Truyện Ngắn Bảo Ninh - 2


hiểu đề tài chiến tranh và đề tài thế sự. Về nghệ thuật, tác giả nhận xét: “Các kiểu cốt truyện trong truyện ngắn Bảo Ninh là kết quả của sự lồng ghép các mảng hiện thực, các hình thức của tư duy về hiện thực, các hình thức khái quát hiện thực và sự dẫn dắt của nghệ thuật văn xuôi, của tư duy văn xuôi hiện đại” [28,27].

Ở Luận văn Thạc sĩ Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Bảo Ninh, Đại học Vinh, 2010, tác giả Trần Vân Anh nhận xét: Truyện ngắn Bảo Ninh bộc lộ “sự đa dạng, linh hoạt, uyển chuyển trong lựa chọn điểm nhìn và các thủ pháp trần thuật” [3,34].

Điểm qua các công trình nghiên cứu và một số bài viết về truyện ngắn Bảo Ninh, chúng tôi nhận thấy các tác giả đều thống nhất:

- Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc cái nhìn khác về chiến tranh. Văn Bảo Ninh là câu chuyện đời của chính mình. Với ông, viết về chiến tranh như một lẽ sống, như một nhu cầu tự thân.

- Nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn Bảo Ninh chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.

Những ý kiến của các nhà nghiên cứu về truyện ngắn Bảo Ninh là kết quả của nhiều cách tiếp cận khác nhau. Luận văn của chúng tôi được kế thừa các công trình nghiên cứu đi trước với những nhận định, khái quát có tính chất khơi mở. Đó là tiền đề khoa học quý báu giúp chúng tôi tiếp cận đề tài này.

3. Mục đích, ý nghĩa của luận văn

Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu truyện ngắn Bảo Ninh, luận văn nhằm:

3.1. Nhận diện một số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh. Trên cơ sở đó chỉ ra những nét đặc sắc, riêng biệt của Bảo Ninh trong cách thể hiện đề tài chiến tranh, cuộc sống người lính thời hậu chiến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

3.2. Khẳng định vị trí và ghi nhận đóng góp của Bảo Ninh trong nền văn xuôi Việt Nam đương đại không chỉ ở tiểu thuyết mà còn ở thể loại truyện ngắn.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Truyện Ngắn Bảo Ninh - 2

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Bảo Ninh sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, ký và phê bình văn học... Ở đây, luận văn của chúng tôi chỉ tập trung vào thể loại truyện ngắn.


Trong truyện ngắn Bảo Ninh, chúng tôi tập trung khai thác các khía cạnh: nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi sẽ tập trung vào các tập truyện:

- Trại “Bảy chú lùn” – Nxb Hà Nội, 1987

- Truyện ngắn Bảo Ninh – Nxb Công an nhân dân, 2002

- Lan man trong lúc kẹt xe – Nxb Hội nhà văn, 2005

- Chuyện xưa kết đi, được chưa? – Nxb Văn học, 2009

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sự đối sánh giữa truyện ngắn với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và một số truyện ngắn của các nhà văn khác.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận văn tập trung tìm hiểu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: truyện ngắn, nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu.

Nhận diện một cách hệ thống truyện ngắn Bảo Ninh và đặt truyện ngắn của nhà văn trong dòng chảy của truyện ngắn viết về chiến tranh từ sau 1975.

6. Phương pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp hệ thống

6.2. Phương pháp thống kê, phân loại

6.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

6.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu

7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Thư mục tham khảo, Nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Truyện ngắn Bảo Ninh trong dòng chảy của truyện ngắn viết về chiến tranh thời hậu chiến.

Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn Bảo Ninh.

Chương 3. Kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn Bảo Ninh.


PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

TRUYỆN NGẮN BẢO NINH TRONG DÒNG CHẢY

CỦA TRUYỆN NGẮN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH THỜI HẬU CHIẾN

1.1. Giới thuyết về truyện ngắn

Ngay từ tên gọi của thể loại, ta đã thấy truyện ngắn tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong “một hình thức nhỏ xinh, gọn ghẽ và truyền dẫn cực nhanh những thông tin mới mẻ”. Đây là một thể loại có nội khí “một lời mà thiên cổ, gợi mà trăm suy”.

Các tác giả cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đã đưa ra định nghĩa: “Truyện ngắn là tác phẩm cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [23,314].

Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cũng đưa ra khái niệm tương tự. Truyện ngắn là “thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận đọc nó liền một mạch không nghỉ” [4,359].

