Phân Bố Sản Lượng Cồn Chủ Yếu Của Cả Nước

vực mở rộng cây ngắn ngày tương đối tập trung. Các vùng sinh thái nông nghiệp Đông Bắc, Bắc Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Duyên hải Bắc Trung Bộ có những diện tích đất mở rộng cho cây ngắn ngày phân tán. Phương hướng phát triển cho 7 vùng kinh tế có liên quan đến cây nguyên liệu sản xuất cồn bao gồm:

- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ: Thâm canh cao diện tích lúa nước, chuyển dần một phần diện tích lúa nương rẫy năng suất thấp và không ổn định sang trồng màu và cây công nghiệp có hiệu quả hơn, xây dựng nương thâm canh, mở rộng diện tích ngô lai để tăng sản lượng lương thực góp phần giải quyết nhu cầu tại chỗ. Lúa đạt 668,9 ngàn ha, sản lượng 4,1 triệu tấn. Ngô đạt 390 ngàn ha, sản lượng 1,45 triệu tấn.

- Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, tăng năng suất lúa. Năm 2010 mục tiêu đạt 7,2 triệu tấn lúa, diện tích trồng ngô đạt 200 ngàn ha, sản lượng ngô đạt 800 ngàn tấn.

- Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ: Quản lý tốt diện tích đất lúa, từng bước chuyển diện tích sản xuất cho năng suất thấp sang trồng cây ăn quả có hiệu quả hơn. Năm 2010 diện tích lúa đạt 679 ngàn ha, sản lượng 3,1 triệu tấn, diện tích ngô đạt 140 ngàn ha, sản lượng 595 ngàn tấn. Hình thành vùng nguyên liệu mía công nghiệp cho các nhà máy ở 4 tỉnh trong đó Thanh Hoá, Nghệ An chiếm tỷ trọng cao (gần 70% toàn vùng). Diện tích năm 2010 đạt 79,1 ngàn ha, sản lượng 5,9 triệu tấn.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Về an ninh lương thực tiếp tục chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, kết hợp biện pháp giống và thâm canh để đưa sản xuất lương thực vào thế ổn định và có tăng trưởng. Đến năm 2010 diện tích gieo trồng lúa đạt 516,8 ngàn ha, sản lượng 2,7 triệu tấn; ngô 70 ngàn ha, sản lượng 257,6 ngàn tấn. Mía là cây chủ lực trong cơ cấu cây trồng của vùng. Tập trung xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định có năng suất cao nhằm hạ giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh. Quy mô diện tích đến năm 2010 là 81,4 ngàn ha, sản lượng 5,3 triệu tấn.

- Vùng Tây Nguyên: Tận dụng triệt để diện tích lúa nước hiện có, mở rộng diện tích ngô lai. Đến năm 2010 diện tích lúa cả vùng đạt 193,5 ngàn ha, ngô đạt

150 ngàn ha. Phấn đấu đến năm 2010 diện tích mía toàn vùng đạt 36 ngàn ha, tập trung ở 2 tỉnh Gia Lai, Đắc Lắc. Mía thâm canh đạt năng suất 70-80 tấn/ha.

- Vùng Đông Nam Bộ: Diện tích lúa đạt 300 ngàn ha sản lượng đạt 1,3 triệu tấn đến năm 2010. Ngô đạt diện tích 150 ngàn ha, sản lượng 601 ngàn tấn. Mía phấn đấu đạt 75 tấn/ha, diện tích 40 ngàn ha.

- Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: Lương thực chỉ phát triển ở mức độ nhất định. Diện tích khoảng 3.898,8 ngàn ha, sản lượng 19,3 triệu tấn. Phát triển 100 ngàn ha ngô sản lượng 549 ngàn tấn, vùng nguyên liệu mía đường, thâm canh tăng năng suất trên 80 ngàn ha đạt sản lượng 5,6 triệu tấn mía đường.

Chiến lược phát triển cây mía nói chung là vừa tập trung xây dựng vùng nguyên liệu bằng giống mới và thâm canh. Tập trung chủ yếu ở địa bàn các tỉnh Trung du Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Cải tạo và thay thế những giống mía thoái hoá bằng các giống năng suất mía và hàm lượng đường cao như ROC1, ROC10, Quế đường 11, Việt đường và một số giống khác, mở rộng vùng mía trên đất đồi, đất phèn. Hình thành vùng mía tập trung quanh nhà máy (cự ly dưới 30km). Hình thành 3 khu công nghiệp chế biến đường tập trung là Ninh Bình – Thanh Hoá, Quảng Ngãi – Bình Định, Phú Yên và Tây Ninh. Đến năm 2010 diện tích mía cả nước sẽ đạt 356,5 ngàn ha, sản lượng 20 triệu tấn mía.

Bảng 1.2. Phân bố sản lượng cồn chủ yếu của cả nước


Tên vùng

Sản lượng (Triệu lít/năm)

Tây Bắc và Đông Bắc

1,83

Đồng bằng Bắc Bộ

10,2

Miền Trung và Tây Nguyên

7,7

TP Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ

19,5

Đồng bằng Sông Cửu Long

12,63

Tổng cộng

51,63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu - 5

Nguồn: Tạp chí Công nghiệp hóa chất số 5 năm 2005

Như vậy, sản lượng cồn của chúng ta hiện rất nhỏ, công suất sản xuất của mỗi nhà máy đều thấp. Với lượng xăng dầu đang được tiêu thụ hàng năm ở nước ta

là 10 triệu tấn, nếu đưa vào sử dụng NLSH pha cồn với tỷ lệ chỉ 5% thì cần khoảng 600 triệu lít cồn/ năm. Do vậy nếu chúng ta muốn đưa NLSH trở thành một dạng nhiên liệu phổ biến thì đó vẫn chỉ là kế hoạch trong tương lai, trước mắt lượng cồn trong nước sẽ chỉ đáp ứng để dùng thử nghiệm ở một vài nơi.

Điều kiện đất đai và khí hậu Việt Nam cho phép hình thành những vùng nguyên liệu tập trung. Mỡ cá, dầu thực phẩm thải được sử dụng cho sản xuất điêzen sinh học có thể giúp giải quyết được các vấn đề về môi trường trong chế biến thủy sản. Ước tính Việt Nam có thể sản xuất khoảng 500 triệu lít điêzen sinh học mỗi năm nếu như tổ chức quy hoạch và thực hiện vùng nguyên liệu theo hướng sử dụng đất triệt để, tạo ra nhiều loại giống có sản lượng cao và sở hữu các công nghệ tách dầu từ nguyên liệu.

Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU‌‌‌‌


2.1. Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm được chọn thực hiện đề tài nghiên cứu là tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có nền nông nghiệp phát triển lâu đời, người dân chủ yếu sống tại vùng nông thôn đời sống phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp. Địa điểm chọn lấy mẫu là các xã Cao Minh, xã Nam Viêm, phường Xuân Hòa thuộc thị xã Phúc Yên, xã Đình Chu thuộc huyện Lập Thạch.

2.2. Thời gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 6/2012 đến tháng 12/2012. Tuy nhiên có kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan trước đó.

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Đề tài sử duṇ g các phương pháp tiếp cân

sau : tiếp cân

sinh thái , tiếp cận hệ

thống trong quản lý tài nguyên, tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên.

Tiếp cận hệ sinh thái

Tiếp cận sinh thái đặt con người và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hướng trực tiếp đến việc ra quyết định. Bởi vậy tiếp cận hệ sinh thái có thể được sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng tính đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều người sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Chính vì vậy nó thích hợp đối với các nhà chuyên môn và những người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, các vùng bảo tồn, quy hoạch đô thị và nhiều lĩnh vực khác.

Gill Shepherd (2004), cho rằng việc áp dụng tiếp cận hệ sinh thái sẽ giúp đạt cân bằng giữa ba mục tiêu của Công ước này: bảo tồn, sử dụng bền vững và chia sẻ một cách công bằng và bình đẳng lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen di truyền. Tiếp cận hệ sinh thái dựa trên việc ứng dụng các phương pháp khoa học thích hợp tâp trung vào các cấp độ tổ chức sinh học, bao gồm các chức năng quá trình, cấu trúc thiết yếu và những mối tương tác giữa sinh vật và môi trường của

chúng. Cách tiếp cận này thừa nhận rằng, con người cùng với sự đa dạng văn hóa của mình, là một hợp phần không tách rời của nhiều hệ sinh thái. Tiếp cận hệ sinh tái yêu cầu cách quản lý mang tính thích ứng để phù hợp với bản chất năng động và phức tạp của các hệ sinh thái cùng với sự thiếu hụt kiến thức về chức năng của chúng. Tiếp cận sinh thái không gây cản trở đối với các cách tiếp cận quản lý và bảo tồn khác mà nó còn có khả năng kết hợp tất cả các cách tiếp cận này để giải quyết những tình huống phức tạp.

