Định Hướng Điều Hành Chính Sách Tiền Tệ Và Hoạt Động Ngân Hàng



Giá cả

1

12.60

0.56

86.83

0.00

0.00

0.00

0.00

12.39

0.17

87.44

0.00

0.00

0.00

4

17.58

8.11

48.48

16.36

1.16

0.36

7.94

18.88

3.77

66.39

7.76

1.22

1.97

8

12.00

12.05

32.82

30.86

3.48

1.44

7.34

16.92

7.97

56.59

10.43

1.19

6.91

12

11.45

11.70

32.18

31.17

4.04

1.83

7.62

16.04

11.33

51.64

9.92

1.23

9.84

16

11.42

11.88

32.15

30.97

4.04

1.94

7.59

15.50

13.21

49.17

9.77

1.24

11.11

20

11.38

12.04

32.04

30.96

4.05

1.94

7.59

15.21

14.19

47.94

9.67

1.24

11.74

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 20

Nguồn: Tính toán của tác giả


TÓM TẮT CHƯƠNG 2


Chương 2 của luận án đã khái quát tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam với nhiều bất ổn từ năm 2011 cho tới nay và chín vấn đề lớn đặt ra cho công tác điều hành CSTT của NHNN Việt Nam. Tác giả đã phân tích công tác điều hành CSTT trên hai nội dung là hoàn thiện khung CSTT và tạo dựng mô hình cho CSTT vận hành, đánh giá năm vấn đề của hệ thống NHTM gồm chất lượng tài sản, thanh khoản, sinh lời, an toàn vốn và quản trị ngân hàng. Thực trạng truyền tải CSTT qua kênh bảng cân đối tài sản cho thấy kênh này đã khuếch đại những thay đổi ban đầu của lãi suất và khiến cho nhu cầu và khả năng vay vốn ngân hàng của các chủ thể kinh tế bị giảm xuống. Tương tự, kênh khả năng cấp tín dụng của ngân hàng chỉ ra sự yếu kém của hệ thống NHTM đã khiến cho khả năng lẫn mong muốn cấp tín dụng ngân hàng bị suy giảm đáng kể trong một giai đoạn dài. Thực trạng này là một trong những nguyên nhân khiến nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài từ năm 2011 cho tới 2014. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kênh tín dụng đã khuếch đại nhanh và mạnh những thay đổi trong công tác điều hành CSTT của NHNN đến nền kinh tế.


CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG

CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Định hướng điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Trong thời gian tới, kinh tế thế giới được dự báo là vẫn phục hồi chậm, không đồng đều và còn nhiều khó khăn. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia. Kinh tế trong nước tuy có dấu hiệu phục hồi nhưng còn nhiều tồn tại như ổn định kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, môi trường kinh doanh còn hạn chế… Tình hình này đòi hỏi phải có sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy, sáng tạo, năng động và quyết liệt trong hành động để tận dụng các cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ nói chung và điều hành CSTT của NHNN nói riêng.

a/ Quan điểm về điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng

Trong thời gian tới, công tác điều hành CSTT của NHNN và hoạt động của hệ thống NHTM phải tiếp tục bám sát những quan điểm chủ đạo sau:

Thứ nhất, hệ thống ngân hàng đóng vai trò chủ chốt trong tổng thể hệ thống tài chính Việt Nam, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế.

Thứ hai, hệ thống ngân hàng tập trung vào hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo hướng kết hợp hài hòa, đồng bộ và hợp lý giữa quy luật thị trường, cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và sự quản lý có tính hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước thông qua các công cụ điều tiết.

Thứ ba, hệ thống ngân hàng lấy ổn định tiền tệ và tài chính là điều kiện tiên quyết để góp phần vào duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa CSTT với các chính sách kinh tế vĩ mô khác, đặc biệt là CSTK; giữa hoạt động ngân hàng và hoạt động của doanh nghiệp, hộ gia đình; giữa thị trường tiền tệ với thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm…

Thứ tư, hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh và ổn định; tăng cường phạm vi và hiệu quả hoạt động, phục vụ nền kinh tế; tăng cường tính minh bạch, trách


nhiệm; đẩy mạnh hội nhập quốc tế và hướng tới áp dụng các thông lệ quốc tế vào hoạt động kinh doanh ngân hàng.

b/ Mục tiêu tổng quát đối với điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng

Mục tiêu tổng quát đối với điều hành CSTT là điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo mục tiêu của Quốc hội, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế.

