Sản Phẩm Chứa Dược Liệu Trên Trong Nước

tác dụng tương tự ở nồng độ 33  μ M. Sự kết hợp của hai loại thuốc tăng cường hơn nữa sự ức chế tăng sinh tế bào SGC-7901, cho thấy tác dụng ức chế hiệp đồng của Rutin và Oxaliplatin đối với sự tăng sinh tế bào ung thư dạ dày ở người. Bằng phương pháp đo tế bào dòng chảy, Qi Li và cộng sự đã chứng minh được Rutin gây ra quá trình apoptosis trong tế bào SGC – 7901 bằng cách ngăn chặn pha G0/G1, rutin cũng được chứng minh là làm giảm bớt cơn đau thần kinh mãn tính do oxaliplatin gây ra thông qua tác dụng chống oxy hóa của nó. [38]

Nghiên cứu dược động học về quercetin trên người cho thấy quá trình đào thải trong cơ thể của quercetin là 2 pha với t1/2α = 8,8 phút và t1/2β = 2,4h sau khi dùng 1 liều đơn độc. Trong máu dạng liên kết với protein chiếm 98%. Có khoảng 7,4% của liều tiêm tĩnh mạch được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng liên kết và 0,6% dưới dạng nguyên thể. Dùng qua đường uống, nồng độ thuốc trong máu rất thấp không đo được. [1]

2.1.3.2. Độc tính


Quả hòe không được dùng cho phụ nữ có thai vì dễ bị sảy thai. [1]


2.1.3.3. Công dụng theo y học cổ truyền


Theo y học cổ truyền, hòe điều trị trường phong tiện huyết (đi ngoài ra máu tích phong nhiệt), trĩ ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, tăng huyết áp.

Trong y học hiện đại, nụ hòe và rutin được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết, đề phòng tai biến do mạch máu bị xơ vữa, giòn dễ vỡ, khi có biểu hiện về tổn thương mao mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết võng mạc, xuất huyết có liên quan đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp. Thuốc còn dùng chữa bệnh tăng huyết áp thể vừa và nhẹ, hạn chế được sự xuất hiện chảy máu não nhờ củng cố được thành mạch, giảm khả năng sinh ra các vi túi phình là nơi xung huyết dễ vỡ. Do đó người cao tuổi bị tăng huyết áp nên dùng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

hoa hòe. Ngoài tác dụng điều trị đối với các rối loạn mạch máu do tăng huyết áp, hòe còn được dùng cho xơ vữa động mạch, bệnh mạch do đái tháo đường, bệnh võng mạc và thiểu năng tuần hoàn não. Dùng dưới dạng nụ hòe, qur hòe sắc nước uống hoặc dưới dạng hoạt chất rutin. Rutin thường được dùng cho những bệnh nhân tăng huyết áp, mao mạch dễ vỡ để đề phòng đứt mạch máu não, xuất huyết cấp tính do viêm thận. Có thể dùng phối hợp với papaverin. [1]


Tổng quan về một số cây thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư - 7

2.1.4. Sản phẩm chứa dược liệu trên Trong nước

- Hạ áp Ích Nhân (Nam Dược): ổn định huyết áp và phòng ngừa tai biến.

- Nano Rutin


Nước ngoài


- NOW Supplements, Rutin (sophora japonica L.) 450mg


2.2. CÂY NGHỆ


2.2.1. Về thực vật

2.2.1.1. Tên khoa học, tên thường gọi

Tên khoa học:

Curcuma longa L. hoặc Curcuma domestica Valet Tên khác:

Nghệ vàng, Khương hoàng, Uất kim; Cohem, Co khản mỉn(Thái); Khinh lương (Tày)

Tên nước ngoài:

“Common turmeric”, “Long turmeric” (Anh); “Safran des Indes “ (Pháp) Nguồn gốc: Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) » Lớp Hành (Liliopsida) » Phân Lớp Thài Lài (Commelinidae) » Bộ Gừng (Zingiberales) » Họ Gừng (Zingiberaceae) » Chi Curcuma

