Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2


Hình 2.27: Tỷ lệ ROA và ROE của nhóm NHTMNN 97

Hình 2.28: Tỷ lệ ROA và ROE của nhóm NHTMCP 97

Hình 2.29: Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản hữu hình của hệ thống ngân hàng các nước khu vực ASEAN và thang đo của Moody’s 98

Hình 2.30: Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của hệ thống ngân hàng các nước khu vực ASEAN 99

Hình 2.31: Đòn bẩy tài chính và hệ số an toàn vốn của nhóm NHTMNN 100

Hình 2.32: Đòn bẩy tài chính và hệ số an toàn vốn của nhóm NHTMCP 100

Hình 2.33: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của hệ thống ngân hàng các nước khu vực ASEAN 101

Hình 2.34: Tỷ lệ khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp 105

Hình 2.35: Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp 105

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Hình 2.36: Tỷ lệ ROA của doanh nghiệp 105

Hình 2.37: Tỷ lệ ROE của doanh nghiệp 105

Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2

Hình 2.38: Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp 107

Hình 2.39: Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp 107

Hình 2.40: Tăng trưởng GDP và GDP lĩnh vực xây dựng 108

Hình 2.41: Tỷ trọng tín dụng ngân hàng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp 109

Hình 2.42: Quy mô thị trường tín dụng và trái phiếu so với GDP 110

Hình 2.43: Năng suất lao động bình quân của một lao động 111

Hình 2.44: Quy mô dự trữ và vay NHNN của hệ thống NHTM 113

Hình 2.45: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng dự trữ một số NHTM 114

Hình 2.46: Tỷ trọng cho vay trong TTS và tỷ trọng dự trữ trong TTS một số NHTM 114

Hình 2.47: Tỷ lệ tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các khoản đầu tư, cho vay Chính phủ trên dư nợ cho vay đối với nền kinh tế 116

Hình 2.48: Lãi suất trái phiếu Chính phủ các kỳ hạn 116

Hình 2.49: Tỷ trọng nợ nhóm 2, 3, 4, 5 trong tổng dư nợ một số NHTM 117

Hình 2.50: Tỷ trọng đầu tư chứng khoán trong TTS một số NHTM 117

Hình 2.51: Tỷ trọng tài sản có tính thanh khoản cao trước và sau khi trừ đi các khoản vay NHNN và các TCTD trong TTS một số NHTM 119

Hình 2.52: Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ một số NHTM 119

Hình 2.53: Tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu 120

Hình 2.54: Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu một số NHTM 121

Hình 2.55: Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên dư nợ và nợ xấu một số NHTM 121

Hình 2.56: Tỷ lệ cho vay trên đi vay trên TTLNH của hệ thống NHTM Việt Nam và ASEAN 122

Hình 2.57: Tỷ trọng tiền gửi và vay TCTD khác, nợ NHNN và phát hành GTCG trong tổng nợ phải trả một số NHTM 124

Hình 2.58: Tỷ trọng cho vay và đi vay trên TTLNH trong TTS một số NHTM 124

Hình 2.59: Quy mô cho vay, đi vay và cho vay ròng trên TTLNH một số NHTM 125

Hình 2.60: Tăng trưởng vốn tự có và đóng góp của VĐL vào tăng trưởng vốn tự có của hệ

thống NHTMNN 126

Hình 2.61: Tăng trưởng vốn tự có và đóng góp của VĐL vào tăng trưởng vốn tự có của hệ thống NHTMCP 126

Hình 2.62: Tỷ trọng thu nhập lãi ròng và thu nhập hoạt động khác trong tổng thu nhập của NHTM Việt Nam 127

Hình 2.63: Tỷ trọng thu nhập lãi ròng và thu nhập hoạt động khác trong tổng thu nhập của hệ thống NHTM ASEAN 127

Hình 2.64: Tỷ lệ lãi biên và lợi nhuận sau thuế trên TTS 127

Hình 2.65: Tỷ lệ lãi biên và lợi nhuận sau thuế trên TTS ngân hàng Việt Nam và ASEAN

