Tình Hình Phát Triển Năng Lượng Sinh Học Việt Nam

dành cho các nguồn năng lượng tái sinh. Nhờ phát triển các nguồn năng lượng tái sinh mà Phần Lan đến năm 2020 sẽ giảm thiểu mỗi năm được đến 7 triệu tấn CO2 thải loại vào không khí.

Chính phủ Canada đã yêu cầu từ ngày 15-12-2010 trở đi trong xăng phải có 5% các nhiên liệu có thể tái tạo. Ngày 5-6-010 Chính phủ Canada quyết định hỗ trợ khoảng 4,7 triệu USD để giúp tỉnh Nova Scotia nuôi cấy tảo biển trên quy mô lớn để sản xuất nhiên liệu sinh học. Ngày 9-4-2010 Chính phủ Canada cũng quyết định đầu tư 4 triệu đôla Canada để giúp Công ty Woodland phát triển ethanol sinh học từ cellulose ở các nguồn phụ phẩm nông lâm nghiệp. Công nghệ này không tạo ra các chất thải độc hại và không sử dụng tới lương thực..

Hiện nay Brazil đang là nước mà 90% các ô tô mới đã được lắp thiết bị sử dụng xăng ethanol. Năm 2010 Brazil mở rộng quy mô sản xuất nhiên liệu sinh học bao gồm xăng ethanol và diesel sinh học theo tinh thần nâng cao sản lượng, thúc đẩy tiêu thụ, đa dạng hóa nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm. Từ 2010 đến 2019 Brazil sẽ đầu tư ít nhất là 540 tỷ USD để phát triển nguồn năng lượng, 70% để phát triển dầu mỏ và khí đốt (để đạt tới 5,1 triệu thùng/ngày vào năm 2019). Nguồn nhiên liệu xanh sẽ được đầu tư 38 tỷ USD để phát triển diesel sinh học và ethanol từ mía (sao cho có sản lượng 64 tỷ lít vào năm 2019). Công ty Petrobas và Công ty Galp cùng đầu tư 530 triệu USD để sản xuất diesel sinh học. Brazil hy vọng hợp tác với Nam Phi để phát triển nhiên liệu sinh học, vì nam Phi và nhiều quốc gia Châu Phi có tiềm lực lớn về nhiên liệu sinh học.

Hiện đang có tới 23 nhà máy sản xuất diesel sinh học. Khoảng 68% diesel sinh học của nước này được xuất khẩu sang EU.

Từ năm 2010 đã có 3 nhà máy ở Nhật Bản sản xuất xăng sinh học và cả nước có trên 2000 trạm bán xăng sinh học. Các nhà máy này đã chuyển hóa thân mía và rơm rạ lúa mỳ thành ethanol . Trộn 43% cồn sinh học với 57% khí thiên nhiên để tạo thành Ethyl tert-butyl ether (ETBE), lại trộn với 99% xăng để tạo thành xăng sinh học. Nhờ đó mà CO2 thải ra rất ít, có lợi lớn cho môi trường.

Cuối năm 2009 Ấn Độ phê chuẩn chính sách về nhiên liệu sinh học và quyết định thành lập Ủy ban quốc gia về nhiên liệu sinh học. Mục tiêu đề ra là đến năm 2017 việc phối hợp sử dụng nhiên liệu sinh học đạt đến chỉ tiêu 20%, bao gồm diesel sinh học và ethanol sinh học. Sẽ định kỳ công bố giá cả thấp nhất của dầu các loại hạt phi thực phẩm, ethanol sinh học và diesel sinh học. Dự kiến lượng tiêu dùng ethanol trong thời gian 2010-2013 sẽ tăng khoảng 4,5% mỗi năm.

Năm 2010 sản lượng diesel sinh học của Argentina đạt tới 1,9 triệu lít, tăng 51% so với năm 2009. Từ năm 2012 Hàn Quốc xác định sẽ yêu cầu phối trộn với 2% diesel sinh học nhằm nâng cao tính độc lập về nguồn năng lượng ở Hàn Quốc.

Trung Quốc , nước có dân số đứng đầu thế giới cũng đã xác định tạo ra chính sách ưu tiên sản xuất và sử dụng diesel sản xuất từ mỡ động vật và dầu thực vật. Các sản phẩm này được miễn thuế nếu lượng dầu hay mỡ chiếm không dưới 70%. Ngoài ra Trung Quốc chủ trương phát triển các nguồn điện năng từ sinh khối phụ phẩm nông lâm nghiệp để hạ giá thành từng đơn vị tiêu thụ điện.

Năng lượng sinh học là một hướng nghên cứu cần được ưu tiên ở nước ta. Tuy nhiên nên tham khảo kinh nghiệm quốc tế để tránh việc xây dựng một lúc nhiều nhà máy sản xuất cồn sinh học từ sắn. Chúng ta biết rằng có cầu thì lập tức có cung. Càng tranh nhau thu mua sắn thì nông dân càng đua nhau phá rừng, phá đồi để trồng sắn. Việc trồng sắn theo kiểu quảng canh (không bón phân, không tưới nước) là con đường ngắn nhất khiến cho đất đai nhanh chóng bạc màu và sau này rất khó khăn để khắc phục.

Bảng 1.1. Chính sách về NLSH của một số nước châu Á



Tên nước


Mục tiêu số lượng


Mục tiêu pha trộn


Các biện pháp kinh tế

Các chính sách đối với NLSH thế hệ 2 và nguyên liệu đầu

vào

Trung

Đến năm

Ethanol: Giai

Ethanol: Các

Không có các dự

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Triển vọng phát triển năng lượng sinh học của tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu - 3


Quốc

2020, thị phần NLSH cho năng lượng giao thông là 15%.

đoạn thử nghiệm pha trộn 10% ở một số vùng.

khuyến khích, trợ cấp, miễn thuế đối với sản phẩm.

Diezel Miễn thuế cho các sản phẩm diezel sinh học sản xuất từ mỡ động vật

và dầu thực vật.

án về ethanol sản xuất từ ngũ cốc Thực nghiệm với các loại NLSH thế hệ 2


Ấn Độ

Không xác định mục tiêu

Ethanol: pha trộn 5% vào xăng ở các bang được lựa chọn.

Ethanol: Giảm thuế

Ethanol và diezel: Cố định giá mua bán của các công

ty trên thị trường.

Thúc đẩy trồng cây Jatropha.


Malaixia

Không xác định mục tiêu.

Ethanol: pha trộn 5% dầu cọ vào diezel.

Diezel: đưa ra các kế hoạch trợ cấp giá cho diezel pha

trộn.

Thúc đẩy trồng cây Jatropha và nipa….


Inđônêxia

Sử dụng NLSH

trong các gia đình; pha trộn 2% hỗn hợp vào năm 2010.

Diezel: Không bắt buộc pha trộn, nhưng tỷ lệ pha trộn có thể từ 2-5% . Kế hoạch tăng tỷ lệ pha trộn dầu diezel sinh học lên 10% vào

2010.

Diezel: tài trợ ở mức tương tự với trợ cấp để giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Thật sự quan tâm tới Jatropha và sắn.

Thái Lan

Kế hoạch

Diezel: thay thế

Ethanol: khuyến

Sử dụng sắn.



thay thế 20% tiêu thụ nhiên liệu cho xe cộ bằng NLSH và khí thiên. nhiên vào

năm 2012.

20% dầu cọ cho các phương tiện xe cộ chạy diezel vào tháng 4/2008.

khích về giá bằng giảm thuế.



Philipin

Không xác định mục tiêu.

Ethanol: 5% vào

năm 2009, 10%

vào năm 2011. Diezel pha 1% dầu dừa năm 2008, 2%

năm 2009.

Ethanol và Diezel: Giảm thuế và ưu tiên về tài chính.

Các dự án nghiên cứu và thử nghiệm cây jatropha.


Hàn Quốc

Không xác định mục tiêu.

Diezel: tăng tỷ lệ pha diezel sinh học từ 0,5% lên 3% vào năm

2012.

Diezel sinh học: miễn thuế.

Đang xác định các loại cây trồng cho năng lượng.


Nhật Bản

Kế hoạch thay thế 500 triệu lít xăng/năm sử dụng trong các

phương

Không quy định bắt buộc pha trộn. Các quy định giới hạn tỷ lệ pha cao hơn, 3% đối với ethanol, 5% đối

với diezel sinh

Ethanol: trợ cấp cho sản xuất. đang xây dựng kế hoạch miễn thuế.

Khuyến khích sản xuất ethanol xeluloza.



tiện giao thông bằng NLSH vào

năm 2010.

học.




Singapo

Không xác định mục tiêu.

Không bắt buộc pha trộn.

Thúc đẩy đầu tư vào các cây trồng sản xuất diezel

sinh học.

Kế hoạch hướng vào loại NLSH thế hệ 2.

Nguồn: Prospects and Challenges of Biofuels in Asia: Policy Implication, IGES,2008

1.2.2. Tình hình phát triển năng lượng sinh học Việt Nam

Thực tế phát triển sản xuất năng lượng sinh học tại Việt Nam và định hướng của chính phủ.

Giai đoạn 2011 - 2015: Xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất và sử dụng NLSH trên phạm vi cả nước. Đến năm 2015, sản lượng ethanol và dầu thực vật đạt 250 nghìn tấn (pha được 5 triệu tấn E5, B5), đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu của cả nước;

Theo lộ trình, đến năm 2015 sẽ sử dụng phổ cập toàn quốc xăng E5 và dầu B5, các hệ thống biogas, xuất khẩu E100 và B100. Đến năm 2025, NLSH sẽ cung cấp 10% nhu cầu nhiên liệu lỏng, sử dụng phổ biến nhiên liệu E10 và B10 trên toàn quốc.

Tiếp cận và làm chủ được công nghệ phối trộn xăng, condensat, nafta, diesel dầu mỏ với ethanol, diesel sinh học và phụ gia để tạo ra xăng E5 (95% xăng dầu mỏ truyền thống và 5% ethanol) và dầu diesel B5 (95% diesel dầu mỏ truyền thống và 5% diesel sinh học) và đưa vào hoạt động các cơ sở pha chế công suất 100 nghìn tấn E5 và 50 nghìn tấn B5/năm. Phát triển mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm trên phạm vi cả nước với hạt nhân là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Các chính sách phát triển nhiên liệu sinh học của Việt Nam

Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 (Quyết định 177/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/11/2007).

Quyết định 5368/QĐ-BCT của Bộ Công thương ngày 6/10/2008 và Quyết định 2696/QĐ-BCT ngày 29/5/2009 về việc phê duyệt danh mục các đề tài, dự án để tuyển chọn để thực hiện trong năm 2009, 2010 nhằm mục đích hiện thực hóa Đề án phát triển NLSH đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

Thông tư liên tịch 147/2009/TTLT-BTC-BCT ngày 21/7/2009 Quy định chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Đề án phát triển nhiên liệu sinh học

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định phê duyệt đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng cây cọc rào ở Việt Nam giai đoạn 2008-2015 tầm nhìn đến năm 2020”, tháng 6-2008.

Khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp và lộ trình đầu tư

Vào năm 2025, Việt Nam sẽ phát triển mạnh công nghiệp NLSH. Đó là mục tiêu chiến lược mà đề án phát triển NLSH ở Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2025 dự kiến đưa ra. Để thực hiện điều này, Việt Nam cần có lộ trình và giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn, nỗ lực trong nước và tận dụng tối đa sự hợp tác hỗ trợ của các tổ chức và các quốc gia.

Theo tính toán của các chuyên gia, cần khoảng 284 tỷ đồng từ vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện mục tiêu này. Theo đó, lộ trình 2007-2010 chủ yếu xây dựng hành lang pháp lý để khuyến khích sản xuất quy mô công nghiệp và sử dụng NLSH là nhiên liệu thay thế trong giao thông vận tải và các ngành công nghiệp, tiếp cận công nghệ NLSH, xây dựng mô hình sử dụng thử nghiệm.

Giai đoạn tiếp theo 2011-2015 sẽ làm chủ và sản xuất được các vật liệu, phụ gia sản xuất NLSH, từ đó phát triển mạnh mẽ sản xuất và sử dụng thay thế một phần nhiên liệu truyền thống; sản xuất đại trà các giống cây nguyên liệu năng suất cao; xây dựng và phát triển các cơ sở sản xuất, sử dụng NLSH trên phạm vi cả nước, đảm bảo đáp ứng 20% nhu cầu xăng dầu cả nước bằng xăng E5 và dầu B5.

Trên cơ sở đó, đến năm 2025, công nghệ sản xuất NLSH Việt Nam sẽ có thể đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. Sản lượng ethanol và dầu thực vật đáp ứng đủ 100% nhu cầu xăng dầu của cả nước bằng xăng E5 và dầu B5.