2.2.1.2. Đặc điểm thực vật

Đ c điểm h nh thái: Cây 0,6-1 m. Củ cắt ngang có màu vàng, thơm mùi nghệ. Phiến lá hình bầu dục dài hay dạng trái xoan, cỡ 40-45 x 15-18 cm, nhẵn 2 mặt. Cụm hoa hình trụ, hay hình trứng dài, cỡ 12-15 x 4-6 cm; mọc từ giữa các lá. Các lá bắc hữu thụ ở phía dưới, dài 3-5 cm, màu trắng-xanh; những lá bắc phía trên bất thụ. Đài hoa dạng chuông, dài 1,4-1,6 cm, đầu xẻ xiên 1 bên, trên có 3 răng. Tràng màu trắng trong; ống tràng dài 2,8-3 cm; các thùy hình tam giác đều, cỡ 0,9-1,1 cm. Cánh môi gần tròn, đường kính 1,8-2 cm, màu vàng; phần trên chia 3 thùy không rõ ràng. Chỉ nhị cỡ 4-4,5 x 3-3,5 mm; bao phấn dài đến 4 mm, gốc mỗi bao phấn kéo dài xuống phía dưới thành cựa dài đến 3 mm, không mào. Nhị lép bên dạng trái xoan rộng, dài 1,2-1,3 cm. Bầu có lông. [3]


2.2.1.3. Phân bố, số lượng

Nghệ có lẽ có nguồn gốc nguyên thủy từ Ấn Độ. Từ xa xưa, cây đã được trồng ở nhiều nơi về sau trở nên hoang dại, trước hết là ở Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 8, cây được du nhập vào Đông Phi, đến thế kỷ 17 sang Tây Phi và thế kỷ 18 người dân Jamaica mới tiếp xúc với cây nghệ. Ngày nay nghệ là một cây trồng quen thuộc ở khắp các nước vùng nhiệt đới, từ Nam Á đến Đông Nam Á và Đông Á [2]. Cho tới nay, chi Nghệ (Curcuma) có khoảng 120 loài phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á, đặc biệt là ở Nam và Đông Nam Á (Nguyễn Quốc Bình, 2011). [3]

Ở Việt Nam, nghệ cũng được coi là một cây trồng cổ ở khắp các địa phương, từ vùng đồng bằng ven biển đến vùng núi cao trên 1500m. Ở một số

nơi thuộc huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang); Sìn Hổ, Phong Hổ (Lai Châu). Chính loài nghệ này đã trở nên hoang dại hóa ở các ruộng ngô, nương rẫy.

Nghệ là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng; cây có biên độ sinh thái rộng, thích nghi được với nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau. Từ nơi có khí hậu nhiệt đới điển hình, nhiệt độ trung bình đến 25-26ở các tính phía Nam (không có mùa đông lạnh) đến những nơi có khí hậu cận nhiệt đới vùng núi cao phía Bắc, nhiệt độ trung bình dưới 20, với mùa đông lạnh và kéo dài, nghệ vẫn sinh trưởng và phát triển tốt. Toàn bộ phần trên mặt đất của cây tàn lụi vào mùa đông (miền Bắc) và mùa khô (miền Nam). Cây mọc lại vào giữa mùa xuân, có hoa sau khi đã ra lá. Hoa mọc trên những thân của những chồi năm trước. Những thân đã ra hoa thì năm sau không mọc lại nữa. Trên một cụm hoa, các hoa phía gốc nở trước và thời gian hoa nở kéo dài 3-4 ngày. Hoa tự thụ phấn hoặc nhờ côn trùng. Nghệ có trữ lượng khá dồi dào ở Việt Nam. Bên cạnh nguồn cung cấp do nhân dân tự trồng, một số địa phương phía Bắc, nghệ mọc hoang dại hóa ước tính trữ lượng hơn 1000 tấn. Người dân tộc H’Mông, Dao, Hoa... cho biết nghệ mọc hoang tràn lan ở ruộng ngô hiện nay là do trồng trọt còn sót lại, toàn bộ phần thân lá và củ già khi tàn lụi là nguồn phân bón cho ngô. Vì vậy trong quá trình canh tác, họ không loại bỏ nghệ ra khỏi ruộng ngô.