Truyện ngắn, nói một cách đơn giản như Nguyễn Công Hoan, trước hết phải “ngắn”. Nhưng chính cái sự “ngắn” kia lại là một thách thức mà bất kỳ cây bút nào muốn thử sức để đạt tới thành công đều không dễ vượt qua. Dù nhà văn có thể sáng tác truyện ngắn ở những dạng thức mới ít nhiều mang tính “phi cổ điển” và dù các nhà nghiên cứu có thể đưa ra thêm nhiều định nghĩa về truyện ngắn thì dường như đa số tác giả vẫn khó lòng vượt qua khỏi ý nghĩa truyện ngắn như là một “lát cắt” của hành động. “Lát cắt” ấy không chỉ là một phiến đoạn thông thường, mà có khả năng giúp người đọc hồi suy về quá khứ, đồng thời gợi mở các liên tưởng về tương lai.


Tuy nhiên, mức độ dài ngắn chưa phải là đặc điểm chủ yếu của truyện ngắn để phân biệt nó với các tác phẩm tự sự khác. Trong văn học hiện đại có rất nhiều tác phẩm rất ngắn nhưng thực chất là những truyện dài được viết ngắn lại. Truyện ngắn thời trung đại cũng ngắn nhưng rất gần với truyện vừa. Các hình thức truyện kể dân gian rất ngắn gọn như cổ tích, truyện cười, giai thoại… lại không phải là truyện ngắn. Với tư cách là một thể tài tự sự, truyện ngắn hiện đại ít nhiều mang những đặc tính của tư duy tiểu thuyết. Truyện ngắn hiện đại là một kiểu tư duy mới, một cách nhìn cuộc đời, một cách nắm bắt đời sống rất riêng, mang tính chất thể loại. Cho nên, truyện ngắn đích thực xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học.

Với dung lượng nhỏ gọn, truyện ngắn có thể có mặt kịp thời trước sự biến chuyển của đời sống. Mấy chục năm qua, dân tộc ta đã trải qua nhiều biến chuyển to lớn, phong phú. Truyện ngắn rất thích hợp để nhà văn nhanh chóng tìm hiểu, phản ánh và bày tỏ ý kiến trước những vấn đề mới, nóng bỏng đang đặt ra trong xã hội. Có thể nói, truyện ngắn là một thể loại “xung kích” giàu tính năng động, được ví như “một người lính trinh sát trên các bước chuyển của đời sống và văn học” [42,221].

Nếu tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy đặn và toàn vẹn của nó thì truyện ngắn thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Vì thế trong truyện ngắn thường có ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới thì nhân vật của truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Truyện ngắn thường không nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình đầy đặn, nhiều mặt trong tương quan với hoàn cảnh mà thường nhằm khắc họa một hiện tượng, phát hiện một đặc tính trong quan hệ con người hay đời sống tâm hồn con người. Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người.


Tóm lại, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu đã có những ý kiến tương đồng khi đưa ra định nghĩa về thể loại truyện ngắn. Tất cả coi truyện ngắn là một “tác phẩm tự sự cỡ nhỏ”, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Điểm chung cơ bản là sự giới hạn về dung lượng của truyện ngắn và thích hợp với người tiếp nhận đọc “liền một mạch không nghỉ”.

Theo chúng tôi, để nhận diện truyện ngắn cần dựa vào hai tiêu chí chính là dung lượng thi pháp. Các yếu tố như nhân vật, cốt truyện, tình huống, kết cấu, lối trần thuật, giọng điệu... được coi là cơ bản khi tìm hiểu thể loại này.

Tuy nhiên, như một cơ thể sống bất kỳ, truyện ngắn trong quá trình hình thành và phát triển lại thâu nạp thêm những đặc điểm mới bởi sự thâm nhập, tác động lẫn nhau giữa các thể loại văn học cũng như do cách đọc của thời đại quy định.

Truyện ngắn sau 1975 tập trung nghiên cứu hiện trạng tinh thần xã hội sau chiến tranh. Đó là hiện trạng phức tạp và đa dạng đan xen các mặt tích cực và tiêu cực. Trước thực trạng đó, các nhà văn đã dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, viết về sự thật. Chính vì vậy, văn học sau 1975 nói chung, truyện ngắn nói riêng đã mở rộng biên độ phản ánh, có cái nhìn đa diện về hiện thực và con người nên đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận.

1.2. Truyện ngắn viết về chiến tranh thời hậu chiến

1.2.1 Tiền đề lịch sử, chính trị - xã hội, văn hoá – tư tưởng làm nảy sinh nền văn học mới

1.2.1.1 Tiền đề lịch sử, chính trị - xã hội

Bất cứ một nền văn học chân chính nào, sự ra đời và phát triển của nó đều gắn bó sâu sắc với thời đại sinh ra nó, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của thời đại đó. Cũng như các loại hình nghệ thuật khác, văn học chịu sự chi phối, tác động của hoàn cảnh lịch sử, chính trị - xã hội. Điều này đã trở thành quy luật. Văn học Việt Nam sau 1975 cũng không phải là ngoại lệ.

Sau thắng lợi mùa xuân 1975, đất nước bước sang một trang mới. Cùng với niềm hạnh phúc của cuộc sống thời bình, chúng ta phải đứng trước vô vàn khó khăn thử thách. Đất nước lại phải đối mặt với một cuộc chiến khác không


tiếng súng nhưng đầy cam go, quyết liệt. Đó là cuộc đọ sức giữa cái tốt và cái xấu, cái thật và cái giả, cái thiện và cái ác... ngày càng phức tạp, tinh vi. Đúng như nhà văn Nguyên Ngọc nhận định: “Trong cuộc vận động quyết liệt đó, cái thiện vươn lên, thắng lợi một keo. Cái ác phải lùi lại, có lúc tưởng đã bị tiêu diệt. Nhưng rồi té ra nó chỉ chuyển đổi vị trí. Một bộ phận của cái thiện lại chuyển sang phía cái ác. Cái ác càng mạnh hơn. Và cuộc đấu tranh lại bắt đầu mãi mãi...” [50].

Từ thực tiễn lịch sử, chính trị - xã hội ấy, đổi mới về mọi mặt trong đó có văn học nghệ thuật là một yêu cầu bức thiết. Đại hội VI của Đảng đã đem tới một “làn gió mới” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và đời sống văn học nghệ thuật nói riêng. Đây là thời điểm ghi nhận sự đổi mới tư duy trên tất cả các lĩnh vực để bắt kịp với quy luật của sự phát triển. Vì lẽ đó, văn học không thể đứng ngoài guồng quay ấy và đã cùng các lĩnh vực khác góp phần thúc đẩy tiến trình đổi mới của dân tộc.

Như vậy, công cuộc đổi mới mà Đảng đã và đang tiến hành đem đến cho đất nước một sinh khí mới trên các lĩnh vực: chính trị - xã hội, kinh tế và văn hoá tư tưởng. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực ấy, xã hội vẫn tồn tại những hạn chế, tiêu cực làm cho chuẩn mực đạo đức, nhân cách con người đang có chiều hướng xuống cấp. Do vậy, nói như Nguyễn Minh Châu, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực, tệ nạn xã hội là “chiến đấu cho quyền sống của từng con người ngày càng tốt đẹp”. Chính cuộc chiến đấu đó mới lâu dài.

1.2.1.2 Tiền đề văn hoá – tư tưởng

Hiện thực cuộc sống thay đổi. Hiện thực ấy không chỉ là hiện thực cách mạng với các biến cố lịch sử và đời sống cộng đồng mà còn là hiện thực của đời sống hàng ngày với các quan hệ thế sự vốn dĩ đa đoan, phức tạp, chằng chịt đan xen những mạch nổi và mạch ngầm của đời sống. Hiện thực còn là đời sống cá nhân của mỗi con người với những vấn đề riêng tư cá thể.

Chính vì hiện thực cuộc sống thay đổi nên nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu thưởng thức văn nghệ của công chúng cũng thay đổi. Công chúng độc giả yêu


cầu và mong muốn có được một nền văn nghệ đổi mới. Nếu như văn học giai đoạn trước chủ yếu được nhìn nhận như là vũ khí tư tưởng của cách mạng và đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp cách mạng thì văn học hôm nay cũng không từ bỏ vai trò vũ khí tinh thần, tư tưởng của nó, nhưng được nhấn mạnh ở sức khám phá thực tại, thức tỉnh ý thức về sự thật với vai trò dự báo và tiên cảm. Văn học không chỉ là tiếng nói chung của cộng đồng dân tộc, của thời đại như trước đây mà nó còn là phát ngôn của mỗi cá nhân.

Quan niệm về kiểu nhà văn cũng được thay đổi. Người đọc hôm nay đòi hỏi ở mỗi nhà văn một nhà tư tưởng, một nhà hành động xã hội để không chỉ soi sáng mà còn gợi suy nghĩ của họ để cùng bàn bạc, đối thoại với mọi vấn đề trong cuộc sống. Từ đó, mối quan hệ giữa bạn đọc và nhà văn cũng được thay đổi theo hướng dân chủ hoá. Người đọc thực sự được tôn trọng, là chủ thể tiếp nhận. Nhà văn cũng không còn là người độc quyền ban bố, phán truyền các chân lý nữa mà song hành cùng người đọc khám phá chân lý. Nhà văn trở thành người đối thoại bình đẳng với người đọc cùng thời về tất cả những vấn đề mà cả hai bên cùng quan tâm, lo lắng và đang tìm lời giải cho chính mình. Nếu trước đây, nhiệm vụ của nhà văn chủ yếu là ngợi ca và khẳng định cuộc chiến đấu vĩ đại của cả dân tộc thì giờ đây, cuộc sống đòi hỏi nhà văn trở thành người phát hiện, phân tích và đánh giá những vấn đề đang biến động để tìm ra những sự thật lịch sử, dù đó là niềm vui hay nỗi buồn, là thành công hay thất bại, là ánh sáng hay bóng tối, là cái đã xác định được hướng đi hay là những nghi vấn đối với xã hội và con người.

Những điều này đòi hỏi văn học phải chuyển kịp với thời đại, phù hợp với hiện thực mới. Có thể nói, sự thay đổi của văn học diễn ra trên mọi thể loại. Trong đó, văn xuôi, đặc biệt là truyện ngắn là thể loại có sự thay đổi nhanh nhất, dễ nhận ra nhất.

Đề tài chiến tranh vẫn là nguồn cảm hứng lớn cho nhiều nhà văn. Trong các tác phẩm, phạm vi hiện thực được mở rộng, có sự bổ sung những miền hiện thực mới mà trước đây chưa có hoặc rất ít được nói đến. Nếu hiện thực trong


chiến tranh đề cập đến những cam go, khốc liệt nhưng rất hào hùng của dân tộc thì hiện thực sau chiến tranh còn nêu lên những mặt trái của cuộc chiến với những thất bại, những sai lầm, thiếu sót, thậm chí cả sự tha hoá, phản bội, hèn nhát trong hàng ngũ cách mạng. Và không phải ngẫu nhiên Nguyễn Minh Châu kêu gọi văn nghệ sĩ “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ”. Đó là lời khẩn thiết về tinh thần trách nhiệm của từng cá nhân nghệ sĩ trong mối quan hệ với đời sống xã hội. Theo đó, người nghệ sĩ không chỉ phản chiếu cái nhìn hiện thực của cộng đồng mà còn có trách nhiệm, bằng lao động nghệ thuật, làm phong phú hơn cái nhìn đó bằng những sáng tạo cá nhân.

Trong văn học Việt Nam từ sau năm 1986, người đọc liên tục chứng kiến những “đột biến”, những hiện tượng “lạ”, cả những phẩm chất chưa từng có trước đó. Công chúng từ chỗ thờ ơ với văn học nghệ thuật đã trở lại theo dõi văn học nghệ thuật một cách thích thú, hồi hộp, ngạc nhiên, sửng sốt. Thậm chí như bị “shok” (sốc). Đó là sự xuất hiện tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu (1986). Tác phẩm này đã trở thành sự kiện của văn học, góp phần quan trọng cho sự khởi sắc của thể loại tiểu thuyết. Tiếp nữa là sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp với Tướng về hưu in trên báo Văn nghệ ngày 20/6/1987 làm xôn xao dư luận. Truyện ngắn này được xem như sản phẩm của một tài năng độc đáo. Đó còn là sự xuất hiện của Phạm Thị Hoài với tiểu thuyết Thiên sứ, Phùng Gia Lộc với bút ký Cái đêm hôm ấy đêm gì

Đặc biệt, năm 1991, ba cuốn tiểu thuyết đạt giải nhất Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam: Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) gây được một sự bất ngờ lớn đối với bạn đọc. Trong đó, Nỗi buồn chiến tranh đã tạo phản ứng nhiều chiều cho bạn đọc cả khi xuất bản lẫn khi nhận giải thưởng… Gần đây, một số tiểu thuyết viết về chiến tranh đã gây được tiếng vang trong công chúng như Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh (2000), Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai (2004), Những bức tường lửa của Khuất Quang Thuỵ (2005), Cõi đời hư thực của Bùi Thanh Minh (2007), Sóng chìm của Đình Kính (2008)…

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí