hội nhập kinh tế thế giới, loại hình DN này ngày càng gia tăng và dễ dàng tìm kiếm thị trường cũng như lợi nhuận, loại hình DN này cũng đóng góp chủ yếu vào giá trị gia tăng của DN công nghiệp tại Phú Thọ, do đó việc thực hiện các TNXH với người lao động cũng tốt hơn các loại hình DN khác. Ngược lại, để bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sống tư nhiên, trong thời gian qua Phú Thọ đã có các chính sách cắt giảm việc khai thác tài nguyên bởi những tác động không tốt của việc làm này đến môi trường và cuộc sống, trong những năm gần đây liên tục giảm tỷ trọng loại hình DN này và vì thế các DN khai thác tài nguyên hoạt động cầm chừng, lao động nghỉ việc, không đủ việc, dẫn đến thực hiện TNXH với người lao động kém hơn các loại hình DN khác.
Theo quy mô, DN vừa thực hiện tốt nhất TNXH với người lao động với điểm trung bình cao hơn điểm trung bình chung của cả 5 tiêu chí, các loại hình DN còn lại thực hiện ở mức khá. Sở dĩ loại hình DN vừa thực hiện tốt nhất TNXH với người lao động bởi hầu hết các DN này đã hoạt động lâu năm, có nguồn lực tài chính và nhân sự chất lượng. Do đó thực hiện rất tốt các quy định của Nhà nước cũng như trách nhiệm của DN (bảng 3.6).
Bảng 3.6: Thực hiện TNXH với người lao động theo quy mô
Yếu tố | Bình quân chung | Siêu nhỏ | Nhỏ | Vừa | Lớn |
- Sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc | 4,18 | 4,28 | 4,13 | 4,21 | 4,19 |
- Đối thoại xã hội | 4,16 | 4,14 | 4,16 | 4,20 | 4,15 |
- Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội | 4,24 | 4,24 | 4,20 | 4,45 | 4,23 |
- Việc làm và các mối quan hệ lao động | 4,18 | 4,22 | 4,12 | 4,36 | 4,20 |
- Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc | 3,98 | 3,93 | 4,00 | 4,02 | 3,96 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thang Đo Các Biến Thực Hiện Tnxh Với Người Lao Động Trong Mô Hình Nghiên Cứu Định Lượng
- Thực Trạng Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Của Các Doanh Nghiệp Công Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Phú Thọ
- Tổng Số Doanh Nghiệp Đang Hoạt Động Tại Thời Điểm 31/12 Hàng Năm Phân Theo Ngành Kinh Tế
- Thực Hiện Tnxh Với Môi Trường Theo Ngành Nghề Kinh Doanh
- Đánh Giá Độ Tin Cậy Của Thang Đo Các Nhân Tố Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Với Người Lao Động Và Môi Trường
- Tác Động Của Các Yếu Tố Thực Hiện Trách Nhiệm Xã Hội Của Doanh Nghiệp Với Người Lao Động Và Môi Trường Đến Roe Thông Qua Biến Kiểm Soát
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
(nguồn: theo kết qủa khảo sát của NCS)
Theo tình trạng niệm yết trên thị trường chứng khoán, DN đã niêm yết thực hiện tốt tất cả các yếu tố TNXH với người lao động. Tuy tỷ lệ các DN niêm yết trên địa bàn tỉnh còn hạn chế (chỉ khoảng khoảng 2%) nhưng từ nghiên cứu này cho thấy các DN phải bắt buộc công khai thông tin trước công chúng có ý thức thực hiện TNXH tốt hơn (bảng 3.7).
Bảng 3.7: Thực hiện TNXH với người lao động theo tình trạng niêm yết
Yếu tố | Bình quân chung | Đã niêm yết | Chưa niêm yết |
- Sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc | 4,18 | 4,7 | 4,16 |
- Đối thoại xã hội | 4,16 | 4,63 | 4,15 |
- Điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội | 4,24 | 4,42 | 4,24 |
- Việc làm và các mối quan hệ lao động | 4,18 | 4,58 | 4,17 |
- Phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc | 3,98 | 4,46 | 3,97 |
(nguồn: theo kết qủa khảo sát của NCS)
Trên thực tế, khi NCS quan sát tại Phú Thọ, còn một số tiêu chí DN tại đây thực hiện chưa tốt. Điển hình là vấn đề làm thêm giờ và thù lao làm thêm giờ; thực hiện thời gian nghỉ lễ, nghỉ phép; vẫn còn tình trạng lao động đình công do chưa được trả công xứng đáng; việc đối thoại đặc biệt là lấy ý kiến người lao động trước khi đưa ra các quyết định quan trọng chưa được DN thực hiện thường xuyên và đầy đủ; các khoá đào tạo định kỳ về sức khoẻ và an toàn lao động chưa được duy trì và tổ chức thường xuyên; khi thôi việc hoặc chuyển công tác người lao động chưa nhận được sự giúp đỡ từ DN. Rất ít các DN tại đây đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 26000, SA8000 hay ISO 14000 kể cả DN lớn, bởi họ chưa nhận thức được lợi ích đạt được từ việc thực hiện các tiêu chuẩn này và cũng bởi thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc mà chưa trực tiếp xuất khẩu được sang các thị trường lớn như Mỹ, EU.
Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả khảo sát lãnh đạo DN và người lao động về thực hiện TNXH với người lao động
Tiêu chí | Lãnh đạo DN | Người lao động |
- Được bảo vệ thông tin cá nhân | Rất tốt | Tốt |
- Được đối xử công bằng, tôn trọng, không phân biệt giới tính, chủng tộc | Rất tốt | Rất tốt |
- Được chi trả lương công bằng | Rất tốt | Tốt |
- Làm thêm giờ và thù lao làm thêm giờ | Tốt | Chưa tốt |
- Được đào tạo định kỳ về sức khoẻ | Rất tốt | Chưa tốt |
- Được theo dõi sức khoẻ định kỳ | Rất tốt | Rất tốt |
- Được trang bị an toàn lao động khi làm việc | Tốt | Tốt |
- Được thăm dò ý kiến cá nhân | Tốt | Chưa tốt |
- Được đào tạo đáp ứng vị trí việc làm | Tốt | Trung bình |
- Được giúp đỡ khi chuyển việc hoặc thôi việc | Tốt | Chưa tốt |
(nguồn: theo kết qủa khảo sát của NCS)
Hầu hết các tiêu chí thực hiện TNXH với người lao động theo đánh giá của lãnh đạo DN và người lao động tương đồng nhau là tốt và rất tốt. Tuy nhiên, theo đánh giá của người lao động thì các tiêu chí làm thêm giờ và thù lao làm thêm giờ, đào tạo định kỳ về sức khoẻ, thăm dò ý kiến cá nhân, giúp đỡ khi chuyển hoặc thôi việc là chưa tốt trong khi lãnh đạo DN thì đánh giá đã thực hiện tốt hoặc rất tốt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì quan điểm cá nhân của DN là tối thiểu hoá chi phí còn theo người lao động là tối đa hoá lợi ích, và quan trọng là giữa người lao động và chủ DN vẫn luôn tồn tại những xung đột về lợi ích cụt hể là thù lao của người lao động.
Tỷ lệ DN có tổ chức công đoàn chỉ chiếm 46,2%, bên cạnh đó có 90,9% DN không có chính sách về TNXH, 88,9% DN không có bộ phận chuyên trách về TNXH; 72,7% DN đánh đồng khái niệm TNXH với hoạt động từ thiện. Các con số này cho thấy vấn đề thực hiện TNXH tại Phú Thọ chưa thực sự được quan tâm cả về phía các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như từ phía DN.