.......................................................................................................................................... 127

Hình 2.66: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của hệ thống NHTM ASEAN và Việt Nam 128

Hình 2.67: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên TTS một số NHTM 129

Hình 2.68: Tỷ trọng thu nhập lãi và thu nhập lãi ròng trong tổng thu nhập và thu nhập ròng 129

Hình 2.69: Tỷ lệ NIM và ROAA một số NHTM 130

Hình 2.70: Tỷ lệ ROAE một số NHTM 130

Hình 2.71: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền và lãi suất cho vay 131

Hình 2.72: Tăng trưởng tín dụng và tiêu dùng cuối cùng 132

Hình 2.73: Chỉ số niềm tin người tiêu dùng 132

Hình 2.74: Chỉ số tiêu thụ sản phẩm ngành chế biến chế tạo và tồn kho ngành chế biến chế tạo 133

Hình 2.75: Chỉ số mua hàng nhà sản xuất 133

Hình 2.76: Tăng trưởng tín dụng và tài sản cố định 133

Hình 2.77: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền và GDP 134

Hình 2.78: Tăng trưởng tín dụng, cung tiền và lạm phát 134

Hình 2.79: Hàm phản ứng của GDP trước cú sốc lãi suất 139

Hình 2.80: Hàm phản ứng của CPI trước cú sốc lãi suất 139

Hình 2.81: Hàm phản ứng của lãi suất trước cú sốc GDP 140

Hình 2.82: Hàm phản ứng của lãi suất trước cú sốc CPI 140

Hình 2.83: Hàm phản ứng của lãi suất trước cú sốc tín dụng 141

Hình 2.84: Hàm phản ứng của lãi suất trước cú sốc tỷ giá 141

Hình 2.85: Hàm phản ứng của GDP trước cú sốc lãi suất khi có kênh tín dụng và khi không có kênh tín dụng 141

Hình 2.86: Hàm phản ứng của CPI trước cú sốc lãi suất khi có kênh tín dụng và khi không có kênh tín dụng 141

Hình 3.1: Tỷ lệ trái phiếu Chính phủ và doanh nghiệp trên GDP một số quốc gia 149

Hình 3.2: Tỷ lệ tín dụng trên GDP một số quốc gia 150

Hình 3.3: Trở ngại chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .. 180 Hình 3.4: Các kiến nghị của doanh nghiệp đối với Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới 181


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Cơ chế truyền tải CSTT tới hệ thống ngân hàng và nền kinh tế luôn là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Nắm bắt được chiều hướng tác động của CSTT tới nền kinh tế là cơ sở để các nhà quản lý tiền tệ đưa ra các chính sách phù hợp. Ngay cả khi đưa ra được một chính sách phù hợp thì việc lựa chọn và cách thức sử dụng công cụ CSTT cũng đòi hỏi phải đánh giá chính xác thời gian và mức độ ảnh hưởng của nó tới các biến số kinh tế vĩ mô. Đã có nhiều nghiên cứu về các kênh truyền tải CSTT như kênh lãi suất, tỷ giá, giá tài sản, chấp nhận rủi ro, tín dụng… nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu cả về cơ chế truyển tải lẫn khả năng tác động của từng kênh. Tại các quốc gia phát triển với thị trường tài chính phát triển, các kênh truyền tải CSTT đã được nhận diện và được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh nhưng tại các quốc gia đang phát triển, truyền tải CSTT vẫn đang được nhiều chủ thể như NHTW, các tổ chức tài chính và các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Thiếu hụt các nghiên cứu định lượng về truyền tải CSTT khiến cho mối liên kết giữa các công cụ CSTT, các chỉ tiêu tiền tệ và tổng cầu tại các quốc gia này chưa được đánh giá một cách rõ ràng, là một trong những nhân tố làm giảm đi tính hiệu quả trong công tác điều hành CSTT của NHTW.

