Thực Hiện Tnxh Với Môi Trường Theo Ngành Nghề Kinh Doanh

Bảng 3.10: Thực hiện TNXH với môi trường theo ngành nghề kinh doanh


Ngành nghề

Yếu tố

Bình quân chung

Khai thác mỏ

Chế biến chế tạo

Sản xuất điện

Cung cấp nước sạch

- Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu

4,03

4,05

4,04

4,00

3,75

- Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên

4,14

3,96

4,15

4,25

4,42

- Phòng ngừa ô nhiễm môi trường

4,03

3,65

4,07

4,00

3,67

- Sử dụng tài nguyên bền vững

4,13

4,13

4,13

3,89

4,00

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ - 14

(nguồn: theo kết qủa khảo sát của NCS)

Bảng 3.11: Thực hiện TNXH với môi trường theo quy mô


Quy mô DN

Yếu tố

Bình quân

chung

Siêu nhỏ


Nhỏ


Vừa


Lớn

- Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu

4,03

4,02

4,01

4,05

4,18

- Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên

4,14

4,18

4,15

4,03

4,16

- Phòng ngừa ô nhiễm môi trường

4,03

4,01

4,03

4,02

4,13

- Sử dụng tài nguyên bền vững

4,13

4,21

4,08

4,13

4,21

(nguồn: theo kết qủa khảo sát của NCS)

Theo quy mô, các DN lớn thực hiện tốt TNXH với môi trường nhất, các DN còn lại được đánh giá với mức điểm trung bình thấp hơn trung bình chung và thấp nhất là yếu tố phòng ngừa ô nhiêm môi trường. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế quan sát của NCS bởi các DN lớn có đủ tiềm lực tài chính, nhân sự cho việc thực hiện TNXH với môi trường hơn các DN nhỏ nên các hành động phòng ngừa ô nhiễm được thực hiện tốt và bài bản hơn.

Theo tình trạng niêm yết, các DN đã niêm yết thực hiện tốt các vấn đề giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu và phòng ngừa ô nhiễm môi trường. DN chưa niêm yết thực hiện tốt bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên và sử dụng tài nguyên bền vững. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì những DN niêm yết trên thị trường chứng khoán cần công khai thông tin với công chúng

và những thông tin đó ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của DN, do đó những hành động và việc làm của DN cần chuẩn mực và đúng quy định của Nhà nước.

Bảng 3.12: Thực hiện TNXH với môi trường theo tình trạng niêm yết


Tình trạng

Yếu tố

Bình quân chung

Đã niêm

yết

Chưa niêm

yết

- Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu

4,03

4,5

4,02

- Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên

4,14

4,00

4,14

- Phòng ngừa ô nhiễm môi trường

4,03

4,63

4,02

- Sử dụng tài nguyên bền vững

4,13

4,00

4,13

(nguồn: theo kết qủa khảo sát của NCS)

Kết quả điều tra cộng đồng về thực hiện TNXH cho thấy thực trạng thực hiện TNXH với môi trường chỉ đạt mức độ trung bình và yếu, điều này thể hiện ý thức tự giác của DN trong vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao. Phần lớn các DN mới chỉ quan tâm đến vấn đề báo cáo bằng giấy như lập các báo cáo định kỳ về tác động môi trường chứ chưa chú trọng đến hiệu quả thực sự của vấn đề môi trường hoặc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể, DN chưa có sự đầu tư cho việc nghiên cứu và sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, chưa thực hiện tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất, đặc biệt nước thải hầu hết không được xử lý triệt để và tái sử dụng. Còn nhiều DN chưa đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tiết kiệm năng lượng và nhiên liệu trong quá trình sản xuất.

Theo quan sát của NCS, vẫn còn những DN là điển hình về ô nhiễm môi trường như công ty TNHH gia cầm Hoà Phát Phú Thọ, Công ty TNHH Mk Noah Vina, Công ty Pang Rim Neotex, công ty Junma Phú Thọ, Công ty Dae Yang Vina,… và nhiều công ty khác. Việc xử lý các DN vi phạm môi trường còn chưa triệt để, có DN nhiều lần tái phạm mà vẫn tiếp tục hoạt động, điều này phần nào thể hiện sự không kiên quyết của các cơ quan Nhà nước về vấn đề môi trường hoặc các chế tài xử lý vi phạm môi trường chưa đủ tính dăn đe.

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy các DN công nghiệp Phú Thọ mới chỉ thực hiện ở mức trung bình và yếu, thực hiện ở mức tối thiểu theo quy định của Nhà nước, chưa tái sử dụng nước và tiết kiệm năng lượng, hầu hết chưa sử

dụng vật liệu tái chế trong sản xuất.