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại các DN công nghiệp Phú Thọ cho thấy các DN tại đây thực hiện TNXH với người lao động tốt ở hầu hết các tiêu chí. Tuy nhiên, còn một số vấn đề chưa thực hiện tốt như đối thoại với người lao động, hỗ trợ lao động khi cần thiết, thù lao và thời gian làm thêm giờ,… cụ thể:
Thực trạng thực hiện việc làm và các mối quan hệ lao động
Vấn đề thực hiện việc làm và các mối quan hệ lao động trong nghiên cứu này được thể hiện trên các khía cạnh: đối xử công bằng, tôn trong và không phân biệt giới tính, chủng tộc; ký kết hợp đồng dài hạn; bảo vệ thông tin cá nhân; hỗ trợ người lao động khi cần thiết; thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật với người lao động. Nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy các DN tại đây thực hiện rất tốt việc đối xử công bằng, không phân biệt giới tính hay chủng tộc với người lao động với mức điểm trung bình đạt 4,33 điểm. Tại Phú Thọ phát triển công nghiệp nhẹ là chủ yếu nên tỷ lệ lao động nữ cao, các lao động hầu hết là người trong tỉnh hoặc khu vực lân cận nên không có tình trạng phân biệt chủng tộc, người lao động
nước ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ, không đáng kể. Tuy nhiên, việc hỗ trợ cho người lao động khi cần thiết mới chỉ thực hiện ở mức độ trung bình với 3,36 điểm cụ thể là những hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho người lao động khi gặp khó khăn còn ít, đặc biệt khi người lao động gặp các biến cố về sức khoẻ, về gia đình hoặc chuyển công tác thường không hoặc rất ít được hỗ trợ từ công ty kể cả công đoàn.
Kết quả khảo sát còn cho thấy việc thực hiện ký hợp đồng dài hạn với người lao động, bảo vệ thông tin cá nhân của họ cũng như thực hiện các quy định của Nhà nước về Pháp luật lao động ở mức khá với điểm trung bình lần lươt là 3,77; 4,03 và 4,17 điểm. Như vậy có thể kết luận, thực trạng thực hiện việc làm và các mối quan hệ lao động của các DN công nghiệp Phú Thọ đang ở mức độ khá.
Thực trạng thực hiện điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội
Thực hiện điều kiện làm việc và bảo trợ xã hội trong nghiên cứu này được thể hiện trên các khía cạnh: thù lao công việc; thực hiện chế độ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, nghỉ phép; làm thêm giờ và thù lao làm thêm giờ; chi trả lương công bằng. Nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy việc trả thù lao công bằng cho các công việc có giá trị như nhau được thực hiện tốt nhất, thực hiện kém nhất là vấn đề làm thêm giờ và chi trả thù lao cho giờ làm thêm. Cụ thể, DN đã thực hiện tốt việc chi trả công bằng và xứng đáng cho các công việc làm trong giờ và được người lao động đánh giá tốt. Tuy nhiên, vấn đề làm thêm giờ, thù lao cho giờ làm thêm và thực hiện chế độ nghỉ ngơi của người lao động chưa tốt, vẫn còn tình trạng cưỡng bức lao động đặc biệt trong vấn đề làm thêm, việc chi trả thu nhập từ làm thêm giờ cho người lao động mới ở mức độ tối thiểu do nhà nước quy định.
Kết quả nghiên cứu đã thể hiện đúng thực trạng tại các DN công nghiệp Phú Thọ bởi tại đây phần lớn DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may, da giày, nhựa với tính chất công việc nhẹ nhàng, không cần trình độ chuyên môn cao, hầu hết là lao động phổ thông tại các vùng nông thôn do đó đơn giá tiền lương của người lao động thấp dẫn đến mức thu nhập của người lao động không cao. Để cải thiện thu nhập cũng như đáp ứng yêu cầu sản xuất, làm thêm giờ được các DN tại đây áp dụng phổ biến cả ngày trong tuần và cuối tuần. Làm thêm giờ nhiều như vậy, tuy nhiên đơn giá tiền lương làm thêm giờ thường được các DN chi trả ở mức tối thiểu theo quy định của Pháp luật tức 150% tiền lương theo ngày làm việc bình thường (đặc biệt tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước là Hàn Quốc). Bên cạnh đó, hầu
hết người lao động phải chấp nhận việc tăng ca như là yếu tố bắt buộc chứ không được quyền lựa chọn. Để đảm bảo các kế hoạch sản xuất của DN vào các dịp lễ tết người lao động sẽ được bố trí nghỉ việc luân phiên hoặc khuyến khích làm thêm với mức lương cao hơn ngày thường (từ 200-300%). Vì vậy mà thời gian nghỉ ngơi theo quy định sẽ giảm xuống. Người lao động thì muốn tăng thu nhập, DN cũng hoàn thành tiến độ sản xuất do đó mà thời gian nghỉ ngơi của người lao động sẽ giảm xuống. Nhìn bên ngoài thì thấy thu nhập của người lao động cao và tăng nhưng nếu chia theo thời gian làm việc thì lại rất thấp bởi họ thường xuyên phải làm 12 giờ một ngày, không có thời gian để chăm sóc bản thân và gia đình, và vì vậy mà yếu tố phúc lợi của người lao động chưa được đảm bảo.
Thực trạng thực hiện đối thoại xã hội
Vấn đề đối thoại xã hội trong nghiên cứu này được thể hiện dưới các khía cạnh: Thăm dò ý kiến cho những quyết định quan trọng; tự do hiệp hội. Thực trạng thực hiện các vấn đề về đối thoại xã hội với người lao động đang được DN thực hiện ở mức độ trung bình với điểm trung bình cao nhất là 2,86 thấp nhất là 2,77 điểm. Kết quả khảo sát cho thấy các DN công nghiệp tại Phú Thọ chưa quan tâm đến công tác đối thoại với người lao động.
Thực tế cho thấy, các DN Việt Nam hiện nay và Phú Thọ nói riêng phần lớn là DN nhỏ vừa vừa với chủ sở hữu là tư nhân, do đó các quyết định quan trọng của công ty chủ yếu do hội đồng quản trị, hội đồng thành viên hoặc cá nhân chủ DN đưa ra nhằm thoả mãn nhu cầu và định hướng của chủ sở hữu, ít DN đặt lợi ích của người lao động lên trên khi đưa ra quyết định. Do đó việc tham khảo ý kiến người lao động hầu như không được thực hiện hoặc nếu có cũng chỉ là để tham khảo và không ảnh hưởng nhiều đến việc ra quyết định cuối cùng. Điều này làm cho người lao động chịu nhiều rủi ro hơn khi tham gia lao động tại DN bởi không được bảo đảm các lợi ích lâu dài, đặc biệt là lao động đã cống hiến nhiều năm cho DN.
Thực trạng thực hiện sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc
Vấn đề sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc trong nghiên cứu này được thể hiện qua các khía cạnh: Theo dõi và kiểm tra sức khoẻ định kỳ; vấn đề an toàn lao động; vấn đề đào tạo về sức khoẻ và an toàn lao động. Thực trạng thực hiện sức khoẻ và an toàn tại nơi làm việc tại DN công nghiệp Phú Thọ còn chưa đồng đều thể hiện ở: việc theo dõi và kiểm tra định kỳ sức khoẻ cho người lao động đang
được thực hiện tốt với điểm trung bình 4,32 điểm; đào tạo định kỳ về sức khoẻ và an toàn lao động được thực hiện ở mức độ yếu với điểm trung bình 2,52 điểm. Kết quả khảo sát còn cho thấy việc trang bị đủ thiết bị và bảo hộ cho người lao động đang ở mức độ khá với điểm trung bình 4,1 điểm; tuy nhiên các vấn đề về đình công, tai nạn lao động vẫn còn xảy ra.
Qua quan sát thực thế, hầu hết người lao động trước khi làm việc tại các DN đều được khám sức khoẻ để loại trừ những bệnh dễ lây lan như viêm gan, lao phổi,… việc khám sức khoẻ định kỳ trong quá trình lao động làm việc tại DN cũng được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên chất lượng khám chữa bệnh còn chưa cao, nhiều doanh nghiệp thực hiện khám sức khoẻ còn mang tính hình thức chưa chuyên sâu, bên cạnh đó với những lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc có vấn đề về sức khoẻ thường được DN cho nghỉ việc không kèm chế độ. Mặt khác, còn rất nhiều DN không tổ chức các khoá học về an toàn lao động do đó vẫn còn tình trạng tai nạn lao động trong quá trình làm việc.
Thực trạng thực hiện phát triển và đào tạo con người tại nơi làm việc
Vấn đề phát triển và đào tao con người tại nơi làm việc trong nghiên cứu này được thể hiện trên các khía cạnh sau: đào tạo để đáp ứng vị trí việc làm, tăng chuyên môn và kỹ năng; bình đẳng để phát triển; khuyến khích sáng tạo tại nơi làm việc; giúp đỡ và hỗ trợ khi chuyển vị trí hoặc thôi việc. Thực trạng thực hiện vấn đề phát triển và đào tạo tại nơi làm việc tương đối tốt, trong đó thực hiện tốt nhất là việc đào tạo người lao động đáp ứng vị trí việc làm với điểm trung bình 4,35; thực hiện yếu là vấn đề giúp đỡ và hỗ trợ người lao động tiếp cận với việc làm mới khi thôi việc với điểm trung bình 2,50. Các vấn đề khác như: tổ chức các khoá đào tạo chuyên môn kỹ năng; cơ hội để phát triển bình đẳng; khuyến khích đổi mới sáng tạo được đánh giá thực hiện ở mức độ khá.
Quan sát thưc tế của NCS cho thấy hầu hết lao động khi được tuyển vào DN thì được DN đào tạo để có kỹ năng cũng như chuyên môn đáp ứng vị trí việc làm, khi chuyển bộ phận cũng được đào tạo lại để đáp ứng vị trí việc làm mới. Bên cạnh đó họ được DN trao cơ hội công bằng để bình đẳng phát triển, được khuyến khích nếu có những sáng kiến giúp ích cho DN. Tuy nhiên, các lao động dôi dư hoặc vì các lý do khác nhau mà xin thôi hoặc bị thôi việc thường là không nhận được bất cứ sự hỗ trợ từ phía DN để tìm việc làm mới. Bởi theo các quy định pháp luật Việt
Nam thì vấn đề này là không bắt buộc.
Như vậy, thông qua nghiên cứu đã cho thấy, các DN công nghiệp Phú Thọ đã thực hiện tốt các vấn đề sau: các quy định của pháp luật về lao động; đối xử công bằng và bình đẳng; ký kết hợp đồng lao động; bảo mật thông tin cá nhân; hỗ trợ người lao động; khám và theo dõi sức khoẻ định kỳ; chi trả lương công bằng; đào tạo để đáp ứng vị trí việc làm. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề các DN tại đây thực hiện chưa tốt như: làm thêm giờ và thù lao làm thêm giờ; thực hiện chế độ nghỉ ngơi, nghỉ lễ, nghỉ tết; đào tạo sức khoẻ, an toàn lao động và chất lượng khám sức khoẻ định kỳ chưa cao; các vấn đề về đối thoại xã hội, tự do hiệp hội và hỗ trợ, giúp đỡ để tìm việc mới.
3.2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với môi trường
Quá trình hoạt động của DN dù ít hay nhiều cũng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường, các DN cần thực hiện tốt các vấn đề về TNXH với môi trường.
Để khái quát thực trạng thực hiện TNXH với môi trường tại Phú Thọ, một khảo sát đã được NCS tiến hành với 473 người dân sinh sống xung quanh khu vực sản xuất của DN công nghiệp, kết quả khảo sát như sau:
Về mức độ hiểu biết khái niệm TNXHDN của người dân: chỉ có 22 người được hỏi quen thuộc với khái niệm TNXHDN chiếm 4,7%, có 161 người được hỏi chưa bao giờ nghe đế khái niệm này chiếm 34%, chỉ có 290 người được hỏi đã nghe đến khái niệm này một vài lần chiếm 61,3%. Trong đó những người hiểu về khái niệm TNXHDN còn khá hạn chế, với 86/473 người chiếm 18,2%, những người coi thực hiện TNXHDN là thực hiện các hoạt động từ thiện là 387/473 người chiếm 81,8%. Điều này chứng tỏ khái niệm TNXHDN còn xa lạ với người dân tại Phú Thọ, hầu hết người dân tại đây đánh đồng TNXH với hoạt động từ thiện.
Thực trạng thực hiện TNXH với môi trường: Theo số liệu báo cáo của sở tài nguyên và môi trường tỉnh Phú Thọ, trong những năm gần đây hầu hết (khoảng 99%) DN đã ký cam kết bảo vệ môi trường, trong đó có 98% DN nộp báo cáo tác động môi trường định kỳ theo quy định. Điều này cho thấy các DN thực hiện tốt quy định của nhà nước về chế độ báo cáo định kỳ liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cũng theo cơ quan này chất lượng báo cáo tác động môi trường
của DN còn chưa cao, thể hiện ở nội dung còn sơ sài, thời hạn nộp còn chậm so với yêu cầu với các lý do: (1) một số DN chưa có hoặc thiếu cán bộ chuyên trách về lĩnh vực môi trường nên chưa am hiểu và có kinh nghiệm trong việc lập báo cáo định kỳ;
(2) các DN trên địa bàn tỉnh phần lớn là vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ với nguồn nhân lực và tài chính hạn hẹp nên đầu tư cho công tác môi trường còn hạn chế.
Bảng 3.9: Thực hiện TNXH với môi trường theo hình thức pháp lý
Bình quân chung | Hình thức pháp lý | |||||
Yếu tố | DN NN | CT CP | TN HH | CT LD | DN TN | |
- Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu | 4,03 | 4,69 | 4,04 | 4,00 | 4,10 | 4,02 |
- Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và phục hồi môi trường sống tự nhiên | 4.14 | 3,75 | 4,21 | 4,13 | 4,05 | 4,11 |
- Phòng ngừa ô nhiễm môi trường | 4,03 | 4,50 | 3,99 | 4,06 | 4,04 | 3,86 |
- Sử dụng tài nguyên bền vững | 4,13 | 3,50 | 4,18 | 4,04 | 4,37 | 4,43 |
(nguồn: theo kết qủa khảo sát của NCS)
Kết quả khảo sát của NCS cho thấy, nhìn chung lãnh đạo đều đánh giá công ty của họ thực hiện tốt các vấn đề về môi trường, cụ thể: Theo hình thức pháp lý công ty cổ phần và công ty liên doanh là hai loại hình thực hiện tốt nhất với ¾ yếu tố cao hơn điểm trung bình chung. Loại hình DN tư nhân và TNHH được đánh giá với ¾ yếu tố đạt mức điểm trung bình thấp hơn trung bình chung và thấp nhất. DN nhà nước thực hiện chưa tốt cũng dễ hiểu bởi các DN nhà nước ở Phú Thọ tập trung chủ yếu trong các ngành sản xuất gây ô nhiễm cao như khoáng sản, giấy, hoá chất, phân bón và thuốc trừ sâu nên sẽ gây nhiều tác động đến môi trường.
Theo ngành nghề kinh doanh, các DN chế biến chế tạo thực hiện tốt nhất TNXH với môi trường, DN sản xất điện khí đốt và cung cấp nước sạch, xử lý rác thải được đánh giá với mức điểm trung bình thấp hơn trung bình chung và thấp nhất. Thực trạng này cũng đúng với thực tế NCS quan sát, bởi các DN chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng chủ yếu tại Phú Thọ, loại DN này được hưởng nhiều chính sách ưu đãi từ địa phương cũng như Nhà nước nên có nhiều nguồn lực hơn để đầu tư thực hiện TNXH với môi trường, còn các DN xử lý rác thải tại tỉnh chủ yếu vẫn xử lý theo hình thức trôn lấp, đốt, xử lý thủ công nên không tránh khỏi ô nhiễm môi trường.