2.2.1.4. Bộ phận làm thuốc

Thân rễ được thu hái vào tháng 8 9, cắt bỏ rễ để riêng. Muốn để lâu, người ta hấp nghệ trong 6-12 giờ, để ráo nước rồi đem phơi nắng hay sấy khô. [2]

Thân rễ dùng làm thuốc chữa bệnh, làm gia vị, thuốc nhuộm màu vàng cho thực phẩm, quần áo, hóa trang cơ thể, làm mỹ phẩm. [3]

2.2.1.5. Thời điểm thu hái, chế biến dược liệu

Thời điểm thu hái: Mùa hoa tháng 7-8. Cây ưa bóng, ẩm, phát triển tốt hơn dưới tán cây thưa. Thu hoạch vào mùa thu, cắt bỏ hết rễ để riêng, thân rễ để riêng.

Trong Y học cổ truyền, nghệ được chế biến như sau:


- Dạng thái phiến: đem nghệ thái phiến vát, phơi hay sấy khô. Nếu là củ khô thì ngâm, rửa, ủ mềm rồi thái phiến, phơi khô.

- Dạng sao với giấm: nghệ 10kg, giấm (1,5-2kg). Sau khi tẩm đều, để nghệ hút hết giấm 30p, dùng lửa nhỏ sao khô là được. Có thể luộc nghệ với giấm rồi thái phiến, phơi khô.

- Dạng phiến sao vàng: đem nghệ đã thái phiến sao đến khi có màu vàng thẫm

- Dạng chế với phèn chua: nghệ thái phiến tẩm với nước phèn chua theo tỷ lệ 10kg nghệ và 0,1kg phèn chua, nước vừa đủ, ủ một giờ, sao đến khi vàng.

- Dạng chế với giấm và phèn chua: nghệ 10kg, giấm 1kg, phèn chua 0,1kg và nước vừa đủ. Trước hết, trộn đều nghệ với giấm, thêm ít nước cháo nóng. Thêm dung dịch phèn chua vào, trộn đều, để 24h, đem luộc đến khi cạn, phơi khô (còn khoảng 30% nước) ủ mềm 2-3 ngày rồi thái phiến 3- 5mm phơi khô. Cũng có thể làm như vậy trong 10 ngày liền, thái phiến, phơi hoặc sấy khô.


2.2.2. Về hóa học

2.2.2.1. Thành phần hóa học

Củ nghệ trồng ở Ấn Độ cho các chỉ số sau:

Nước 13,1%; protein 6,3%; chất béo 5,1%, chất vô cơ 3.5%; sợi 2,6%; carbonhydrat 69,4% và caroten tính theo vitamin A 50 đơn vị quốc tế.

Cất kéo nghệ bằng hơi nước được 5,8% tinh dầu với các chỉ số sau: tỷ trọng ở 20° 0,929, chỉ số ester 3,2; chỉ số acetyl 26,3. Tinh dầu nghệ chứa d. a phellandren 1%, d. sabincn 0,6%; cineol 1%, borneol 0.5% zingi, beren 25%, sesquiterpen (Turmerou) 58%. Một chất ceton C10h20O, một chất alcol C9H11OH là p. tolylmethylcarbinol được phân tích thấy trong phần nước cất bay hơi. Và một chất màu kết tinh là diferuloyl methan (The Wealth of India III p. 402)

Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Văn Đàn (Viện Dược liệu) đã xác định trong củ nghệ có hỗn hợp chất màu 3,5 - 4% và phân lập được curcumin (tinh khiết với hàm lượng 1,5 - 2%. Trong tinh dầu lá nghệ, Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự đã phân tích và xác định hơn 20 thành phần gồm các monoterpen α phellandrene (24,5%). cineol (15,9%), p. cymen (13.3%) và β pinen (8,9%) là các thành phần chính. (Viện Dược liệu Công trình nghiên cứu khoa học 1972 - 1986: CA. 124, 1996. 140 - 9465).

Theo tài liệu Trung Quốc (Trung dược từ bài tập II. 1760), nghệ có turmerol (20,07%) zingberen ( 8 - 14%) limonen, cineol, terpinen, linalool, borneol, D. β phellandren, d. sabinen, zingeren, curcumin parahydroxycinnamoyl methan, p. p dihydroxycinnamoyl meihan.