Khác với quan điểm tiền tệ truyền thống nhấn mạnh vào truyền tải CSTT qua bên nguồn vốn của hệ thống ngân hàng, kênh tín dụng ngân hàng tập trung vào phân tích ảnh hưởng của CSTT tới nền kinh tế thông qua sự biến động của tài sản. Việc dỡ bỏ những giả định không phù hợp với thực tế thị trường tiền tệ - tài chính (không có sự khác biệt trong các quyết định về cấu trúc vốn của người đi vay và cho vay ) và khai thác vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người đi vay và cho vay đã dẫn đến sự ra đời của kênh tín dụng. Trong nghiên cứu của mình, Bernanke và Blinder (1992) phát triển lập luận về ảnh hưởng trực tiếp của CSTT lên lãi suất được khuếch đại bởi những thay đổi bên trong phần thưởng nguồn vốn bên ngoài [38]. Độ lớn của phần thưởng nguồn vốn bên ngoài phản ánh sự thiếu hoàn hảo của thị trường tín dụng, vốn dĩ gây ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay và chi phí mà người đi vay phải trả. Một sự thay đổi trong lãi suất do điều hành CSTT của NHTW sẽ kéo theo sự thay đổi của phần thưởng nguồn vốn bên ngoài và tiếp đó, sự thay đổi của phần thưởng nguồn vốn bên ngoài sẽ làm thay đổi chi phí lãi vay, nhu cầu và khả năng cấp tín dụng, rồi hoạt động chi tiêu, đầu tư của nền kinh tế. Hai tác giả đã lý giải tại sao điều hành CSTT lại có tác động đến phần thưởng nguồn vốn bên ngoài trên thị trường tín dụng thông qua hai kênh truyền tải là bảng cân đối tài sản của người đi vay và khả năng cấp


tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu khởi đầu này của Bernanke và Blinder (1995) đã mở ra hướng nghiên cứu mới về truyền tải CSTT qua kênh tín dụng và được nhiều nhà nghiên cứu phát triển thêm.

Tại Việt Nam, cùng với nhiều chính sách kinh tế vĩ mô khác, CSTT thắt chặt trong năm 2011 và nửa đầu năm 2012 nhằm đối phó với sự gia tăng của lạm phát và bất ổn kinh tế vĩ mô đã khiến cho hệ thống ngân hàng NHTM và doanh nghiệp suy yếu đi nhiều. Tình trạng thắt chặt tín dụng trong một thời gian dài đã để lại những hệ lụy to lớn cho nền kinh tế. Về phía doanh nghiệp, hàng hóa ứ đọng, dòng vốn tắc nghẽn, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Về phía ngân hàng, căng thẳng thanh khoản, nợ xấu gia tăng, mức sinh lời giảm sút, mức độ đủ vốn bị suy giảm mạnh là những biểu hiện yếu kém phổ biến được bộc lộ rõ rệt. Trước tình hình này, Chính phủ đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp vĩ mô nhằm đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái, trong đó có chương trình tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Riêng đối với NHNN Việt Nam, công tác điều hành CSTT đã được thực hiên linh hoạt, chủ động hơn nhằm hạ thấp mặt bằng lãi suất, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ hệ thống NHTM và doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tín dụng có hiệu quả đối với nền kinh tế. Tuy nhiên, những nỗ lực kể trên của ngành ngân hàng chưa mang lại nhiều kết quả tích cực khi mà tín dụng tăng trưởng chậm chạp trong năm 2013 và 2014, thậm chí còn âm trong một vài tháng liên tiếp. Nhu cầu tín dụng lẫn khả năng và mong muốn cung ứng tín dụng đã bị giảm đi đáng kể khi xuất hiện nhiều yếu tố tác động tiêu cực tới các chủ thể đi vay và cho vay trong thị trường tín dụng. Thực trạng này cho thấy sự bất ổn trong truyền tải CSTT qua kênh tín dụng ngân hàng, vốn dĩ là kênh truyền tải chính những tác động của CSTT đến nền kinh tế tại Việt Nam. Không chỉ tạo ra sự đánh đổi lớn cho nền kinh tế khi phải chuyển từ mục tiêu tăng trưởng sang mục tiêu kiềm chế lạm phát (và ngược lại), những yếu kém trong kênh truyền tải này còn gây ra sự mất ổn định cho hệ thống NHTM Việt Nam. Vì vây, nghiên cứu sinh lựa chọn tiêu đề “Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam” cho luận án tiến sĩ của mình.