Thực trạng thực hiện phòng ngừa ô nhiễm môi trường

Nhìn chung việc thực hiện phòng ngừa ô nhiễm môi trường tại các DN công nghiệp Phú Thọ còn thụ động, mới chỉ thực hiện ở mức tối thiểu các quy định của Nhà nước về môi trường. Chưa sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước và ít sử dụng các vật liệu tái chế trong quá trình sản xuất. Thực trạng thực hiện phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các DN công nghiệp Phú Thọ chỉ đạt mức trung bình bao gồm: thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường, nộp báo cáo tác động môi trường, cam kết không xả thải trái phép,….việc thực hiện các kế hoạch bảo vệ môi trường cũng như phòng ngừa ô nhiễm môi trường chưa được chú trọng.

Thực trạng thực hiện sử dụng tài nguyên bền vững

Thực trạng thực hiện sử dụng tài nguyên bền vững của các DN công nghiệp Phú Thọ đạt mức yếu, kết quả điều tra cho thấy các DN tại đây còn chưa sử dụng tiết kiệm nước cũng như các vật liệu tái chế trong sản xuất sản phẩm.

Điều này cũng là hạn chế của các DN công nghiệp Phú Thọ bởi thế mạnh của các DN tại đây là sản xuất hoá chất, may mặc, dệt, nhuộn và vật liệu xây dựng là những ngành rất khó có vật liệu tái chế trong sản xuất. Tuy nhiên, việc tái sử dụng nước trong sản xuất cũng chưa được các DN tại đây quan tâm bởi thực tế là các DN tại Phú Thọ hầu hết là DN nhỏ, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải tốn nhiều chi phí, đôi khi vượt quá năng lực tài chính của họ.

Thực trạng thực hiện giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu

Thực trạng thực hiện giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu của các DN công nghiệp Phú Thọ đạt mức yếu, cụ thể các DN ở đây chưa sử dụng tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái tạo và các sản phẩm tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất. Điểm trung bình các yếu tố này đều đạt dưới mức trung bình.

Thực trạng thực hiện bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên

Thực trạng thực hiện bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên của các DN công nghiệp Phú Thọ còn chưa tốt ở hầu hết các tiêu chí đánh giá.

Các DN tại đây mới chỉ thực hiện tốt việc vệ sinh sạch sẽ khuôn viên bên trong và bên ngoài khu vực sản xuất với điểm trung bình là 4,28. Tuy nhiên, số

lượng cây xanh, hồ nước còn ở mức độ trung bình và đặc biệt các DN tại đây thực hiện chưa tốt các chính sách, các hành động tránh tổn hại đến môi trường, việc sẵn sàng chi trả những chi phí nhằm khắc phục ảnh hưởng đã gây ra cho môi trường và cộng đồng xung quanh cũng chưa được thực hiện tốt với mức điểm trung bình tương ứng với mức yếu.

3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện TNXH NCS đã tiến hành phỏng vấn sâu các chuyên gia, kết quả phỏng vấn cho thấy các chuyên gia đều cho rằng các yếu tố ảnh hưởng gồm: (1) Nhận thức của lãnh đạo DN, (2) Quy mô ngành nghề kinh doanh của DN, (3) Năng lực tài chính của DN, (4) Mức độ hội nhập của DN,

(5) Nhận thức của người lao động, (6) Hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước,

(7) Nhận thức của cộng đồng, (8) Mức độ hội nhập của quốc gia, (9) Tốc độ phát triển của quốc gia, (10) Văn hoá vùng miền. Các yếu tố này được chia thành yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài DN. Trong đó các yếu tố bên trong DN được là: Nhận thức của lãnh đạo DN, Quy mô ngành nghề kinh doanh, năng lực tài chính, mức độ hội nhập và nhận thức của người lao động; các yếu tố bên ngoài DN là: Hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước, nhận thức của cộng đồng, Tốc độ phát triển của quốc gia, Mức độ hội nhập của quốc gia, Văn hoá vùng miền. Hình 3.1 phản ánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến TNXHDN theo kết quả khảo sát của NCS.

Kết quả khảo sát của NCS với 253 nhà quản lý DN cho thấy, xếp theo thứ tự các yếu tố bên trong được lựa chọn cao đến thấp thì yếu tố năng lực tài chính của DN được lựa chọn nhiều nhất, sau đó là nhận thức của lãnh đạo DN, tiếp theo là quy mô, ngành nghề kinh doanh của DN, mức độ hội nhập của DN và cuối cùng là nhận thức của người lao động.

