Cơ Sở Và Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Hợp Đồng Bot Tại Việt Nam

quan đến thủ tục, thời hạn thanh lý hợp đồng, thanh toán các khoản nợ26. Bên cạnh đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải tổ chức giám định chất lượng, giá trị, tình trạng công trình theo thỏa thuận tại hợp đồng dự án, lập danh mục tài sản chuyển giao, xác định các hư hại và yêu cầu của doanh nghiệp dự án thực hiện việc sửa chữa, bảo trì công trình. Doanh nghiệp dự án phải có trách nhiệm chuyển giao công nghệ, đào tạo, và thực hiện việc bảo dưỡng định kỳ, đại tu để bảo đảm điều kiện kỹ thuật vận hành công trình bình thường phù hợp với các yêu cầu của hợp đồng dự án.

So với Nghị định 78/2007/NĐ-CP năm 2007, Nghị định 108/2009/NĐ- CP năm 2009 đã có tiến bộ trong quy định về việc chuyển giao công trình cho Nhà nước. Cụ thể, trước đây Nghị định 78/2007/NĐ-CP không quy định rằng tài sản được chuyển giao liệu có thể là tài sản đang được dùng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp BOT hay không. Điều này rất dễ trở thành vướng mắc cho nhà đầu tư khi thực hiện bàn giao dự án BOT cho Nhà nước. Chính vì vậy, Nghị định 108/2009/NĐ- CP đã quy định cụ thể rằng tài sản được chuyển giao phải được đảm bảo rằng không bị dùng làm tài sản để bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc bị cầm cố, thế chấp bảo đảm cho các nghịa vụ khác của Nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án phát sinh trước thời điểm chuyển giao.

Sau khi tiếp nhận công trình dự án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tổ chức chấm dứt, thanh lý hợp đồng BOT, đồng thời cơ quan Nhà nước sẽ giữ vai trò quản lý, vận hành công trình theo chức năng, thẩm quyền của mình.


26 Điều 36, Nghị định 108/2009/NĐ-CP.


CHƯƠNG 3‌‌‌

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BOT‌


3.1 Cơ sở và phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng BOT tại Việt Nam

3.1.1 Đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng BOT tại Việt Nam

3.1.1.1 Những thành công

Những thành công của pháp luật hợp đồng BOT hiện hành tại Việt Nam được thể hiện như sau:

- Các quy định pháp luật Việt Nam cơ bản tuân theo những nguyên tắc, thông lệ quốc tế về hợp đồng BOT, tiếp thu được những quy định pháp luật tiến bộ trên thế giới về vấn đề này.

- Các quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng BOT đã được quan tâm và liên tục và phát triển theo xu hướng ngày càng hoàn thiện trong sự vận động và phát triển chung của các quy định pháp luật về đầu tư để cùng hướng tới một mặt bằng pháp lý chung, thể hiện những đòi hỏi khách quan từ những biến thiên của các quan hệ kinh tế, xã hội.

- Pháp luật Việt Nam về hợp đồng BOT đã có những quy định tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh liên quan đến hầu hết các vấn đề chủ yếu trong đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng BOT.

- Pháp luật Việt Nam về hợp đồng BOT đã có những quy định khá thông thoáng, các ưu đãi đầu tư đối với hợp đồng BOT phần nào đã tạo ra sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư.


3.1.1.2 Những hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành công kể trên, pháp luật hiện hành về hợp đồng BOT vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:

- Pháp luật về hợp đồng BOT chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời các nhu cầu của đời sống kinh tế, xã hội. Như trình bày ở chương 2, pháp luật về hợp đồng BOT còn thiếu nhiều nội dung quan trọng, một số quy định cụ thể còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tế khách quan. Những vấn đề cơ bản của hợp đồng BOT như đối tượng, chủ thể, nội dung hợp đồng còn bộc lộ hạn chế, sơ sài. Đồng thời cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đứng ra ký kết hợp đồng BOT không quy định rõ ràng.

- Các quy định về pháp luật về hợp đồng BOT còn chồng chéo như xác định thời gian ưu đãi thuế, đối tượng điều chỉnh của Luật đấu thầu và các văn bản pháp luật về hợp đồng BOT. Điều này khiến các nhà đầu tư khó hiểu hoặc hiểu sai các quy chế pháp luật về hợp đồng BOT. Các quy định về tài chính trong hợp đồng BOT vẫn chưa đưa ra mức ưu đãi tài chính, hạn mức quy đổi ngoại tệ cho các dự án BOT một cách cụ thể.

- Đồng thời các quy định về tài chính còn rườm rà, thiếu khoa học, chưa đáp ứng được tính “nóng” của các dự án BOT. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán, ký kết hợp đồng BOT.

3.1.2 Đánh giá thực trạng về việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT tại Việt Nam

3.1.2.1 Những thành tựu đạt được trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT tại Việt Nam đã đạt được những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng các dự án. Có được điều này, một phần do cơ chế pháp luật về hợp đồng BOT ngày càng hoàn thiện, đạt được những thành tựu cơ bản, tiếp thu những nguyên tắc, thông lệ quốc tế về hợp đồng BOT, đồng thời hòa cùng sự vận động và phát triển chung của các quy định pháp luật về đầu tư để cùng hướng tới một mặt bằng pháp lý chung, đáp ứng những đòi hỏi khách quan từ những thay đổi của các quan hệ kinh tế, xã hội. Các quy định về hợp đồng BOT cũng khá thông thoáng, ưu đãi, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, thể hiện vị thế cạnh tranh trong việc thu hút vốn từ nhà đầu tư trong nước và nước ngoài của Việt Nam.

Với những quy định pháp lý tiến bộ, Việt Nam đã có bước tiến dài trong việc cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng. Từ năm 1997 đến nay, việc phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đã vượt mức tăng trưởng GDP và đạt 10.5 %

và là một trong những nước cao nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương27. Theo như báo cáo tình hình 7 năm thực hiện Nghị định 77/CP của Chính Phủ về Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT áp dụng cho đầu tư trong nước tháng 12 năm 2004 thì đã có 60 hợp đồng BOT được ký kết với tổng mức vốn đầu tư khoảng 44.610.106 tỷ đồng. Các dự án chuẩn bị khởi công có mức vốn đầu tư cao hơn hẳn các dự án đang thi công, chứng tỏ tiềm lực to lớn của nhà đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng theo hợp đồng BOT. Cụ thể những thành tựu trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng BOT trong thời gian qua

được kể ra như:

(*) Số lượng hợp đồng được giao kết và thực hiện theo hình thức BOT trên các lĩnh vực: điện, nước, giao thông… phát triển không ngừng

Cho đến nay, nước ta đã có nhiều hợp đồng được giao kết theo hình thức hợp đồng BOT trên mọi lĩnh vực, nhưng tập trung chủ yếu vẫn là các lĩnh vực về điện, giao thông, đường sá. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2010 đã có 5 tỷ đô la được đầu tư dưới hình thức hợp BOT, BT và BTO. Sự thành công của các dự án BOT đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của đất nước, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp trước năm 2020.

Trong lĩnh vực điện, sự thành công của các dự án BOT như Hiệp Phước, Phú Mỹ 2-2, Phú Mỹ 3, đã cung cấp 25% lượng điện tiêu thụ cho toàn quốc, làm giảm tình trạng khan hiếm năng lượng đang trở thành vấn đề nhức nhối của Chính Phủ hiện nay. Trong đó phải kể đến dự án điện Phú Mỹ 328, một dự án thủy điện rất lớn với tổng công suất 716,8 megawats, được xây dựng theo hợp đồng BOT giữa Bộ Công nghiệp và Công ty Điện lực BOT


27 Nguồn: Bùi Tức Thắng, Hoài Ngân(2010), Đầu tư vào khu kinh tế khu công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, tr 23

28 http://vietbao.vn/Kinh-te/Phu-My-3-se-bo-sung-10-tong-san-luong-dien-quoc-gia/20054552/47

Phú Mỹ 3, với thời hạn kinh doanh, vận hành 20 năm (đối tác mua điện là EVN). Sự ra đời của nhà máy điện Phú Mỹ sẽ bổ sung cho lưới điện quốc gia gần 10% tổng sản lượng điện hiện nay của Việt Nam. Trong kế hoạch từ năm 2006 đến 2015, Chính phủ sẽ kêu gọi 16 dự án xây dựng các nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ năng lượng của nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, phải kể đến các cơ sở hạ tầng giao thông thường đòi hỏi nguồn vốn rất lớn, trong khi số lượng xe cơ giới tại nước ta lại phát triển theo tốc độ chóng mặt. Chính vì vậy, việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phải đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết này. Thực tế cho thấy các cơ sở giao thông chiếm 70% các dự án thực hiện theo hình thức BOT. Các dự án BOT lớn trong lĩnh vực giao thông phải kể như: dự án cầu Phú Mỹ, dự án đường cao tốc Ninh Bình-Thanh Hóa, dự án đường cao tốc Hải Phòng-Hà Nội, dự án xây dựng cảng Cái Mép... Dự án BOT xây dựng cầu Phú Mỹ29 là một ví dụ cho sự thành công của dự án BOT giao thông trong đời sống kinh tế xã hội , đây là cây cầu có quy mô lớn nhất và đẹp nhất TPHCM tính đến thời điểm hiện nay. Thời gian thu phí khi đưa dự án vào hoạt động là 26 năm và với

tổng vốn đầu tư cho toàn bộ công trình là hơn 1.806 tỷ đồng, được xây dựng bằng sự chung sức của Cty cổ phần BOT cầu Phú Mỹ (BOT PM) là liên doanh đầu tư của 5 thành viên, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 1998. Sự thành công của dự án cầu Phú Mỹ sẽ được coi là động lực thúc đẩy các dự án đầu tư nói chung và các dự án BOT nói riêng.