Tiếp cận hệ sinh thái bao gồm 12 nguyên lý cơ bản dưới đây:

1. Những mục tiêu của quản lý đất, nước, và môi trường sống là một vấn đề của sự lựa chọn xã hội.

2. Quản lý nên được phân cấp đến cấp quản lý phù hợp nhất và thấp nhất.

3. Các nhà quản lý hệ sinh thái nên xem xét những ảnh hưởng (thực tế hoặc tiềm năng) của các hoạt động họ thực hiện với những hệ sinh thái lân cận và các hệ sinh thái khác.

4. Nhận thức rò những lợi ích có thể đạt được từ quản lý, đó là sự cần thiết thường xuyên để hiểu được và quản lý hệ sinh thái trong một bối cảnh kinh tế. Mỗi một chương trình quản lý hệ sinh thái như thế này nên bao gồm:

(i) Giảm những khuyết điểm của thị trường làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự đa dạng sinh học.

(ii) Khuyến khích để thúc đẩy việc sử dụng bền vững và bảo tồn sự đa dạng sinh học

(iii) Nội tại hóa chi phí và lợi ích của một hệ sinh thái ở một cấp độ khả thi nhất.

5. Việc bảo tồn cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, để duy trì dịch vụ hệ sinh thái nên được xem như là một mục tiêu ưu tiên của tiếp cận hệ sinh thái.

6. Hệ sinh thái nên được quản lý trong phạm vi chức năng của nó.

7. Tiếp cận hệ sinh thái nên được thực hiện ở một phạm vi không gian và thời gian phù hợp.

8. Nhận ra được sự khác nhau phạm vi không gian và những tác động trễ do đặc thù của một hệ sinh thái, mục tiêu của quản lý hệ sinh thái nên được thiết lap cho dài hạn.

9. Quản lý phải nhận ra sự thay đổi là không thể tránh khỏi.

10. Tiếp cận hệ sinh thái nên tìm kiếm sự cân bằng thích hợp và sự hòa nhập của việc bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học.

11. Tiếp cận hệ sinh thái nên xem xét tấp cả các dạng của thông tin có liên quan, bao gồm những kiến thức khoa học và bản địa địa phương, sự đổi mới và thực tiễn.

12. Tiếp cận hệ sinh thái nên thu hút sự tham gia của tất cả các bên có liên quan của một xã hội và những kiễn thức khoa học.

Gill Shepherd cũng đưa ra 5 bước thực hiện nhằm áp dụng tiếp cận hệ sinh thái vào thực tế một cách có hiệu quả nhất, bao gồm:

Bước A: Xác định các bên tham gia chính, đinh ranh giới hệ sinh thái và xây dựng mối liên hệ giữa chúng.

Bước B: Mô tả đặc trưng cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái và xây dựng cơ chế quản lý và quan trắc hệ sinh thái.

Bước C: Xác định những vấn đề kinh tế quan trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái và các cư dân của nó.

Bước D: Chỉ ra những ảnh hưởng có thể có của hệ sinh thái mục tiêu đối với các hệ sinh thái lân cận.

Bước E: Đưa ra các mục tiêu dài hạn và những cách thực hiện mềm dẻo nhằm đạt được các mục tiêu đó.

Tiếp cận quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đổng

Khái niệm và định nghĩa.

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là chiến lược toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường thong qua sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của cộng đồng địa phương.

Lưu ý thuật ngữ “dựa vào cộng đồng” là một nguyên tắc mà những người sử dụng tài nguyên cũng phải là người quản lý hợp pháp đối với nguồn tài nguyên đó.

Diều này giúp phân biệt nó với các chiến lược quản lý các nguồn tài nguyên khác hoặc có tính tập trung cao hoặc là không có sự tham gia của các cộng đồng phụ thuộc trực tiếp vào nguồn tài nguyên.

Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng cugnx là một quá trình mà qua đó những cộng đồng địa phương được tăng quyền lực về chính trị và kinh tế để họ có thể đòi và dành quyền kiểm soát quản lý và tiếp cận một cách hợp pháp đối với nguồn tài nguyên. Đây là phương pháp hiện nay đang được áp dụng khá rộng rãi nhằm quản lý tài nguyên một các mềm dẻo và cân bằng mối quan hệ của người dân với quản lý tài nguyên. Trong hoạt động phát triển NLSH, việc áp dụng phương pháp tiếp cận này sẽ là một công cụ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững và hiệu quả.

Các nguyên tắc của quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng bao gồm:

- Tăng quyền lực cho cộng đồng địa phương.

- Đảm bảo sự công bằng.

- Tính hợp lý về sinh thái và phát triển bền vững.

- Tôn trọng tri thức truyền thống/bản địa.

Các thành tố của quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng là:

- Cải thiện quyền hưởng dụng các nguồn tài nguyên.

- Xây dựng nguồn nhân lực.

- Bảo vệ môi trường.

- Phát triển sinh kế bền vững.

Chu trình quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng gồm có:

- Lập kế hoạch.

- Thực hiện kế hoạch.

- Quan trắc

- Đánh giá

Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên

Năm 1956 đánh dấu sự xuấ hiện của tiếp cần hệ thống với công trình của nhà sinh vật người Áo tên là Ludwig von Bertalanffy “Học thuyết chung về hệ thống”.

Theo nhà khoa học này thì “Hệ thống là một tổng thể , duy trì sự tồn tại bằng sự tương tác giữa các tổ phần tạo nên nó”. Học thuyết của ông chỉ rò cách thức đúng đắn mà con người xây dựng khái niệm về thực tại xung quanh mình, đồng thời cũng là một tiếp cận sắc sảo để giải quyết các vấn đề được đặt ra. Tiếp cận hệ thống không chỉ sử dụng kiến thức chuyên sâu của một ngành khoa học, mà còn sử dụng kiến thức đa ngành và lien ngành. Ở đâu có sự đa dạng kiến thức khoa học được sự dụng chồng chập trong cùng một hệ phương pháp để giải quyết cùng một vấn đề, ở đó tiếp cận hệ thống được ứng dụng và phát triển.

Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối liên kết giữa các yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tương tác giữa chúng. Mỗi hệ thống là một tập hợp các thành tố tương tác với nhau, sự thay đổi của một thành tố sẽ dẫn đến thay đổi một thành tố khác, từ đó dẫn đến thay đổi thành tố thứ ba,…và do đó có thể làm thay đổi toàn bộ hệ thống. Bất cứ mối tương tác nào trong hệ thống cũng vừa có tính nguyên nhân, vừa có tính điều khiển. Một cách khái quát, tiếp cận hệ thống là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của chúng; đó là một tiếp cận động và toàn diện. Cách tiếp cận này là cách xử lý biện chứng nhất với các vấn đề môi trường và phát triển – các hệ thống mềm và nửa mềm. Phân tích và tổng hợp hệ thống, mô hình và mô phỏng là các phương pháp, công cụ cụ thể được sử dụng trong tiếp cận hệ thống.

Tiếp cận hệ thống trong quản lý tài nguyên coi tài nguyên là một bộ phận của hệ thống tự nhiên. Sự tồn tại, vận động và biến đổi của nó chịu sự chi phối của các yếu tố tự nhiên, đồng thời nó cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của các yếu tố kinh tế xã hội, mối quan hệ giữa tài nguyên với các bộ phận khác của hệ thống sinh thái nhân văn.

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích SWOT

Điểm mạnh và điểm yếu là phân tích các yếu tố bên trong trong khi cơ hội và thách thức phân tích các yêu tố bên ngoài, phản ánh những tác động của hoàn cảnh ảnh hưởng đến tổ chức, cộng đồng hoặc hoạt động. Điều này bao gồm cả các khía

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí