Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh - 8


-Thứ ba, việc trả hồ sơ điều tra bổ sung có phần là do nguyên nhân chủ quan của người tiến hành tố tụng nhưng hiện nay việc xem xét và xử lý những lỗi này vẫn chưa được thực hiện.

Vì vậy, việc các cơ quan tiến hành tố tụng khép chặt kỷ luật và xử lý trách nhiệm cá nhân đối với trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung do lỗi chủ quan của người tiến hành tố tụng ở bất cứ giai đoạn nào là một việc làm cần thiết. Đối với Điều tra viên được phân công thụ lý điều tra vụ án, cần xem xét trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên dẫn đến Viện Kiểm sát phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung đối với những vấn đề đó; Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội dung yêu cầu điều tra bổ sung trong Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Viện Kiểm sát dẫn đến phải trả hồ sơ lần thứ hai đối với những vấn đề đó.

Đối với Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ án, cần xem xét trách nhiệm theo quy định của ngành Kiểm sát nhân dân trong trường hợp có sai phạm do không đề ra yêu cầu điều tra, không kiểm sát chặt chẽ quá trình điều tra vụ án dẫn đến sau khi kết thúc điều tra, nhận hồ sơ mới trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung không có căn cứ hoặc không cần thiết và Cơ quan điều tra vẫn giữ nguyên kết luận điều tra, sau đó Viện Kiểm sát quyết định truy tố như đề nghị của Cơ quan điều tra; trong thời hạn truy tố, Kiểm sát viên không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, không đánh giá đúng, kiểm tra đầy đủ những tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án mà đã quyết định truy tố, chuyển hồ sơ sang Tòa án dẫn tới Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung.


Đối với Thẩm phán được phân công tiến hành xét xử vụ án, cần xem xét trách nhiệm theo quy định của ngành Tòa án nhân dân trong trường hợp có sai phạm khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung không có căn cứ và Viện kiểm sát vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, sau đó Tòa án xét xử vụ án như đề nghị của Viện Kiểm sát; Trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử, trừ trường hợp phát sinh những vấn đề mới.

Đối với Hội thẩm nhân dân được phân công tiến hành xét xử vụ án, cần xem xét trách nhiệm theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng n hân dân các cấp trong trường hợp Hội thẩm Tòa án nhân dân tối cao hoặc Hội thẩm của Tòa án các cấp biểu quyết tại phiên tòa về việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung không có căn cứ và không đúng pháp luật.

-Thứ tư, tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng các cấp để tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong hoạt động tố tụng hình sự, trước hết, lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng cần tổ chức hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan mình cho phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương.

Bên cạnh đó, theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay, lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng các cấp cần đổi mới tư duy và nâng cao hơn nữa trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành của mình, cần quan tâm và chỉ đạo sát sao trong suốt quá trình giải quyết vụ án hình sự để hạn chế thấp nhất các vi phạm, thiếu sót. Ngay từ khi phân công Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành điều tra, truy tố, xét xử vụ án, lãnh đạo các đơn vị đã phải xem xét và căn cứ vào năng lực, trách nhiệm, yêu cầu nghiệp vụ của các cán bộ trong cơ quan mình để phân công đối với từng vụ án. Đặc biệt là đối với các vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, được dư luận quan tâm,… cần phân công những


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

cán bộ có năng lực và giàu kinh nghiệm trực tiếp tiến hành tố tụng vụ án, đồng thời tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên, của cấp ủy và chính quyền địa phương giúp cho việc giải quyết vụ án được thuận lợi, hiệu quả.

Ngoài ra, định kỳ hàng năm, lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng có thể tổ chức các buổi tọa đàm tổng kết rút kinh nghiệm về vấn đề trả hồ sơ điều tra bổ sung trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Từ đó, thiết lập nên mối quan hệ bền chặt giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, làm nền tảng cho các hoạt động tố tụng về sau được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn.

Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh - 8

Với vị thế là cơ quan thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, hoạt động xét xử, Viện Kiểm sát đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng mà công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện Kiểm sát là vấn đề then chốt, có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động tố tụng vụ án. Do đó, lãnh đạo Viện cần tang cường thực hiện công tác này để tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Cụ thể, khi vụ án đang trong quá trình điều tra, bên cạnh việc phân công Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, lãnh đạo Viện cũng cần quan tâm nắm tình hình, tiến độ và kết quả điều tra, thận trọng khi ký quyết định phê chuẩn khởi tố bị can, khi thấy chưa đủ căn cứ xác định người đó có hành vi phạm tội thì yêu cầu Cơ quan điều tra xác minh làm rò; trường hợp chứng cứ yếu thì tuyệt đối không được phê chuẩn theo kiểu cho nợ, khi cần thiết có thể trực tiếp yêu cầu Cơ quan điều tra, Kiểm sát viên báo cáo cụ thể về vụ án. Đối với các vụ án phức tạp, đặc biệt nghiêm trọng, lãnh đạo Viện phải chỉ đạo việc đề ra yêu cầu điều tra, chủ động họp liên ngành với Thủ trưởng Cơ quan điều tra thống nhất biện pháp điều tra, giải quyết vụ án. Và khi vụ án đã sang giai đoạn xét xử thì nếu có


những vướng mắc, bất đồng quan điểm giữa Viện Kiểm sát và Tòa án, lãnh đạo Viện phải tiến hành trao đổi với lãnh đạo Tòa án hoặc tổ chức họp liên ngành để thống nhất đường lối xử lý vụ án.