Kết quả này cho thấy, tài chính là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến thực hiện TNXH, đây cũng là khó khăn chung của các DN Việt Nam khi hầu hết DN nước ta là DNNVV với nguồn lực tài chính hạn chế, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi không nhiều. Do đó đầu tư tài chính cho thực hiện TNXH hạn chế. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến thực hiện TNXH là nhận thức của lãnh đạo DN cũng dễ hiểu bởi người đứng đầu DN là người có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách mà DN theo đuổi, nâng cao nhận thức của lãnh đạo DN và gắn trách nhiệm của lãnh

đạo với những hành động của DN sẽ giúp thúc đẩy thực hiện TNXH, tiếp đến là các yếu tố quy mô, ngành nghề kinh doanh và mức độ hội nhập của DN cũng ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện TNXH bởi DN càng hội nhập thì thị trường càng được mở rộng, DN cần tuân thủ nhiều quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có các quy định về thực hiện TNXH. Yếu tố quy mô và ngành nghề cũng quyết định những tiêu chuẩn mà DN cần theo đuổi theo thông lệ quốc tế bởi mỗi sản phẩm sẽ phải tuân thủ những quy định riêng của ngành hoặc thị trường mà DN tiêu thụ.

120

100

80

81.8

60

40

20

0

Năng lực Hệ Thống Nhận Nhận Mức độ Quy mô,

tài chính của DN

chính thức của thức của hội nhập

ngành

sách lãnh đạo

cộng

của quốc nghề kinh

Mức độ Tốc độ Văn hoá Nhận hội nhập phát triển vùng thức của của DN của quốc miền người lao

pháp luật của Nhà nước

DN

đồng gia

doanh của

DN

gia

động

85.4

73.9

69.2

41.5

34.8

18.2

100

100

80.6

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Hình 3.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội

Xếp theo thứ tự các yếu tố bên ngoài được lựa chọn từ cao đến thấp thì yếu tố được lựa chọn nhiều nhất là hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp đến là nhận thức của cộng đồng, sau đó là mức độ hội nhập của quốc gia, tốc độ phát triển của quốc gia và cuối cùng là yếu tố văn hoá vùng miền.

Kết quả này chứng tỏ thói quen của các DN hiện nay vẫn chỉ làm theo những điều được pháp luật quy định, rất hiếm các DN thực hiện những hành động vượt qua khuôn khổ pháp luật trên tinh thần tự nguyện đó là các quy định thể hiện ở các tiêu chuẩn và hiệp định quốc tế. Do đó, để tăng cường hơn nữa việc thực hiện TNXH rất cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, nếu chỉ dựa trên tinh thần tự nguyện

thì số lượng DN thực hiện sẽ không nhiều bởi họ chưa nhận thức được những lợi ích của TNXH và cũng bởi tinh thần tự giác của DN chưa cao. Đây cũng là một gợi ý giúp các cơ quan quản lý có các biện pháp kịp thời trong công tác quản lý.

Các yếu tố ảnh hưởng tiếp theo là nhận thức của cộng đồng và mức độ hội nhập của quốc gia, tại các quốc gia phát triển cộng đồng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của DN bởi họ có thể ưu tiên sử dụng sản phẩm sản xuất bởi DN đang đi theo những quan điểm mà họ ủng hộ như bảo bệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng vât liệu tái chế … thậm chí họ sẵn sàng tẩy chay các sản phẩm của DN thực hiện các hành động không tốt cho xã hội, hoặc cao hơn là khởi kiện họ. Do đó cộng đồng tại quốc gia này có ảnh hưởng rất lớn đến các sản phẩm, xu hướng này cũng đang lan rộng ra các nước đang phát triển và trên phạm vi toàn cầu do đó cộng đồng là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến thực hiện TNXHDN.

Mức độ hội nhập của quốc gia cũng góp phần quan trọng để DN thực hiện TNXH, một quốc gia có mức độ hội nhập kinh tế sâu và rộng với thị trường rất lớn, các DN cần tuân thủ hầu hết các tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế về sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm trong đó có các tiêu chuẩn về thực hiện TNXH.

Tốc độ phát triển của quốc gia và văn hoá vùng miền là hai yếu tố ít ảnh hưởng đến thực hiện TNXH bởi các nước đã phát triển có tốc độ phát triển thấp hơn các nước đang phát triển nhưng họ lại thực hiện TNXH rất tốt, và ngược lại. Mặt khác, yếu địa lý không ảnh hưởng nhiều đến thực hiện TNXH bởi ở đâu trên thế giới con người cũng muốn sống và làm việc trong một môi trường bình đẳng, trong sạch và được tôn trọng.

Như vậy có 5 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến TNXH là: năng lực tài chính của DN, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhận thức của lãnh đạo DN, nhận thức của cộng đồng và mức độ hội nhập của quốc gia

3.3. Kết quả nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định mối quan hệ tác động giữa thực hiện trách nhiệm xã hội với hiệu quả tài chính của doanh nghiệp

3.3.1. Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Nghiên cứu điều tra về các DN công nghiệp trên địa bàn 13 huyện, thị thuộc tỉnh Phú Thọ. Tổng số bảng hỏi được tác giả phát ra là 298, sau khi làm sạch và kiểm tra dữ liệu nhận được 253 bảng hỏi đạt yêu cầu. Trong đó cơ cấu mẫu khảo sát được thể hiện như bảng 3.13.

Về ngành nghề kinh doanh: doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến chế tạo với hình thức pháp lý chủ yếu là các công ty TNHH, sau đó là công ty cổ phần và công ty liên doanh.

Về quy mô lao động: chủ yếu là DN có số lao động nhỏ hơn 200 người và vốn dưới 50 tỷ tức số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng cao; bên cạnh đó các doanh nghiệp phân tán chủ yếu tập trung tại thành phố Việt Trì; các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán chiếm tỷ trọng nhỏ.

Bảng 3.13: Cơ cấu mẫu khảo sát lãnh đạo doanh nghiệp


Doanh nghiệp


Mẫu

khảo sát

Tỷ lệ %

1. Ngành nghề kinh doanh

Khai khoáng Chế biến chế tạo

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt

Cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

29

219

1

4

11,5

86,5

0,4

1,6

2. Loại hình DN

DN Nhà nước Công ty cổ phần Công ty TNHH Công ty liên doanh

Doanh nghiệp tư nhân

4

76

134

25

14

1,6

30,0

53,0

9,9

5,5

3. Quy mô lao động

Dưới 10 người

Từ 10 đến dưới 100 người

Từ 100 đến dưới 200 người Từ 200 người trở lên

34

148

32

39

13,4

58,5

12,7

15,4

4. Quy mô vốn

Dưới 3 tỷ

Từ 3 đến dưới 50 tỷ

Từ 50 đến dưới 200 tỷ Từ 200 tỷ trở lên

46

125

45

37

18,2

49,4

17,8

14,6

5. Địa bàn

Thành phố Việt Trì Thị xã Phú Thọ Huyện Đoan Hùng Huyện Thanh Ba Huyện Phù Ninh Huyện Cẩm Khê Huyện Tam Nông Huyện Lâm Thao Huyện Thanh Sơn Huyện Thanh Thuỷ Huyện Tân Sơn

Huyện Yên Lập

104

8

27

16

21

3

11

13

18

14

3

10

41,1

3,2

10,7

6,3

8,3

1,2

4,3

5,1

7,1

5,5

1,2

4,0



Huyện Hạ Hoà

5

2,0

6. Niêm yết trên thị trường chứng

khoán

Đã niêm yết Chưa niêm yết

Đang có kế hoạch

6

242

5

2,4

95,6

2,0

Cộng


253


(Nguồn: Tổng hợp từ nghiên cứu của tác giả)

Những đặc điểm trên đây hoàn toàn phù hợp với tình hình và đặc điểm thực tế của DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú thọ và các tài liệu, báo cáo mà NCS đã thu thập được. Điều này chứng tỏ mẫu nghiên cứu đã đảm bảo tính đại diện cho tổng thể các DN công nghiệp trên toàn tỉnh.

3.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo

Để đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường tác giả sử dụng phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo (Reliability analysis) sử dụng hệ số Cronbach‟s Alpha. Phương pháp này cho phép kiểm tra những câu hỏi nào thực sự đóng góp cho việc đo lường các nhân tố thực hiện TNXHDN với người lao động và môi trường của từng tiêu chí được sử dụng. Trong đó, hệ số Alpha (α) của Cronbach sẽ là cơ sở để đánh giá sự đóng góp của các tiêu chí trong việc đo lường. Những tiêu chí có hệ số Cronbach Alpha từ 0.8 trở lên được coi là đánh giá tốt (đạt độ tin cậy). Tuy nhiên, đối với những nghiên cứu mới hoặc mới với người được phỏng vấn trong bối cảnh nghiên cứu thì hệ số Cronbach Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation) cũng là một cách để xác định biến quan sát nào có thể bị loại khỏi thang đo. Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), những biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại khỏi thang đo để thang đo đo lường được tốt hơn. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo các nhân tố đánh giá các nhân tố thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với người lao động và môi trường thể hiện ở bảng 3.14:

Kết quả phân tích khám phá (EFA) và đánh giá độ tin cậy của thang đo sử dụng hệ số Cronbach‟s Alpha các nhân tố được rút trích với các biến quan sát đo lường các nhân tố đảm bảo độ tin cậy của thang đo. Vì vậy, các nhân tố với các biến kiểm soát đạt đủ điều kiện để tiến hành các phân tích tiếp theo.

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí