Thời Điểm Thu Hái, Chế Biến Tạo Dược Liệu, Vị Thuốc

Cây nhỡ, cao 4-6m, cành có nhiều mấu, nhẵn, màu xám nâu. Lá mọc so le, hình mũi mác - trái xoan hoặc trứng ngược, dài 10-12cm, rộng 3-5cm, gốc thuôn, đầu tù, hai mặt nhẵn có gân nổi rõ, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt; cuống lá mập, gấp khúc và nhẵn.

Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu vàng lục, là dài hình tam giác ngắn, có lông ở hai mặt; cánh hoa rộng và dày, gốc thắt hình tim, có lông; nhị nhiều, trung với hình vuông, có lông; bầu thượng.

Quả hình cầu hoặc hình tim, hơi dẹt, cỏ ngoài có những nốt sần nhọn ứng với những múi ở trong, thịt màu trắng, vị ngọt chua; hạt màu đen

Mùa quả: tháng 3-5. [2]


4.2.1.3. Phân bố, số cây thuộc chi

Chi Annona L. có 125 loài, phân bố tập trung ở vùng nhiệt đới châu Mỹ và châu Phi. Ở Việt Nam có 4 loài, trong đó 3 loài là cây trồng gồm na (Annona squamosa L.) mãng cầu xiêm (A. muricata L.), bình bát (A. reticulata L. ).

Mãng cầu xiêm có nguồn gốc ở châu Mỹ, chỉ được nhập sang các nước nhiệt đới khác sau khi Colombo phát hiện ra châu Mỹ. Đó là cây ăn quả được trồng nhiều ở các nước vùng Nam Á, Đông - Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Ở châu Á, mãng cầu xiêm có nhiều nhất ở philippin, mỗi năm cho sản lượng khoảng 8500 tấn. Ở Việt Nam, mãng cầu xiêm được trồng nhiều ở các tỉnh phía nam.

Cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, được trồng đến vĩ độ 25 độ Nam bán cầu ở độ cao đến 1000m. Ở các tỉnh thuộc vùng núi cao trên 1000m của Việt Nam không thấy trồng. Cây rụng lá vào mùa đông, không chịu được sương muối và ngập úng dài ngày, ra hoa quả hàng năm. Sau 4-5 năm trồng cây bắt đầu có quả với số lượng cũng như sản lượng tùy thuộc vào giống mãng cầu. Ở vùng Trung Mỹ và Hawaii cây trồng 35 năm vẫn thu được quả. [2]

4.2.1.4. Bộ phận dùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Lá, quả và hạt, dùng tươi hay phơi khô. [2]

4.2.1.5. Thời điểm thu hái, chế biến tạo dược liệu, vị thuốc

Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư - 13

Mãng cầu xiêm được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Nam, ở miền Bắc hầu như chỉ trồng với số lượng nhỏ phục vụ nhu cầu các hộ gia đình. Đối với các khu vực miền Bắc nên trồng vào vụ xuân từ tháng 2 - 4 dương lịch. Khu vực miền Nam có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào đầu mùa mưa từ tháng 4 - 5 dương lịch. Quả đủ tiêu chuẩn thu hoạch sau thời điểm thụ phấn là khoảng 3 – 4 tháng. Khi thu quả tiến hành cắt cả phần cuống phía trên quả, thu hoạch nhẹ nhàng tránh làm quả bị dập nát. [23]

Lá mãng cầu xiêm sau khi được thu hái về sẽ đem đi phơi khô, sao vàng hạ thổ làm thuốc

Có những thử nghiệm sản xuất bột trái mãng cầu xiêm bằng kỹ thuật sấy bơm nhiệt ở quy mô phòng thí nghiệm và kết quả cho thấy là phù hợp. (Tham khảo tài liệu số [16])

Sản xuất trà mãng cầu xiêm, … (tham khảo tài liệu số [22])


4.2.2. Về hóa học

4.2.2.1. Về thành phần hóa học

Hai trăm mười hai hợp chất sinh học đã được báo cáo tìm thấy trong mãng cầu xiêm. Các hợp chất chủ yếu là acetogenin, tiếp theo là alkaloid, phenol và các hợp chất khác. [24]

Alkaloid là những hợp chất nguồn gốc tự nhiên có chứa các các nguyên tử nitơ cơ bản. Trong mãng cầu xiêm có nhiều nhất là reticuline và coreximine, lá chứa nồng độ alkaloid cao hơn mặc dù chúng cũng đã được tìm thấy ở rễ, thân và quả. Các alkaloid tìm thấy thuộc 4 nhóm: apomorphine, aporphine, benzyl tetrahydro isoquinolin và tetrahydro protoberberine.

Khung cấu trúc cơ bản của 4 nhóm alkaloid, trong đó: 1- apomorphine, 2- aporphin, 3- benzyl tetrahydroisoquinolin, 4- tetrahydro protoberberin

Acetogenin là nhóm chất chỉ được tìm thấy ở họ Annonaceae, do vậy đây là nhóm chất đặc trưng của họ thực vật này. Cấu trúc thuwowngf gặp của acetogenin là acid béo có chứa 32 đến 34 cacbon, mạch thẳng không phân nhánh, kết thúc bằng một y - lactone, có thể chứa một số nhóm thế có tính oxy hóa như hydroxy, ketone, tetrahydrofuran (THF), tetrahydropyran (THP) cùng các liên kết đôi, liên kết ba.


Khung cấu trúc chung của acetogenin


Dựa trên cấu trúc hóa học có thể phân loại acetogenin làm 4 nhóm: acetogenin mạch thẳng, acetogenin có nhóm epoxy, acetogenin có 1 nhóm tetrahydrofuran, acetogenin có 2 nhóm tetrahydrofuran

Acetogenin mạch thẳng bao gồm các loại: giganin, muridienin-1


Cấu trúc hóa học của acetogenin mạch thẳng

Acetogenin có nhóm epoxy bao gồm các loại: epoxy murin-A, diepomuricanin-A


Acetogenin có 1 nhóm tetrahydrofuran


Acetogenin có 2 nhóm tetrahydrofuran

[14]

Các hợp chất phenolic: 37 hợp chất phenolic đã được báo cáo là có trong mãng cầu xiêm. Các hợp chất phenol quan trọng tìm thấy trong lá bao gồm quercetin và acid gallic

Cấu trúc hóa học của các loại phenol có trong A. muricata. (A) Loại axit clohiđro . (B) Loại flavonoid . (C) Loại hydroquinone , (D) Loại tanin

Các hợp chất khác như vitamin, carotenoid, amide, cyclopeptides, megastigmanes cũng đã được xác định trong mãng cầu xiêm.

Mặt khác, 37 hợp chất dễ bay hơi đã được xác định trong thịt quả của mãng cầu xiêm, và hầu hết các hợp chất này là các este thơm và béo. Ngoài ra, có 80 loại tinh dầu thiết yếu, chủ yếu là dẫn xuất sesquiterpenes. [24]

4.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các bộ phận cây mãng cầu xiêm. Các công trình nghiên cứu đã xác định được sự hiện diện của nhiều hợp chất acetogenin có trong các bộ phận của cây và một số alkaloid từ rễ, lá, trái của cây.

4.2.2.3. Tình hình nghiên cứu trong nước

Năm 2013, tác giả Đỗ Ngọc Đài nghiên cứu thành phần hóa học tinh dầu của lá mãng cầu xiêm ở Bắc Trung Bộ. Theo đó, thành phần chính đặc trưng cho hai mẫu tinh dầu ở Nghệ An và Thanh Hóa là β-pinen, germacren, bicyclogermacrene, a-pinen và limonene.

Năm 2015, nhóm tác giả Đỗ Quyên, Nguyễn Thu Trang (Đại học Dược Hà Nội), Hồ Đắc Hùng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) thực hiện phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các hợp chất từ phân đoạn hexan của lá mãng cầu xiêm.

Ngoài ra còn có một số ít nghiên cứu về các loài khác thuộc cùng họ Na.

[7]

4.2.2.4. Tình hình chiết suất, phân lập, định tính, định lượng

Phân đoạn dịch chiết n-hexan của lá cây mãng cầu xiêm, bằng phương pháp sắc ký cột silicagel và sắc ký lọc gel (Sephadex LH-20) nhóm nghiên cứu của tác giả Đỗ Quyên, Nguyễn Thu Trang (Đại học Dược Hà Nội), Hồ Đắc Hùng (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã phân lập được 3 hợp chất. Dựa vào

số liệu phổ khối lượng, IR và phổ cộng hưởng từ hạt nhân đã nhận dạng được hợp chất 1 là β-sitosterol, hợp chất 2 là β-sitosterol-3-O- β-D-glucopyranoside (hay còn gọi là daucosterol) và hợp chất 3 là lutein. Trong đó, hai phytosterol và lutein đã được phân lập từ một số loài trong tự nhiên nhưng đây là lần đầu tiên phân lập được từ phân đoạn n-hexan của lá cây mãng cầu xiêm. [12]

Thành phần dinh dưỡng trong 100 gram phần thịt của quả, bỏ hạt, chứa: Calories (53.1-61.3), Chất đạm (1 g), Chất béo (0.97 g), Chất xơ (0.79 g), Calcium (10.3 mg), Sắt (0.64 mg), Magnesium (21 mg), Phosphorus (27.7 mg), Potassium (287 mg), Sodium (14 mg), Beta-Carotene (A) (2 IU), Thiamine (0.110 mg), Riboflavin (0.050 mg), Niacin (1.280 mg), Pantothenic acid (0.253

mg), Pyridoxine (0.059 mg), Vitamin C (29.6 mg) [7]


4.2.3. Về sinh học

4.2.3.1. Tác dụng dược lý đã được nghiên cứu

Các nhà khoa học đã nghiên cứu về dược tính của mãng cầu xiêm từ 1940 và ly trích được nhiều hoạt chất. Một số các nghiên cứu sơ khởi được công bố trong khoảng thời gian 1940 đến 1962 ghi nhận vỏ thân và lá mãng cầu xiêm có những tác dụng làm hạ đường huyết, chống co giật, làm giãn nở mạch máu, thư giãn cơ trơn khi thử trên thú vật. Đến 1991, nghiên cứu cho biết dịch chiết từ lá mãng cầu xiêm cũng có tác dụng hạ huyết áp. Các nghiên cứu sau đó đã chứng minh được là dịch chiết từ lá, vỏ thân, rễ, chồi và hạt mãng cầu xiêm có những tác dụng kháng sinh chống lại một số vi khuẩn gây bệnh, và vỏ cây có khả năng chống nấm.

Ba loại alkaloid: annonaine, nornuciferine và asimilobine cô lập từ trái mãng cầu xiêm có tác dụng an thần. Hoạt tính này do ở khả năng ức chế sự nối kết của [3H] rauwolscine vào các thụ thể 5-HT1A nằm trong phần tuyến yên của não bộ

Dịch chiết ethanol từ cơm của mãng cầu xiêm có tác dụng ức chế được siêu vi khuẩn Herpes Simplex (HSV-1) ở nồng độ 1mg/ml

Các dịch chiết n-hexane, ethyl acetate và methanol có những hoạt tính diệt được ký sinh trùng [7]

Đã nghiên cứu thấy 2 acetogenin là corossolon và corossolin phân lập từ hạt mãng cầu xiêm có tác dụng độc hại tế bào trong nuôi cấy tế bào với tôm nước lợ Artemia salina, có triển vọng là thuốc trị ung thư [2]

Nghiên cứu về hoạt động chống tăng sinh và cơ chế apoptotic của chiết xuất lá mãng cầu xiêm và các phân đoạn trên tế bào ung thư v MCF7

Phương pháp: chuẩn bị chiết xuất etanol và 3 dung môi (etylaxetat, n- hexan và các phân đoạn nước của lá mãng cầu xiêm), đánh giá hoạt tính chống tăng sinh và gây độc tế bào của chúng trên tế bào ung thư vú MCF7 so với trên tế bào thận CV1 bình thường, quan sát hình thái tế bào bằng nhuộm với hỗn hợp propidium iodide và 4’, 6-diamidino-2-phenylindole để chỉ ra rằng phương pháp điều trị này gây ra quá trình apoptotic trong các tế bào MCF7. Để làm rõ quá trình chết của tế bào thông qua quá trình apoptosis, đánh giá biểu hiện mRNA trong dòng caspase của caspase-9, caspase-3 và PARP-1, và anti-apoptotic, Bcl- 2 mà trung gian hoạt động gây độc tế bào của chất chiết xuất và phân đoạn ethyl acetate của lá mãng cầu xiêm chống lại các tế bào MCF7.

Kết quả: dịch chiết etanol, etyl axetat, n-hexan và các phân đoạn nước của lá mãng cầu xiêm có giá trị IC50 lần lượt là 5.3, 2.86, 3.08 và 48,31 µg/mL trong tế bào MCF7 nhưng không có hoạt tính trong tế bào CV1. Hoạt tính gây độc tế bào cao của lá mãng cầu xiêm được phản ánh bằng những thay đổi về hình thái của tế bào ung thư xuất hiện sau 6 giờ tiếp xúc với chiết xuất lá mãng cầu xiêm, màng và nhân của các tế bào đang đang trải qua quá trình apoptosis được đặc trưng bởi sự vỡ, mất của màng và nhân. Cơ chế điều hòa hoạt động gây độc tế bào này trong các tế bào MCF7 là trung gian thông qua việc giảm

biểu hiện của Bcl-2 mRNA và sự gia tăng biểu hiện mRNA caspase-9 và caspase-3.

Kết luận: lá của cây thuốc mãng cầu xiêm có chứa các hợp chất mà khi chiết xuất có tác dụng cao như một phương pháp điều trị chống ung thư vú thông qua việc gây chết tế bào apoptotic. [47]

4.2.3.2. Độc tính

Tính gây đột biến: các hợp chất Annonacin và Squamocin với liều lượng 1000µg/plate sẽ không gây đột biến theo thử nghiệm Ames

Độc tính thần kinh:

Các chất Coreximine, Reticuline, Annonacin với liều lượng EC50=13µM, 304µM, 0.018µM làm giảm khả năng tồn tại của các tế bào thần kinh dopaminergic trung mô

Annonacin với liều lượng 50nM gây mất tế bào thần kinh phụ thuộc và nồng độ, giảm mức ATP của não trong tế bào thần kinh của chuột [24]

Sử dụng ngẫu nhiên và lâu dài các chất bổ sung từ mãng cầu xiêm có thể dẫn tới các tác dụng phụ khác như là nhiễm độc gan thận, rối loạn chuyển động,…

4.2.3.3. Công dụng theo y học cổ truyền

Lá mãng cầu xiêm được dùng chữa sốt rét. Lấy 50g lá tươi rửa sạch, giá nát, thêm nước, gạn uống với ít đường. Lá còn có tác dụng chữa ho.

Quả mãng cầu xiêm còn xanh, thái mỏng, phơi khô, tán bột, uống mỗi lần 4 - 8g chữa kiết lỵ, ngày 2 lần

Ở Ấn Độ và Indonesia, thịt quả hoặc quả mãng cầu xiêm còn non có tác dụng chữa bệnh scorbut. Hạt giã nhỏ để duốc cá và hòa với nước để trừ sâu. Ở Haiti, nhân dân địa phương dùng lá mãng cầu xiêm sắc uống trị cúm, ho và suy nhược (có thể dùng dịch ép quả). Ở Peru, hạt hoặc lá giã nát trị ký sinh trùng, nước sắc lá uống trị lỵ. [2]

Một số bài thuốc có mãng cầu xiêm:

Chữa sốt rét

Lá mãng cầu xiêm khô 20g, vở rộp cây ổi 10g. Sao vàng, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày

Lá mãng cầu xiêm, lá na, lá trầu không, rau má, đọt ớt, đọt tre, mỗi vị 7 lá hoặc đọt đối với nam, 9 đối với nữ; cổ mần trầu một bụi sấy khô; gừng một miếng gọt vỏ nướng chín,; trà ngon một ấm; đường thẻ một miếng; ổ tò vò 4 - 5 ổ; phèn chua phi đổ vào vỉ sắt nướng đỏ, rồi đổ vào các vị thuốc, sắc uống.

Chữa ho

Lá mãng cầu xiêm, lá sả, mỗi vị 20g. Sắc uống. [2]


4.2.4. Sản phẩm có chứa dược liệu (nếu có)

- Bột lá Mãng cầu xiêm

- Trà mãng cầu


- Graviola

(Nguồn Internet)


V. CÂY THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG


5.1. BÁN CHI LIÊN


5.1.1. Về thực vật

5.1.1.1. Tên khoa học, tên thường gọi, tên khác Tên khoa học: Scutellaria barbata Wall [1] Tên thường gọi: Bán chi liên [1]

Tên địa phương: Hoàng cầm râu, Tử liên thảo, Nha loát thảo, Hiệp điệp


5.1.1.2. Đặc điểm thực vật

Ngày đăng: 07/09/2024