Kết luận chương 3

1. Qua nghiên cứu cho thấy, mỗi năm trên toàn quốc có hàng nghìn vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng với những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Từ thực trạng đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có những biện pháp hiệu quả để hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung xuống mức thấp nhất.

2. Với việc thông qua BLTTHS năm 2015, hầu hết những vướng mắc, bất cập của BLTTHS năm 2003 về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã được sửa đổi, bổ sung. Do đó, để đảm bảo thi hành các quy định này của BLTTHS năm 2015, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường hướng dẫn, sửa đổi bổ sung Thông tư liên tịch số 02/2010/TTLT-VKSNDTC- BCATANDTC về trả hồ sơ để điều tra bổ sung cho phù hợp với những quy định mới.

3. Ngoài ra, tại chương ba, luận văn cũng đưa ra một số giải pháp khác như tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về năng lực và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự; xem xét và xử lý trách nhiệm đối với những người tiến hành tố tụng khi để xảy ra việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng các cấp… nhằm hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung.


KẾT LUẬN

1. Nghiên cứu đề tài “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ thực tiễn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh” tác giả mong muốn đóng góp một cái nhìn toàn diện, thống nhất về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam khi mà hiện nay, tình hình nghiên cứu về vấn đề này vẫn chưa được các học giả thực sự quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu nên trong thực tiễn còn tồn tại nhiều quan điểm trái chiều.

2. Trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học trước, tác giả đã phân tích, đánh giá và rút ra được những hạt nhân hợp lý, những quan điểm được các nhà nghiên cứu đồng tình, ủng hộ. Từ đó, tác giả đã đưa ra được những vấn đề lý luận chung nhất về khái niệm, đặc điểm, căn cứ và ý nghĩa của chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

3. Từ nhận thức về mặt lý luận, tác giả đã khái quát chung những quy định của BLTTHS năm 2015 về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và đi sâu phân tích những vướng mắc, bất cập của pháp luật tố tụng hình sự về vấn đề này. Đồng thời, luận văn cũng đã nêu được những số liệu cụ thể về thực trạng thực hiện các quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa Tòa án và Viện Kiểm sát tại quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2015 đến năm 2020. Qua đó, có thể nhận thấy pháp luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung còn quy định chung chung, thiếu sự rò ràng, thống nhất gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Từ thực trạng trên, tác giả đã đi sâu đánh giá những ưu điểm, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và phân tích được nguyên nhân của thực trạng đó.


4. Việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng tuy đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng số vụ án phải trả hồ sơ vẫn có chiều hướng tăng qua các năm. Vì vậy, để đảm bảo hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, tác giả mạnh dạn đưa một số kiến nghị, giải pháp như; Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng về năng lực và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, truy tố, xét xử; Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng; Cần xem xét và xử lý trách nhiệm đối với những người tiến hành tố tụng khi để xảy ra việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo cơ quan tiến hành tố tụng. Những kiến nghị, giải pháp này nếu được các cơ quan có thẩm quyền và các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc, triệt để sẽ góp phần hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng trả điều tra bổ sung hồ sơ để.

Đây là những vấn đề khoa học cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết trong thời gian tới. Tác giả mong muốn được các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp góp ý, trao đổi ý kiến để luận văn của mình được hoàn thiện hơn nữa.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.

2. Thành Chung(2019), Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định nghiêm ngặt hơn việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, Tạp chí tòa án nhân dân điện tử.

3. Nguyễn Văn Hải (2014) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Học Viện khoa học xã hội

4. Nguyễn Thị Thương Huyền (2016), Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn đoạn xét xử sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ luật học, Học Viện khoa học xã hội.

5. Mỹ Hường-VKSND huyện Kiên Lương(2019), Bàn về thời hạn trong trường hợp án trả hồ sơ điều tra bổ sung, Cổng thông tin điện tử viện kiểm sát tối cao.

6. Dương Phạm Anh Khoa (2014) Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ luật học, Học Viện khoa học xã hội.

7. Dương Phạm Đăng Khoa (2015), Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn truy tố theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.

8. Dương Thị Thùy Trang (2016), Trả hồ sơ điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự sơ thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/06/2022