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ
- Kiên Định Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Theo Hướng Kiểm Soát Lạm Phát, Ổn Định Kinh Tế Vĩ Mô Gắn Với Ổn Định Tài Chính
- Adrian, T. And Shin, H. S. (2009). The Shadow Banking System: Implications For Financial Regulation, Federal Reserve Bank Of New York Staff Reports.
- Greenspan, A. (2005). Risk Transfer And Financial Stability. Speech To The Federal Reserve Bank Of Chicago.
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả
Lý giải cho việc khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp giảm bao gồm hai yếu tố chính là nhu cầu tiêu thụ toàn ngành giảm (58%) và sức ép cạnh tranh tăng (54%), thay đổi thị hiếu người tiêu dùng (12%). Từ ngắn hạn đến trung hạn, hoàn toàn có thể kỳ vọng sức cầu của nền kinh tế được cải thiện nhưng vấn đề cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh với các doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài, nếu không được giải quyết thì khó có thể kỳ vọng vào khả năng phục hồi và phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam.
8 Kết quả khảo sát 306 doanh nghiệp về tình hình hoạt động doanh nghiệp năm 2013. Chi tiết xem phụ lục số
11.
61%
44%
44%
35%
34%
34%
12%
12%
11%
10%
Hỗ trợ về Hỗ trợ tiếp lãi suất cho cận nguồn
vay vốn cho DN
Tháo gỡ khó khăn đối với thị trường tài chính, BĐS
Cải cách thủ tục pháp lý
Thực hiện Ổn định giá Xử lý nợ Tăng Nâng cao Khuyến
chương trình hỗ trợ về thuế
cả
xấu
cường hội chất lượng khích đầu
nhập kinh tế quốc tế
công tác tư vào công
đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
nghệ
Hình 3.4: Các kiến nghị của doanh nghiệp đối với Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới
Nguồn: Khảo sát và tính toán của tác giả Tuy nhiên, kết quả khảo sát doanh nghiệp cho thấy các kiến nghị của doanh nghiệp đối với Chính phủ lại tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ lãi suất cho vay (61%), hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn (44%) mà chưa tập trung vào các giải pháp cải thiện các yếu tố sản xuất như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (11%), khuyến khích đầu tư vào công nghệ (10%) (xem hình 3.4). Do vậy, vấn đề trước tiên cần phải thay đổi chính là nhận thức của người lãnh đạo doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh nghiệp phải xác định được đầu tư vào yếu tố sản xuất cơ bản là nhân tố quyết định, quan trọng cần được ưu tiên thực hiện cùng với việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Những thay đổi trong chính sách về ưu tiên phát triển khoa học công nghệ, giáo dục và đạo tạo của
Chính phủ là những giải pháp mang tính vĩ mô cần được thực hiện kịp thời.
Để bảo đảm tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, các khách hàng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả đầu tư. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải đầy mạnh đầu tư vào khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, tiên tiến nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm và duy trì vị thế trên thị trường. Tuy nhiên, điều này đỏi hòi quy mô vốn lớn, trong dài hạn và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Trong trường hợp bản thân các doanh nghiệp không nỗ lực thực hiện các giải pháp phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cải tiến công nghệ, Chính phủ có thể tạo lập một cơ chế hỗ trợ thông qua việc thành lập một định chế của Nhà nước với tên gọi Công ty Tài chính Công nghệ Việt Nam (Vinafitech). Định chế này có nhiệm vụ đại diện Nhà nước hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vay vốn đề đầu tư vào yếu tố công nghệ. Các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ngân hàng để đầu tư cải thiện công nghệ sẽ có quyền đề xuất bảo lãnh tín dụng từ phía Vinafitech. Khi nhận được đề nghị bảo lãnh tín dụng từ phía doanh nghiệp, Vinafitech
có trách nhiệm thành lập các hội đồng thẩm định công nghệ độc lập để đánh giá mức độ cải tiến trong công nghệ của phương án sản xuất - kinh doanh, dự án đầu tư. Trong trường hợp đề xuất của doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí của Vinafitech, Vinafitech sẽ phát hành bảo lãnh tín dụng tới các NHTM; nhờ vậy, các doanh nghiệp sẽ được tạo điều kiện tiếp cận với nguồn vốn dễ dàng hơn.
Để thực hiện hiệu quả chức năng này, Vinafitech cần có được hai yếu tố cơ bản là thẩm định công nghệ và quản lý tài chính. Vinafitech cần tăng cường tính chuyên nghiệp trong thẩm định công nghệ bằng cách liên tục phát triển và nâng cấp các mô hình thẩm định công nghệ, tái cơ cấu các tổ chức thẩm định nội bộ, và tạo lập các liên kết bên ngoài với các cơ quan Chính phủ, các NHTM, các cơ quan, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ… Về nguồn vốn, Vinafitech cần có nguồn vốn đóng góp từ các bên với các mức trách nhiệm và thụ hưởng khác nhau. Nguồn vốn cho Vinafitech bao gồm tiền từ ngân sách nhà nước, các NHTM, nguồn chia sẻ lợi nhuận từ các doanh nghiệp được bảo lãnh tín dụng, tiền thu được từ đầu tư các nguồn tiền của Vinafitech.
Thông qua chức năng thẩm định công nghệ và bảo lãnh tín dụng, Vinafitech sẽ gắn kêt lợi ích của việc được hỗ trợ về mặt tài chính với trách nhiệm nâng cao năng lực về công nghệ của các doanh nghiệp. Đây là cơ sở tiền đề cho các doanh nghiệp tích lũy các nhân tố cần thiết để hấp thụ tốt lượng vốn tín dụng từ các NHTM, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh.
3.2.3.2. Xây dựng cơ cấu vốn phù hợp
Cấu trúc vốn là thuật ngữ tài chính mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cấu trúc vốn đề cập đến cách thức doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ thông qua các phương án kết hợp giữa phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đi vay ngân hàng, nợ đối tác…
Thực trạng cấu trúc vốn của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam cho thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu ở mức thấp, đặc biệt là các DNNVV và DNNN khi tính minh bạch ở mức thấp và quá trình cổ phần hóa diễn ra chậm chạp. Ngay cả các doanh nghiệp có quy mô lớn cũng gặp khó khăn trong việc gia tăng vốn chủ sở hữu khi thị trường cổ phiếu sau giai đoạn phát triển bùng nổ đã rơi vào tình trạng giảm giá liên tiếp và quy mô phát hành, giao dịch kém sôi động. Điều này đã cản trở các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành mới và phát hành bổ sung cổ phiếu.
Doanh nghiệp dựa chủ yếu vào hai nguồn vốn là tín dụng ngân hàng và vốn chiếm dụng từ các đối tác và khách hàng. Nhiều doanh nghiệp chiếm dụng vốn của đối tác với nhận định rằng lượng vốn chiếm dụng này là miễn phí nhưng lại không nhận ra và tính toán được chi phí thực của nguồn vốn này. Khi tính toán chi phí nguồn vốn