2. Tổng quan nghiên cứu

Truyền tải CSTT là một trong những chủ đề nghiên cứu được ưa chuộng nhất trong các nghiên cứu về CSTT vì hai lý do cơ bản. Thứ nhất, nắm bắt được mức độ tác động của CSTT tới nền kinh tế có vai trò quan trọng trong việc đánh giá định hướng điều hành của NHTW. Hiệu quả của một CSTT nới lỏng chưa chắc đã được bảo đảm ngay cả khi NHTW hạ thấp mức lãi suất điều hành khi mà tác động của CSTT lên nền kinh tế không được như kỳ vọng. Thứ hai, trước khi đưa ra lựa chọn và sử dụng bất kỳ công cụ CSTT, NHTW cần đánh giá chính xác thời gian và mức độ ảnh hưởng của nó


tới hệ thống TCTD và nền kinh tế. Muốn làm được điều này, NHTW cần nắm được cơ chế truyển tải CSTT tới tình hình tài chính của hệ thống TCTD cũng như các biến số vĩ mô trong nền kinh tế như sản lượng và lạm phát.

Quan điểm truyền thống về CSTT dựa trên giả định không có sự khác biệt trong các quyết định về cấu trúc vốn của người đi vay và cho vay. Do vậy, nền kinh tế có thể được mô hình hóa mà không phải xây dựng các giả định riêng cho từng nguồn vốn khác nhau. Cụ thể, không tồn tại sự khác biệt về thuế, không chi phí giao dịch, không có tình trạng thông tin bất cân xứng và mọi mâu thuẫn về quyền lợi giữa các chủ thể kinh tế có thể được giải quyết mà không tốn phí tổn nào cả.

Tuy nhiên, kể từ thập niên 1970, nhiều nhà nghiên cứu về CSTT đã xem xét tác động của việc dỡ bỏ những giả định của quan điểm truyền thống. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người đi vay và cho vay để đưa ra giả định có sự khác biệt giữa các loại tài sản tài chính như khoản vay ngân hàng, trái phiếu và cổ phiếu (thay vì chỉ giả định có sự khác biệt giữa các tài sản tài chính (sinh lãi) và tiền (không sinh lãi)) [35]. Trong nghiên cứu của mình, Bernanke và Blinder (1992) phát triển lập luận về ảnh hưởng trực tiếp của CSTT lên lãi suất được khuếch đại bởi những thay đổi bên trong phần thưởng nguồn vốn bên ngoài. Độ lớn của phần thưởng nguồn vốn bên ngoài phản ánh sự thiếu hoàn hảo của thị trường tín dụng, vốn dĩ gây ra sự chênh lệch giữa lợi nhuận kỳ vọng của người cho vay và chi phí mà người đi vay phải trả. Một sự thay đổi trong lãi suất do điều hành CSTT của NHTW sẽ kéo theo sự thay đổi của phần thưởng nguồn vốn bên ngoài và tiếp đó, sự thay đổi của phần thưởng nguồn vốn bên ngoài sẽ làm thay đổi chi phí lãi vay, nhu cầu và khả năng cấp tín dụng, rồi hoạt động chi tiêu, đầu tư của nền kinh tế. Hai tác giả đã lý giải tại sao điều hành CSTT lại có tác động đến phần thưởng nguồn vốn bên ngoài trên thị trường tín dụng thông qua hai kênh truyền tải là bảng cân đối tài sản của người đi vay và khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng [38].

2.1. Tổng quan nghiên cứu ngoài nước

a/ Kênh khả năng cấp tín dụng của ngân hàng

Kênh khả năng cấp tín dụng của hệ thống ngân hàng chỉ ra cung tín dụng sẽ giảm xuống khi NHTW thắt chặt CSTT. Quá trình này bắt đầu khi NHTW sử dụng các công cụ của CSTT để hút lượng tiền dự trữ ra khỏi hệ thống, khiến cho các ngân hàng còn ít vốn khả dụng để cho vay [35]. Mặc dù Romer và Romer (1990) cho rằng các ngân hàng có thể phản ứng lại bằng cách tăng các khoản huy động vốn không chịu quy định về dự trữ [109] nhưng do các khoản nợ này có chi phí cao nên CSTT thắt chặt vẫn có tác động làm giảm lượng vốn dành để cho vay đối với nền kinh tế [114].


Một vài nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu mảng của hệ thống ngân hàng để xác định mức độ chịu ảnh hưởng của khả năng cấp tín dụng trước việc NHTW thắt chặt CSTT. Kashyap và Stein (1995, 2000) phân tích kênh khả năng cấp tín dụng trên cơ sở tách biệt các ngân hàng thông qua tiêu chí về quy mô và thanh khoản. Hai tác giả nhận thấy trong điều kiện CSTT thắt chặt, các khoản tín dụng của các ngân hàng lớn không bị ảnh hưởng nhiều nhưng các ngân hàng nhỏ lại điều chỉnh giảm mạnh các khoản tín dụng cấp ra nền kinh tế. Như vậy, các ngân hàng nhỏ phải đối mặt với vấn đề căng thẳng tín dụng do sự thiếu hoàn hảo của thị trường tín dụng với đặc điểm bảng cân đối tài sản thiếu tính thanh khoản (chi phí cho việc tiếp cận các khoản vốn bán buôn là lớn) [85, 86]. Tuy nhiên, có một giải thích cho hiện tượng này là hiệu ứng khác biệt giữa doanh nghiệp nhỏ và lớn. Nghiên cứu của Elliehausen và Wolken (1990) cho thấy các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng vay vốn từ các ngân hàng địa phương có quy mô nhỏ [63] trong khi Angeloni và các cộng sự (1995) chỉ ra các ngân hàng lớn ưa thích cấp tín dụng cho các doanh nghiệp lớn với các khoản vay có quy mô lớn và ngược lại [34]. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ chính là đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh từ việc thắt chặt CSTT của NHTW khi doanh thu giảm do hoạt động kinh doanh thiếu đa dạng. Hàng tồn kho theo đó cũng bị điều chỉnh giảm mạnh, buộc nhóm doanh nghiệp này phải thu hẹp quy mô hoạt động và dư nợ ngân hàng.

Bên cạnh đó, Kishan và Opiela (2000) cho thấy các ngân hàng nhỏ với quy mô vốn thấp thường phàn ứng rất nhanh và mạnh với các cú sốc tiền tệ khi mà nguồn thanh khoản của ngân hàng thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng [99]. Peek và Rosengren (1995) chỉ ra các ngân hàng không bảo đảm đủ vốn chủ sở hữu sẽ thu hẹp quy mô rất nhanh chóng so với các ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn. Như vậy, sự không hoàn hảo của thị trường tài chính cũng xảy ra đối với chính các ngân hàng chứ không chỉ riêng doanh nghiệp bởi vì nếu thị trường hoàn hảo, các ngân hàng hoàn toàn có thể huy động tiền gửi hoặc vay trên TTLNH nhằm bù đắp sự thiếu hụt về vốn khả dụng [102]. Nghiên cứu của Sacerdoti (2005) nhận định các ngân hàng tại Châu Phi có xu hướng mở rộng các khoản tín dụng cho khu vực tư nhân, nhưng với tốc độ bị hạn chế nhất định khi NHTW thực hiện CSTT nới lỏng. Nguyên nhân là sự thiếu hụt các công cụ huy động vốn trên thị trường tài chính kém phát triển buộc các ngân hàng phải duy trì từ 30 - 50% các khoản huy động dưới dạng dự trữ tại NHTW hoặc tài sản ngoại tệ. Các khoản mục tài sản này, cùng với trái phiếu Chính phủ, đã giúp cho ngân hàng tìm kiếm được nguồn vốn bổ sung nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế [111].

b/ Kênh bảng cân đối tài sản của người đi vay

Kênh truyền tải thông qua bảng cân đối tài sản khác với kênh khả năng cấp tín dụng khi kênh khả năng cấp tín dụng giả định không có sự khác biệt giữa tín dụng


ngân hàng giữa doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp lớn. Nhưng kênh bảng cân đối tài sản lại cho rằng tồn tại sự khác biệt nhất định do khi NHTW thực hiện CSTT thắt chặt, các doanh nghiệp nhỏ vốn chỉ phụ thuộc vào ngân hàng sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt nguồn vốn còn các doanh nghiệp lớn có thể tiếp cận được với các nguồn vốn phi ngân hàng khác. Ngoài ra, các ngân hàng cũng có xu hướng dịch chuyển các khoản tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ sang doanh nghiệp lớn trong bối cảnh CSTT thắt chặt. Đây chính là quá trình sàng lọc các đối tượng khách hàng có chất lượng của các ngân hàng (flight to quality). Bernanke và Gertler (1995) nhận định CSTT thắt chặt trực tiếp làm giảm đi năng lực tài chính của khách hàng đi vay thông qua chi phí lãi vay tăng lên và dòng tiền ròng giảm xuống. Sự tăng lên của lãi suất khiến giá tài sản giảm xuống và đồng nghĩa với đó là giá trị TSBĐ cũng giảm theo. CSTT thắt chặt cũng ảnh hưởng tới tổng cầu và khiến cho doanh thu, dòng tiền của doanh nghiệp giảm xuống. Trước tình hình này, các ngân hàng có xu hướng phân bổ lại tín dụng theo hướng gia tăng tỷ trọng của các doanh nghiệp lớn với mức độ rủi ro thấp hơn [36].

Nghiên cứu của Lang và Nakamura (1995) cho thấy các ngân hàng tăng tỷ trọng các khoản cho vay cho doanh nghiệp lớn trong giai đoạn thắt chặt tín dụng do các doanh nghiệp lớn có mức độ rủi ro thấp hơn doanh nghiệp nhỏ [92]. Bernanke, Gertler, và Gilchrist (1998) chỉ ra đặc điểm của doanh nghiệp có ảnh hưởng tới lượng tín dụng được cấp từ phía ngân hàng. Trong bối cảnh thắt chặt CSTT, doanh nghiệp nhỏ đối mặt với vấn đề chi phí đại diện gia tăng sẽ gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng so với những doanh nghiệp lớn. Sử dụng dữ liệu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, Bernanke và các cộng sự tìm ra hiện tượng các doanh nghiệp nhỏ giảm nợ trong khi doanh nghiệp lớn tăng nợ [37].

Hầu hết các nghiên cứu về vấn đề này đưa đến một kết luận là CSTT thắt chặt sẽ đưa đến sự sắp xếp lại các nguồn vốn khi hệ thống ngân hàng di chuyển các nguồn vốn ra khỏi bảng cân đối tài sản và các doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Post (1992) đề cập đặc điểm các thương phiếu phải được bảo đảm bởi các khoản dự trữ của doanh nghiệp hoặc từ phía ngân hàng thông qua các khoản cam kết tín dụng đối với doanh nghiệp. Ngay cả các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc phát hành thương phiếu vẫn có thể tài trợ các khoản mục bên tài sản bằng tín dụng thương mại từ các doanh nghiệp lớn có khả năng phát hành thương phiếu [105]. Nghiên cứu của Calomiris, Himmelberg và Wachtel (1995) đã ủng hộ luận điểm này khi tìm thấy bằng chứng các doanh nghiệp lớn phát hành thương phiếu với mục đích chủ yếu để tài trợ cho các khoản tín dụng thương mại cho doanh nghiệp nhỏ [49]. Gertler và Gilchrist (1993), Eichenbaum (1994) cũng nhận định các khoản nguồn vốn không trả lãi vay của doanh nghiệp nhỏ tăng lên khi NHTW thực hiện CSTT thắt chặt [69, 60].


