Tình Hình Chiết Xuất, Phân Lập, Định Tính, Định Lượng

tài liệu tham khảo đã nhận danh được 2 hợp chất HD07 và HD10d lần lượt là: a- p-hydroxy truxillic acid và 7,4'-di-O-methyl-8-0-sulphat isoscutellarein [16].

Nghiên cứu quốc tế

Năm 2005, Young - Won Chin và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu hợp chất lignan gây độc tế bào từ bộ phận thân của cây an xoa. Nghiên cứu đã thành công trong việc cô lập và xác định sáu lignan, sau đó đánh giá các hiệu ứng độc tế bào của chúng đối với một bảng nhỏ các đường tế bào ung thư ở người, cụ thể là (+/-) -pinoresinol, (+/-) -medioresinol, (+/-) -syringaresinol, (-)-boehmenan H và (+/-) -trans- dihydrodiconiferyl alcohol. Trong số những phân lập này. (+/-) - pinoresinol có tác dụng gây độc mạnh khi đánh giá trên một bảng nhỏ có các dòng tế bào ung thư. [17].


Năm 2014, Jain và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá hàm lượng flavonoid cũng như hoạt tính chống oxy hóa của cây an xoa. Trong nghiên cứu này, bốn loại dung môi: nước, ethanol, methanol, và axeton được sử dụng trong quá trình tách chiết từ các bộ phận khác nhau của cây an xoa. Trong đó methanol đã được chứng minh là dung môi tốt nhất để chiết xuất các hợp chất flavonoid và chất chống oxy hoá. Nghiên cứu này chứng minh được hoạt tính kháng oxy hóa của chiết xuất thô từ lá khô, rễ khô, quả tươi phụ thuộc rất nhiều vào hàm lượng flavonoid từ đó ứng dụng trong việc phát triển sản xuất các loại thuốc thảo dược [20].


Đặc tính kháng khuẩn và chống ung thư trong ống nghiệm của cây an xoa Helicteres hirsuta: Theo NCBI, trong nghiên cứu này, các đặc tính kháng khuẩn và chống ung thư in vitro của chiết xuất từ lá và thân với hai phân đoạn phụ của chúng (phân đoạn butanol làm giàu trong nước và saponin) được điều chế từ H. hirsuta đã được làm sáng tỏ. Các thử nghiệm MTT và CCK-8 được sử dụng để đánh giá các đặc tính chống ung thư in vitro của chúng đối với các dòng

tế bào ung thư khác nhau. Hoạt tính kháng khuẩn được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán đĩa và giá trị nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) được xác định. Kết quả cho thấy rằng các phần làm giàu saponin từ lá và thân của H. hirsuta cho thấy hoạt tính kháng khuẩn cao nhất đối với E. coli (giá trị MIC tương ứng là 2,50 và 5,00 mg / mL) và S. lugdunensis (giá trị MIC tương ứng là 0,35 và 0,50 mg / mL). Điều quan trọng là, những phần làm giàu saponin này có hoạt tính chống ung thư mạnh mẽ trong ống nghiệm đối với một loạt các dòng tế bào ung thư bao gồm:


- MIA PaCa-2 (tuyến tụy)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

- A2780 (buồng trứng)

- H460 (phổi)

- A431 (da)

- Du145 (tuyến tiền liệt)

- MCF-7 (vú)

- SJ-G2, U87, SMA (u nguyên bào thần kinh đệm)

- BE2-C (u nguyên bào thần kinh) ở liều thấp (GI50 giá trị 0,36-11,17

µg/mL).


Họ đặc biệt tiết lộ hoạt động chống ung thư tuyến tụy mạnh mẽ trong ống nghiệm chống lại các tế bào MIA PaCa-2, BxPC-3 và CFPAC-1 với giá trị IC50 là 1,80-6,43 µg/mL. Phát hiện này cung cấp bằng chứng khoa học về hoạt động gây độc tế bào của các chất chiết xuất từ lá và thân cây H. hirsuta, đồng thời gợi ý các nghiên cứu sâu hơn để phân lập các hợp chất hoạt động để phát triển các chất chống ung thư mới từ các chất chiết xuất từ thực vật này. [2]


3.2.2.3. Tình hình chiết xuất, phân lập, định tính, định lượng

Theo nghiên cứu về chi Helicteres thì thành phần hóa học gồm: flavonoid, quinon [5-8], cucurbitacin B, isocucurbitacin B [19].


Năm 2008, có công trình nghiên cứu đã phân lập được một số tritecpenoid từ rễ của cây Helicteres angustifolia như: 3B-acetoxy-27-[(E)- cinnamoyloxy]lup-20(29)-en-28-oic acid methyl ester, 38-acetoxy-27-[(4- hydroxybenzoyl)oxy]lup-20(29)-en-28-oic acid, and 38-acetoxy-27-[(4- hydroxybenzoyl)oxyJolcan-12-en-28-oic acid methyl ester [10].


Hiện nay có công trình nghiên cứu về cây an xoa ở Indonesia và đã phân lập được một số hợp chất [4]:


(+/-) -Pinoresinol


(+/-) -Medioresinol


(+/-) -Syringaresinol


(-) -Boehmenan H


Năm 2016, một nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây an xoa (Helicteres hirsuta Lour.): Hai cao PE và DC chiết từ cây an xoa được thử hoạt tính kháng tế bào ung thư gan dòng Hep-G2 cho kết quả dương tính với giá trị IC50 lần lượt là 28.29 (ug/mL) và 30.30 (ug/mL) và phần lập được các hợp chất sau:

Stigmasterol:

Stigmasterol được sử dụng trong phòng ngừa khối u và kháng oxy hóa. Ngoài ra, stigmasterol còn có tiềm năng chữa viêm xương khớp (Tirtha Ghosh et al., 2011).

Apigenin Apigenin có khả năng chống viêm chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư 1

Apigenin:

Apigenin có khả năng chống viêm, chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư (Deendayal Patel et al., 2006).


Betulinic acid Betulinic acid là một chất được tìm thấy phổ biến ở thực vật 2

Betulinic acid:

Betulinic acid là một chất được tìm thấy phổ biến ở thực vật, có tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng sốt rét và kháng ung thư (Perumal Yogesswari and Dharmarajan Sriam, 2005).


Lupeol:

Lupeol có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự lan truyền của tế bào ung thư. Hợp chất lupeol có khả năng gây độc tế bào với dòng tế bào ung thư gan (Hep- G2) (El Deel K.S. et al., 2003).

3 2 3 Về tác dụng sinh học 3 2 3 1 Tác dụng sinh học Trong an xoa có mặt của 3


3.2.3. Về tác dụng sinh học

3.2.3.1. Tác dụng sinh học

Trong an xoa có mặt của Flavonoid, hoạt chất này có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa và giúp hóa lỏng những tế bào gây hại. Ngoài ra, còn có tác dụng hỗ trợ giảm đau, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó, giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả, giúp bệnh nhân chống chọi với bệnh tật.


Theo Đông y cây an xoa là cây dược liệu quý có tác dụng điều trị và tăng cường chức năng gan. nhiều chứng minh đã cho thấy khả năng của cây an xoa trị bệnh gan.

Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư gan: Sử dụng thường xuyên bài thuốc với 100gr an xoa sắc với 1,5 lít nước đến khi bay hơi còn khoảng 800ml. Nên uống vào sau khi ăn khoảng 20 phút. Nếu người bệnh ung thư gan sử dụng phương thuốc này thường xuyên có thể làm giảm tốc độ phát triển của khối u. Những người không mắc bệnh cũng có thể bổ sung phương thuốc này giúp chống oxy hóa, bảo vệ chức năng gan. Ban đầu khi mới sử dụng nước an xoa có thể gặp tình trạng cồn cào, khó chịu. Những triệu chứng này sẽ giảm và hết dần sau 10 ngày sử dụng.

Hỗ trợ điều trị Viêm gan B: Cùng với cây cà gai leo, cây an xoa đều có tác dụng rất tốt cho gan. Có thể sắc 30gr cà gai leo với 50gr an xoa cùng với 10gr mật nhân sắc, sắc cạn từ 1,5 lít nước đặc còn 700ml. Sử dụng thành nước uống chia 3 lần một ngày.

Hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan: Khi sử dụng cây an xoa làm dược liệu điều trị xơ gan, người bệnh có thể gặp một số phản ứng phụ như đi ngoài lỏng, đi vệ sinh nhiều lần, thèm ăn,...Đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ dược liệu có tác dụng đào thải độc tố ra khỏi gan. Đem 1,5 lít nước đun sôi nhỏ lửa trong 15 phút đến 20 phút cùng thang thuốc 50gr thân và lá cây an xoa, 20gr bán chi liên, 30gr cà gai leo. Sau mỗi bữa ăn sẽ uống một cốc nước thuốc.

Ngoài hiệu quả tuyệt vời với gan ra, nếu sử dụng đúng cách thì cây an xoa còn có tác dụng với một số bệnh lý khác như:

Làm dịu thần kinh và giúp ngủ ngon: Nước sắc hoặc trà an xoa hàng ngày có thể giúp người bị mất ngủ, ngủ không yên giấc.

Thanh nhiệt, giải độc: Những người tiểu vàng, chán ăn, da xanh xao, mệt mỏi, nổi mụn ở mặt và lưng có thể uống cây an xoa để giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, giảm các chứng bệnh trên.

Hỗ trợ giảm cân: Do đặc tính nhuận tràng của cây an xoa, giúp cân bằng quá trình trao đổi chất. Quá trình này sẽ đào thải toàn bộ lượng mỡ thừa trong cơ thể ra ngoài giúp giảm mỡ bụng, giảm cân hiệu quả trong thời gian ngắn. Sử dụng cây an xoa để hỗ trợ giảm cân thì rất an toàn vì đây là loại cây lành tính, không có tác dụng phụ gây hại.

Rễ được dùng để giảm đau, chữa kiết lỵ, sởi, cảm lạnh, tiêu chảy, giúp giải độc hiệu quả.

Lá dùng chữa mụn nhọt, lở loét. Ngoài ra cây còn được dùng cho những người thường xuyên bị nhức mỏi, đau lưng.

3.2.3.2. Độc tính

Trên thực tế, cây an xoa được cho là lành tính và ít mang lại tác dụng phụ nếu được sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số tác dụng phụ của cây an xoa mà bạn có thể gặp phải:

Tiêu chảy, khó chịu, bụng cồn cào: Đây là hiện tượng bình thường vì cây có lông giúp thanh lọc và thải độc ra khỏi cơ thể. [2]

Ngứa rát họng: Nếu không được sơ chế và sao vàng đúng cách, lông của loại dược liệu này có thể gây ngứa rát họng khi uống. [2]

Hoa mắt chóng m t: Tình trạng này có thể xảy ra nếu dùng tổ kén cái cho những người bị huyết áp thấp. [2]

3.2.3.3. Tính vị

An xoa có vị dễ uống, mùi thơm nhẹ, uống gần giống với vị trà nên có thể uống thay nước hàng ngày.


3.2.4. Sản phẩm có chứa dược liệu (nếu có)

Hình 22 : Cao an xoa


(Nguồn: Internet)



Hình 23 trà t i lọc an xoa Nguồn Internet IV CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ 4

Hình 23: trà t i lọc an xoa (Nguồn: Internet)


IV. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ


4.1. CÂY TỎI


4.1.1. Về thực vật

4.1.1.1. Tên thường gọi, tên địa phương, tên khác

Tên khoa học: Allium sativum L. [2]

Tên khác: tỏi ta, hom kía (Thái), sluôn (tày). [2]

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2024