Giai đoạn 2007-2015, việc sản xuất NLSH sẽ cần phải được xếp vào danh mục đặc biệt ưu đãi đầu tư. Các doanh nghiệp đầu tư sản xuất NLSH được miễn giảm thuế thu nhập đối với các sản phẩm NLSH.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất NLSH sẽ được hưởng các ưu đãi tối đa về thuê đất trong thời gian 20 năm. Các nguyên liệu, linh kiện, máy móc, thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, phát triển NLSH được miễn thuế nhập khẩu; nếu phục vụ sản xuất sẽ được hưởng thuế ở mức thấp nhất...

Các doanh nghiệp được tự công bố tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở viện dẫn tiêu chuẩn các nước G7 trong khi Việt Nam đang xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật NLSH.

Thuận lợi , khó khăn và những thách thức

Thuận lợi:

Vấn đề an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường tại Việt Nam đang ngày càng trở nên bức xúc và đã được Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm. Đồng thời Việt Nam có điều kiện để sản xuất NLSH từ nguồn sinh khối của một nước nhiệt đới với nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp.

Bước đầu tiếp cận các nghiên cứu triển khai trong lĩnh vực sản xuất và sử dụng NLSH và đã thu được một số kết quả quan trọng.

Tiềm lực khoa học và công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và ứng dụng NLSH của Việt Nam bắt đầu được đầu tư, đội ngũ cán bộ khoa học sinh học đang được đào tạo bổ sung, một số cơ sở phối chế và phân phối xăng dầu trong nước đã bước đầu tạo dựng được cơ sở vật chất và tiềm lực của ngành hoá dầu nên rất thuận lợi khi tiếp cận và tiếp thu được công nghệ sản xuất NLSH hiện đại để phát triển việc sản xuất và sử dụng NLSH thay thế một phần nhiên liệu hoá thạch đang phải nhập khẩu.

Việc sản xuất và sử dụng NLSH đã trở thành một xu thế phổ biến trên thế giới trong việc tìm kiếm các nguồn nhiên liệu có khả năng tái tạo được. Nhiều quốc gia đã thu được những thành công rực rỡ trong lĩnh vực này như Braxin, Hoa Kỳ, Đức, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan,... Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi từ những bài học được đúc rút trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, sử dụng của các nước đi trước

Khó khăn:

Hầu hết các cơ sở sản xuất cồn trong nước hiện nay đều sử dụng công nghệ cũ lạc hậu, thiết bị chắp vá thiếu đồng bộ, công suất nhỏ (dưới 10 triệu lít/năm), tiêu hao nhiều năng lượng trên một đơn vị sản phẩm, hiệu suất tổng thu hồi so với lý thuyết chỉ đạt khoảng 80% (các nước tiên tiến đạt trên 90%), chỉ sử dụng nguồn nguyên liệu sinh khối truyền thống (ngũ cốc, rỉ đường) khiến giá thành sản phẩm cao. Các cơ sở sản xuất dầu mỡ động, thực vật có công nghệ thiết bị tách dầu, mỡ lạc hậu, tỷ lệ thu hồi thấp. Việc nghiên cứu phát triển công nghệ phối trộn cồn và dầu mỡ động thực vật vào xăng dầu khoáng mới chỉ ở những bước thử nghiệm.

Đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật viên lành nghề còn quá ít về số lượng, hạn chế về trình độ khi tiếp cận công nghệ hiện đại để sản xuất NLSH (từ sản xuất nguyên liệu sinh khối cho đến chuyển hoá thành nhiên liệu thương mại), thiếu các chuyên gia đầu ngành có trình độ cao, chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của công nghệ hiện đại.

Đầu tư cho việc phát triển và ứng dụng NLSH đòi hỏi phải đủ thời gian cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu, triển khai sản xuất, mạng lưới tiêu thụ, đào tạo nhân lực, nâng cao năng lực và cơ sở vật chất, nhập khẩu công nghệ và thiết bị hiện đại, nâng cao nhận thức của cộng đồng. Nhưng nguồn kinh phí đầu tư còn rất hạn hẹp, chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước cho các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm, chưa đầu tư tập trung và dứt điểm, chưa khai thác sự đóng góp của các loại hình kinh tế cho việc đầu tư phát triển. Mức độ đầu tư cho phát triển và ứng dụng NLSH của Việt Nam còn ở mức rất thấp so với quốc tế.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2022