Dưới đây là số dự án cơ sở hạ tầng giao thông được kêu gọi theo hình thức BOT trong năm 2006-2010

Bảng 3.1: Danh sách các dự án cơ sở hạ tầng giao thông kêu gọi dự án BOT giai đoạn 2006-2010 (Nguồn: Bộ giao thông vận tải www.mot.gov.vn)



29 http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ngay-99-khoi-cong-cau-Phu-My/10925018/157/



STT


Dự án


Hình thức

Chi phí dự tính (triệu USD)

1

Tuyến đường ray xe lửa số 3 Nội Bài-Mai Dịch

BOT

540

2

Tuyến đường cao tốc Ninh Bình-Thanh Hóa- Vinh


BOT

960

3

Tuyến đường cao tốc Hồ Chí Minh-Thủ Dầu Một

BOT

125

4

Tuyến đường cao tốc Trung Lương- Mỹ Thuận - Cần Thơ


BOT

745

5

Tuyến đường cao tốc Dầu Giây- Đà Lạt

BOT

500


6

Tuyến đường cao tốc Nội Bài -Hạ Long

-Móng Cái


BOT


1,000

7

Tuyến đường cao tốc Biên Hòa -Vũng Tàu

BOT

256

8

Tuyến đường cao tốc Quảng Trị- Huế -Đà Nẵng

BOT

750

9

Tuyến đường cao tôc Hà Nội - Lạng Sơn

BOT

555

10

Tuyến đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi

BOT

755

11

Tuyến đường cao tốc Dầu Giây- Bình Thuận - Nha Trang


BOT

200

12

Tuyến đường cao tốc Bến Lục - Long Thành

BOT

1,200

13

Tuyến đường bộ số 18 Mộng Dương-Móng Cái

BOT

200

14

Tuyến đường bộ Đan Phượng-Phúc Thọ-Sơn Tây

BOT,BT,BTO

70

15

Tuyến đường bộ Đỗ Xá- Quán Sơn

BOT,BT,BTO

100

16

Nhà ga xe lửa Hồ Chí Minh số 3

BOT

1,550

17

Đường quốc lộ số 6 Ba La- Xuân Mai

BOT

45

18

Đường quốc lộ số 20 Dầu Giây-Liên Khượng

BOT

26

19

Đường quốc lộ số 51

BOT

38

20

Đường quốc lộ số 14: Đồng Xoài-Chơn Thành

BOT

32

21

Đường quốc lộ số 21: Phủ Lý- Nam Định

BOT

38

22

Đường quốc lộ sô 14: Gia Lai - Kon Tum

BOT

58

23

Đường quốc lộ số 14: Đồng Xoài-Chơn Thành

BOT

19

24

Đường quốc lộ số 1: Đông Hà- Quảng Trị

BOT

29

25

Đường quốc lộ số 1: Đường tránh xã La Ha và Đức Phổ


BOT

300

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - 9


26

Tuyến đường ven biển tỉnh Thanh Hóa

BOT

530

27

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

BOT

320

28

Tuyến đường sắt Đà Lạt- Tháp Chàm

BOT

500

29

Tuyến đường sắt Bảo Lam- Phan Thiết

BOT

1,618

30

Tuyến đường sắt Yên Viễn- Ngọc Hồi

BOT

400

31

Tuyến đường sắt Biên Hòa- Vũ Tàu

BOT

550

32

Tuyến đường sắt Trang Bơm- Hoa Hưng

BOT

300

33

Tuyến đường sắt Sài Gòn- Lộc Ninh

BOT

370

34

Tuyến đường sắt nội thành Hà Nội -Hà Đông

BOT

370

35

Tuyến đường sắt Hà Nội- Sân bay Nội Bài

BOT

938

36

Tuyến đường sắt Hà Nội-Láng Hòa Lạc

BOT

100

37

Tuyến đường sắt Tây Nguyên

BOT

447

38

Tuyến đường sắt Sài Gòn- Mỹ Tho

BOT

200

39

Tuyến đường sắt qua đường hầm Hải Vân

BOT

1000

40

Sân bay quốc tế Long Thành

BOT, JV

5000

41

Cảng Liên Chiều

BOT

300

42

Cảng Sơn Trà

BOT,JV


43

Cảng Đà Nẵng

BOT

110

44

Cảng Lạch Huyện

BOT

2,000

45

Cảng Vân Phong

BOT

2,000

46

Tuyến đường dẫn tàu sông Hậu

BOT

200

47

Tuyến đường sông nội địa Hà Nội

BOT

346

48

Cầu Đình Vũ

BOT

97

49

Cầu Văn Tiến

BOT,BT,BTO


50

Cầu Vĩnh Thịnh

BOT

59


Qua bảng biểu trên, ta có thể thấy số lượng các dự án BOT trên lĩnh vực giao thông được Nhà nước kêu gọi đầu tư 2006-2010 ngày càng nhiều từ những dự án 19 triệu USD đến những dự án trên 1.500 triệu USD. Chủ yếu là các dự án đường sắt và các dự án làm đường quốc lộ nối liền giữa các tỉnh và thành phố với nhau. Cụ thể, dự án được kêu gọi đầu tư theo hình thức BOT có số vốn lớn nhất là sân bay Long Thành, với chi phí dự tính là 5.000 triệu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/05/2022