Mục tiêu tổng quát đối với hoạt động NHTM là tiếp tục cơ cấu lại triệt để và toàn diện toàn bộ hệ thống gắn với xử lý nợ xấu hiệu quả; phát triển hệ thống ngân hàng với quy mô, số lượng hợp lý, hoạt động hiệu quả, an toàn và minh bạch, đủ năng lực cạnh tranh, và đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

3.1.2. Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng thương mại

a/ Giải pháp điều hành chính sách tiền tệ

Thứ nhất, xây dựng và áp dụng triệt để khuôn khổ CSTT với mục tiêu duy nhất là ổn định giá cả, phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội:

Đổi mới điều hành công cụ của CSTT theo hướng hiện đại, chuyển từ điều hành theo khối lượng sang điều hành theo giá; sử dụng các công cụ gián tiếp, hạn chế và tiến tới dừng sử dụng các biện pháp hành chính.

Xác định cơ chế truyền tải CSTT và đánh giá hiệu quả cơ chế truyền tải theo các kênh, giải quyết những tồn tại trong các kênh truyền tải đang hạn chế vai trò truyền tải CSTT tới hệ thống ngân hàng, thị trường tiền tệ, tài chính và nền kinh tế.

Đổi mới cơ chế tỷ giá theo hướng linh hoạt và có tính thị trường hơn, hạn chế các công cụ trực tiếp, biện pháp hành chính trong quản lý thị trường ngoại tệ, tăng cường sử dụng các công cụ gián tiếp để can thiệp vào thị trường ngoại tệ. Đổi mới công tác quản lý dự trữ ngoại hối phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm hài hòa các mục tiêu an toàn, thanh khoản và sinh lời.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và các mô hình dự báo, cảnh báo sớm làm căn cứ điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng.

Thực hiện các giải pháp quản lý ngoại hối hợp lý, đồng bộ với CSTT - tín dụng; chuyển các quan hệ huy động và cho vay sang quan hệ mua bán, tiến tới xóa bỏ tình trạng đô la hóa, vàng hóa trong nền kinh tế.

Tăng cường phối hợp chính sách giữa NHNN và các cơ quan quản lý Nhà nước để bảo đảm sự hài hòa giữa CSTT và các chính sách kinh tế vĩ mô.


Tăng cường công tác truyền thông và minh bạch các chủ trương, giải pháp điều hành CSTT với nền kinh tế.

Đẩy mạnh hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới trong hoạt động điều hành CSTT, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để ứng phó với các biến động từ bên ngoài.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng hoạt động hiệu quả, phù hợp với các thông lệ quốc tế:

Hoàn thiện cơ chế, quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro phù hợp với thực tiễn hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam, hướng tới áp dụng các nguyên tắc của Ủy ban giám sát ngân hàng Basel.

Xây dựng và triển khai hệ thống giám sát từ xa có hiệu quả để cảnh báo sớm, hệ thống thanh tra tại chỗ để phát hiện các ngân hàng và hoạt động ngân hàng có dấu hiệu rủi ro, thiếu an toàn.

Hoàn thiện các quy định về hoạt động ngân hàng theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.

Hoàn thiện cơ chế xử phát các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng và minh bạch.

Thứ ba, phát triển hệ thống NHNN gồm NHNN trụ sở chính và các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện đại với mô hình tổ chức hợp lý, hoạt động hiệu quả trong thực hiện các chức năng của một NHTW:

Tăng cường năng lực thể chế, nâng cao vị thế và trách nhiệm của NHNN trên cơ sở Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010

Cơ cấu lại tổ chức NHNN theo hướng tinh gọn, chuyên môn hóa cao, hiệu lực và hiệu quả trong công tác điều hành CSTT và quản lý hoạt động ngân hàng.

b/ Giải pháp đối với hoạt động ngân hàng thương mại

Thứ nhất, tiếp tục triển khai các biện pháp tái cơ cấu toàn diện và triệt để các ngân hàng trên các phương diện tài chính, hoạt động và quản trị theo lộ trình phù hợp:

Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa, cấu trúc lại cổ đông chiến lược, và tiến hành niêm yết trên thị trường chứng khoán các cổ phiếu ngân hàng nhằm tăng cường năng lực tài chính và tính minh bạch.

Nâng cao chất lượng tài sản, đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, tập trung xử lý triệt để nợ xấu.

Đổi mới hệ thống quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế


Hiện đại hóa cơ sở vật chất, đặc biệt nền tảng công nghệ và cơ cấu lại hệ thống kênh phân phối phù hợp với khả năng tiếp cận của khách hàng.

Thứ hai, thực hiện các giải pháp huy động vốn và cấp tín dụng có hiệu quả, phù hợp với năng lực của ngân hàng, bảo đảm hỗ trợ tăng trưởng hợp lý, hỗ trợ quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, kiểm soát lạm phát.

Thứ ba, chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng như an toàn hoạt động, tín dụng, huy động vốn, quản trị rủi ro, tỷ giá…

Thứ tư, tích cực phát triển phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phù hợp với năng lực tài chính, quản trị rủi ro và nhu cầu của khách hàng.

Thứ năm, chủ động cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin về hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật; tích cực phối hợp với NHNN, các cơ quan quản lý và các chủ thể kinh tế để nắm bắt các định hướng điều hành, nhu cầu và kiến nghị.

Thứ sáu, tăng cường chuẩn bị các giải pháp để tiến tới hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế có hiệu quả và an toàn.

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ QUA KÊNH TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Tại Quyết định số 252/QD-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ban hành ngày 01/03/2012, mục tiêu tổng quát đề ra là “phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc,…, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế”. Mục tiêu cụ thể Thủ tướng Chính phủ đưa ra là đến năm 2020, tổng giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu vào năm 2020 đạt khoảng 70% GDP. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ này mới chỉ đạt ở mức 34%, tức là chưa đạt một nửa mục tiêu đề ra. Sự đi xuống từ năm 2008 và sau đó là sự hồi phục chậm chạp của thị trường cổ phiếu Việt Nam từ năm 2012 cho tới nay đã làm giảm đi khả năng gia tăng của tỷ lệ vốn hóa thị trường cổ phiếu.

Đối với thị trường trái phiếu, lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020 được quy định tại Quyết định số 261/QĐ-BTC ngày 01/02/2013. Theo đó, quan điểm chung là phát triển thị trường trái phiếu một cách bền vững, thanh khoản cao và từng bước tiếp cận các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, từ đó đưa thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động vốn an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là tổng dư nợ thị trường trái phiếu đạt mức 38% GDP, trong đó thị trường trái phiếu chính phủ đạt 22% GDP, thị trường trái phiếu chính phủ bảo lãnh đạt 8%, thị trường trái phiếu chính quyền địa phương đạt 1% GDP và thị


trường trái phiếu doanh nghiệp đat 7% GDP. Đến cuối năm 2015, thị trường trái phiếu vẫn rất xa mục tiêu đề ra khi thị trường trái phiếu chính phủ mới đạt 23,5% GDP và thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt 1,1% GDP (xem hình 3.1). Đối tượng mua trái phiếu chính phủ những năm gần đây tập trung chủ yếu vào các NHTM, là nguyên nhân khiến tỷ lệ này được cải thiện còn thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn phát triển rất hạn chế.

Hình 3.1: Tỷ lệ trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp trên GDP một số quốc gia

160%


140%

VN

120% ID

100% CN

80% PH

TH

60%

SG

40% MY

20% KR


0%

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014


Nguồn: Asian bond online và the Worldbank data

Trái lại với sự tăng trưởng chậm chạp và vai trò tương đối mờ nhạt của thị trường chứng khoán, tín dụng ngân hàng đã và vẫn đang là kênh dẫn vốn chủ đạo cho hoạt động của nền kinh tế Việt Nam. Tỷ lệ tín dụng trên GDP dù đã giảm xuống so với mức cao nhất 124,7% vào năm 2010 xuống còn 104,9% vào năm 2012, đã tăng trở lại mức 113,8% vào năm 2014 (xem hình 3.2). Hệ thống TCTD Việt Nam đã phải nỗ lực để huy động vốn để cấp tín dụng cho nhiều chủ thể kinh tế, nhiều đối tượng được tài trợ, với kỳ hạn dài đáng nhẽ phải được phục vụ bởi thị trường chứng khoán. Trong sự nỗ lực đó, không thể không ghi nhận vai trò của hệ thống NHTM, chiếm tới 84,4% tổng tài sản của cả hệ thống TCTD. Trong thời gian tới, khả năng hệ thống tài chính Việt Nam sẽ phát triển đồng đều hơn với sự gia tăng quy mô lẫn tỷ trọng của thị trường chứng khoán là không cao. Do vậy, tín dụng ngân hàng và hệ thống NHTM chắc chắn vẫn tiếp tục thể hiện vai trò cầu nối về vốn cho các chủ thể kinh tế đồng thời là kênh truyền tải quan trọng của CSTT tới nền kinh tế Việt Nam.

Việc tăng cường khả năng truyền tải CSTT qua kênh tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam trở thành một vấn đề hết sức cấp thiết xuất phát từ (i) vai trò của kênh này trong số các kênh truyền tải; (ii) những yếu kém nội tại trong hệ thống NHTM và hệ thống doanh nghiệp đang cản trở hiệu quả truyền tải CSTT qua kênh tín


dụng, và (iii) những thách thức mới đối với quá trình truyền tải CSTT qua kênh tín dụng đang ngày một nhiều lên. Như vậy, việc đưa ra các giải pháp đối với không chỉ các NHTM mà các giải pháp đối với NHNN, kiến nghị với hệ thống doanh nghiệp là hết sức cần thiết để tăng cường khả năng truyền tải CSTT qua kênh tín dụng của hệ thống NHTM.

Hình 3.2: Tỷ lệ tín dụng trên GDP một số quốc gia


180%


160%


140% VN

120% ID

CN

100%

PH

80% TH

60% SG

MY

40%

KR

20%


0%

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014


Nguồn: Asian bond online và the Worldbank data

3.2.1. Nhóm giải pháp đối với Ngân hàng Nhà nước

3.2.1.1. Định hướng hệ thống ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng

Việc nâng cao chất lượng các khoản tín dụng và giảm thiểu mức độ nhạy cảm của chất lượng tín dụng với biến động kinh tế vĩ mô là hết sức cần thiết. Về lý thuyết, hệ thống NHTM không phải là chủ thể kinh tế có khả năng chấp nhận mức rủi ro cao mà phải là các quỹ đầu tư mạo hiểm, các quỹ đầu tư vào trái phiếu có mức độ tín nhiệm thấp… Phân tích thực tiễn công tác điều hành CSTT cho thấy mỗi lần NHNN thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay được đẩy lên cao và dẫn tới với các bất ổn kinh tế vĩ mô, chất lượng tín dụng của hệ thống NHTM bị suy giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cấp tín dụng của ngân hàng. Do vậy, tăng trưởng tín dụng cần phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, phân bổ tín dụng tới đa dạng những đối tượng sử dụng vốn với hiệu quả cao và an toàn. Việc mở rộng tín dụng trên cơ sở bảo đảm chất lượng tín dụng giúp hệ thống NHTM chủ động kiểm soát nợ xấu, hạn chế tình trạng mất an toàn cho hệ thống và giảm thiểu nguy cơ lạm phát.

Thứ nhất, NHNN và hệ thống NHTM cần xác định về mặt nguyên tắc việc quản lý cơ cấu tín dụng ở tầm vĩ mô phải hướng tới giảm thiểu rủi ro thông qua đa dạng hóa

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022