Các chất màu phenolic trong củ nghệ chủ yếu là các dẫn chất của diarylhepan, 3 chất chủ yếu là curcumin (bisferuloyl - methan) (1) bis (4 - hydroxy - cinnamovl) - netba (2) và 4 - hydroxycinnamoy23l feruloyl methan. (3)


Ngoài ra còn có dihydrocurcumin (6)


Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu nghệ được xác định là những 1

Các thành phần chủ yếu trong tinh dầu nghệ được xác định là những sesquiterpen ceton anurmeron (7), α turmeron (8), β turmeron (9), và curlon (10).


Nhiều hợp chất terpen khác cũng đã được xác định có trong tinh dầu nghệ là a và b pinen, camphen, limonen, terpinen, caryophyllen, linalool, borneol, isoborneol, camphor, eugenol, cineol curdion, curzerenon và curcumen (11, 12, 13)

Hai hợp chất có tác dụng antioxydant và chống viêm được chiết xuất và xác định cùng với các curcuminoid đã nêu trên, có cấu trúc 1,5 bis (4 hydroxy, 3 methoxy phenyl) – penta – (1E , 4E) – 1,4 – dien 3 on và 1 – (4 hydroxy – 3 methoxy phenyl – 5 – ( 4 hydroxy phenyl) – penta (1E,4E) – 1- 4 – dien – 3 – on (CA,119, 1993, 40492u).


Hai hợp chất phenol – sesquiterpen ceton có tác dụng ức chế men lipoxygenase có trong củ nghệ với cấu trúc là 2 – methyl – 6 – (3 hydroxy – 4 methyl – phenyl – 2 hepten – 4 – on (turmeronol A) và 2 methyl – 6 – (2 hydroxy – 4 methylphenyl) 2 hepten – 4 on (turmeronol B). (Imail, shinzuke – Morikiyo – Maimi – CA, 114, 1991, 57975y)

Seto, Haruo, Hayakawa Yoichi đã chiết xuất và xác định cấu trúc 2 hợp chất phenolic có hoạt tính chống oxy hóa là Pr12 và Pr14A từ 28 g củ nghệ chiết được 5,4mg Pr12 và 7,9mg Pr14A tinh khiết.


Phân tích thành phần của dịch chiết acetat etyl từ củ nghệ có tác dụng ức chế sự giải phóng histamin và dị ứng tuýp 1 thấy có curcumin, monodemethoxy curcumin, bidemethoxy curcumin, axit ferulic – axit caffeic; axit p.coumaric và axit transcinnamic (Futagami Yoko; Yano Shing CA, 126, 1997, 3410257f)

Chất màu trong củ nghệ có thể chiết xuất dễ dàng bằng cách dùng dung môi chiết trực tiếp từ bột củ nghệ hoặc chiết bằng nước kiềm, sau đó tủa với acid.

2.2.2.2. Điều chế kiểm nghiệm

Zang Lian Kui; Yang Zhibin đã chiết curcumin từ củ nghệ theo các bước

sau:

- Chiết các chất bay hơi (tinh dầu) bằng cất kéo hơi nước

- Chiết với cồn etylic

- Xử lý với ether dầu hỏa

- Tinh chế với phương pháp acid-base

Từ 100kg củ nghệ lấy được 5 kg curcumin. Curcumin từ nghệ có tác dụng ức chế u và có thể coi là một chất anticarcinogen có giá trị.

Định lượng hợp chất curcumin bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao.


2.2.3. Về tác dụng sinh học

2.2.3.1. Về tác dụng dược lý đã được nghiên cứu

Nghệ có hoạt tính ức chế chống viêm cấp tính và viêm mạn tính trong các mô hình gây phù bàn chân và gây ngạt thực nghiệm trên chuột cống trắng, đồng thời có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống đực non. Tác dụng này tương tự hydrocortison acetat, hoặc indometbacin. Tinh dầu nghệ có hoạt tính chống viêm khớp thực nghiệm. Hoạt tình này có thể do ức chế các enzym trypsin và hyaluronidase. Curcumin và dẫn chất là những thành phần có hoạt tính chống

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/09/2024