Về phía tình trạng tài chính của khách hàng đi vay, nghiên cứu của Gertler và Gilchrist (1993) cho thấy các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng giảm hàng tồn kho và các khoản vay ngắn hạn cùng với sự sụt giảm của doanh thu. Tuy vậy, các doanh nghiệp lớn không có đặc điểm này và điều này cho thấy các doanh nghiệp lớn không đối mặt với vấn đề căng thẳng thanh khoản như các doanh nghiệp nhỏ [68]. Friedman và Kuttner (1993) cũng nhận định rằng sự giảm xuống của dòng tiền và gia tăng hàng tồn kho khi nền kinh tế gặp cú sốc tiêu cực là nhân tố gây ra sự thiếu hụt nguồn vốn của doanh nghiệp [66]. Zaderey (2003) nhận thấy tại Ukraine, CSTT thắt chặt khiến giá cổ phiếu giảm và chi phí lãi vay của doanh nghiệp tăng lên, khiến cho dòng tiền ròng lẫn giá trị dòng bị sụt giảm. Các doanh nghiệp không có khả năng huy động vốn trên thị trường vốn buộc phải dựa vào nguồn lợi nhuận để lại để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, tài trợ tài sản lưu động và các khoản đầu tư khác [126].

Một vài nghiên cứu không tách biệt giữa kênh khả năng cấp tín dụng và kênh bảng cân đối tài sản. Kashyap, Lamont, và Stein (1994) tìm thấy bằng chứng về hàng tồn kho của các doanh nghiệp phụ thuộc vào ngân hàng giảm nhanh hơn so với doanh nghiệp với đặc điểm nguồn vốn đa dạng [83]. Sử dụng phương pháp tương tự, Gertler và Gilchrist (1993) cũng nhận thấy doanh nghiệp nhỏ giảm nợ và doanh nghiệp lớn tăng nợ khi NHTW thực hiện CSTT thắt chặt. Hai tác giả đã phân loại các doanh nghiệp trên cơ sở giá trị tài sản khi doanh nghiệp nhỏ nằm trong số 30% doanh nghiệp có tài sản nhỏ nhất. CSTT thắt chặt làm tăng các khoản vay ngắn hạn của các doanh nghiệp lớn nhằm tài trợ cho hàng tồn kho. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ hầu như không có điều kiện để vay ngắn hạn ngân hàng và lượng hàng tồn kho giảm mạnh qua thời gian [69].

Để làm rõ vai trò của phần thưởng nguồn vốn bên ngoài trong việc đặt nền tảng cho kênh tín dụng phát triển, Kashyap, Stein, và Wilcox (1993) kiểm tra mối tương quan giữa tín dụng ngân hàng và thương phiếu. Sự giảm xuống trong khoản vay từ ngân hàng trong khi giá trị thương phiếu phát hành bởi doanh nghiệp tăng lên cho thấy bản thân khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng bị thu hẹp lại. Ba tác giả đưa ra nhận định nếu cú sốc là do thay đổi trong nhu cầu tín dụng thì ảnh hưởng của cú sốc sẽ lan tỏa tới tất cả các nguồn vốn của nền kinh tế. Trong khi đó, cú sốc tiền tệ truyền tải qua kênh tín dụng ngân hàng sẽ chỉ ảnh hưởng tới phía cung tín dụng [87]. Bằng chứng định lượng chỉ ra tỷ lệ giữa thương phiếu và tín dụng ngân hàng sẽ tăng lên khi NHTW thực hiện CSTT thắt chặt. Tuy nhiên, Oliner và Rudebusch (1993), Gertler và Gilchrist (1993) cho thấy sự giảm xuống của tỷ lệ tín dụng ngân hàng trên thương phiếu không hoàn toàn là một bằng chứng của kênh tín dụng ngân hàng. Các tác giả

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí